VanVN.Net - “Lấy tình thương đối với người dưng làm của cải.” Khi Chu Cẩm Phong vĩnh biệt chúng ta, nào anh có gì, ngoài của cải vô tận ấy, tình thương đối với “người dưng” – nhân dân, đồng bào – vốn trước đó xa lạ, mà trong phong sương và chỉ trong phong sương mới trở thành ruột thịt...
Thiếu tướng, nhà văn Nguyễn Chí Trung
Trong di bút của Chu Cẩm Phong có hai câu thơ chữ Hán:
Văn vô sơn thủy phi kì khí;
Nhân bất phong sương vị lão tài.
Hai câu thơ ấy dịch nghĩa là:
Văn không có sơn thủy thì không có được vẻ tân kì;
Người không phong sương thì tài chưa chín vậy.
Phải chăng đời văn của Chu Cẩm Phong bắt đầu từ hai câu thơ bất hủ đó.
Phải chăng cũng bởi lẽ đó, mà sau khi tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, được chọn đi học tiếp ở nước ngoài, Chu Cẩm Phong đã từ chối con đường suôn sẻ kia mà chọn một con đường xông pha, tình nguyện tự tâm can: Trở về Nam chiến đấu. Miền Nam, đó là nơi phong sương, nơi bão bùng, nơi khốc liệt nhất trong những nơi khốc liệt trên trái đất này, thuở ấy. Cái sống và cái chết chỉ cách nhau một sợi chỉ, ươn hèn qụy lụy và anh hùng cao thượng chỉ cách nhau một gang tay, thử thách ốm đau, khổ ải không từ một ai, không tha một ai.
Làm người phong sương ở nơi khốc liệt đó là làm người dưới những làn đạn, làm người trong huyết lệ chia ly, trong những cơn sốt rét rừng và những ngày đói không có một nắp hộp dầu cù là muối ném vào nồi canh rau rừng nhạt thếch.
Làm người phong sương, năm 1966, Chu Cẩm Phong về Hòa Hải. Năm 1967, Chu Cẩm Phong xuống vùng Đông Sơn Tịnh. Xuân - Hè 1968, Chu Cẩm Phong đi vùng ven Hội An, nơi bà mẹ già của anh vẫn mòn mỏi đợi anh. Năm 1969, anh băng qua mấy con đường chết, bám lại những xóm làng Mỹ đã cày trắng ở Hòa Hải và Bình Dương chỉ còn cát bạc và những chiếc hầm trong cát với mấy cây thông cụt ngọn. Anh sống với những người dân bám biển. Mặt biển là mặt trận. Biển mênh mông nao lòng tưởng như lớn hơn bây giờ.
Năm 1970, trong mùa đói năm ấy, anh phát rẫy, thay phiên cho anh em để anh em được đi công tác. Năm 1971, anh lại về Duy Xuyên, sống với một bà mẹ nơi mảnh đất xơ xác vì bom đạn Mỹ, đêm đêm thắp sáng, canh giữ một ngọn đèn tín hiệu.
Ngày 1-5-1971, Chu Cẩm Phong hy sinh.
Ngày 27-4-1971, ba ngày trước khi hy sinh, Chu Cẩm Phong vẫn ghi nhật ký. Mấy bữa ấy, giặc càn dài ngày rồi bao vây xã Vinh Cường, cán bộ trụ bám và du kích phải rúc hầm. Bọn Mỹ và bọn ngụy sục sạo từng bụi tre gai. Bất ngờ chúng phát hiện được nắp hầm. Chu Cẩm Phong chia công việc cho từng người, AK và lưu đạn sẵn sàng. Chu Cẩm Phong dặn:
- Không được đầu hàng.
Mọi người nhắc nhau:
- Thà chết, chứ không đầu hàng.
Bỗng nắp hầm bị cạy. Một luồng ánh sáng lọt xuống. Một quả lựu đạn ném vào, tiếng nổ ù cả tai. Chúng tung tiếp lựu đạn chùm, bắn tiểu liên găm rèn rẹt trên mặt đất: Anh em thay nhau chụp lựu đạn ném lên. Có quả lọt được ra ngoài, có quả nổ ngay ở miệng hầm. Chu Cẩm Phong, Nguyễn Thị Ta và Nguyễn Thị Ca bị thương.
Chu Cẩm Phong nói:
- Lấy băng băng cho Ta và Ca.
Còn anh, anh tự băng lấy. Tưởng Chu Cẩm Phong chỉ bị thương ở hai chân, ai dè, ngay chỗ thắt lưng đã trúng một vết đạn sâu, máu chảy đầm đìa. Chu Cẩm Phong tắt thở.
Hai giờ chiều bọn giặc phá banh hầm kéo xác anh lên, quẳng xuống con mương nhỏ. Chu Cẩm Phong, Ta và Ca không còn một mảnh áo quần, da dẻ phả khói đạn đen xì, máu rỉ nhầy nhụa.
Đêm ấy bọn đich co cụm ở xóm Gò. Chúng cột xác Chu Cẩm Phong, Ta và Ca vào bụi tre gai gần nơi chúng chốt quân.
Sáu ngày sau, địch lùi qua phía Xuyên Hòa. Anh em du kích bám về, đưa xác anh chôn bên một cây ngái dại.
Người chôn Chu Cẩm Phong là ông già Lê Hường. Ông ngậm một điếu thuốc lá to bằng ngón tay cái, lặng lẽ sửa chân sửa tay Chu Cẩm Phong cho ngay ngắn, cúi đầu vái ba vái rồi lấp đất lại.
Ngày 11-4-1971, Chu Cẩm Phong đã sống và viết nhật ký nơi chiếc hầm trụ bám của ông già đó. Ngồi trên miệng hầm, “ông lão đã nói đủ thứ chuyện. Đầu tiên là con số lính Mỹ chết ở miền Nam, về chiến thắng Nam Lào, về chuyện làm ăn, rồi chuyện tộc họ, chuyện kháng chiến trước. Ông lão đứng dậy ra ngoài dàn bí lò dò tìm một vật gì đó rồi trở vào đưa cho mình mấy lá thuốc hãy còn xanh. Lá thuốc thật ngon, vừa hút đã thấy nghẹn…
Ông già bật lửa châm thuốc, ánh lửa soi rõ da mặt nhăn nheo và bộ râu tua tủa. Ông hút thuốc thật dữ, điếu thuốc to bằng ngón tay cái, dài cả tấc. Ông quấn một điếu hút, còn hai điếu giắt hai mép tai, trông đến tức cười. Ông kể chuyện thật say sưa, thỉnh thoảng lại hỏi: - Chớ anh không ngủ à? Anh đã buồn ngủ chưa? Thôi, để anh nghỉ một lúc… Tuy vậy ông vẫn ngồi kể liên miên…”
Đến phút cuối, Chu Cẩm Phong vẫn sống cuộc đời phong sương vì độc lập tự do của Tổ Quốc và chủ nghĩa xã hội mà anh từng ấp ủ, “khao khát không bao giờ vơi cạn”.
Trong nhật ký của mình, Chu Cẩm Phong viết: “Trong hoàn cảnh chiến tranh này, mình đã nghĩ đến những gì tàn nhẫn nhất có thể đến. Nhưng cuối cùng còn ngưng tụ lại trong lòng mình, trong suy nghĩ của mình, lóng lánh, óng ả những màu sắc và ấm áp không cùng là hạnh phúc của tình yêu sáng ngời trong những hi sinh gian khổ.”
“Lấy tình thương đối với người dưng làm của cải.” Khi Chu Cẩm Phong vĩnh biệt chúng ta, nào anh có gì, ngoài của cải vô tận ấy, tình thương đối với “người dưng” – nhân dân, đồng bào – vốn trước đó xa lạ, mà trong phong sương và chỉ trong phong sương mới trở thành ruột thịt.
Chu Cẩm Phong viết rằng, anh đã hiểu phương châm sống của đời anh, “bằng tình cảm, bằng máu của bốn em Hường, Cúc, Anh, Dung đã hi sinh vì mình, vì sự quằn quại vì tra tấn của những người bạn Hòa Hải, bằng nỗi đau khổ không cùng tận của mẹ thương yêu, bằng sự hi sinh của trăm ngàn người mình đã gặp, đã hơn một lần nói chuyện với mình… Mình có thể hi sinh trong mùa xuân lịch sử này lắm… Nếu mình ngã xuống như Phương Thảo, Văn Cận, Xuân Quý thì ba mình, nhất là mẹ mình sẽ đau khổ đến dường nào… Nhưng dẫu thế mình cũng không xê dịch phương châm sống của mình. Dũng cảm, say sưa và quên mình như những chiến sĩ cộng sản chân chính đi trước. Dẫu ngã xuống một giờ, nửa giờ trước khi ta giành thắng lợi hoàn toàn, cũng hạnh phúc.”
Viết những trang đời của đồng bào là để cổ vũ đồng bào hy sinh chiến đấu giành cho được thắng lợi. Vậy có lẽ nào đời ta lại không phải là một đời cầm súng đứng trên cùng trận tuyến với họ?
Đưa tiễn Chu Cẩm Phong trở về miền Nam ruột thịt là miền Bắc xã hội chủ nghĩa, mà Bác Hồ đã nói năm 1964:
“Trong 10 năm qua, miền Bắc nước ta đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội, con người đều đổi mới. Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm vẫn đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cách làm ăn tập thể, nhà hộ sinh, sân và kho của hợp tác, nhà mới của xã viên. Đời sống vật chất ngày càng ấm no, đời sống tinh thần ngày càng tiến bộ… Những thành tích to lớn của miền Bắc ngày càng tỏ rõ chế độ xã hội chủ nghĩa là rất tốt đẹp và đang cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh yêu nước của đồng bào miền Nam”.
Đưa tiễn Chu Cẩm Phong là các mái trường xã hội chủ nghĩa, những em bé đội mũ rơm đến lớp, những thế hệ thanh niên và sinh viên thực học và thực tài.
Đón Chu Cẩm Phong nơi tiền tuyến lớn là cả non sông, một “sơn thủy” kỳ lạ với những người chị, người cha, người anh, người mẹ, những chàng trai và các cô gái hồn nhiên cười rạng rỡ, các em thiếu niên mới tám, chín tuổi đã tay không đánh Mỹ, là Ba Gia, Vạn Tường, Hòa Vang, Đà Nẵng, là cả một thời đại – thời đại anh hùng.
Chu Cẩm Phong đã gắn số phận riêng của mình vào số phận của non sông, “sơn thủy” Việt Nam ta, vào những con người bình thường mà cuộc đời họ không chỉ là đối tượng miêu tả mà là lý tưởng, người viết văn được hy sinh vì họ là hạnh phúc. Chu Cẩm Phong gắn bó số phận mình với số phận của Đảng, với Tổ Quốc Việt Nam trở thành lương tâm và phẩm giá.
Chu Cẩm Phong cũng có một mối tình riêng, đẹp, nên thơ và đắm đuối như ánh trăng mờ ảo đêm rừng già. Dù ngày nay đà ly biệt, âm dương cách trở, nào có biết là mấy ngàn trùng, mối tình ấy vẫn đắm mình trong mối tình đất nước.
Nếu còn sống, năm nay Chu Cẩm Phong đã 70. Chúng ta đều nghĩ rằng: nếu anh còn sống, qua phong sương mà tài năng đã chín, anh trở thành một nhà văn xứng đáng với tên gọi ấy, một nhà lý luận phê bình xứng đáng với tên gọi của đời, và trước hết, trong phong sương anh là một đảng viên mẫu mực, trong như giọt nước đầu nguồn rừng núi ta được dân yêu, dân tin, dân quý, dân thương day dứt và nồng nàn như người thân ruột thịt.
Những người làm văn, làm thơ, làm nghệ thuật ở chiến trường Liên khu 5, kính biết ơn Đảng, Nhà nước ta, Hội Nhà văn Việt Nam ta và bạn bè thân yêu cả nước.
Chu Cẩm Phong ơi, mọi người đang quây quần về đây, sau 40 năm, dài đến thế, để tưởng nhớ Chu Cẩm Phong, ba mươi tuổi đời, ba tuổi rưởi văn chương. Thương tiếc không nguôi. Nước mắt vẫn chảy nóng hổi như trong những đêm dài trên võng thuở Chu Cẩm Phong mới ra đi.
Đêm 11 tháng 5 năm 2011
VanVN.Net - “Lấy tình thương đối với người dưng làm của cải.” Khi Chu Cẩm Phong vĩnh biệt chúng ta, nào anh có gì, ngoài của cải vô tận ấy, tình thương đối với “người dưng” – nhân dân, đồng bào – vốn trước đó xa lạ, mà trong phong sương và chỉ trong phong sương mới trở thành ruột thịt...
Thiếu tướng, nhà văn Nguyễn Chí Trung
Trong di bút của Chu Cẩm Phong có hai câu thơ chữ Hán:
Văn vô sơn thủy phi kì khí;
Nhân bất phong sương vị lão tài.
Hai câu thơ ấy dịch nghĩa là:
Văn không có sơn thủy thì không có được vẻ tân kì;
Người không phong sương thì tài chưa chín vậy.
Phải chăng đời văn của Chu Cẩm Phong bắt đầu từ hai câu thơ bất hủ đó.
Phải chăng cũng bởi lẽ đó, mà sau khi tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, được chọn đi học tiếp ở nước ngoài, Chu Cẩm Phong đã từ chối con đường suôn sẻ kia mà chọn một con đường xông pha, tình nguyện tự tâm can: Trở về Nam chiến đấu. Miền Nam, đó là nơi phong sương, nơi bão bùng, nơi khốc liệt nhất trong những nơi khốc liệt trên trái đất này, thuở ấy. Cái sống và cái chết chỉ cách nhau một sợi chỉ, ươn hèn qụy lụy và anh hùng cao thượng chỉ cách nhau một gang tay, thử thách ốm đau, khổ ải không từ một ai, không tha một ai.
Làm người phong sương ở nơi khốc liệt đó là làm người dưới những làn đạn, làm người trong huyết lệ chia ly, trong những cơn sốt rét rừng và những ngày đói không có một nắp hộp dầu cù là muối ném vào nồi canh rau rừng nhạt thếch.
Làm người phong sương, năm 1966, Chu Cẩm Phong về Hòa Hải. Năm 1967, Chu Cẩm Phong xuống vùng Đông Sơn Tịnh. Xuân - Hè 1968, Chu Cẩm Phong đi vùng ven Hội An, nơi bà mẹ già của anh vẫn mòn mỏi đợi anh. Năm 1969, anh băng qua mấy con đường chết, bám lại những xóm làng Mỹ đã cày trắng ở Hòa Hải và Bình Dương chỉ còn cát bạc và những chiếc hầm trong cát với mấy cây thông cụt ngọn. Anh sống với những người dân bám biển. Mặt biển là mặt trận. Biển mênh mông nao lòng tưởng như lớn hơn bây giờ.
Năm 1970, trong mùa đói năm ấy, anh phát rẫy, thay phiên cho anh em để anh em được đi công tác. Năm 1971, anh lại về Duy Xuyên, sống với một bà mẹ nơi mảnh đất xơ xác vì bom đạn Mỹ, đêm đêm thắp sáng, canh giữ một ngọn đèn tín hiệu.
Ngày 1-5-1971, Chu Cẩm Phong hy sinh.
Ngày 27-4-1971, ba ngày trước khi hy sinh, Chu Cẩm Phong vẫn ghi nhật ký. Mấy bữa ấy, giặc càn dài ngày rồi bao vây xã Vinh Cường, cán bộ trụ bám và du kích phải rúc hầm. Bọn Mỹ và bọn ngụy sục sạo từng bụi tre gai. Bất ngờ chúng phát hiện được nắp hầm. Chu Cẩm Phong chia công việc cho từng người, AK và lưu đạn sẵn sàng. Chu Cẩm Phong dặn:
- Không được đầu hàng.
Mọi người nhắc nhau:
- Thà chết, chứ không đầu hàng.
Bỗng nắp hầm bị cạy. Một luồng ánh sáng lọt xuống. Một quả lựu đạn ném vào, tiếng nổ ù cả tai. Chúng tung tiếp lựu đạn chùm, bắn tiểu liên găm rèn rẹt trên mặt đất: Anh em thay nhau chụp lựu đạn ném lên. Có quả lọt được ra ngoài, có quả nổ ngay ở miệng hầm. Chu Cẩm Phong, Nguyễn Thị Ta và Nguyễn Thị Ca bị thương.
Chu Cẩm Phong nói:
- Lấy băng băng cho Ta và Ca.
Còn anh, anh tự băng lấy. Tưởng Chu Cẩm Phong chỉ bị thương ở hai chân, ai dè, ngay chỗ thắt lưng đã trúng một vết đạn sâu, máu chảy đầm đìa. Chu Cẩm Phong tắt thở.
Hai giờ chiều bọn giặc phá banh hầm kéo xác anh lên, quẳng xuống con mương nhỏ. Chu Cẩm Phong, Ta và Ca không còn một mảnh áo quần, da dẻ phả khói đạn đen xì, máu rỉ nhầy nhụa.
Đêm ấy bọn đich co cụm ở xóm Gò. Chúng cột xác Chu Cẩm Phong, Ta và Ca vào bụi tre gai gần nơi chúng chốt quân.
Sáu ngày sau, địch lùi qua phía Xuyên Hòa. Anh em du kích bám về, đưa xác anh chôn bên một cây ngái dại.
Người chôn Chu Cẩm Phong là ông già Lê Hường. Ông ngậm một điếu thuốc lá to bằng ngón tay cái, lặng lẽ sửa chân sửa tay Chu Cẩm Phong cho ngay ngắn, cúi đầu vái ba vái rồi lấp đất lại.
Ngày 11-4-1971, Chu Cẩm Phong đã sống và viết nhật ký nơi chiếc hầm trụ bám của ông già đó. Ngồi trên miệng hầm, “ông lão đã nói đủ thứ chuyện. Đầu tiên là con số lính Mỹ chết ở miền Nam, về chiến thắng Nam Lào, về chuyện làm ăn, rồi chuyện tộc họ, chuyện kháng chiến trước. Ông lão đứng dậy ra ngoài dàn bí lò dò tìm một vật gì đó rồi trở vào đưa cho mình mấy lá thuốc hãy còn xanh. Lá thuốc thật ngon, vừa hút đã thấy nghẹn…
Ông già bật lửa châm thuốc, ánh lửa soi rõ da mặt nhăn nheo và bộ râu tua tủa. Ông hút thuốc thật dữ, điếu thuốc to bằng ngón tay cái, dài cả tấc. Ông quấn một điếu hút, còn hai điếu giắt hai mép tai, trông đến tức cười. Ông kể chuyện thật say sưa, thỉnh thoảng lại hỏi: - Chớ anh không ngủ à? Anh đã buồn ngủ chưa? Thôi, để anh nghỉ một lúc… Tuy vậy ông vẫn ngồi kể liên miên…”
Đến phút cuối, Chu Cẩm Phong vẫn sống cuộc đời phong sương vì độc lập tự do của Tổ Quốc và chủ nghĩa xã hội mà anh từng ấp ủ, “khao khát không bao giờ vơi cạn”.
Trong nhật ký của mình, Chu Cẩm Phong viết: “Trong hoàn cảnh chiến tranh này, mình đã nghĩ đến những gì tàn nhẫn nhất có thể đến. Nhưng cuối cùng còn ngưng tụ lại trong lòng mình, trong suy nghĩ của mình, lóng lánh, óng ả những màu sắc và ấm áp không cùng là hạnh phúc của tình yêu sáng ngời trong những hi sinh gian khổ.”
“Lấy tình thương đối với người dưng làm của cải.” Khi Chu Cẩm Phong vĩnh biệt chúng ta, nào anh có gì, ngoài của cải vô tận ấy, tình thương đối với “người dưng” – nhân dân, đồng bào – vốn trước đó xa lạ, mà trong phong sương và chỉ trong phong sương mới trở thành ruột thịt.
Chu Cẩm Phong viết rằng, anh đã hiểu phương châm sống của đời anh, “bằng tình cảm, bằng máu của bốn em Hường, Cúc, Anh, Dung đã hi sinh vì mình, vì sự quằn quại vì tra tấn của những người bạn Hòa Hải, bằng nỗi đau khổ không cùng tận của mẹ thương yêu, bằng sự hi sinh của trăm ngàn người mình đã gặp, đã hơn một lần nói chuyện với mình… Mình có thể hi sinh trong mùa xuân lịch sử này lắm… Nếu mình ngã xuống như Phương Thảo, Văn Cận, Xuân Quý thì ba mình, nhất là mẹ mình sẽ đau khổ đến dường nào… Nhưng dẫu thế mình cũng không xê dịch phương châm sống của mình. Dũng cảm, say sưa và quên mình như những chiến sĩ cộng sản chân chính đi trước. Dẫu ngã xuống một giờ, nửa giờ trước khi ta giành thắng lợi hoàn toàn, cũng hạnh phúc.”
Viết những trang đời của đồng bào là để cổ vũ đồng bào hy sinh chiến đấu giành cho được thắng lợi. Vậy có lẽ nào đời ta lại không phải là một đời cầm súng đứng trên cùng trận tuyến với họ?
Đưa tiễn Chu Cẩm Phong trở về miền Nam ruột thịt là miền Bắc xã hội chủ nghĩa, mà Bác Hồ đã nói năm 1964:
“Trong 10 năm qua, miền Bắc nước ta đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội, con người đều đổi mới. Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm vẫn đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cách làm ăn tập thể, nhà hộ sinh, sân và kho của hợp tác, nhà mới của xã viên. Đời sống vật chất ngày càng ấm no, đời sống tinh thần ngày càng tiến bộ… Những thành tích to lớn của miền Bắc ngày càng tỏ rõ chế độ xã hội chủ nghĩa là rất tốt đẹp và đang cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh yêu nước của đồng bào miền Nam”.
Đưa tiễn Chu Cẩm Phong là các mái trường xã hội chủ nghĩa, những em bé đội mũ rơm đến lớp, những thế hệ thanh niên và sinh viên thực học và thực tài.
Đón Chu Cẩm Phong nơi tiền tuyến lớn là cả non sông, một “sơn thủy” kỳ lạ với những người chị, người cha, người anh, người mẹ, những chàng trai và các cô gái hồn nhiên cười rạng rỡ, các em thiếu niên mới tám, chín tuổi đã tay không đánh Mỹ, là Ba Gia, Vạn Tường, Hòa Vang, Đà Nẵng, là cả một thời đại – thời đại anh hùng.
Chu Cẩm Phong đã gắn số phận riêng của mình vào số phận của non sông, “sơn thủy” Việt Nam ta, vào những con người bình thường mà cuộc đời họ không chỉ là đối tượng miêu tả mà là lý tưởng, người viết văn được hy sinh vì họ là hạnh phúc. Chu Cẩm Phong gắn bó số phận mình với số phận của Đảng, với Tổ Quốc Việt Nam trở thành lương tâm và phẩm giá.
Chu Cẩm Phong cũng có một mối tình riêng, đẹp, nên thơ và đắm đuối như ánh trăng mờ ảo đêm rừng già. Dù ngày nay đà ly biệt, âm dương cách trở, nào có biết là mấy ngàn trùng, mối tình ấy vẫn đắm mình trong mối tình đất nước.
Nếu còn sống, năm nay Chu Cẩm Phong đã 70. Chúng ta đều nghĩ rằng: nếu anh còn sống, qua phong sương mà tài năng đã chín, anh trở thành một nhà văn xứng đáng với tên gọi ấy, một nhà lý luận phê bình xứng đáng với tên gọi của đời, và trước hết, trong phong sương anh là một đảng viên mẫu mực, trong như giọt nước đầu nguồn rừng núi ta được dân yêu, dân tin, dân quý, dân thương day dứt và nồng nàn như người thân ruột thịt.
Những người làm văn, làm thơ, làm nghệ thuật ở chiến trường Liên khu 5, kính biết ơn Đảng, Nhà nước ta, Hội Nhà văn Việt Nam ta và bạn bè thân yêu cả nước.
Chu Cẩm Phong ơi, mọi người đang quây quần về đây, sau 40 năm, dài đến thế, để tưởng nhớ Chu Cẩm Phong, ba mươi tuổi đời, ba tuổi rưởi văn chương. Thương tiếc không nguôi. Nước mắt vẫn chảy nóng hổi như trong những đêm dài trên võng thuở Chu Cẩm Phong mới ra đi.
Đêm 11 tháng 5 năm 2011
VanVN.Net - Hưởng ứng tinh thần “Trẻ em là hiền tài và nguyên khí của quốc gia” theo kế hoạch phát triển giáo dục đến năm 2020. Từ ngày 3-8/8/2011 tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ (148 Giảng Võ – ...
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - Chỉ bấm tính, như trồng cây, để có được tập trường ca này, phải cần nửa đời người. Các tác giả trường ca trước Đỗ Quyên (ĐQ), đều vậy, hoặc hơn. Chưa kể, những trường ca của các bộ ...
VanVN.Net - Sau lời khai mạc Hội nghị, Chủ tịch Hội Nhà văn VN Hữu Thỉnh báo cáo tổng kết những hoạt động trong năm 2010 của Hội, theo Chủ tịch: Năm 2010 là một năm có nhiều hoạt động sôi ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn