VanVN.Net - Năm 1977, vừa tốt nghiệp khoa Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội I, cô giáo người Hà Nội - Nguyễn Thị Mai mới 22 tuổi, được điều lên Trường Sư phạm 10+3 miền núi tỉnh Hòa Bình. Khi đó, gia tài thơ của chị đã có ít nhiều. Ngoài những bài thơ ghi trong nhật kí và tặng bạn bè, Nguyễn Thị Mai còn có thơ đăng báo, trong đó có bài Tâm sự cô giáo trẻ được nhiều sinh viên sư phạm chép vào sổ tay thơ.
Những năm dạy học và bao mùa hè cùng giáo sinh lên rẻo cao xóa mù chữ, tham gia phong trào “Ánh sáng văn hóa miền núi” đã giúp Nguyễn Thị Mai có nhiều trải nghiệm, thêm vốn sống và dồi dào cảm xúc thơ. Những bài thơ giàu tình yêu nghề, yêu người đã ra đời trong thời gian này và đã trở thành hành trang gắn bó với chị suốt chặng đường làm thơ về sau.
Giờ đây, thơ Nguyễn Thị Mai vẫn đằm thắm, nghĩa tình song có chiều sâu hơn, trầm tĩnh và luôn khát khao đổi mới trên nền thơ vốn có của mình. 18 năm trong nghề dạy học và gần 20 năm làm công tác Hội Phụ nữ, Nguyễn Thị Mai vẫn liên tục sáng tác và có nhiều đóng góp cho phong trào văn nghệ ở địa phương. Chị từng là ủy viên Ban chấp hành lâm thời từ ngày đầu thành lập Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hà Tây và tiếp tục trúng ủy viên
BCH, Trưởng Tiểu ban Văn học thiếu nhi khóa đầu tiên sau Đại hội Hội lần thứ nhất Hội văn học nghệ thuật tỉnh. Tập thơ “Thời hoa gạo cháy” – đạt giải B năm 1995 và tập thơ “Nón trắng sang đò”- đạt giải A năm 1997 do Trung ương các Hội LHVHNT Việt Nam trao tặng là hai mốc son quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của thơ Nguyễn Thị Mai. Đó cũng là thành quả để Nguyễn Thị Mai được trở thành nhà thơ, hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam năm ấy.
Sau này, khi rời Hà Tây lên công tác tại Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, rồi Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam, NguyễnThị Mai có thêm điều kiện và cảm xúc làm thơ, viết văn, viết báo bởi chị còn đi vận động phong trào, giảng bài, nói chuyện cho các đối tượng phụ nữ ở nhiều địa phương trong cả nước. Vì thế ý thức về giới và lòng cảm thương thân phận người phụ nữ càng thể hiện rõ trong sáng tác văn chương của chị. “Xinh ngoan, con gái quê đồng/ Sao em bán thóc,“mua chồng làm dâu?” (Nghịch lý làm dâu). “Hoa ngàn bán đó nuôi đây/ Nhụy hương vài chục, gió mây một giờ” (Nỗi niềm qua trang báo). Với những người phụ nữ lam lũ, khổ đau, thơ chị thay cho tiếng lòng luôn chia sẻ chân thành, động viên an ủi, khích lệ họ tự tin vươn lên trong cuộc sống. Hạnh Hoa là bút danh của Nguyễn Thị Mai đã trở thành quen thuộc trên Báo Phụ nữ Việt Nam và các ấn phẩm về Hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, thơ vẫn là nỗi niềm đau đáu trong tâm hồn và cuộc sống của chị.
Tám tập thơ ra đời đều đều trong 15 năm qua là chặng đường thơ đầy suy tư trăn trở về nội dung và nghệ thuật. Giải thơ cao nhất đầu tiên của Nguyễn Thị Mai là giải Nhất cho chùm thơ hai bài “Giờ văn” và “Nhà không có bố” trong cuộc thi sáng tác văn học cho trẻ em do Hội Nhà văn VN và Ủy ban chăm sóc thiếu niên, nhi đồng VN tổ chức năm 1992. Tiếp đó là giải Nhất bài thơ Ru mẹ do Vụ Văn hóa dân tộc – Bộ Văn hóa thông tin và truyền thông tổ chức năm 2007. Gần đây là giải nhì (không có giải nhất) bài thơ Chợ đêm Long Biên, trong cuộc thi thơ “Lục bát Ngàn năm thương nhớ” của 5 tờ báo lớn tổ chức trong đó có Báo Văn nghệ. Còn nhiều bài thơ được giải không cao khác như “Nói với con chồng”, “Ngày bà nội mất”, “Khoảng cách lòng yêu”, “Tìm căn nhà cũ”… Đó là kết quả của sự trăn trở về nội dung và có ý thức tìm tòi nghệ thuật để hiện đại tính truyền thống cho thơ mình. Nhưng có điều đáng thú vị là hầu hết các bài thơ được trao giải đã kể trên đều là thơ lục bát. Phải chăng Nguyễn Thị Mai luôn thành công ở mảng thơ truyền thống này?
Chúng ta đều biết, thơ lục bát dễ làm nhưng khó hay. Nếu không có những câu tài hoa, ám ảnh thì cả bài sẽ trôi tuột ra khỏi trí nhớ của bạn đọc. Nguyễn Thị Mai ý thức được điều đó nên chị dụng công chăm chút thể thơ này nhiều hơn. Vì vậy tuy số lượng thơ lục bát khá nhiều trong các tập nhưng đọc vẫn thu hút. Bạn đọc thuộc, nhớ nhiều thơ chị là thuộc, nhớ những bài thơ lục bát. Có thể nói Nguyễn Thị Mai đã khẳng định được ngòi bút của mình bằng thể loại thơ lục bát.
Đó là những câu thơ dịu dàng, dung dị như chính con người và tâm hồn tác giả:
Ngõ quê mềm ngọn tre ngà
Cổng rào buộc lạt, la đà trăng non
(Một chiều lạc lối)
Đó là tình cảm sâu sắc, gắn bó thiết tha với con người và cảnh đời quanh mình:
Nhà quê còn chút mẹ già
Đêm thâu thức giấc, canh gà ho khan…
…Vườn quê còn rặng xoan gày
Lá rơi xót đất hoa bay đắng trời
Bù nhìn ra ruộng đứng chơi
Nón mê sụp mặt, áo tơi tay què …
(Nhà quê)
Sinh ra ở Hà Nội nhưng tuổi thơ và cuộc đời Nguyễn Thị Mai gắn bó nhiều với đồng quê thôn dã bởi chị có những năm tháng sống ở miền rừng sơ tán trong chiến tranh, dạy học ở miền núi và nhiều chuyến đi làm công tác phụ nữ phải bám cơ sở, ăn ở với dân. Bên cạnh đó còn một miền đất quê cha ở trung du Phú Thọ mà chị thường xuyên trở về. Phải chăng cuộc sống làng quê cùng những con người khổ đau, chân chất chị gặp và cuộc đời của những người thương yêu ruột thịt là cội nguồn nuôi dưỡng cảm xúc để rồi Nguyễn Thị Mai phải chọn thơ lục bát mới bày tỏ đúng nỗi niềm?
Bây giờ đã bớt gieo neo
Lại không còn mẹ mà chiều. Khổ không?
Từ ngày đưa mẹ ra đồng
Qua hàng trầu vỏ con không dám nhìn
(Qua hàng trầu vỏ).
Và có phải lục bát vốn đằm thắm, ngọt ngào mới đồng điệu được tâm hồn yêu thương nhân hậu ở chị?
Thắp hương em khấn đất trời
chở che anh phút mảng vui trên chùa
Ngày xuân bước thực bước mơ
Dè thôi chén rượu, câu thơ…mà về”
(Gửi người đi hội một mình).
Sinh ra trong gia đình công giáo, Nguyễn Thị Mai có những kỷ niệm tuổi thơ khổ nghèo nhưng đẹp một cách thánh thiện:
Tôi còn nhớ mãi tuổi thơ
Theo bà đi lễ nhà thờ xứ xa…
Tôi thì lũn cũn theo sau
Áo dài quần trắng một màu đồng trinh…
Lời cha giảng lễ vang âm
Tôi quỳ trước chúa lặng thầm, tin yêu”
(Ký ức Giáng sinh).
Nguyễn Thị Mai với cảm nhận tinh tế đã tìm được từ lũn cũn để tả lại mình thời thơ dại, trắng trong trước Chúa của chính mình. Những dòng lục bát của chị cứ thế đụng chạm được nhiều vào những chi tiết của đời thường:
Con đường có tuổi tôi đau
Là khi cha mẹ chia nhau tháng ngày
Bờ vai run bím tóc gầy
Mắt tôi nhòe ướt hàng cây cuối chiều
(Con đường).
Nỗi mất mát mẹ cha, tình thương yêu đùm bọc anh chị em côi cút, cảnh tình một chốn hai quê…là căn nguyên cội nguồn để chị có những ứng xử thiên về tình cảm, giàu lòng thương xót. Thơ lục bát giúp cho những cảm xúc trữ tình của chị được đằm hơn, sâu sắc và lí trí hơn:
Sông giờ bờ bãi thiên di
Cha giờ tên tuổi khắc ghi ngoài đồng…
Thương quê thương chuyến đò sang
Gạo châu củi quế vắt ngang lở bồi
Thơ không nói hết nghĩa đời
Con thành chú cuội ời ời gọi cha
Đất đồng Phương Xá quê ta
Thấm lời con xuống sâu xa mạch nguồn
Sau rồi chẳng thể về luôn
Hồn con vẫn ngược vui buồn với sông
Với người chị gái đợi trông
Tiễn em ra tận bến sông dặn dò
Sang ngang chị trả tiền đò
Quê hương vẫy mãi cánh cò nghĩa nhân
(Lời thầm thì với cha)
Trong thơ Nguyễn Thị Mai có nhiều người Mẹ - mẹ đẻ, mẹ chồng, mẹ của những đứa con Nhà không có bố… đó là những người phụ nữ đáng kính, đáng thương. Ý thức về giới đã giúp chị có những bài thơ cảm động về họ.
Song người mà chị đã viết nhiều câu thơ đau lòng đứt ruột chính là mẹ đẻ của mình:
Một nhà trắng những khăn xô
Dải khăn em út bấy giờ chấm chân
Bấy giờ đang cuối mùa xuân
Hoa xoan lã chã từ sân ra vườn
Nhà còn bơ gạo cắm hương
Và bơ nữa thổi bát cơm trứng gà
Gia tài lúc mẹ đi xa
Đôi quang đứt dải, căn nhà dột mưa
(Nỗi niềm ngày giỗ mẹ)
Nguyễn Thị Mai có nhiều bài lục bát được giải. Gần đây bạn đọc chú ý bài thơ Chợ đêm Long Biên, cảm xúc của chị về thân phận người phụ nữ làm cửu vạn ở chợ đêm khiến ta phải suy ngẫm và chạnh lòng:
Chợ đêm dù bão, dù mưa
Vẫn đông người vợ, vẫn thưa người chồng…
… Đồng công năm bảy sẻ chia
Nẻo cơm quán trọ, nẻo về nuôi con
Thơ lục bát của chị có nhiều bài về tình yêu, số phận, nhưng tôi thích lối viết nhẹ nhàng mà hóm hỉnh của chị. Lọt trời rơi xuống tay em/Mệnh hỏa thì tưới, mệnh kim thì mài. Nghe thì đơn giản, dễ dàng vậy thôi mà chứa đựng bao điều. Đó phải chăng là thân phận người phụ nữ theo cách nói ngược lại của cái gọi là hạt vào đài các, hạt sa ruộng cày. Âu đó là duyên trời đón nhận. Khác chăng người phụ nữ trong câu lục bát của Nguyễn Thị Mai đón nhận mà không thụ động, cam chịu. Thơ Mai có những câu tự tin, ấn tượng và bất ngờ.
Nào:
Dù anh biển rộng trời xa
Cũng không bước nổi qua tà áo em
(Anh và em)
Nào:
Nẻo vòng tìm nỗi khát khao
Vẫn không đi hết tường rào ngón xinh
(Bàn tay em)
Câu lục bát nhỏ xinh, người phụ nữ yếu mềm với lòng tay mở ra, nắm vào, với tà áo mỏng manh vậy mà ẩn chứa một sức mạnh của tình yêu, của sự xiết chặt gìn giữ, cả của sự thách đố. Cách nói kiêu kiêu đấy mà cũng đáng yêu đấy. Nguyễn Thị Mai đã nói hộ chị em điều tưởng đơn giản mà không dễ dàng với các ông chồng:
Có gan bứt khỏi cũ thường
Tay em cũng đủ nẻo đường anh đi
(Bàn tay em)
Những câu lục bát như thế, không chỉ giới nữ thích thú mà cánh đàn ông cũng xuýt xoa, ngộ ra mà giật mình. Thế đấy, giản dị như chất vốn có của ca dao mà vẫn hiện đại trong hình ảnh, trong giọng điệu. Nguyễn Thị Mai là vậy. Và đây nữa, chỉ một câu lục bát đã cho ta chân dung chị - người đàn bà làm thơ:
Em thì tất tả mưu sinh
Nuôi con bến thực nuôi mình bến mơ
Phần tất tả mưu sinh, phần nuôi con của chị giống như bao người phụ nữ khác. Chỉ có thêm vào, dành cho riêng mình là cái bến mơ của người làm thơ. Một chữ bến ghép chữ thực làm tăng nghĩa tất tả. Một chữ bến ghép chữ mơ lại trở nên mộng ảo, siêu thực. Nhưng để có được bến mơ, người phụ nữ phải trọn vẹn trách nhiệm, yên ổn trong bến thực. Sẽ trở nên viển vông, chơi vơi trong cuộc đời nếu ai đó chỉ có bến mơ – “Cho dù bãi mật phù sa/ Mà không bên lở chẳng là dòng sông”. Trong bài thơ Nhà không có bố,
Nguyễn Thị Mai đã rút ra điều ấy.
Nguyễn Thị Mai, con người và nhà thơ hài hòa trong sự dung dị mà đằm thắm, ngọt ngào mà sâu sắc, cởi mở mà chân tình. Có thể tin ở chị. Hoàn toàn tin ở chị khi tâm sự, khi giao một công việc gì đó từ phía lãnh đạo. Chị là con người trách nhiệm, chu đáo, nghiêm túc mà không cứng nhắc. Dù là nhà thơ có sức viết phong phú về thể loại và các mảng đề tài khác nhau, nhưng lục bát vẫn là sở trường, là dấu ấn để lại trong lòng người yêu thơ, yêu quý Nguyễn Thị Mai.
VanVN.Net - Năm 1977, vừa tốt nghiệp khoa Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội I, cô giáo người Hà Nội - Nguyễn Thị Mai mới 22 tuổi, được điều lên Trường Sư phạm 10+3 miền núi tỉnh Hòa Bình. Khi đó, gia tài thơ của chị đã có ít nhiều. Ngoài những bài thơ ghi trong nhật kí và tặng bạn bè, Nguyễn Thị Mai còn có thơ đăng báo, trong đó có bài Tâm sự cô giáo trẻ được nhiều sinh viên sư phạm chép vào sổ tay thơ.
Những năm dạy học và bao mùa hè cùng giáo sinh lên rẻo cao xóa mù chữ, tham gia phong trào “Ánh sáng văn hóa miền núi” đã giúp Nguyễn Thị Mai có nhiều trải nghiệm, thêm vốn sống và dồi dào cảm xúc thơ. Những bài thơ giàu tình yêu nghề, yêu người đã ra đời trong thời gian này và đã trở thành hành trang gắn bó với chị suốt chặng đường làm thơ về sau.
Giờ đây, thơ Nguyễn Thị Mai vẫn đằm thắm, nghĩa tình song có chiều sâu hơn, trầm tĩnh và luôn khát khao đổi mới trên nền thơ vốn có của mình. 18 năm trong nghề dạy học và gần 20 năm làm công tác Hội Phụ nữ, Nguyễn Thị Mai vẫn liên tục sáng tác và có nhiều đóng góp cho phong trào văn nghệ ở địa phương. Chị từng là ủy viên Ban chấp hành lâm thời từ ngày đầu thành lập Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hà Tây và tiếp tục trúng ủy viên
BCH, Trưởng Tiểu ban Văn học thiếu nhi khóa đầu tiên sau Đại hội Hội lần thứ nhất Hội văn học nghệ thuật tỉnh. Tập thơ “Thời hoa gạo cháy” – đạt giải B năm 1995 và tập thơ “Nón trắng sang đò”- đạt giải A năm 1997 do Trung ương các Hội LHVHNT Việt Nam trao tặng là hai mốc son quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của thơ Nguyễn Thị Mai. Đó cũng là thành quả để Nguyễn Thị Mai được trở thành nhà thơ, hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam năm ấy.
Sau này, khi rời Hà Tây lên công tác tại Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, rồi Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam, NguyễnThị Mai có thêm điều kiện và cảm xúc làm thơ, viết văn, viết báo bởi chị còn đi vận động phong trào, giảng bài, nói chuyện cho các đối tượng phụ nữ ở nhiều địa phương trong cả nước. Vì thế ý thức về giới và lòng cảm thương thân phận người phụ nữ càng thể hiện rõ trong sáng tác văn chương của chị. “Xinh ngoan, con gái quê đồng/ Sao em bán thóc,“mua chồng làm dâu?” (Nghịch lý làm dâu). “Hoa ngàn bán đó nuôi đây/ Nhụy hương vài chục, gió mây một giờ” (Nỗi niềm qua trang báo). Với những người phụ nữ lam lũ, khổ đau, thơ chị thay cho tiếng lòng luôn chia sẻ chân thành, động viên an ủi, khích lệ họ tự tin vươn lên trong cuộc sống. Hạnh Hoa là bút danh của Nguyễn Thị Mai đã trở thành quen thuộc trên Báo Phụ nữ Việt Nam và các ấn phẩm về Hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, thơ vẫn là nỗi niềm đau đáu trong tâm hồn và cuộc sống của chị.
Tám tập thơ ra đời đều đều trong 15 năm qua là chặng đường thơ đầy suy tư trăn trở về nội dung và nghệ thuật. Giải thơ cao nhất đầu tiên của Nguyễn Thị Mai là giải Nhất cho chùm thơ hai bài “Giờ văn” và “Nhà không có bố” trong cuộc thi sáng tác văn học cho trẻ em do Hội Nhà văn VN và Ủy ban chăm sóc thiếu niên, nhi đồng VN tổ chức năm 1992. Tiếp đó là giải Nhất bài thơ Ru mẹ do Vụ Văn hóa dân tộc – Bộ Văn hóa thông tin và truyền thông tổ chức năm 2007. Gần đây là giải nhì (không có giải nhất) bài thơ Chợ đêm Long Biên, trong cuộc thi thơ “Lục bát Ngàn năm thương nhớ” của 5 tờ báo lớn tổ chức trong đó có Báo Văn nghệ. Còn nhiều bài thơ được giải không cao khác như “Nói với con chồng”, “Ngày bà nội mất”, “Khoảng cách lòng yêu”, “Tìm căn nhà cũ”… Đó là kết quả của sự trăn trở về nội dung và có ý thức tìm tòi nghệ thuật để hiện đại tính truyền thống cho thơ mình. Nhưng có điều đáng thú vị là hầu hết các bài thơ được trao giải đã kể trên đều là thơ lục bát. Phải chăng Nguyễn Thị Mai luôn thành công ở mảng thơ truyền thống này?
Chúng ta đều biết, thơ lục bát dễ làm nhưng khó hay. Nếu không có những câu tài hoa, ám ảnh thì cả bài sẽ trôi tuột ra khỏi trí nhớ của bạn đọc. Nguyễn Thị Mai ý thức được điều đó nên chị dụng công chăm chút thể thơ này nhiều hơn. Vì vậy tuy số lượng thơ lục bát khá nhiều trong các tập nhưng đọc vẫn thu hút. Bạn đọc thuộc, nhớ nhiều thơ chị là thuộc, nhớ những bài thơ lục bát. Có thể nói Nguyễn Thị Mai đã khẳng định được ngòi bút của mình bằng thể loại thơ lục bát.
Đó là những câu thơ dịu dàng, dung dị như chính con người và tâm hồn tác giả:
Ngõ quê mềm ngọn tre ngà
Cổng rào buộc lạt, la đà trăng non
(Một chiều lạc lối)
Đó là tình cảm sâu sắc, gắn bó thiết tha với con người và cảnh đời quanh mình:
Nhà quê còn chút mẹ già
Đêm thâu thức giấc, canh gà ho khan…
…Vườn quê còn rặng xoan gày
Lá rơi xót đất hoa bay đắng trời
Bù nhìn ra ruộng đứng chơi
Nón mê sụp mặt, áo tơi tay què …
(Nhà quê)
Sinh ra ở Hà Nội nhưng tuổi thơ và cuộc đời Nguyễn Thị Mai gắn bó nhiều với đồng quê thôn dã bởi chị có những năm tháng sống ở miền rừng sơ tán trong chiến tranh, dạy học ở miền núi và nhiều chuyến đi làm công tác phụ nữ phải bám cơ sở, ăn ở với dân. Bên cạnh đó còn một miền đất quê cha ở trung du Phú Thọ mà chị thường xuyên trở về. Phải chăng cuộc sống làng quê cùng những con người khổ đau, chân chất chị gặp và cuộc đời của những người thương yêu ruột thịt là cội nguồn nuôi dưỡng cảm xúc để rồi Nguyễn Thị Mai phải chọn thơ lục bát mới bày tỏ đúng nỗi niềm?
Bây giờ đã bớt gieo neo
Lại không còn mẹ mà chiều. Khổ không?
Từ ngày đưa mẹ ra đồng
Qua hàng trầu vỏ con không dám nhìn
(Qua hàng trầu vỏ).
Và có phải lục bát vốn đằm thắm, ngọt ngào mới đồng điệu được tâm hồn yêu thương nhân hậu ở chị?
Thắp hương em khấn đất trời
chở che anh phút mảng vui trên chùa
Ngày xuân bước thực bước mơ
Dè thôi chén rượu, câu thơ…mà về”
(Gửi người đi hội một mình).
Sinh ra trong gia đình công giáo, Nguyễn Thị Mai có những kỷ niệm tuổi thơ khổ nghèo nhưng đẹp một cách thánh thiện:
Tôi còn nhớ mãi tuổi thơ
Theo bà đi lễ nhà thờ xứ xa…
Tôi thì lũn cũn theo sau
Áo dài quần trắng một màu đồng trinh…
Lời cha giảng lễ vang âm
Tôi quỳ trước chúa lặng thầm, tin yêu”
(Ký ức Giáng sinh).
Nguyễn Thị Mai với cảm nhận tinh tế đã tìm được từ lũn cũn để tả lại mình thời thơ dại, trắng trong trước Chúa của chính mình. Những dòng lục bát của chị cứ thế đụng chạm được nhiều vào những chi tiết của đời thường:
Con đường có tuổi tôi đau
Là khi cha mẹ chia nhau tháng ngày
Bờ vai run bím tóc gầy
Mắt tôi nhòe ướt hàng cây cuối chiều
(Con đường).
Nỗi mất mát mẹ cha, tình thương yêu đùm bọc anh chị em côi cút, cảnh tình một chốn hai quê…là căn nguyên cội nguồn để chị có những ứng xử thiên về tình cảm, giàu lòng thương xót. Thơ lục bát giúp cho những cảm xúc trữ tình của chị được đằm hơn, sâu sắc và lí trí hơn:
Sông giờ bờ bãi thiên di
Cha giờ tên tuổi khắc ghi ngoài đồng…
Thương quê thương chuyến đò sang
Gạo châu củi quế vắt ngang lở bồi
Thơ không nói hết nghĩa đời
Con thành chú cuội ời ời gọi cha
Đất đồng Phương Xá quê ta
Thấm lời con xuống sâu xa mạch nguồn
Sau rồi chẳng thể về luôn
Hồn con vẫn ngược vui buồn với sông
Với người chị gái đợi trông
Tiễn em ra tận bến sông dặn dò
Sang ngang chị trả tiền đò
Quê hương vẫy mãi cánh cò nghĩa nhân
(Lời thầm thì với cha)
Trong thơ Nguyễn Thị Mai có nhiều người Mẹ - mẹ đẻ, mẹ chồng, mẹ của những đứa con Nhà không có bố… đó là những người phụ nữ đáng kính, đáng thương. Ý thức về giới đã giúp chị có những bài thơ cảm động về họ.
Song người mà chị đã viết nhiều câu thơ đau lòng đứt ruột chính là mẹ đẻ của mình:
Một nhà trắng những khăn xô
Dải khăn em út bấy giờ chấm chân
Bấy giờ đang cuối mùa xuân
Hoa xoan lã chã từ sân ra vườn
Nhà còn bơ gạo cắm hương
Và bơ nữa thổi bát cơm trứng gà
Gia tài lúc mẹ đi xa
Đôi quang đứt dải, căn nhà dột mưa
(Nỗi niềm ngày giỗ mẹ)
Nguyễn Thị Mai có nhiều bài lục bát được giải. Gần đây bạn đọc chú ý bài thơ Chợ đêm Long Biên, cảm xúc của chị về thân phận người phụ nữ làm cửu vạn ở chợ đêm khiến ta phải suy ngẫm và chạnh lòng:
Chợ đêm dù bão, dù mưa
Vẫn đông người vợ, vẫn thưa người chồng…
… Đồng công năm bảy sẻ chia
Nẻo cơm quán trọ, nẻo về nuôi con
Thơ lục bát của chị có nhiều bài về tình yêu, số phận, nhưng tôi thích lối viết nhẹ nhàng mà hóm hỉnh của chị. Lọt trời rơi xuống tay em/Mệnh hỏa thì tưới, mệnh kim thì mài. Nghe thì đơn giản, dễ dàng vậy thôi mà chứa đựng bao điều. Đó phải chăng là thân phận người phụ nữ theo cách nói ngược lại của cái gọi là hạt vào đài các, hạt sa ruộng cày. Âu đó là duyên trời đón nhận. Khác chăng người phụ nữ trong câu lục bát của Nguyễn Thị Mai đón nhận mà không thụ động, cam chịu. Thơ Mai có những câu tự tin, ấn tượng và bất ngờ.
Nào:
Dù anh biển rộng trời xa
Cũng không bước nổi qua tà áo em
(Anh và em)
Nào:
Nẻo vòng tìm nỗi khát khao
Vẫn không đi hết tường rào ngón xinh
(Bàn tay em)
Câu lục bát nhỏ xinh, người phụ nữ yếu mềm với lòng tay mở ra, nắm vào, với tà áo mỏng manh vậy mà ẩn chứa một sức mạnh của tình yêu, của sự xiết chặt gìn giữ, cả của sự thách đố. Cách nói kiêu kiêu đấy mà cũng đáng yêu đấy. Nguyễn Thị Mai đã nói hộ chị em điều tưởng đơn giản mà không dễ dàng với các ông chồng:
Có gan bứt khỏi cũ thường
Tay em cũng đủ nẻo đường anh đi
(Bàn tay em)
Những câu lục bát như thế, không chỉ giới nữ thích thú mà cánh đàn ông cũng xuýt xoa, ngộ ra mà giật mình. Thế đấy, giản dị như chất vốn có của ca dao mà vẫn hiện đại trong hình ảnh, trong giọng điệu. Nguyễn Thị Mai là vậy. Và đây nữa, chỉ một câu lục bát đã cho ta chân dung chị - người đàn bà làm thơ:
Em thì tất tả mưu sinh
Nuôi con bến thực nuôi mình bến mơ
Phần tất tả mưu sinh, phần nuôi con của chị giống như bao người phụ nữ khác. Chỉ có thêm vào, dành cho riêng mình là cái bến mơ của người làm thơ. Một chữ bến ghép chữ thực làm tăng nghĩa tất tả. Một chữ bến ghép chữ mơ lại trở nên mộng ảo, siêu thực. Nhưng để có được bến mơ, người phụ nữ phải trọn vẹn trách nhiệm, yên ổn trong bến thực. Sẽ trở nên viển vông, chơi vơi trong cuộc đời nếu ai đó chỉ có bến mơ – “Cho dù bãi mật phù sa/ Mà không bên lở chẳng là dòng sông”. Trong bài thơ Nhà không có bố,
Nguyễn Thị Mai đã rút ra điều ấy.
Nguyễn Thị Mai, con người và nhà thơ hài hòa trong sự dung dị mà đằm thắm, ngọt ngào mà sâu sắc, cởi mở mà chân tình. Có thể tin ở chị. Hoàn toàn tin ở chị khi tâm sự, khi giao một công việc gì đó từ phía lãnh đạo. Chị là con người trách nhiệm, chu đáo, nghiêm túc mà không cứng nhắc. Dù là nhà thơ có sức viết phong phú về thể loại và các mảng đề tài khác nhau, nhưng lục bát vẫn là sở trường, là dấu ấn để lại trong lòng người yêu thơ, yêu quý Nguyễn Thị Mai.
VanVN.Net - Sáng nay, 10/8/2011 tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm nửa thế kỷ thảm họa da cam gieo rắc trên đất nước ta. Đúng ...
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - NXB Dân Trí vừa cho ra mắt tập truyện ngắn Hoa mẫu đơn của tác giả Lê Toán. Đây là tập truyện giả tưởng - cũng là món quà thứ tư, tác giả dành tặng cho thiếu nhi, sau ...
Tiếp tục chương trình hoạt động của kỳ họp thứ 4 (Khóa VIII), hôm nay, ngày 7/8/2011, BCH Hội Nhà văn VN đã có chuyến đi thực tế tại trại sản xuất giống tu hài của công ty TNHH Đỗ Tờ ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn