VanVN.Net - Gần đây, trên báo chí xuất hiện nhiều bài lý luận - phê bình của các bạn viết trẻ. Sự tham gia của các bạn trẻ trong lĩnh vực này đã góp thêm tiếng nói đa sắc cho diễn đàn văn nghệ. Đó là một điều đáng mừng cho văn học nghệ thuật Việt Nam.
Với tuổi sung sức và năng hoạt, các bạn trẻ đã lao vào những lĩnh vực mới mẻ của lý luận, với mong muốn đem lại một dấu ấn riêng. Những lĩnh vực mới như hậu hiện đại, giải cấu trúc, lý thuyết hậu thực dân, diễn ngôn văn học, lý thuyết liên văn bản..., được các bạn trẻ đón nhận với sự nhiệt tình say mê, làm cho không khí học thuật trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Những cây bút trẻ tại các trung tâm học thuật lớn đang có sự gặp gỡ và cùng làm nên một diện mạo đặc biệt với giọng điệu rất tự tin. Có thể nói, lý luận - phê bình trẻ đang khẳng định chỗ đứng của mình và sẵn sàng kế tục các thệ đi trước để đảm trách những nhiệm vụ nặng nề của một lĩnh vực đầy khó khăn và thách thức.
Trong tinh thần đó, nhiều bài viết của các bạn trẻ cho thấy họ có tinh thần học hỏi để trang bị cho mình các kiến thức phong phú, từ đó mạnh dạn trình bày quan điểm về những vấn đề mới mẻ và không kém phần gai góc. Tất nhiên, trong bước khởi đầu của một công việc đầy nhọc nhằn và hao tổn trí lực như lý luận và phê bình, có bạn vẫn chỉ dừng lại ở việc trông cậy vào óc nhạy cảm để khen chê. Song, nhiều bạn đã tự tin áp dụng các lý thuyết để phân tích và giải mã những văn bản tác phẩm của một nhà văn cụ thể. Họ tỏ ra có óc phân tích sắc sảo, có chí hướng vận dụng các thao tác khoa học để thiết lập những mối quan hệ giữa những lập luận học thuật mới mẻ với những phán xét về giá trị của văn bản tác phẩm. Điều này không phải ai cũng làm được, kể cả những người đã có thâm niên trong nghề lý luận - phê bình. Đó là một điều đáng quý, nếu như chúng ta nhớ lại lời cảnh báo của Hoài Thanh hơn 70 năm trước đây rằng: Phê bình mà chỉ thuật lại tác phẩm rồi hạ một câu “Hay, tuyệt diệu” thì chưa đủ, nếu cứ “dài dòng kể lại câu chuyện rồi cứ trích đoạn này đến đoạn khác chỉ thêm vào một lời khen trống không, đó là công việc một người buôn sách giới thiệu sách để chiêu hàng, không phải công việc một nhà phê bình”. (Trích theo Thanh Lãng, 13 năm tranh luận văn học, Tập 1, Nxb. Văn học – Hội Nghiên cứu và Giảng dạy Văn học Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1995, tr. 147-148). Kiểu phê bình này, ngay từ thời đó cũng đã được nhà lý luận - phê bình Nguyễn Bách Khoa (tức Trương Tửu) gọi là “phê bình phù phiếm”, và về sau nhà khảo cứu Thanh Lãng ở Miền Nam thời trước Giải phóng gọi là “phê bình khen chê” hay “phê bình tán dóc”. Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Trung ở miền Nam cũng không đồng tình với lối phê bình đó và cho rằng phê bình như thế thì ai cũng làm được. Rất may, nhiều bạn phê bình trẻ đã ý thức được điều này và tỏ ra rất có bản lĩnh trong việc áp dụng các lý thuyết nghiên cứu văn học vào phê bình. Họ đã tránh được vệt bóng của không ít những nhà “phê bình phù phiếm”.
Chính vì thế, những bài viết của các tác giả trẻ đã gây được ấn tượng trên văn đàn. Họ đã có một tinh thần say mê học thuật và một thái độ cầu thị nghiêm túc, xứng đáng là những người sẽ kế tục lớp già để gánh vác nhiệm vụ thúc đẩy nền lý luận - phê bình văn học nước nhà. Đó là những tín hiệu vui cho lý luận - phê bình.
Với một lòng tự tin, nhiều bạn trẻ đã mạnh dạn đưa ra những khái niệm hết sức mới. Lòng tự tin của các bạn cao đến nỗi có bạn không ngại ngùng dịch lại cả các khái niệm cũ đã được quen dùng hàng mấy chục năm nay trong giới nghiên cứu khoa học xã hội Việt Nam. Đó là một tinh thần lao động thật đáng khen.
Nhưng cũng có những lúc các bạn làm người đọc ngạc nhiên. Bởi lẽ có bạn trẻ dùng khá nhiều khái niệm mới lạ, thậm chí khó hiểu. Tôi sợ rằng một khi không hiểu được những khái niệm mà các bạn đưa ra, thì cũng không thể hiểu được các bạn muốn nói gì? Tiếc lắm thay! Vì thế, tôi xin thành thực trao đổi đôi lời với các bạn trẻ.
Những khái niệm khó hiểu là những khái niệm mà các bạn tự đưa ra. Ví dụ có bạn trẻ dùng từ “suy niệm”. Thực tình, đọc toàn bài thì cũng có thể cố hiểu được bạn đó muốn nói gì qua từ này, nhưng nghĩ lại thì thấy liệu có cần phải dùng một khái niệm quá rắc rối cho một ý tưởng đơn giản không? Thực tế, nếu dùng từ Hán - Việt để giải nghĩa thì phải hiểu “suy niệm” là “suy nghĩ/suy luận và nhớ lại”. Như vậy thì những gì người viết định nói trong bài lại không ăn nhập với nghĩa của khái niệm này. Trong bài, người viết cũng viết nhiều câu chật ních những thuật ngữ và khái niệm mà xem ra chúng vẫn không tải được rõ nghĩa tác giả muốn nói. Tôi muốn đặt câu hỏi là liệu có cần thiết phải diễn đạt rắc rối như vậy không? Ở đây chắc không có vấn đề cao siêu đến nỗi người đọc không hiểu, mà đơn giản chỉ do lỗi diễn đạt. Đó là điều đáng tiếc. Bài viết có nhiều ý tưởng độc đáo, nhưng khó đến với độc giả chỉ vì rào cản khái niệm!
Một số bạn trẻ đã mạnh dạn sửa lại cả các thuật ngữ cũ. Ví dụ một thuật ngữ đã tồn tại ở Việt Nam không dưới 50 năm: “ý thức hệ”, hay chính xác hơn là “hệ tư tưởng”, được chuyển ngữ từ tiếng Pháp “idéologie” hay từ tiếng Nga “ideologija”, nay được các bạn dịch lại là “ý hệ”. Đây là một ý tưởng táo bạo, xuất phát từ một thực tế là từ “idée” trong tiếng Pháp không có nghĩa là “ý thức” mà chỉ là “ý, ý tưởng, ý niệm, tư tưởng”. Xem thế thì thấy việc sửa “ý thức hệ” thành “ý hệ” là hoàn toàn có căn cứ. (Nhưng không biết có phải đây là sự tiếp thu lại cách dịch của các học giả miền Nam trước Giải phóng?)
Tuy nhiên, tôi xin góp một ý rằng nếu muốn sửa từ “ý thức hệ” thì tốt nhất là nên dùng thuật ngữ “hệ tư tưởng” thay cho nó, như các dịch giả sách kinh điển ở Việt Nam vẫn dùng từ xưa đến nay, ví dụ như từ lâu họ đã dịch một cuốn sách của Mác là “Hệ tư tưởng Đức”, và hầu hết các cuốn từ điển Pháp - Việt, Anh - Việt, Nga - Việt đều dịch từ “idéologie/ ideology/ ideologija” là “hệ tư tưởng”. Cũng có cuốn từ điển đưa thêm một nghĩa nữa là “ý thức hệ”, nhưng nhìn chung, thuật ngữ “hệ tư tưởng” vẫn được giới triết học sử dụng nhiều hơn. Như thế, việc khắc phục sự thiếu chính xác của thuật ngữ “ý thức hệ” bằng cách dùng thuật ngữ “hệ tư tưởng” là hoàn toàn chính xác và không phải chịu cảnh nghịch tai khi nghe thấy từ “ý hệ”.
Có bạn trẻ khi viết về nghiên cứu hậu thực dân đã dùng một thuật ngữ khá lạ tai là “biểu thuật”, có chua từ tiếng Anh “representation(s)” [mà một trong những nghĩa của nó là “biểu thị”]. Đây cũng là một nỗ lực đáng khen của một người viết trẻ khi muốn chính xác hoá các thuật ngữ. Tôi hiểu khi dùng từ “biểu thuật”, tác giả muốn căn cứ vào đặc trưng tự sự của văn học để sử dụng thuật ngữ này: một sự biểu đạt bằng “thuật”. Tuy nhiên, liệu như vậy có làm sai lệch nghĩa của thuật ngữ không, khi mà “biểu thuật” theo nghĩa như thế thì chỉ là một khía cạnh nhỏ của “biểu thị”, trong khi tác giả lại tuyên bố rằng khi nghiên cứu các “biểu thuật” là phải “mở rộng liên hệ tới các loại hình nghệ thuật khác và các nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn khác”. Như vậy thì “biểu thị” sẽ bao hàm đủ nghĩa và chính xác hơn nhiều.
Một điều nữa cần lưu ý khi diễn đạt các khái niệm ngoại nhập: đó là phải căn cứ vào cách diễn đạt của tiếng Việt để truyền đạt nghĩa tương đương chứ không dịch máy móc từng chữ (tiếng Pháp gọi là dịch “mot à mot”). Chẳng hạn khi tác giả nói rằng “hậu thực dân” là một tính từ dùng để “ghi lại cột mốc hậu - độc lập ở một quốc gia thoát khỏi ách thống trị của thực dân”, thì người đọc phải dịch ngược sang tiếng Anh mới hiểu được. Trong tiếng Anh, người ta có thể dùng thuật ngữ “post-independence” với nghĩa diễn đạt tắt cho cách nói “post Independence Day”, tức là sau ngày đất nước giành độc lập. Nhưng khi dịch sang tiếng Việt một cách mot à mot là “quốc gia hậu - độc lập”, thì vô hình trung người đọc sẽ hiểu là quốc gia đó “đã qua thời kỳ độc lập” và lại rơi vào thời kỳ bị nô dịch hay bị chiếm làm thuộc địa. Người ta có thể nói “trước độc lập” và “sau độc lập” với nghĩa trạng ngữ thì không sao, nhưng khi nói quốc gia “hậu – độc lập” với nghĩa tính từ có gạch nối thì nó lại hoàn toàn có nghĩa khác, như là để chỉ một giai đoạn “sau giai đoạn độc lập”. Rõ ràng, tiếng Việt cũng có quy tắc diễn đạt riêng của nó mà chúng ta cần phải tuân thủ. Đặc biệt, dấu gạch nối của một từ nước ngoài hoàn toàn không nhất thiết trùng khớp với gạch nối trong tiếng Việt. Trong khi chuyển ngữ từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, trong rất nhiều trường hợp, dấu gạch nối không thể được để nguyên.
Một thuật ngữ nữa tác giả bài viết đã sử dụng là “chủ nghĩa hậu thực dân”. “Chủ nghĩa thực dân” thì ai cùng hiểu, nhưng “chủ nghĩa hậu thực dân” thì đành “bó tay chấm com”! Lại phải truy ngược sang tiếng Anh. Hoá ra trong tiếng Anh nó là “postcolonialism”, có nghĩa là “lý thuyết hay việc nghiên cứu về giai đoạn hậu thực dân/ hậu thuộc địa”. Ở đây, cần phải nhớ rằng trong nhiều tiếng châu Âu, không phải từ nào có đuôi “ism” cũng được dịch là “chủ nghĩa”. Ví dụ: “Orientalism” trong tiếng Anh là “Đông phương học” chứ không phải “chủ nghĩa Đông phương”; “multiculturalism” là “chính sách đa văn hoá” chứ không phải “chủ nghĩa đa văn hoá”; “neologism” là “từ mới” chứ không phải “chủ nghĩa từ mới”; “archaism” là “cổ ngữ, từ cổ” chứ không phải “chủ nghĩa từ cổ” v.v... Điều này nhiều người thường nhầm lẫn. Còn nếu nói “chủ nghĩa hậu thực dân” thì lại là một chuyện hoàn toàn khác mà thực tế cũng chưa có ai chỉ rõ được cái “chủ nghĩa hậu thực dân” đó là thứ chủ nghĩa gì?! Như vậy, đối với một bài viết lý luận - phê bình, yêu cầu về diễn đạt lôgic và sáng sủa là rất quan trọng. Nhiều khi giá trị của cả một bài viết bị đổ vỡ chỉ bởi một khái niệm bị dùng sai.
Tóm lại, đành rằng lý luận - phê bình thì phải dùng đến các khái niệm, thậm chí là những khái niệm mà người đọc thông thường không thể hiểu nổi. Nhưng bất luận thế nào thì các khái niệm khoa học cũng cần phải có lôgic chặt chẽ và chính xác. Với tất cả sự trân trọng dành cho những gì các bạn viết trẻ đã và đang làm, tôi thực lòng mong các bạn trẻ có ý thức hơn trong việc diễn đạt để có thể vững bước gánh vác những nhiệm vụ quan trọng của một lĩnh vực nhọc nhằn nhưng vinh quang.
(Vĩ thanh: Nhân tiện tôi có câu hỏi đặt ra là: Ở Việt Nam, một nước đã làm một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc dựa trên cơ sở của một hệ tư tưởng mácxít và đem nó thay thế cho hệ tư tưởng của chủ nghĩa thực dân, từ đó lấy một tư tưởng văn hoá mới thay thế cho tư tưởng văn hoá thực dân và được áp dụng với những thiết chế hành chính mới, thì liệu ở ta có tồn tại vấn đề hậu thực dân [hay hậu thuộc địa] trong văn hoá, giống như ở đa số các nước thuộc địa cũ ở châu Phi, châu Á và Mỹ Latin không, nơi mà sự trao trả độc lập của các nước đế quốc cho những nước thuộc địa cũ (những nước không chỉ ở phương Đông) đã để lại cả một di sản cùng những thiết chế thực dân rất sâu đậm trong đời sống văn hoá-xã hội của các quốc gia đó, ví dụ như ngôn ngữ hay bộ máy hành chính của “mẫu quốc” chẳng hạn? Ở nước ta, nếu chỉ để giải quyết số phận của văn học hải ngoại, thì câu chuyện “hậu thực dân” hay “hậu thuộc địa” liệu có thể là một vấn đề đặc trưng cho cả một nền văn học Việt Nam hiện đại không? Thậm chí ta còn có thể nói: Văn học Việt Nam hải ngoại mang đặc trưng của quá trình toàn cầu hoá hơn là của tình trạng hậu thực dân.)
VanVN.Net - Gần đây, trên báo chí xuất hiện nhiều bài lý luận - phê bình của các bạn viết trẻ. Sự tham gia của các bạn trẻ trong lĩnh vực này đã góp thêm tiếng nói đa sắc cho diễn đàn văn nghệ. Đó là một điều đáng mừng cho văn học nghệ thuật Việt Nam.
Với tuổi sung sức và năng hoạt, các bạn trẻ đã lao vào những lĩnh vực mới mẻ của lý luận, với mong muốn đem lại một dấu ấn riêng. Những lĩnh vực mới như hậu hiện đại, giải cấu trúc, lý thuyết hậu thực dân, diễn ngôn văn học, lý thuyết liên văn bản..., được các bạn trẻ đón nhận với sự nhiệt tình say mê, làm cho không khí học thuật trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Những cây bút trẻ tại các trung tâm học thuật lớn đang có sự gặp gỡ và cùng làm nên một diện mạo đặc biệt với giọng điệu rất tự tin. Có thể nói, lý luận - phê bình trẻ đang khẳng định chỗ đứng của mình và sẵn sàng kế tục các thệ đi trước để đảm trách những nhiệm vụ nặng nề của một lĩnh vực đầy khó khăn và thách thức.
Trong tinh thần đó, nhiều bài viết của các bạn trẻ cho thấy họ có tinh thần học hỏi để trang bị cho mình các kiến thức phong phú, từ đó mạnh dạn trình bày quan điểm về những vấn đề mới mẻ và không kém phần gai góc. Tất nhiên, trong bước khởi đầu của một công việc đầy nhọc nhằn và hao tổn trí lực như lý luận và phê bình, có bạn vẫn chỉ dừng lại ở việc trông cậy vào óc nhạy cảm để khen chê. Song, nhiều bạn đã tự tin áp dụng các lý thuyết để phân tích và giải mã những văn bản tác phẩm của một nhà văn cụ thể. Họ tỏ ra có óc phân tích sắc sảo, có chí hướng vận dụng các thao tác khoa học để thiết lập những mối quan hệ giữa những lập luận học thuật mới mẻ với những phán xét về giá trị của văn bản tác phẩm. Điều này không phải ai cũng làm được, kể cả những người đã có thâm niên trong nghề lý luận - phê bình. Đó là một điều đáng quý, nếu như chúng ta nhớ lại lời cảnh báo của Hoài Thanh hơn 70 năm trước đây rằng: Phê bình mà chỉ thuật lại tác phẩm rồi hạ một câu “Hay, tuyệt diệu” thì chưa đủ, nếu cứ “dài dòng kể lại câu chuyện rồi cứ trích đoạn này đến đoạn khác chỉ thêm vào một lời khen trống không, đó là công việc một người buôn sách giới thiệu sách để chiêu hàng, không phải công việc một nhà phê bình”. (Trích theo Thanh Lãng, 13 năm tranh luận văn học, Tập 1, Nxb. Văn học – Hội Nghiên cứu và Giảng dạy Văn học Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1995, tr. 147-148). Kiểu phê bình này, ngay từ thời đó cũng đã được nhà lý luận - phê bình Nguyễn Bách Khoa (tức Trương Tửu) gọi là “phê bình phù phiếm”, và về sau nhà khảo cứu Thanh Lãng ở Miền Nam thời trước Giải phóng gọi là “phê bình khen chê” hay “phê bình tán dóc”. Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Trung ở miền Nam cũng không đồng tình với lối phê bình đó và cho rằng phê bình như thế thì ai cũng làm được. Rất may, nhiều bạn phê bình trẻ đã ý thức được điều này và tỏ ra rất có bản lĩnh trong việc áp dụng các lý thuyết nghiên cứu văn học vào phê bình. Họ đã tránh được vệt bóng của không ít những nhà “phê bình phù phiếm”.
Chính vì thế, những bài viết của các tác giả trẻ đã gây được ấn tượng trên văn đàn. Họ đã có một tinh thần say mê học thuật và một thái độ cầu thị nghiêm túc, xứng đáng là những người sẽ kế tục lớp già để gánh vác nhiệm vụ thúc đẩy nền lý luận - phê bình văn học nước nhà. Đó là những tín hiệu vui cho lý luận - phê bình.
Với một lòng tự tin, nhiều bạn trẻ đã mạnh dạn đưa ra những khái niệm hết sức mới. Lòng tự tin của các bạn cao đến nỗi có bạn không ngại ngùng dịch lại cả các khái niệm cũ đã được quen dùng hàng mấy chục năm nay trong giới nghiên cứu khoa học xã hội Việt Nam. Đó là một tinh thần lao động thật đáng khen.
Nhưng cũng có những lúc các bạn làm người đọc ngạc nhiên. Bởi lẽ có bạn trẻ dùng khá nhiều khái niệm mới lạ, thậm chí khó hiểu. Tôi sợ rằng một khi không hiểu được những khái niệm mà các bạn đưa ra, thì cũng không thể hiểu được các bạn muốn nói gì? Tiếc lắm thay! Vì thế, tôi xin thành thực trao đổi đôi lời với các bạn trẻ.
Những khái niệm khó hiểu là những khái niệm mà các bạn tự đưa ra. Ví dụ có bạn trẻ dùng từ “suy niệm”. Thực tình, đọc toàn bài thì cũng có thể cố hiểu được bạn đó muốn nói gì qua từ này, nhưng nghĩ lại thì thấy liệu có cần phải dùng một khái niệm quá rắc rối cho một ý tưởng đơn giản không? Thực tế, nếu dùng từ Hán - Việt để giải nghĩa thì phải hiểu “suy niệm” là “suy nghĩ/suy luận và nhớ lại”. Như vậy thì những gì người viết định nói trong bài lại không ăn nhập với nghĩa của khái niệm này. Trong bài, người viết cũng viết nhiều câu chật ních những thuật ngữ và khái niệm mà xem ra chúng vẫn không tải được rõ nghĩa tác giả muốn nói. Tôi muốn đặt câu hỏi là liệu có cần thiết phải diễn đạt rắc rối như vậy không? Ở đây chắc không có vấn đề cao siêu đến nỗi người đọc không hiểu, mà đơn giản chỉ do lỗi diễn đạt. Đó là điều đáng tiếc. Bài viết có nhiều ý tưởng độc đáo, nhưng khó đến với độc giả chỉ vì rào cản khái niệm!
Một số bạn trẻ đã mạnh dạn sửa lại cả các thuật ngữ cũ. Ví dụ một thuật ngữ đã tồn tại ở Việt Nam không dưới 50 năm: “ý thức hệ”, hay chính xác hơn là “hệ tư tưởng”, được chuyển ngữ từ tiếng Pháp “idéologie” hay từ tiếng Nga “ideologija”, nay được các bạn dịch lại là “ý hệ”. Đây là một ý tưởng táo bạo, xuất phát từ một thực tế là từ “idée” trong tiếng Pháp không có nghĩa là “ý thức” mà chỉ là “ý, ý tưởng, ý niệm, tư tưởng”. Xem thế thì thấy việc sửa “ý thức hệ” thành “ý hệ” là hoàn toàn có căn cứ. (Nhưng không biết có phải đây là sự tiếp thu lại cách dịch của các học giả miền Nam trước Giải phóng?)
Tuy nhiên, tôi xin góp một ý rằng nếu muốn sửa từ “ý thức hệ” thì tốt nhất là nên dùng thuật ngữ “hệ tư tưởng” thay cho nó, như các dịch giả sách kinh điển ở Việt Nam vẫn dùng từ xưa đến nay, ví dụ như từ lâu họ đã dịch một cuốn sách của Mác là “Hệ tư tưởng Đức”, và hầu hết các cuốn từ điển Pháp - Việt, Anh - Việt, Nga - Việt đều dịch từ “idéologie/ ideology/ ideologija” là “hệ tư tưởng”. Cũng có cuốn từ điển đưa thêm một nghĩa nữa là “ý thức hệ”, nhưng nhìn chung, thuật ngữ “hệ tư tưởng” vẫn được giới triết học sử dụng nhiều hơn. Như thế, việc khắc phục sự thiếu chính xác của thuật ngữ “ý thức hệ” bằng cách dùng thuật ngữ “hệ tư tưởng” là hoàn toàn chính xác và không phải chịu cảnh nghịch tai khi nghe thấy từ “ý hệ”.
Có bạn trẻ khi viết về nghiên cứu hậu thực dân đã dùng một thuật ngữ khá lạ tai là “biểu thuật”, có chua từ tiếng Anh “representation(s)” [mà một trong những nghĩa của nó là “biểu thị”]. Đây cũng là một nỗ lực đáng khen của một người viết trẻ khi muốn chính xác hoá các thuật ngữ. Tôi hiểu khi dùng từ “biểu thuật”, tác giả muốn căn cứ vào đặc trưng tự sự của văn học để sử dụng thuật ngữ này: một sự biểu đạt bằng “thuật”. Tuy nhiên, liệu như vậy có làm sai lệch nghĩa của thuật ngữ không, khi mà “biểu thuật” theo nghĩa như thế thì chỉ là một khía cạnh nhỏ của “biểu thị”, trong khi tác giả lại tuyên bố rằng khi nghiên cứu các “biểu thuật” là phải “mở rộng liên hệ tới các loại hình nghệ thuật khác và các nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn khác”. Như vậy thì “biểu thị” sẽ bao hàm đủ nghĩa và chính xác hơn nhiều.
Một điều nữa cần lưu ý khi diễn đạt các khái niệm ngoại nhập: đó là phải căn cứ vào cách diễn đạt của tiếng Việt để truyền đạt nghĩa tương đương chứ không dịch máy móc từng chữ (tiếng Pháp gọi là dịch “mot à mot”). Chẳng hạn khi tác giả nói rằng “hậu thực dân” là một tính từ dùng để “ghi lại cột mốc hậu - độc lập ở một quốc gia thoát khỏi ách thống trị của thực dân”, thì người đọc phải dịch ngược sang tiếng Anh mới hiểu được. Trong tiếng Anh, người ta có thể dùng thuật ngữ “post-independence” với nghĩa diễn đạt tắt cho cách nói “post Independence Day”, tức là sau ngày đất nước giành độc lập. Nhưng khi dịch sang tiếng Việt một cách mot à mot là “quốc gia hậu - độc lập”, thì vô hình trung người đọc sẽ hiểu là quốc gia đó “đã qua thời kỳ độc lập” và lại rơi vào thời kỳ bị nô dịch hay bị chiếm làm thuộc địa. Người ta có thể nói “trước độc lập” và “sau độc lập” với nghĩa trạng ngữ thì không sao, nhưng khi nói quốc gia “hậu – độc lập” với nghĩa tính từ có gạch nối thì nó lại hoàn toàn có nghĩa khác, như là để chỉ một giai đoạn “sau giai đoạn độc lập”. Rõ ràng, tiếng Việt cũng có quy tắc diễn đạt riêng của nó mà chúng ta cần phải tuân thủ. Đặc biệt, dấu gạch nối của một từ nước ngoài hoàn toàn không nhất thiết trùng khớp với gạch nối trong tiếng Việt. Trong khi chuyển ngữ từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, trong rất nhiều trường hợp, dấu gạch nối không thể được để nguyên.
Một thuật ngữ nữa tác giả bài viết đã sử dụng là “chủ nghĩa hậu thực dân”. “Chủ nghĩa thực dân” thì ai cùng hiểu, nhưng “chủ nghĩa hậu thực dân” thì đành “bó tay chấm com”! Lại phải truy ngược sang tiếng Anh. Hoá ra trong tiếng Anh nó là “postcolonialism”, có nghĩa là “lý thuyết hay việc nghiên cứu về giai đoạn hậu thực dân/ hậu thuộc địa”. Ở đây, cần phải nhớ rằng trong nhiều tiếng châu Âu, không phải từ nào có đuôi “ism” cũng được dịch là “chủ nghĩa”. Ví dụ: “Orientalism” trong tiếng Anh là “Đông phương học” chứ không phải “chủ nghĩa Đông phương”; “multiculturalism” là “chính sách đa văn hoá” chứ không phải “chủ nghĩa đa văn hoá”; “neologism” là “từ mới” chứ không phải “chủ nghĩa từ mới”; “archaism” là “cổ ngữ, từ cổ” chứ không phải “chủ nghĩa từ cổ” v.v... Điều này nhiều người thường nhầm lẫn. Còn nếu nói “chủ nghĩa hậu thực dân” thì lại là một chuyện hoàn toàn khác mà thực tế cũng chưa có ai chỉ rõ được cái “chủ nghĩa hậu thực dân” đó là thứ chủ nghĩa gì?! Như vậy, đối với một bài viết lý luận - phê bình, yêu cầu về diễn đạt lôgic và sáng sủa là rất quan trọng. Nhiều khi giá trị của cả một bài viết bị đổ vỡ chỉ bởi một khái niệm bị dùng sai.
Tóm lại, đành rằng lý luận - phê bình thì phải dùng đến các khái niệm, thậm chí là những khái niệm mà người đọc thông thường không thể hiểu nổi. Nhưng bất luận thế nào thì các khái niệm khoa học cũng cần phải có lôgic chặt chẽ và chính xác. Với tất cả sự trân trọng dành cho những gì các bạn viết trẻ đã và đang làm, tôi thực lòng mong các bạn trẻ có ý thức hơn trong việc diễn đạt để có thể vững bước gánh vác những nhiệm vụ quan trọng của một lĩnh vực nhọc nhằn nhưng vinh quang.
(Vĩ thanh: Nhân tiện tôi có câu hỏi đặt ra là: Ở Việt Nam, một nước đã làm một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc dựa trên cơ sở của một hệ tư tưởng mácxít và đem nó thay thế cho hệ tư tưởng của chủ nghĩa thực dân, từ đó lấy một tư tưởng văn hoá mới thay thế cho tư tưởng văn hoá thực dân và được áp dụng với những thiết chế hành chính mới, thì liệu ở ta có tồn tại vấn đề hậu thực dân [hay hậu thuộc địa] trong văn hoá, giống như ở đa số các nước thuộc địa cũ ở châu Phi, châu Á và Mỹ Latin không, nơi mà sự trao trả độc lập của các nước đế quốc cho những nước thuộc địa cũ (những nước không chỉ ở phương Đông) đã để lại cả một di sản cùng những thiết chế thực dân rất sâu đậm trong đời sống văn hoá-xã hội của các quốc gia đó, ví dụ như ngôn ngữ hay bộ máy hành chính của “mẫu quốc” chẳng hạn? Ở nước ta, nếu chỉ để giải quyết số phận của văn học hải ngoại, thì câu chuyện “hậu thực dân” hay “hậu thuộc địa” liệu có thể là một vấn đề đặc trưng cho cả một nền văn học Việt Nam hiện đại không? Thậm chí ta còn có thể nói: Văn học Việt Nam hải ngoại mang đặc trưng của quá trình toàn cầu hoá hơn là của tình trạng hậu thực dân.)
VanVN.Net – Ngày 10/4/2012, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học” được tổ chức trong một ngày. Buổi sáng, hội thảo khai mạc với sự có mặt của hơn 100 đại ...
VanVN.Net - Cụ Nguyễn Khắc Niêm (1889 – 1954) đỗ Hoàng giáp năm Đinh Mùi (1907) khi tròn 18 tuổi; trẻ thứ nhì trong lịch sử khoa cử Việt Nam, sau Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Khi vua Thành Thái mời các ...
VanVN.Net – Sáng 05/4/2012, tại hội trường Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Ban Nhà văn trẻ đã có buổi chuẩn bị cho tiết mục trình diễn thơ và văn xuôi ...
VanVN.Net - Từ trước đến nay, nhiều người (trong đó có tôi) vẫn cho rằng, không kể cuốn gia phả lịch sử viết dưới dạng tiểu thuyết chương hồi Hoan châu ký (cuối thế kỷ XVII, không rõ tác giả), thì ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn