VanVN.Net - Lễ Kỷ niệm đã diễn ra trang trọng và cảm động sáng nay, 12 – 5 – 2011 tại trụ sở Hội. Đông đảo các nhà văn, các thầy giáo và bạn học, bạn chiến đấu của nhà văn Chu Cẩm Phong đã đến dự. Các đại biểu thuộc Tổng cục Chính trị QĐND VN, UB toàn quốc Các Hội VHNT VN, Khoa Văn Đại học KHNV QG và thân nhân gia đình nhà văn. Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn VN đã chủ trì buổi lễ…
“Với sứ mệnh của một người lính chiến đấu cho hòa bình, ông đã để lại cho chúng ta những dòng ánh sáng trong pho sử chói lọi của dân tộc. Và với sứ mệnh của một nhà văn, ông đã để lại cho chúng ta khát vọng hòa bình bất diệt và chủ nghĩa nhân văn cao cả trong từng trang viết…”. “Sự hiện diện của chúng ta ở đây hôm nay trong ngôi nhà chung của các Nhà văn Việt Nam chính là sự hiện diện của những ký ức đẹp đẽ nhất về ông, là sự hiện diện của lòng tôn kính đối với nhân cách sống mà ông là một biểu tượng và là hiện diện của lòng biết ơn của những người đang sống về những gì ông đã dâng hiến cho tổ quốc…”
Các nhà văn và đại biểu đã thắp hương trước bàn thờ lâm thời, đã dành một phút mặc niệm Nhà văn, Anh hùng Chu Cẩm Phong trong giai điệu nhạc Chiêu hồn tử sỹ.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Phó chủ tịch Hội Nhà văn VN đọc diễn văn tôn vinh nhà văn Anh hùng Chu Cẩm Phong. Diễn văn có đoạn: “Với sứ mệnh của một người lính chiến đấu cho hòa bình, ông đã để lại cho chúng ta những dòng ánh sáng trong pho sử chói lọi của dân tộc. Và với sứ mệnh của một nhà văn, ông đã để lại cho chúng ta khát vọng hòa bình bất diệt và chủ nghĩa nhân văn cao cả trong từng trang viết…” “Sự hiện diện của chúng ta ở đây hôm nay trong ngôi nhà chung của các nhà văn Việt Nam chính là sự hiện diện của những ký ức đẹp đẽ nhất về ông, là sự hiện diện của lòng tôn kính đối với nhân cách sống mà ông là một biểu tượng và là hiện diện của lòng biết ơn của những người đang sống về những gì ông đã dâng hiến cho tổ quốc…”
Nhà văn Nguyễn Chí Trung, bạn chiến đấu chung chiến trường Khu 5 với Chu Cẩm Phong đã làm cả hội trường cảm động khi đọc bài viết giầu kỷ niệm kể lại cuộc đời đầy khí phách và khát vọng sáng tạo của nhà văn Anh hùng. Ông viết trong nhật ký câu thơ cổ:
Văn vô sơn thủy phi kỳ khí
Nhân bất phong sương vị lão tài
(Văn không có núi sông không thể có khí vị kỳ lạ/ Người không trải gió sương khó thành tài lớn)
Nguyễn Chí Trung đọc trong nước mắt: Chu Cẩm Phong đã mang tuổi thanh xuân để bảo vệ núi sông, đã gác tương lai tốt đẹp đang chờ ông phía trước ở Trường đại học để cùng dân tộc nếm trải cái còn hơn là phong sương - ấy là chiến tranh khốc liệt. Và đã chết như một Anh hùng trong một trận chiến đấu.
Nhà văn, GS Hà Minh Đức đã đọc bài viết về người sinh viên sáng giá của ông gần nửa thế kỷ trước (Khóa 5) là nhà văn Chu Cẩm Phong mà tên khai sinh là Trần Tiến – Bí thư Chi đoàn.
Nhà văn Ngô Thảo, bạn học của Chu Cẩm Phong đã đọc bài viết về sinh viên xuất sắc Trần Tiến trong học tập và nghiên cứu cùng các bạn học khác mà sau này thành các tên tuổi quan trọng của nền văn học. Ngô Thảo khiến xót xa khi hình dung Trần Tiến – Chu Cẩm Phong là người như sinh ra và được chuẩn bị để trở thành nhà văn lớn mà các khóa luận xuất sắc và sau đó là Nhật ký chiến tranh của ông là những dấu hiệu.
Thầy giáo Nguyễn Sỹ Tuyển, chủ nhiệm lớp 7B Trường học sinh miền Nam số 24 Hải Phòng của Trần Tiến mà cậu là lớp trưởng.
Nhà văn Bùi Minh Quốc đọc bài viết nêu bật khí tiết gương mẫu Chu Cẩm Phong – cái khí tiết của người đảng viên chân chính mà ông mong rằng nó sẽ được phát huy, cần được phát huy trong sự nghiệp hôm nay nhiều bức xúc.
Nhà thơ Ngô Thế Oanh đọc những tưởng niệm đầy xúc động trong tư cách là đứa em lớp dưới trong trường học sinh miền Nam, trong tư cách một người đọc và một người đồng nghiệp. Ông cũng khiêm tốn nói về cuốn Nhật ký mà ông từng lưu giữ trong thời kỳ còn chiến tranh.
GS Phan Thị Phi Phi, nguyên Giám đốc Bệnh viện dã chiến Quảng Đà; chị là người đồng hương, biết Trần Tiến – Chu Cẩm Phong khi còn là sinh viên ngoài miền Bắc đã phát biểu về con người và phẩm chất trong sáng của người nghệ sỹ chiến sỹ Chu Cẩm Phong.
Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội đã phát biểu bế mạc Lễ tưởng niệm. Chúng ta đã có hơn hai giờ đầy xúc động và với các góc nhìn khác nhau, đã cùng làm sáng lên những phẩm chất cao đẹp của nhà văn – chiến sỹ Chu Cẩm Phong. Theo thông lệ, tôi sẽ làm trưởng ban lễ kỷ niệm hôm nay. Nhưng Hội đã chọn nhà văn Nguyễn Quang Thiều, Phó chủ tịch, một người còn trẻ không trải qua chiến tranh làm Trưởng ban Tổ chức, đọc Diễn văn Khai mạc là chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng, phẩm chất gương mẫu sáng ngời của nhà văn, liệt sỹ, Anh hùng Chu Cẩm Phong sẽ còn và cần phải được tiếp tục phát huy ở các thế hệ nhà văn hôm nay và từ nay về sau. Xin cảm ơn các nhà văn, các đại biểu đã qua những ký ức mà phác thảo thật sinh động một chân dung tinh thần thế hệ các nhà văn cầm bút chiến đấu.
Kỹ sư Trần Mạnh Hùng, em út của nhà văn Chu Cẩm Phong đã nói lời cảm ơn đến Quý Hội, Quý thầy cô và bạn học, bạn chiến đấu của anh mình – anh Trần Tiến. Anh Tiến anh tôi là người đàng hoàng, thân thiện được bố mẹ chị em chúng tôi thương quý, coi là niềm tự hào của gia đình. Rất thương là từ 1964 trở về Nam, anh đã hai lần tìm về gần quê, qua con đường giao liên nhắn mẹ ra gặp nhưng cả hai lần mẹ đều ra nhưng anh đã đi rồi. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn quý hội, quý thầy cô và các nhà văn đã thương yêu đùm bọc và tổ chức lễ tưởng niệm này.
-----------------
Chú thích: Ảnh Phan Hữu Đố và PV
VanVN.Net - Lễ Kỷ niệm đã diễn ra trang trọng và cảm động sáng nay, 12 – 5 – 2011 tại trụ sở Hội. Đông đảo các nhà văn, các thầy giáo và bạn học, bạn chiến đấu của nhà văn Chu Cẩm Phong đã đến dự. Các đại biểu thuộc Tổng cục Chính trị QĐND VN, UB toàn quốc Các Hội VHNT VN, Khoa Văn Đại học KHNV QG và thân nhân gia đình nhà văn. Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn VN đã chủ trì buổi lễ…
“Với sứ mệnh của một người lính chiến đấu cho hòa bình, ông đã để lại cho chúng ta những dòng ánh sáng trong pho sử chói lọi của dân tộc. Và với sứ mệnh của một nhà văn, ông đã để lại cho chúng ta khát vọng hòa bình bất diệt và chủ nghĩa nhân văn cao cả trong từng trang viết…”. “Sự hiện diện của chúng ta ở đây hôm nay trong ngôi nhà chung của các Nhà văn Việt Nam chính là sự hiện diện của những ký ức đẹp đẽ nhất về ông, là sự hiện diện của lòng tôn kính đối với nhân cách sống mà ông là một biểu tượng và là hiện diện của lòng biết ơn của những người đang sống về những gì ông đã dâng hiến cho tổ quốc…”
Các nhà văn và đại biểu đã thắp hương trước bàn thờ lâm thời, đã dành một phút mặc niệm Nhà văn, Anh hùng Chu Cẩm Phong trong giai điệu nhạc Chiêu hồn tử sỹ.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Phó chủ tịch Hội Nhà văn VN đọc diễn văn tôn vinh nhà văn Anh hùng Chu Cẩm Phong. Diễn văn có đoạn: “Với sứ mệnh của một người lính chiến đấu cho hòa bình, ông đã để lại cho chúng ta những dòng ánh sáng trong pho sử chói lọi của dân tộc. Và với sứ mệnh của một nhà văn, ông đã để lại cho chúng ta khát vọng hòa bình bất diệt và chủ nghĩa nhân văn cao cả trong từng trang viết…” “Sự hiện diện của chúng ta ở đây hôm nay trong ngôi nhà chung của các nhà văn Việt Nam chính là sự hiện diện của những ký ức đẹp đẽ nhất về ông, là sự hiện diện của lòng tôn kính đối với nhân cách sống mà ông là một biểu tượng và là hiện diện của lòng biết ơn của những người đang sống về những gì ông đã dâng hiến cho tổ quốc…”
Nhà văn Nguyễn Chí Trung, bạn chiến đấu chung chiến trường Khu 5 với Chu Cẩm Phong đã làm cả hội trường cảm động khi đọc bài viết giầu kỷ niệm kể lại cuộc đời đầy khí phách và khát vọng sáng tạo của nhà văn Anh hùng. Ông viết trong nhật ký câu thơ cổ:
Văn vô sơn thủy phi kỳ khí
Nhân bất phong sương vị lão tài
(Văn không có núi sông không thể có khí vị kỳ lạ/ Người không trải gió sương khó thành tài lớn)
Nguyễn Chí Trung đọc trong nước mắt: Chu Cẩm Phong đã mang tuổi thanh xuân để bảo vệ núi sông, đã gác tương lai tốt đẹp đang chờ ông phía trước ở Trường đại học để cùng dân tộc nếm trải cái còn hơn là phong sương - ấy là chiến tranh khốc liệt. Và đã chết như một Anh hùng trong một trận chiến đấu.
Nhà văn, GS Hà Minh Đức đã đọc bài viết về người sinh viên sáng giá của ông gần nửa thế kỷ trước (Khóa 5) là nhà văn Chu Cẩm Phong mà tên khai sinh là Trần Tiến – Bí thư Chi đoàn.
Nhà văn Ngô Thảo, bạn học của Chu Cẩm Phong đã đọc bài viết về sinh viên xuất sắc Trần Tiến trong học tập và nghiên cứu cùng các bạn học khác mà sau này thành các tên tuổi quan trọng của nền văn học. Ngô Thảo khiến xót xa khi hình dung Trần Tiến – Chu Cẩm Phong là người như sinh ra và được chuẩn bị để trở thành nhà văn lớn mà các khóa luận xuất sắc và sau đó là Nhật ký chiến tranh của ông là những dấu hiệu.
Thầy giáo Nguyễn Sỹ Tuyển, chủ nhiệm lớp 7B Trường học sinh miền Nam số 24 Hải Phòng của Trần Tiến mà cậu là lớp trưởng.
Nhà văn Bùi Minh Quốc đọc bài viết nêu bật khí tiết gương mẫu Chu Cẩm Phong – cái khí tiết của người đảng viên chân chính mà ông mong rằng nó sẽ được phát huy, cần được phát huy trong sự nghiệp hôm nay nhiều bức xúc.
Nhà thơ Ngô Thế Oanh đọc những tưởng niệm đầy xúc động trong tư cách là đứa em lớp dưới trong trường học sinh miền Nam, trong tư cách một người đọc và một người đồng nghiệp. Ông cũng khiêm tốn nói về cuốn Nhật ký mà ông từng lưu giữ trong thời kỳ còn chiến tranh.
GS Phan Thị Phi Phi, nguyên Giám đốc Bệnh viện dã chiến Quảng Đà; chị là người đồng hương, biết Trần Tiến – Chu Cẩm Phong khi còn là sinh viên ngoài miền Bắc đã phát biểu về con người và phẩm chất trong sáng của người nghệ sỹ chiến sỹ Chu Cẩm Phong.
Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội đã phát biểu bế mạc Lễ tưởng niệm. Chúng ta đã có hơn hai giờ đầy xúc động và với các góc nhìn khác nhau, đã cùng làm sáng lên những phẩm chất cao đẹp của nhà văn – chiến sỹ Chu Cẩm Phong. Theo thông lệ, tôi sẽ làm trưởng ban lễ kỷ niệm hôm nay. Nhưng Hội đã chọn nhà văn Nguyễn Quang Thiều, Phó chủ tịch, một người còn trẻ không trải qua chiến tranh làm Trưởng ban Tổ chức, đọc Diễn văn Khai mạc là chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng, phẩm chất gương mẫu sáng ngời của nhà văn, liệt sỹ, Anh hùng Chu Cẩm Phong sẽ còn và cần phải được tiếp tục phát huy ở các thế hệ nhà văn hôm nay và từ nay về sau. Xin cảm ơn các nhà văn, các đại biểu đã qua những ký ức mà phác thảo thật sinh động một chân dung tinh thần thế hệ các nhà văn cầm bút chiến đấu.
Kỹ sư Trần Mạnh Hùng, em út của nhà văn Chu Cẩm Phong đã nói lời cảm ơn đến Quý Hội, Quý thầy cô và bạn học, bạn chiến đấu của anh mình – anh Trần Tiến. Anh Tiến anh tôi là người đàng hoàng, thân thiện được bố mẹ chị em chúng tôi thương quý, coi là niềm tự hào của gia đình. Rất thương là từ 1964 trở về Nam, anh đã hai lần tìm về gần quê, qua con đường giao liên nhắn mẹ ra gặp nhưng cả hai lần mẹ đều ra nhưng anh đã đi rồi. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn quý hội, quý thầy cô và các nhà văn đã thương yêu đùm bọc và tổ chức lễ tưởng niệm này.
-----------------
Chú thích: Ảnh Phan Hữu Đố và PV
VanVN.Net - Hưởng ứng tinh thần “Trẻ em là hiền tài và nguyên khí của quốc gia” theo kế hoạch phát triển giáo dục đến năm 2020. Từ ngày 3-8/8/2011 tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ (148 Giảng Võ – ...
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - NXB Dân Trí vừa cho ra mắt tập truyện ngắn Hoa mẫu đơn của tác giả Lê Toán. Đây là tập truyện giả tưởng - cũng là món quà thứ tư, tác giả dành tặng cho thiếu nhi, sau ...
Tiếp tục chương trình hoạt động của kỳ họp thứ 4 (Khóa VIII), hôm nay, ngày 7/8/2011, BCH Hội Nhà văn VN đã có chuyến đi thực tế tại trại sản xuất giống tu hài của công ty TNHH Đỗ Tờ ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn