Chế Lan Viên: Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước/ Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà/ Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc/ Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa (…) Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây/ Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?/ Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ/ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?
Gửi thư    Bản in

Truyện ngắn: “Đêm Paris” – Sung J.Woo

Nguyễn Trung (dịch) - 09-08-2011 01:35:38 PM

Hôm nay là ngày-chất-gạo, những bao gạo trắng 23 kí chất trong xe tải vẽ hình con voi. Trên các bị cũng vậy, những chú voi hạnh phúc ngẩng đầu lên trời, vòi cong hình chữ S.

“Con voi”, Todd bảo.

Ông nói bởi một người làm cứ chằm chằm nhìn nó, nghĩa là ông ta không làm việc.

“Đúng,” người đàn ông nói. “Tôi không nhớ từ.”

Ông ta mới tới bến hồi sáng, không tên, chỉ có số, như các robot kia.

“Trở lại làm việc, 8831, ô-kê?”

“Vâng” người đàn ông nói.

Đó có thể là mình, Todd nghĩ ngợi khi nhìn ông ta làm việc với máy móc lạnh câm, cẩu gạo chất

kho. Một tai nạn xe hơi tồi tệ, một cú ngã thang tồi tệ, và đó có thể là mình.

Hay sự khơi rãnh nhớ tồi tệ.

*

VÀO BỮA TRƯA, Todd nghĩ về những thứ có thể bán. Tất cả mọi thứ có giá: đồng hồ đeo tay của ông ông, nhẫn cưới của bà ông, vòng đeo cổ bằng vàng của người bà con ông không nhớ tên. Cả ô-tô của ông nữa, quên luôn chuyện cần nó để đi làm.

Ông đứng dậy, nhìn tầng dưới, các robot vẫn tiếp tục hoạt động, kết hợp lên xuống nhịp nhàng. 8831 ngồi trên xe nâng, mắt vô hồn như mẩu bánh mì ông ta đang ăn.

Hai tuần nữa tính từ ngày hôm nay là tới kỷ niệm ba mươi năm ngày cưới của Todd, và ngay cả khi ông chuẩn bị cầm đồng hồ, vòng vàng, nhẫn, ông biết sẽ không đủ cho chuyến Pari. Ông luôn nhớ đó là nơi mà Sue muốn đến. Họ đã không có tiền tới Pari hưởng tuần trăng mật, nhưng không sao, thiếu gì lúc. Trẻ, khỏe, có việc làm, họ sẽ dành dụm vài năm, sẽ ôm nhau trên đỉnh tháp Eiffel một đêm nào, và cùng ngắm nhìn ánh điện lung linh của kinh đô ánh sáng.

Nhưng hai trai, ba lần tay trắng, thêm lần cầm cố: Sue phải cắt bỏ tử cung, ông hai lần mổ tim, giờ hưu-non-thiếu-chín-năm, giám sát một tổ gồm các robot và một người đàn ông chậm phát triển. Todd đang nghĩ đến những người có thể bán những thứ họ không thể chạm đến, chẳng hạn như cổ phiếu, trái phiếu và bất cứ thứ gì mà thậm chí họ không thể đo đếm. Người có tiền sẵn sàng trả cao để được trải nghiệm khoảnh khắc quý giá vô ngần của người khác.

Ngớ ngẩn. Sue sẽ nói thế nếu đây là câu chuyện bà tình cờ nghe được. Để có chuyến đi, một chuyến đi chết tiệt, mà phải làm vậy thì thật là ngớ ngẩn.

Nhưng còn hơn một chuyến đi. Đó là cuộc sống bên nhau của họ. Sự sống, cái chết với Tood dường như nếu đợi nữa, sẽ không khác biệt.

Ông mở tủ đựng hồ sơ lục lọi các xấp tài liệu. Suốt những năm ông ở đây, chỉ một ít công nhân đến và đi. Tất cả đều bị tật, họ đến qua chương trình phúc lợi thành phố, và 8831 không ngoại lệ.

Tên: Lopez, Manny

Tuổi: 46

Tình trạng: đã kết hôn

Khuyết tật: tổn thương thần kinh

Chấn thương thần kinh. Ngó bộ được. Đáng thử.

Hồi chuông nhì, vợ của Manny bốc máy. Todd tự giới thiệu, và sau khi ông đảm bảo với cô rằng chồng cô không sao, khỏe, làm giỏi, ông hỏi cô những gì ông muốn biết. Cô lắng nghe mà không ngắt lời, rồi một sự im lặng kéo dài.

“Tại sao?” cô hỏi.

“Có vấn đề gì ư?”

“Tôi có thể kể.”

“Tôi biết.”

Lại im lặng.

“Anh ấy làm điều đó bởi vì anh đã yêu tôi. Đã yêu.” Cô nói, giọng khô khốc. “Không phải yêu.”

“Tôi nghe cô.”

Sau đó cô bám riết ông. Thời gian còn lại hôm ấy, Todd nghe lại cuộc hội thoại trong đầu. Lẽ ra ông nên nói dối, bịa chuyện về một người mẹ ốm đau, một đứa bé hấp hối? Ông dở khâu nói, đặc biệt là trên điện thoại. Người ta nghĩ rằng ông thiếu thiện cảm, hằn học. Có người phụ nữ từng bảo giọng ông nghe lạo rạo đá dăm.

Còi báo năm giờ, thời gian cho hai con người về nhà còn các robot phục hồi ở chế độ chờ.

Todd đang ra lấy xe thì Manny vỗ vai.

“Ông chủ,” giọng ngập ngừng, anh ta giơ điện thoại ra. “Vợ tôi, cô ấy muốn nói chuyện với ông?”

*

NGÔI NHÀ im ắng khi ông trở về, cứ như ông muốn thế. Nhẹ nhàng, chậm rãi từng bước, như kẻ trộm, ông cẩn thận đóng, khóa cửa.

Trên những tấm ván sàn kẽo kẹt tiếng bước chân của Sue khi bà đi từ phòng ngủ vào phòng tắm. Rồi tiếng xả nước và tiếng nước chảy đầy lại bồn cầu. Và bây giờ là tiếng nói bị nghẹt của người dẫn chương trình late-show trên TV, tiếng cười reo cổ vũ của khán giả trường quay, loạt đếm thúc giục một-hai lặp mãi đến khi họ cắt chuyển sang phần quảng cáo.

Todd ngồi tại bàn ăn, liếc vào trong cái lò vi ba, cái đĩa Sue để phần ông. Sườn heo, cải xanh, khoai tây nghiền, nước xốt. Ông nhấn nút HÂM và xem cái đĩa của mình quay chầm chậm đang bốc hơi bên trong.

Một điều chắc chắn, khách hàng của tôi không bao giờ mất hứng thú chuyện cầu hôn.

Người đàn ông Todd đã gặp sau giờ làm việc là một người vui tính, thân thiện, hoàn toàn bình thường. Không hề có vẻ rằng họ đang nói về cái điều mà có thể đưa cả hai vào mức án nhẹ nhất cũng hai năm tù giam.

Tôi sẽ không nói dối ông, Todd. Có một nguy cơ với chuyện này. Người chịu… tổn thương, như… Manny, bạn ông. Nhưng hãy nhớ rằng Manny đã không tuân thủ hướng dẫn đơn giản song cực kỳ quan trọng của chúng tôi. Chúng tôi nói với ông ấy nhiều lần, rằng ông ấy không được dùng bất kỳ loại đồ uống có cồn nào suốt 24 giờ trước khi phẫu thuật. Chúng tôi thậm chí đã thuê một phiên dịch tiếng Bồ Đào Nha để đảm bảo rằng ông ấy hiểu rõ những gì ông ấy buộc phải làm. Xem đấy, cô Lopez vẫn dẫn ông ấy đến chỗ chúng tôi, bởi vì cô ấy biết chúng tôi giỏi. Người em họ của cô ấy là “người nguồn” thường xuyên của tôi, tháng nào cũng đến một lần, nhiều năm nay. Chúng tôi không làm rối lên đâu, Todd. Rối hay không là ở người nguồn thôi. Và tôi có thể nhìn thấy chúng ta sẽ có một chuyến êm xuôi, bởi ông khá thông minh.

Mặc dù ông ta tự giới thiệu mình là Richard Gibbons nhưng ngay sau đó cũng thừa nhận chỉ là bí danh.
Ý tôi, Todd? Tôi nghĩ rằng chính phủ cần phải điều chỉnh một số điều. Hãy đối mặt với nó, thiếu gì người đang làm chuyện ấy. Xem, mất biết bao lâu để hợp pháp hóa cần sa. Chết tiệt, ở Alabama giờ vẫn cấm.

Todd mở ngăn lấy đĩa ra. Lát thịt dai hơn, nhưng ăn vẫn ngon, từng miếng đậm mùi tỏi, bạc hà – rõ bàn tay của bà nhà.

Theo cách nhìn nhận của tôi, ông có thể đến được giá trị cực đại một điều gì đó mà sau sẽ mất hẳn. Tôi không chỉ nói về chứng mất trí đâu. Khi qua tuổi sáu mươi, những ký ức mờ nhạt nhanh vì bộ não không thể “lưu” quá nhiều. Các cơ quan khác cũng vậy, vấn đề là cách mà ta sử dụng. Lần cuối cùng ông nghĩ về tuần trăng mật là khi nào? Thành thật ấy? Ông càng ít dùng thì ông càng “hao hụt”. Đó là cơ chế vận hành của cơ thể. Lợi ích trong việc khơi rãnh nhớ không phải huyền thoại phố hội. Bạn đang dọn dẹp cọ rửa nhà. Bạn đang tống những thứ rã vụn ra rồi nén gọn thành “gờ”, nhưng khác ở chỗ: bạn phải trả phí cao cho chuyện đó.

Đó là một thủ tục không đau, nhanh chóng. Bạn chỉ mỗi việc ghi nhớ những gì bạn muốn khơi lại trong lúc máy được cắm vào người bạn. Ca phẫu thuật sử dụng công nghệ tự động hóa hoàn toàn.
Kỷ niệm, ký ức thì vô tư, khỏi tốn tiền. Không phải với khách hàng của chúng tôi, tất nhiên, ha ha! Mà  với ông, Todd. Hãy nghĩ về những ký ức, trải nghiệm mới mẻ ông sẽ tạo ra với số tiền ông có. Chính phủ  muốn đánh đồng doanh nghiệp của chúng tôi với hoạt động buôn bán nội tạng, nhưng không thể vượt quá sự thật được. Bạn thâm canh, gieo trồng vùng nhớ như vụ lúa vậy, và khi cần thì thu hoạch. Ai cấm cản nông dân giảm sản lượng ngô? Chắc không. Đó là tự nhiên, là cuộc đời.

“Todd?”
Sue thấy ông ở chậu rửa. Bà với cái khăn trên móc, nhưng Todd ngăn lại.

“Mỗi cái đĩa,” ông nói. “ Bà để tự nó khô.”

“Ông đã có một ngày dài.”

Todd lau tay rồi quay lại nhìn bà. Dù bà trông mặn mà hơn khi trang điểm, ông cũng thích ngắm vợ thế này, ngay trước giờ ngủ, bởi duy nhất ông được thế. Không ai khác trên thế gian biết rõ bà-Sue-của-ông, trừ ông.

Dẫu cho có thể sẽ không thành hiện thực sau ca khơi rãnh nhớ này thì đó có phải là một điều tồi tệ? Có quá đau đớn khi phải “sẻ chia” tình yêu ông dành cho vợ với một người khác?

Todd đợi để tắt đèn bếp, đợi Sue bật đèn cầu thang như lệ thường khi họ đi ngủ. Có rất nhiều chuyện nho nhỏ “bất thành văn” như vậy đó, và giờ đây, khi lên cầu thang với bà, Todd nghĩ thấu hiểu bạn đời mới diệu kỳ làm sao, thật thoải mái và đầm ấm.

*

NHỮNG KHỐI BA MẶT. Đó là việc chất hàng đợi ông khi ông đến chỗ làm sáng hôm sau. Những khối xanh đỏ tím vàng đủ loại, và đều có một chiếc ghế dựa đồng màu kiểu Hàn Quốc. Todd không thể hiểu làm sao mỗi khối hộp nom vậy mà lại có một chiếc ghế thoải mái đến thế không biết, nên ông đã mở cửa ngồi vào.

“Lạy Chúa Giêxu,” ông nói.

Bốn chấu tự động điều chỉnh hình cây cọ giúp ông thoải mái nhất một cách khó mà tin được: chỗ ngả đầu, dựa lưng, tay cầm thân thương. Nếu cứ như thế, ông sẽ ngồi mãi mãi ở đây. Nhưng làm sao được -  khi có tiếng còi hiệu, các robot sẽ hoạt động.

Ông nghĩ các khối hộp kỳ quặc có thể gây trở ngại cho robot, nhưng không, chúng thực hiện chính xác từng bước từng li. Cách các hộp xếp chồng trong xe tải được robot tuân thủ chính xác trong quá trình xếp vào kho – chéo nhau để trùng khít, tận dụng tối đa không gian trống.

Manny làm việc trong sự cộng tác hoàn hảo nhịp nhàng với cộng-sự-máy-móc, hết sáng sang chiều. Như hôm qua ông ta dùng bữa trưa trong xe nâng, và Todd thắc mắc phải chăng ông ta đã từng làm chuyện này. Ông tính hỏi nhưng rồi đổi ý. Nếu trước đây Manny đã làm vậy, thì rõ là không phải bây giờ rồi, vậy có gì nói nữa?

Trong văn phòng, Todd moi cái túi giấy nâu lấy đồ ăn trưa và thấy rằng hôm nay quá giống hôm qua, giống hôm kia, hôm kìa. Nhưng ngày mai sẽ khác vì tối nay sẽ khác. Nếu ca khơi rãnh nhớ diễn ra đúng như dự tính - và ông chẳng có lý do gì để tin là sẽ không, vì ông đã nhịn bia trong 24 giờ qua, đã không gội đầu sáng nay, tuân thủ mọi điều Gibbons dặn - ngày mai ông sẽ điện đại lý của công ty du lịch có đăng quảng cáo trên báo đó để đặt hai chỗ cho cuộc-trốn-chạy-trăng-mật-bạch-kim-lãng-mạn đến Pari.

Để có chuyến đi, một chuyến đi chết tiệt, mà phải làm vậy thì thật là ngớ ngẩn.

Ông hầu như có thể nghe thấy bà nói câu đó. Nhưng bà sẽ bảo ông khi họ đang bay qua Đại Tây Dương trong khoang hạng nhất. Họ chưa từng được ngồi trên những chiếc ghế da lớn mà chỉ đi ngang chúng trên đường đến hàng ghế chật chội, bất tiện.

Sue đã làm cho ông món bánh kẹp trứng với rau trộn dầu giấm ngon tuyệt, nước xốt vừa đủ cho miếng trứng trộn rau cần. Khi ăn, ông lấy tệp ảnh mềm ra xem slideshow mười hai hình đám cưới cậu Patrick. Gibbons đã đưa cho ông thiết bị dùng một lần - “ tờ giấy mỏng thông minh” - lập trình sẵn để bật xài ngay. Theo Gibbons, chuyện mệt nhất mà “người nguồn”, sourcer, phải làm là “nén tối đa ký ức”, cố nhớ thật nhiều với tột cùng của cảm xúc, biến thành bài tập luyện nhớ, kích hoạt trí tuệ.

Khách hàng của tôi đã chờ đợi suốt bảy năm nay cho điều này, Todd.

Mỗi bức ảnh chỉ hiện trong năm giây, nhưng bức đầu có vẻ lâu hơn thế nhiều. Sao mà cả hai thon thả trẻ trung đến vậy? Sue trong chiếc đầm xanh. Bà có mặt vì bà là bạn của em gái cậu Patrick. Bà mười chín còn Todd hai mươi. Cả hai, trong ảnh, đang ngồi bàn kề nhau ở bữa tiệc tối. Họ chưa biết nhau, và thời khắc ấy vì thế thật đặc biệt.

Tình yêu từ cái nhìn đầu tiên. Người ta nói suông nhưng họ hiếm khi cảm nhận được ý nghĩa của điều đó. Khách hàng của tôi đã qua mười sáu lần khơi rãnh nhớ vẫn chưa tìm được cái cảm giác thực sự của rung động đầu đời. Đó là lý do tại sao anh ta sẵn lòng trả món tiền lớn.

Ông và Sue khiêu vũ, tay trái ông và tay phải bà đan nhau, còn tay phải ông ôm eo bà ấy, hai khuôn mặt tươi sáng tựa trăng tròn.

Tôi biết rủi ro về phía ông là nhiều hơn, nhưng ông phải hiểu, “người đích”, destinator, cũng phải đối mặt với mối đe dọa. Những xúc động nguy hiểm, sự thất vọng…quá nghiệt ngã hoặc…

tàn nhẫn đến độ phải tìm sự trị liệu tâm lý, chăm sóc chỉ dẫn tinh thần. Khách hàng này, người sẽ cài rãnh nhớ của ông, anh ấy có hẳn một bác sĩ trị liệu và hai cố vấn tổng quát hưởng lương dài hạn. Vì vậy, khỏi nói, anh ta hy vọng ở ông.

Nụ hôn đầu tiên của họ, và góc ảnh này cho thấy sự ngạc nhiên lẫn thích thú của Sue. Bà đã hơi say và ông cũng vậy, nhưng Todd lại nhớ rõ giây phút ấy nhất, đôi môi ướt và nồng ấm của bà, cái cách mà họ rời nhau làm nụ hôn chuyển thành nụ cười.

Tôi biết ông sẽ cố hết sức mình. Đó là tất cả những gì chúng tôi yêu cầu.

Kết thúc nhảy hình, và bữa trưa cũng xong.

*

“ SẴN SÀNG CHƯA?” Gibbons hỏi.

Họ ở trong phòng răng, nhìn sơ đoán tay nha sĩ này không khá. Có một sự lỗ thủng trên góc trần nhà, ngói ngả màu, và tiếng nhạc từ loa đôi khi nhiễu.

Todd ngồi lọt trong ghế, đầu ngửa ra sau, cố định bởi khung kim loại hình bát giác. Ông không thấy được cái máy nữa, nhưng ông biết nó ở đó, một xi lanh đen với cánh tay bạc. Cuối cánh tay là một cái ống trong suốt, mỏng đến nỗi mắt thường khó mà nhìn thấy. Cái ống bé xíu này sẽ qua tai trái ông, chạy vào các dây thần kinh thính giác đến não.

“Ông sẽ không cảm thấy gì hết.”

“Ô-kê,” Todd nói, và ngay sau đó nghe vo vo ở tai trái.

Quả thực, ông không cảm thấy gì khi cái ống luồn vào trong. Những viên thuốc Gibbons đưa ông uống đang phát huy tác dụng; mắt ráo hoảnh, ông thấy thanh thản.

“Và chúng ta đã đến,” Gibbons nói.

Gibbons quét tệp ảnh mềm qua khe phía trước lồng. Bóng tối khuất lấp tầm nhìn của Todd. Rồi slideshow lại bắt đầu: đám cưới cậu Patrick, 32 năm trước, gặp một nửa của mình lần đầu. Đau đớn nhận ra mãi mãi về sau mình sẽ không bao giờ nhớ lại được thời khắc này nữa, và tới lần thứ hai ông cảm thấy khao khát mãnh liệt là hét lên, rằng ông không muốn làm điều này, rằng kí ức này là của riêng ông và không thuộc về một ai khác, nhưng sau đó cảm giác ấy qua đi.

Chỉ là sự hối tiếc của người mua, Todd nghĩ, và trở lại nhiệm vụ sắp tới – chuẩn bị nhớ lại. Vào thời điểm nào đó Gibbons nói: “ Vùng đệm đã đầy… sẽ bị gọt sạch.”

Gọt sạch.

Todd không nghĩ rằng có từ mô tả nó được. Sạch? Phải vậy? Nhưng không như rửa tay hoặc đi tắm. Đột nhiên ông thấy tươi tắn, nhẹ bổng, trống rỗng tâm trí. Không hề khó chịu vì… không còn cảm giác. Đó là nó: là tương phản của một cái gì đó, nhưng không chính xác như khái niệm hư không bởi “không gì cả” là một khái niệm chỉ tồn tại trong quan hệ với “một cái gì đó” ở trước. Những gì “gọt sạch” đã làm được nhiều hơn là việc chỉ xóa lịch sử cá nhân ông, nó loại bỏ ngay cả khái niệm “lịch sử”.

Điều này chắc gây thương tổn, Todd nghĩ. Chuyện như vậy chắc là đau đớn lắm.

Bức ảnh tiếp theo đến trong trí tưởng của ông, ông và Sue tại quầy bar, đợi đồ uống, nhưng ông đã nghĩ về cái gì ngay trước đó?

“Đừng lưu lại, hãy nhìn về phía trước, Todd”, Gibbons nói. “Để nó đi.”

Thêm hai lần gọt sạch, và rồi cũng xong. Hết tiếng vo vo trong tai, và Gibbons rút chốt các thiết bị quanh đầu Tood. Todd lắc xoay cổ sang trái phải và ra sau; nó tê cứng qua hai giờ ở tư thế bất động.

Phần trên của máy-khơi-rãnh-nhớ là một cái đĩa tròn sáng, đĩa-cấy cạn có nắp, với một mảnh chất xám bé xíu.
PARI quá cứng nhắc. Trong khi các thành phố khác trên khắp thế giới đang bận rộn với việc nâng cấp bằng bê tông sắt thép và thay thế đèn đường cũ bằng đèn compact photon, thành phố này trông không khác gì mấy so với 100 năm trước. Gạch đá, kiến trúc Gothic, hàng rào sắt rèn, trông như chúng vẫn luôn ở đây từ đời nảo đời nào.

*

“Anh chắc chúng mình đang đi đúng đường chứ?” Sue hỏi.

Pari, về đêm. Đó là những gì bà ấy đã luôn ao ước, phải vậy không?

Phải vậy không?

Những câu hỏi, những nghi ngờ. Ước gì ông có thể làm cho chúng biến mất.

“Anh nghĩ thế”, Todd bảo khi đi qua tấm biển mà ông không thể đọc được.

Trong một lúc mọi thứ diễn ra tốt đẹp, sau lại không. Gibbons tìm một bác sĩ thần kinh người sẵn lòng kiểm tra Todd mà không báo chính quyền. Chỉ xui xẻo thôi, bác sĩ nói. Ông không bao giờ biết chính xác việc này sẽ đi đến đâu. Đó là lý do tại sao nó không hợp pháp.

Kí ức hệt triệu ngôi nhà nhỏ. Lấy một cái ra xài  như dỡ một ngôi nhà khỏi một cộng đồng. Chuyện nhỏ, bởi ông chỉ mỗi việc là xây cái khác vào đó. Chả ảnh hưởng gì cộng đồng.

Nhưng một số  kí ức giống tòa nhà chọc trời. Nếu cẩn thận, ông có thể lấy tầng trệt ra khỏi tòa nhà và nó vẫn đứng được, nhưng không lâu. Chẳng chóng thì chày, tường bắt đầu nứt, trần lủng. Chỉ là  vấn đề thời gian cho đến khi  cấu trúc trĩu xuống và mất đi tính toàn vẹn.

Thế nhưng ông vẫn còn rất nhiều “ngôi nhà”, Todd. Một cộng đồng thịnh vượng mạnh mẽ ổn định. Đó là lý do ông có khả năng làm mọi chuyện khác, như làm việc, đi dạo, ăn uống và xem phim. Nhưng vợ ông sẽ vẫn còn chuyện phải bàn. Ngay cả những kí ức mới mà ông hình thành, định dạng với bà ấy, chúng sẽ dính dáng đến tòa nhà chọc trời này bởi vì phạm vi tổn hại là rất lớn.
Tôi thực sự lấy làm tiếc
.

Chỉ cần qua một phố nữa, Todd nghĩ. Khi liếc nhìn Sue, ông nhận ra bà đang phải lê chân trái.

Sao thế?

Ông không biết.

Giá mà họ có thể tìm ra lối. Làm sao lạc được khi gắng tìm cái công trình cao nhất thành phố?

Thật ngớ ngẩn. Điên thế.

“ Ôi chao ôi,” Sue chỉ.

Và rốt cuộc nó đó, ẩn sau dãy nhà tuốt phố bên. Không dấu hiệu chào đón cuộc chạm trán này: không có cái tháp - không ở đó, và ... chính ngay đó, hoàn toàn không - cao và chắc và sắc.

Và vẫn còn xa. Họ sẽ mất thêm mười lăm phút nữa để đến tháp Eiffel, nơi Todd sẽ đứng với người phụ nữ ông có bổn phận phải yêu thương trên đỉnh tháp, nắm tay cô, nghe gió rít qua dầm.

-----------------

Dịch từ eastoftheweb.com - nguyên bản Tiếng Anh (Paris, at Night)

*Tác giả Sung J. Woo hiện sống ở New Jersey. Một số truyện ngắn và tiểu luận của ông đã xuất hiện trên McSweeny's, Carve, Hyphen, và The New York Times Magazine. Tiểu thuyết Everything Asian được xuất bản bởi Thomas Dunne Books tháng Tư 2009.

Lên đầu trang

Tiêu đề

Hiện tại không có bình luận nào.

Viết bình luận của bạn


Các tin mới hơn

Sự kiện  

Lễ kỷ niệm 50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam

VanVN.Net - Sáng nay, 10/8/2011 tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm nửa thế kỷ thảm họa da cam gieo rắc trên đất nước ta. Đúng ...

Nhân vật  

Công chức Nga thời nào tốt hơn

VanVN.Net - Nhà văn I. M. Poliakov, Tổng biên tập Văn báo, ủy viên ủy ban Văn hóa phủ Tổng thống, ủy viên Đoàn chủ tịch Hội nhà báo Matxcơva, tác giả nhiều tiểu thuyết chống quan liêu như Tình trạng ...

Thư giãn  

Thấy, nghĩ và viết: “Từ đâu đến đâu”

VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...

Nhà văn đọc sách  

Mấy ai đã đến tận cùng chiều sâu của biển

VanVN.Net - Đỗ Kim Cuông vừa cho xuất bản “Sau rừng là biển” - cuốn tiểu thuyết thứ 12. Đọc những trang đầu, tưởng chỉ là một câu chuyện đơn giản và quen thuộc: ba người lính quê một tỉnh đồng ...