Bằng bước đi khá thận trọng, anh chọn “Bước tứ tuyệt” để thử nghiệm mình. Đây là một thể khó. Rất khó! Hà Đức Ái cứ tự tin, cứ chậm rãi đi. Và Thơ anh đã làm được nỗi xúc động thật sự khi biết gõ vào cái nhạy cảm nhất của đời người là tình yêu! Thơ tình Hà Đức Ái nồng nàn da diết mà không cầu kì, làm dáng, không tỏ ra lí giải điều gì. Thơ của anh yêu tự nhiên và viết cũng tự nhiện. Thơ anh xuất phát từ trái tim. Thơ tình Hà Đức Ái chân thật đến lạ kì… (Đó là những đồng cảm của Nguyễn Thánh Ngã về thơ Hà Đức Ái)
ĐƯỜNG ĐỜI
Bóng trăng mười tám khuyết tròn
Gót chân lưu lạc biết còn nông sâu
Trăng ơi! Dọi chiếu về đâu?
Soi trong ta sáng một câu đường đời
Q.H. 15/02/1969
CHỜ EM TẮM
Em tắm trong phòng không mái che
Chờ ở bên ngoài anh lắng nghe
Ào ào nước dội trên thân ngọc
Rạo rực tim anh suốt đêm hè
HOA QUỲNH
Ngàn hoa nở đón bình minh
Riêng em e thẹn một mình nở đêm
Nếu anh lỡ hẹn ngủ quên
Nõn nà hương ngát cho riêng lòng mình.
HẠNH PHÚC
Gầu sòng tát cạn biển đông
Muốn về quê cũ mà không có tàu
Vui cười lại dắt tay nhau
Đá vàng tìm đến kiếp sau cũng tìm.
Xuân 2009
QUÊ HƯƠNG ĐẤT MẸ
Đứng trước đình làng dạ nao nao
Thẫn thờ chân bước xuống cầu ao
Khoả chân, sóng nước, đàn bống chạy
Cây đa, đàn sáo hót vui chào
Nhìn mảnh sân đình cứ vẩn vơ
Bao năm xa cách vẫn mong chờ
Nay về thăm lại quê hương cũ
Cảnh đẹp người thương thật nên thơ
Ra đứng sau làng ngắm đầm sen
Cuốc kêu, cò vẫy gọi thân quen
Hương sen ngào ngạt, bông hồng đỏ
Lội tắm đầm sen mãi không quên
Ngòi nước ngày xưa chảy triền miên
Thả trâu, câu cá nhổ tóc tiên
Trẩy me, trèo sấu, mò cua ốc
Hai chữ quê hương thắm mẹ hiền
Hai mươi mùa sen xa quê hương
Nặng trĩu tình quê dạ vấn vương
Ai đã xa quê, làng Bảo Vệ
Khắc khoải hoài mong nhớ người thương
HAI MƯƠI NĂM TRỞ VỀ HÀ NỘI
Xa Hà Nội hai mươi năm vời vợi
Người Thủ Đô nay trở về Hà Nội
Thân quen quá hay sao mà bỡ ngỡ
Bến tàu điện Bờ Hồ nay còn đâu nữa?
Đường rộng lầu cao lạc lối tìm nhà
Hồ Gươm xanh rực rỡ những bồn hoa
Ánh nắng đỏ trên đầu Thê Húc
Áo nhung dài em gái thướt tha
Hà Nội bốn mùa đẹp bốn mùa hoa
Mùa xuân về, hoa đào thắp lửa
Mùa hè ve ca phượng cháy quanh hồ
Mùa thu sang hoa cúc hoa vàng khoe sắc
Mùa đông chiều hoa sữa ngát hương
Hai mươi năm xa Hà Nội yêu thương
Lòng thắc thỏm tháng năm dài mong nhớ
Thăng Long ơi! Đã bao đêm trăn trở
Người Hà Nội có ngại gì gian khổ
Đến Lâm Đồng xây Hà Nội ở Cao Nguyên
Thăng long ơi! Còn nhớ hay quên?
Ga Hàng Cỏ tiễng người con đi lập nghiệp
Hai mươi năm rồi thổn thức nhớ Hồ Gươm
MẸ
Con về thăm Mẹ chiều nay
Bước chân lưu lạc tháng ngày khôn khuây.
Bờ tre tiếng cuốc vơi đầy
Cánh đồng chiêm ngả luống cày dọc ngang
Bóng đa thả mát đình làng
Quấn chân nghe sợi rơm vàng hỏi thăm.
Mẹ ơi! Xa bấy nhiêu năm
Aáu thơ in bóng trăng rằm nghiêng soi.
Mẹ cười lệch bóng nhỏ nhoi
Gánh đời sóng sánh oằn đôi vai gầy.
Con đi một kiếp lưu đầy
Trở về bên Mẹ những ngày bình yên.
TỰ DO
Đêm trung thu… tôi tự do ngắm trăng
Đêm thối trời… tự do ngắm ngàn sao lấp lánh
Gió hôn tôi tự do mát lạnh
Hoa dã quỳ tự do nhìn tôi cười
Vàng rạng rỡ
Tôi tự do hái thành từng bó
Tặng bốn nàng thiếu nữ tự do
Có nàng nhận, nhìn tôi thân thiện
Có nàng giơ tay cầm miễn cưỡng
Và vứt đi khi tôi vừa quay đi hướng khác
Có nàng che mặt nhìn trộm tôi cười mỉm
Nàng thứ tư hôn hoa… hôn tôi thổn thức
Nước mắt nàng tự do rơi xuống vai tôi
Ánh mắt nàng xoáy vào mắt tôi, đồng điệu
Hoa dã quỳ cười, bốn mắt say nhau
Hương thoang thoảng, sắc vàng rạo rực
Điểm báo mùa khô trên cao nguyên lộng gió
Trôi nắm tay nàng trao chiếc nhẫn đính hôn
Từ ấy hai trái tim bên nhau đồng điệu
Những đứa con tự do ra đời
Trên đất nước tự do dũng mãnh
Những nụ cười tự do kiêu hãnh
Trước bình minh rực hồng đang lên.
BÓNG MẸ
Cha thường kể lại
Con mười tháng bằng đứa lên ba
Chạy tây ra đồng còn quay ngang đòi bú
Sữa về căng, ướt áo bà ba
Con bốn tuổi mẹ bỏ đi xa
Giàn trầu héo, cau không ra quả
Chiếc bình vôi lăn lóc góc vườn
Mẹ đi - đứa em con chưa đầy hai tuổi
Ngày đêm khát sữa khóc hoài
Bi ai! Hai con mồ côi...!
***
Cây bưởi mẹ trồng rủ bóng góc sân
Mùa xuân, hoa thương Mẹ khóc
Sáng ra trắng ngát dòng dòng
Chớm thu quả tròn lông lốc
Ngậm ngùi ngoài đắng, he trong
Cây bưởi xanh trùm bóng mẹ
Che mát cho con, cả tuổi thơ chơi
Sáu mươi năm dông tố, mưa rơi
Đời con đã năm lần chết hụt
Tàu xe đụng vẫn thoát - mẹ ơi!
Hình bóng mẹ theo con cùng năm tháng
Dù ở quê hương hay ngàn vạn con đường
Ngày nắng, đêm mua, mùa đông lạnh cóng
Mẹ chở che con bằng hơi ấm tình thương
Hàng năm về quê ăn tết
Hoa đào cười đỏ khoe tươi
Bóng mẹ hoà trong bóng bưởi
Suốt đời che mát cháu con
***
Di ảnh mẹ, trên bàn thờ tiên tổ
Ánh mắt bao dung, nhân hậu thương đời
Sáu mươi năm, bao điều cám dỗ
Vẳng tiếng mẹ khuyên tránh nỗi khổ đau
Giờ đây tóc điềm bạc trên đầu
Về hưu - nằm võng trưa hè gốc bưởi
Ngan ngát hương thơm thoảng lời mẹ hát
Tiếng ve ran đệm nhạc khắp làng quê
Con ngủ mê - mơ bóng mẹ về...
Bằng bước đi khá thận trọng, anh chọn “Bước tứ tuyệt” để thử nghiệm mình. Đây là một thể khó. Rất khó! Hà Đức Ái cứ tự tin, cứ chậm rãi đi. Và Thơ anh đã làm được nỗi xúc động thật sự khi biết gõ vào cái nhạy cảm nhất của đời người là tình yêu! Thơ tình Hà Đức Ái nồng nàn da diết mà không cầu kì, làm dáng, không tỏ ra lí giải điều gì. Thơ của anh yêu tự nhiên và viết cũng tự nhiện. Thơ anh xuất phát từ trái tim. Thơ tình Hà Đức Ái chân thật đến lạ kì… (Đó là những đồng cảm của Nguyễn Thánh Ngã về thơ Hà Đức Ái)
ĐƯỜNG ĐỜI
Bóng trăng mười tám khuyết tròn
Gót chân lưu lạc biết còn nông sâu
Trăng ơi! Dọi chiếu về đâu?
Soi trong ta sáng một câu đường đời
Q.H. 15/02/1969
CHỜ EM TẮM
Em tắm trong phòng không mái che
Chờ ở bên ngoài anh lắng nghe
Ào ào nước dội trên thân ngọc
Rạo rực tim anh suốt đêm hè
HOA QUỲNH
Ngàn hoa nở đón bình minh
Riêng em e thẹn một mình nở đêm
Nếu anh lỡ hẹn ngủ quên
Nõn nà hương ngát cho riêng lòng mình.
HẠNH PHÚC
Gầu sòng tát cạn biển đông
Muốn về quê cũ mà không có tàu
Vui cười lại dắt tay nhau
Đá vàng tìm đến kiếp sau cũng tìm.
Xuân 2009
QUÊ HƯƠNG ĐẤT MẸ
Đứng trước đình làng dạ nao nao
Thẫn thờ chân bước xuống cầu ao
Khoả chân, sóng nước, đàn bống chạy
Cây đa, đàn sáo hót vui chào
Nhìn mảnh sân đình cứ vẩn vơ
Bao năm xa cách vẫn mong chờ
Nay về thăm lại quê hương cũ
Cảnh đẹp người thương thật nên thơ
Ra đứng sau làng ngắm đầm sen
Cuốc kêu, cò vẫy gọi thân quen
Hương sen ngào ngạt, bông hồng đỏ
Lội tắm đầm sen mãi không quên
Ngòi nước ngày xưa chảy triền miên
Thả trâu, câu cá nhổ tóc tiên
Trẩy me, trèo sấu, mò cua ốc
Hai chữ quê hương thắm mẹ hiền
Hai mươi mùa sen xa quê hương
Nặng trĩu tình quê dạ vấn vương
Ai đã xa quê, làng Bảo Vệ
Khắc khoải hoài mong nhớ người thương
HAI MƯƠI NĂM TRỞ VỀ HÀ NỘI
Xa Hà Nội hai mươi năm vời vợi
Người Thủ Đô nay trở về Hà Nội
Thân quen quá hay sao mà bỡ ngỡ
Bến tàu điện Bờ Hồ nay còn đâu nữa?
Đường rộng lầu cao lạc lối tìm nhà
Hồ Gươm xanh rực rỡ những bồn hoa
Ánh nắng đỏ trên đầu Thê Húc
Áo nhung dài em gái thướt tha
Hà Nội bốn mùa đẹp bốn mùa hoa
Mùa xuân về, hoa đào thắp lửa
Mùa hè ve ca phượng cháy quanh hồ
Mùa thu sang hoa cúc hoa vàng khoe sắc
Mùa đông chiều hoa sữa ngát hương
Hai mươi năm xa Hà Nội yêu thương
Lòng thắc thỏm tháng năm dài mong nhớ
Thăng Long ơi! Đã bao đêm trăn trở
Người Hà Nội có ngại gì gian khổ
Đến Lâm Đồng xây Hà Nội ở Cao Nguyên
Thăng long ơi! Còn nhớ hay quên?
Ga Hàng Cỏ tiễng người con đi lập nghiệp
Hai mươi năm rồi thổn thức nhớ Hồ Gươm
MẸ
Con về thăm Mẹ chiều nay
Bước chân lưu lạc tháng ngày khôn khuây.
Bờ tre tiếng cuốc vơi đầy
Cánh đồng chiêm ngả luống cày dọc ngang
Bóng đa thả mát đình làng
Quấn chân nghe sợi rơm vàng hỏi thăm.
Mẹ ơi! Xa bấy nhiêu năm
Aáu thơ in bóng trăng rằm nghiêng soi.
Mẹ cười lệch bóng nhỏ nhoi
Gánh đời sóng sánh oằn đôi vai gầy.
Con đi một kiếp lưu đầy
Trở về bên Mẹ những ngày bình yên.
TỰ DO
Đêm trung thu… tôi tự do ngắm trăng
Đêm thối trời… tự do ngắm ngàn sao lấp lánh
Gió hôn tôi tự do mát lạnh
Hoa dã quỳ tự do nhìn tôi cười
Vàng rạng rỡ
Tôi tự do hái thành từng bó
Tặng bốn nàng thiếu nữ tự do
Có nàng nhận, nhìn tôi thân thiện
Có nàng giơ tay cầm miễn cưỡng
Và vứt đi khi tôi vừa quay đi hướng khác
Có nàng che mặt nhìn trộm tôi cười mỉm
Nàng thứ tư hôn hoa… hôn tôi thổn thức
Nước mắt nàng tự do rơi xuống vai tôi
Ánh mắt nàng xoáy vào mắt tôi, đồng điệu
Hoa dã quỳ cười, bốn mắt say nhau
Hương thoang thoảng, sắc vàng rạo rực
Điểm báo mùa khô trên cao nguyên lộng gió
Trôi nắm tay nàng trao chiếc nhẫn đính hôn
Từ ấy hai trái tim bên nhau đồng điệu
Những đứa con tự do ra đời
Trên đất nước tự do dũng mãnh
Những nụ cười tự do kiêu hãnh
Trước bình minh rực hồng đang lên.
BÓNG MẸ
Cha thường kể lại
Con mười tháng bằng đứa lên ba
Chạy tây ra đồng còn quay ngang đòi bú
Sữa về căng, ướt áo bà ba
Con bốn tuổi mẹ bỏ đi xa
Giàn trầu héo, cau không ra quả
Chiếc bình vôi lăn lóc góc vườn
Mẹ đi - đứa em con chưa đầy hai tuổi
Ngày đêm khát sữa khóc hoài
Bi ai! Hai con mồ côi...!
***
Cây bưởi mẹ trồng rủ bóng góc sân
Mùa xuân, hoa thương Mẹ khóc
Sáng ra trắng ngát dòng dòng
Chớm thu quả tròn lông lốc
Ngậm ngùi ngoài đắng, he trong
Cây bưởi xanh trùm bóng mẹ
Che mát cho con, cả tuổi thơ chơi
Sáu mươi năm dông tố, mưa rơi
Đời con đã năm lần chết hụt
Tàu xe đụng vẫn thoát - mẹ ơi!
Hình bóng mẹ theo con cùng năm tháng
Dù ở quê hương hay ngàn vạn con đường
Ngày nắng, đêm mua, mùa đông lạnh cóng
Mẹ chở che con bằng hơi ấm tình thương
Hàng năm về quê ăn tết
Hoa đào cười đỏ khoe tươi
Bóng mẹ hoà trong bóng bưởi
Suốt đời che mát cháu con
***
Di ảnh mẹ, trên bàn thờ tiên tổ
Ánh mắt bao dung, nhân hậu thương đời
Sáu mươi năm, bao điều cám dỗ
Vẳng tiếng mẹ khuyên tránh nỗi khổ đau
Giờ đây tóc điềm bạc trên đầu
Về hưu - nằm võng trưa hè gốc bưởi
Ngan ngát hương thơm thoảng lời mẹ hát
Tiếng ve ran đệm nhạc khắp làng quê
Con ngủ mê - mơ bóng mẹ về...
VanVN.Net - Sáng nay, 10/8/2011 tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm nửa thế kỷ thảm họa da cam gieo rắc trên đất nước ta. Đúng ...
VanVN.Net - Nhà văn I. M. Poliakov, Tổng biên tập Văn báo, ủy viên ủy ban Văn hóa phủ Tổng thống, ủy viên Đoàn chủ tịch Hội nhà báo Matxcơva, tác giả nhiều tiểu thuyết chống quan liêu như Tình trạng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - Đỗ Kim Cuông vừa cho xuất bản “Sau rừng là biển” - cuốn tiểu thuyết thứ 12. Đọc những trang đầu, tưởng chỉ là một câu chuyện đơn giản và quen thuộc: ba người lính quê một tỉnh đồng ...
Tiếp tục chương trình hoạt động của kỳ họp thứ 4 (Khóa VIII), hôm nay, ngày 7/8/2011, BCH Hội Nhà văn VN đã có chuyến đi thực tế tại trại sản xuất giống tu hài của công ty TNHH Đỗ Tờ ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn