Đám cưới một linh hồn
(Vũ Bình Lục)
Người chiến binh để lại một chân trên Cánh đồng chó ngáp(*)
Nửa đời bôn ba chắp nối một lời nguyền
Gặp lại người yêu giữa Trường Sơn ngàn bia mộ
Lời hẹn ba mươi năm
Giờ hoá cỏ xanh rờn
Anh đã ngoại ngũ tuần
Người yêu anh vẫn trẻ
Anh cưới em
Anh cưới một linh hồn
Bông huệ trắng thơm tím chiều hoang vắng
Ly rượu buồn anh tưới đẫm hoàng hôn
Giờ thì em đã vu quy
Em đã vu quy
Như lời xưa hai đứa mình hẹn ước
Mà bên anh hư ảo một hình hài
Trời xanh ngắt
Mây giăng tà áo cưới
Dấu chân tròn... lá rừng xanh mắt ai!
(Bài đạt giải nhì - không có giải nhất - cuộc thi
thơ và truyện ký 2003-2004 do Tạp chí VNQĐ tổ chức)
Lời bình:
Một đám cưới không bình thường - Đám cưới một linh hồn. Nhưng đó lại là chuyện thật – chuyện của một lời hẹn ước, một lời nguyền.
Người chiến binh bước vào thi phẩm của Vũ Bình Lục đã không còn nguyên vẹn hình hài, khi anh “để lại một chân trên Cánh đồng chó ngáp”(Một địa danh nổi tiếng thời chống Mỹ, thuộc tỉnh Tây Ninh). Người trở về sau cuộc chiến mang theo lời nguyền được chắp nối của nửa đời bôn ba nơi trận mạc. Vẹn nguyên một lời nguyền: “Anh cưới em!”.
Ngày đoàn viên đã không thành sự thật khi anh “gặp lại người yêu giữa Trường Sơn ngàn bia mộ”. Một không gian của chia ly, vĩnh biệt. Không giống như nhân vật trữ tình trong Núi đôi của Vũ Cao chỉ “mới ngỏ lời thôi đành lỗi hẹn”, người chiến binh ấy đã có một lời hẹn ước. Và “lời hẹn ba mươi năm / giờ hoá cỏ xanh rờn”. Đứng trước hiện thực đớn đau này, người thơ đã hoá giải lời nguyền bằng một đám cưới.
Vâng, một đám cưới! Đám cưới đã diễn ra dẫu không như mong đợi khi hai con người đã thuộc về hai thế giới khác nhau: “Anh đã ngoại ngũ tuần / người yêu anh vẫn trẻ”. Sự thật nghiệt ngã đó đã làm nhói lòng người đọc. Những dòng thơ như chùng xuống bởi một lời khẳng định: “Anh cưới em / Anh cưới một linh hồn”. Anh đã nói cái điều cần phải nói – cái điều đã trở thành một lời nguyền. Đây không phải là chuyện hoang đường, hư ảo. Hiển hiện trên những dòng thơ của Vũ Bình Lục là anh – người chiến binh – với “bông huệ trắng thơm tím chiều hoang vắng”, với “ly rượu buồn anh tưới đẫm hoàng hôn”. Nhịp thơ như trải ra trong mông lung, cô quạnh. Và cái gam màu “tím” cho hương đã tạo được ấn tượng mạnh khi nó làm ta liên tưởng đến “bình hoa ngày cưới” và “bình hương tàn lạnh vây quanh” bên mộ người vợ trẻ của người lính trong Màu tím hoa sim (Hữu Loan). Sự gặp gỡ ở đây có lẽ là cái không gian buồn đến “tím chiều hoang vắng”. Hoa ngày cưới “thơm tím chiều”, rượu ngày cưới đã thành “rượu buồn” cho người “tưới đẫm hoàng hôn”.
Trong văn học hiện thực, nhà văn Nam Cao đã để lại cho ta Một đám cưới(*) buồn - Một đám cưới “vẻn vẹn có sáu người, cả nhà gái nhà trai” và được mô tả như một gia đình hát xẩm dắt díu nhau tìm chỗ ngủ đi lủi thủi trong sương lạnh và bóng tối. Buồn đến nát lòng người đọc. Giờ ta lại gặp Một đám cưới chỉ có người chiến binh “giữa Trường Sơn ngàn bia mộ”, sao không khỏi chạnh lòng?.
Thời gian – không gian nghệ thuật ở thì hiện tại được kết nối với ba mươi năm về trước bởi một lời hẹn ước. Và lời hẹn ước đã được thực hiện: “Giờ thì em đã vu quy / Em đã vu quy”. Lại một lần nữa thủ pháp nghệ thuật điệp ngữ được Vũ Bình Lục sử dụng để khẳng định một sự thật là em đã có chồng. Thế mà, sự thật đó lại ngàn lần cay đắng khi “bên anh hư ảo một hình hài”. Không đến nỗi bất ngờ song ta vẫn thấy buồn xa xót.
Bằng sự thương cảm chân thành, Vũ Bình Lục đã không khép lại bài thơ trong sự hẫng hụt. Anh đã tạo ra một không gian thật đẹp có cả trời, mây cho ngày cưới: “Trời xanh ngắt / Mây giăng tà áo cưới / Dấu chân tròn... lá rừng xanh mắt ai!”. Tôi chợt nhớ tới hai câu thơ trong bài Khoảng trời hố bom của Lâm Thị Mỹ Dạ: “Đất nước mình nhân hậu / lấy nước trời xoa dịu vết thương đau”. Một kết thúc giàu tính nhân văn!
Đám cưới một linh hồn
(Vũ Bình Lục)
Người chiến binh để lại một chân trên Cánh đồng chó ngáp(*)
Nửa đời bôn ba chắp nối một lời nguyền
Gặp lại người yêu giữa Trường Sơn ngàn bia mộ
Lời hẹn ba mươi năm
Giờ hoá cỏ xanh rờn
Anh đã ngoại ngũ tuần
Người yêu anh vẫn trẻ
Anh cưới em
Anh cưới một linh hồn
Bông huệ trắng thơm tím chiều hoang vắng
Ly rượu buồn anh tưới đẫm hoàng hôn
Giờ thì em đã vu quy
Em đã vu quy
Như lời xưa hai đứa mình hẹn ước
Mà bên anh hư ảo một hình hài
Trời xanh ngắt
Mây giăng tà áo cưới
Dấu chân tròn... lá rừng xanh mắt ai!
(Bài đạt giải nhì - không có giải nhất - cuộc thi
thơ và truyện ký 2003-2004 do Tạp chí VNQĐ tổ chức)
Lời bình:
Một đám cưới không bình thường - Đám cưới một linh hồn. Nhưng đó lại là chuyện thật – chuyện của một lời hẹn ước, một lời nguyền.
Người chiến binh bước vào thi phẩm của Vũ Bình Lục đã không còn nguyên vẹn hình hài, khi anh “để lại một chân trên Cánh đồng chó ngáp”(Một địa danh nổi tiếng thời chống Mỹ, thuộc tỉnh Tây Ninh). Người trở về sau cuộc chiến mang theo lời nguyền được chắp nối của nửa đời bôn ba nơi trận mạc. Vẹn nguyên một lời nguyền: “Anh cưới em!”.
Ngày đoàn viên đã không thành sự thật khi anh “gặp lại người yêu giữa Trường Sơn ngàn bia mộ”. Một không gian của chia ly, vĩnh biệt. Không giống như nhân vật trữ tình trong Núi đôi của Vũ Cao chỉ “mới ngỏ lời thôi đành lỗi hẹn”, người chiến binh ấy đã có một lời hẹn ước. Và “lời hẹn ba mươi năm / giờ hoá cỏ xanh rờn”. Đứng trước hiện thực đớn đau này, người thơ đã hoá giải lời nguyền bằng một đám cưới.
Vâng, một đám cưới! Đám cưới đã diễn ra dẫu không như mong đợi khi hai con người đã thuộc về hai thế giới khác nhau: “Anh đã ngoại ngũ tuần / người yêu anh vẫn trẻ”. Sự thật nghiệt ngã đó đã làm nhói lòng người đọc. Những dòng thơ như chùng xuống bởi một lời khẳng định: “Anh cưới em / Anh cưới một linh hồn”. Anh đã nói cái điều cần phải nói – cái điều đã trở thành một lời nguyền. Đây không phải là chuyện hoang đường, hư ảo. Hiển hiện trên những dòng thơ của Vũ Bình Lục là anh – người chiến binh – với “bông huệ trắng thơm tím chiều hoang vắng”, với “ly rượu buồn anh tưới đẫm hoàng hôn”. Nhịp thơ như trải ra trong mông lung, cô quạnh. Và cái gam màu “tím” cho hương đã tạo được ấn tượng mạnh khi nó làm ta liên tưởng đến “bình hoa ngày cưới” và “bình hương tàn lạnh vây quanh” bên mộ người vợ trẻ của người lính trong Màu tím hoa sim (Hữu Loan). Sự gặp gỡ ở đây có lẽ là cái không gian buồn đến “tím chiều hoang vắng”. Hoa ngày cưới “thơm tím chiều”, rượu ngày cưới đã thành “rượu buồn” cho người “tưới đẫm hoàng hôn”.
Trong văn học hiện thực, nhà văn Nam Cao đã để lại cho ta Một đám cưới(*) buồn - Một đám cưới “vẻn vẹn có sáu người, cả nhà gái nhà trai” và được mô tả như một gia đình hát xẩm dắt díu nhau tìm chỗ ngủ đi lủi thủi trong sương lạnh và bóng tối. Buồn đến nát lòng người đọc. Giờ ta lại gặp Một đám cưới chỉ có người chiến binh “giữa Trường Sơn ngàn bia mộ”, sao không khỏi chạnh lòng?.
Thời gian – không gian nghệ thuật ở thì hiện tại được kết nối với ba mươi năm về trước bởi một lời hẹn ước. Và lời hẹn ước đã được thực hiện: “Giờ thì em đã vu quy / Em đã vu quy”. Lại một lần nữa thủ pháp nghệ thuật điệp ngữ được Vũ Bình Lục sử dụng để khẳng định một sự thật là em đã có chồng. Thế mà, sự thật đó lại ngàn lần cay đắng khi “bên anh hư ảo một hình hài”. Không đến nỗi bất ngờ song ta vẫn thấy buồn xa xót.
Bằng sự thương cảm chân thành, Vũ Bình Lục đã không khép lại bài thơ trong sự hẫng hụt. Anh đã tạo ra một không gian thật đẹp có cả trời, mây cho ngày cưới: “Trời xanh ngắt / Mây giăng tà áo cưới / Dấu chân tròn... lá rừng xanh mắt ai!”. Tôi chợt nhớ tới hai câu thơ trong bài Khoảng trời hố bom của Lâm Thị Mỹ Dạ: “Đất nước mình nhân hậu / lấy nước trời xoa dịu vết thương đau”. Một kết thúc giàu tính nhân văn!
VanVN.Net - Sáng nay, 10/8/2011 tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm nửa thế kỷ thảm họa da cam gieo rắc trên đất nước ta. Đúng ...
VanVN.Net - Nhà văn I. M. Poliakov, Tổng biên tập Văn báo, ủy viên ủy ban Văn hóa phủ Tổng thống, ủy viên Đoàn chủ tịch Hội nhà báo Matxcơva, tác giả nhiều tiểu thuyết chống quan liêu như Tình trạng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - Đỗ Kim Cuông vừa cho xuất bản “Sau rừng là biển” - cuốn tiểu thuyết thứ 12. Đọc những trang đầu, tưởng chỉ là một câu chuyện đơn giản và quen thuộc: ba người lính quê một tỉnh đồng ...
Tiếp tục chương trình hoạt động của kỳ họp thứ 4 (Khóa VIII), hôm nay, ngày 7/8/2011, BCH Hội Nhà văn VN đã có chuyến đi thực tế tại trại sản xuất giống tu hài của công ty TNHH Đỗ Tờ ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn