VanVN.Net - Họ là ai - thần đồng văn học nghệ thuật, để rồi sau này, trong lịch sử nhân loại được sánh vai với Wolfgang Amadeus Mozart (thần đồng âm nhạc Áo, 1756 - 1791), với John Everett Millais (thần đồng hội họa Anh, 1829 - 1896), hay chỉ là những đứa trẻ tài năng được những chuyên gia tiếp thị và PR kịp thời phát hiện?
Dẫu có năng khiếu đến đâu, nhưng từ thần đồng đến thiên tài, chỉ có cách duy nhất là sự phê bình, tự thân và tự bên ngoài. Lẽ thường, những tài năng trẻ bao bọc bởi những lời tâng bốc và sự chú ý thì dễ bị thui chột. Có thể nói, những yếu tố bẩm sinh không đủ khả năng tạo thành một chủ thể sáng tạo, và dù sớm dù muộn đứa trẻ ngày nào sẽ phải thực sự bắt tay vào làm lại từ đầu.
Một cậu bé Anh mới tám tuổi đã thu được từ những bức tranh của mình một phần tư triệu USD. Một cô bé Mỹ mười tuổi với giọng ca thiên thần thể hiện những aria kỳ diệu của nhà soạn nhạc Giacomo Puccini và album đơn ca đầu tiên đã chinh phục cả nước. Một nữ sinh Pháp mới mười lăm tuổi đã trình làng cuốn tiểu thuyết đầu tay…
Thiên thần cất lời
Jackie Evancho
Jackie Evancho đã trình diễn bài O Mio Babbino Caro trong cuộc thi Nước Mỹ tìm kiếm tài năng và lập tức trở nên nổi tiếng. Người dẫn chương trình của YouTube giới thiệu em: “Hãy chào đón một giọng ca opera mới vừa mười tuổi!”. Màn biểu diễn của cô bé đã khiến tất cả các giám khảo và khán giả thán phục, ngỡ ngàng: một giọng ca soprano tuyệt vời như thế tưởng chỉ có ở những ca sỹ điêu luyện. Tiết mục dự thi của em trên mạng hút lượng người xem kỷ lục.
Mê ca hát từ khi bảy tuổi, hễ đến nhà hát về là em thuộc ngay những khúc ca vừa nghe và hát lại khá đúng. Em chỉ luyện thanh hàng ngày tại nhà - nơi có một anh trai và hai em, một trai một gái. Năm lên chín, Jackie Evancho đã phát hành album đầu tay của riêng mình - Prelude to a Dream, trong đó có những bài đỉnh như Con Te Partiro của Francesco Sartori, Memory trong nhạc kịch Những chú mèo của Andrew Lloyd Webber, mang đậm phong cách Classical crossover, kết hợp hài hòa các yếu tố cổ điển, pop, rock và nhạc điện tử. Album này ở vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng âm nhạc cổ điển của Billboard. Ngày 16.11.2010, Columbia Records đã phát hành album thứ hai của Jackie Evancho O Holy Night. Ca sĩ nhỏ tuổi này từng được trình diễn trên sân khấu cùng với nhà sản xuất danh tiếng David Foster, được đích thân thượng nghị sỹ bang Pennsylvania mời đến trình diễn nhiều lần. Cuối năm 2010, em được biểu diễn tại Carnegie Hall, New York và là giọng ca nữ trẻ tuổi nhất từ trước đến nay có vinh dự được trình diễn tại đó.
Hai nữ sinh gây sửng sốt
Ariane Fornia
Ở nước Pháp, năm 2004, Ariane Fornia đã gây sửng sốt vì cuốn tiểu thuyết dày dặn Dieu est une femme (Chúa trời là đàn bà) xuất bản khi cô mới 14 tuổi và ngay năm sau đứng tên trên bìa cuốn La Déliaison (Thiếu chín chắn, tiểu thuyết viết chung với nhà văn, nhà địa lý, nhà kinh tế Sylvie Brunel, 2005).
Ariane Fornia sinh ngày 6.9.1989. Năm 18 tuổi, cô cho ra đời Dernière morsure (Tôi cắn, 2007), được coi như một cách dẫn lối vào khu rừng rậm - thế giới riêng của những người ở độ tuổi “bẻ gãy sừng trâu” thời hiện đại. Cuốn sách độc đáo này có phần đầu như một cẩm nang dùng để tiếp cận tuổi mới lớn, liệt kê theo trình tự ABC tất cả ý thích và nhược điểm của họ. Phần hai là chuyện một thiếu nữ buộc phải tuân theo luật chơi giả dối và khó hiểu của người lớn, vật lộn và căng thẳng thần kinh, nhưng đã thành công... Đặc biệt buồn cười là cô phải nổi cáu khi có một vị lão làng trong văn học lại khuyên cô đừng đọc gì hết, mà đối với cô, sách là cả một thế giới, đọc sách là hít thở khí trời!
Văn phong nhẹ nhàng mà kiều diễm đặc chất Pháp, chứa đầy những quan sát sinh động, khắc họa chính xác những đặc điểm, những cảm xúc và nhiều suy nghĩ hết sức người lớn. Khi sách ra đời, tác giả đã có “mười chín cây nến trên chiếc bánh mừng sinh nhật và một vài năm trong màn sương trường học, những cuộc “buôn dưa lê” trên mạng và những ước mơ lãng mạn…” nhưng vẫn không quên được những gì gây xáo động tâm hồn tuổi 17 – tiếc thay, những điều ấy chỉ nằm lại trong cái phần không nhận thức nổi của “bộ tộc người lớn”.
Carman Bramly
Gần đây, làng văn nước “Gà Trống Gaulois” lại rung động về cuốn sách Pastel Pauve (tạm dịch: Hung hung bột màu) kể chuyện cô bé Paloma yêu đương khá sớm. Tác giả của nó đang là nữ sinh 15 tuổi: Carman Bramly.
Trước ngày ra mắt tác phẩm đầu tay, cây bút trẻ đã được truyền thông châu Âu đón đường, nhấn mạnh đây là người học trong ngôi trường uy tín gắn với danh tiếng Simone de Beauvoir, từ nhỏ đã viết văn làm thơ, sáng sáng dậy từ sáu giờ và viết trong khoảng một tiếng trước khi tới trường. Cuốn truyện miêu tả những diễn biến xung quanh sự kiện một cô gái mất trinh hồi 14 tuổi đã được chính người bố của nữ tác giả mang đến nhà xuất bản. Đưa chân dung của mình in ở ngay bìa sách, Carman Bramly khẳng định nội dung trong đó không có bất cứ chi tiết nào dựa vào cuộc sống riêng của tác giả, động cơ viết cuốn sách này là nhằm tặng ca sĩ Anh gây lắm rắc rối Pete Doherty.
Ấn tượng tuổi nhi đồng
Kieron Williamson
Kieron Williamson chào đời ngày 4.8.2002 tại thị trấn Holt, Norfolk (Anh), mê vẽ từ nhỏ, song có điều lạ là trong tất cả các màu sắc, em chỉ thích dùng màu đen. Mới lên năm, khi cùng bố mẹ đi nghỉ tại Cornwall, đến một cảng vùng biển tây nam, ngắm mấy chiếc thuyền đang cập bờ, em giở bút vẽ luôn. Từ bấy đến nay, mới gần ba năm, em đã mở mấy cuộc triển lãm cá nhân. Ở triển lãm lần thứ hai (2009), trong vòng 14 phút đã bán được 16 bức, thu được 18.200 bảng Anh. Triển lãm tiếp theo (6.2010), một cặp vợ chồng người Mỹ đã cắm trại hai ngày đêm tại gallery để đón giờ mở cửa, gần 3.000 người hâm mộ từ nhiều nước trên thế giới túc trực xếp hàng đăng ký mua tranh và trong vòng 30 phút đã bán được 33 bức, thu về 150.000 bảng Anh (khoảng 235.000 USD). Ngày 6.8.2010, em cho mạng của BBC công bố trước một số bức tranh mới, dự định trưng bày trong năm 2011.
Kieron Williamson được truyền thông mệnh danh là “Monet tí hon” (danh họa Pháp Oscar Claude Monet, 1840 - 1926) vì phong cách ấn tượng.
Bên cạnh hội họa, Kieron Williamson còn chơi bóng đá, rất tự hào được coi là hậu vệ vững nhất trong đội tuyển của trường và cũng say sưa chơi video-games. Những chi tiết ấy như chỉ thêm dấm thêm ớt cho ý thích của những người sẵn lòng bỏ ra vài nghìn bảng để sở hữu một bức tranh màu nước của em. Và nếu như trong chính Kieron Williamson, sở thích vẽ tranh đối địch với sở thích đá bóng, thì trong những người mua tranh của em, sự sẵn lòng khích lệ lại đối địch với sự đầu cơ. Em vừa thích trở thành một họa sĩ sẽ đến lúc lọt mắt xanh của nhà đấu giá Bonham’s, lại vừa thích làm cầu thủ bóng đá chơi giải ngoại hạng.
Tác phẩm tuổi 15 in hơn 2 triệu bản
Christoper Paolini
Christoper Paolini chào đời ngày 17.11.1983 tại Nam California, sau chuyển đến sống tại Paradise Valley, Montana, Mỹ. Chỉ tự học tại nhà, khá chăm vào thư viện, hay viết những mẩu truyện ngắn và thơ, đã đọc hết ba nghìn cuốn sách và thuộc lòng thiên nhạc kịch đồ sộ Chiếc nhẫn của người Nibelung (gồm bốn vở cấu thành) của nhạc sĩ Đức Richard Wagner và đêm đêm đọc Seamus Heaney, nhà thơ Ireland được giải Nobel 1995. Năm 15 tuổi cậu bắt đầu viết truyện giả tưởng Eragon - tên nhân vật chính, cậu bé từng nhặt về một quả trứng kỳ lạ nở ra một con rồng cái và đặt tên cho rồng là Saphira. Eragon nhận trọng trách của kỵ sĩ rồng để cứu một vương quốc bị cai trị bởi tên bạo chúa, đồng thời tìm lại nguồn gốc của chính mình. Thoạt đầu, sách do bố mẹ tác giả tự xuất bản và phổ biến rất rộng rãi trong các trường học ở Montana. Thấy thế, nhà văn Carl Hiaasen đang nghỉ ngơi ở tiểu bang đó đã mang một cuốn về cho xuất bản gia Alfred A. Knopf, nên được ấn hành chính thức năm 2003. Ra lò, Eragon liền lọt vào danh mục những sách bán chạy trong 121 tuần không liên tiếp, được dịch in ở 37 nước với tổng ấn lượng trên 2 triệu bản, được chuyển thể thành phim truyện cùng tên (2006). Tác giả viết liền một mạch hai cuốn tiếp theo Đại ca (2005), Hỏa kiếm (2008) làm thành bộ truyện ba tập Di sản kế thừa, đến nay đã bán được khoảng 20 triệu bản. Chưa dừng lại ở đó, Christoper Paolini còn sáng tác thêm một cuốn nữa, cuốn bốn Di sản kế thừa xuất bản trong năm 2011.
Sau lưng thần đồng
Sergey Prokofiev
Thần đồng là hiện tượng không hiếm trong nghệ thuật. Nhạc sĩ Nga Sergey Prokofiev (1891 -1953) sáng tác vở opera đầu tiên khi mới chín tuổi, Bizet Georges (1838 - 1875) được nhận vào Nhạc viện Paris khi chưa đầy mười tuổi, Felix Mendelssohn (1809 - 1847) cho đến khi 14 tuổi đã sáng tác mấy chục tác phẩm nhạc thính phòng, danh họa John Everett Millais (1829-1896) vào Viện Hàn lâm Nghệ thuật Hoàng gia Anh khi 11 tuổi. Có thể liệt kê thêm hàng chục họ tên cho bản danh sách này dài hơn nữa, song, quan trọng hơn cả là không ít thần đồng đã không đến được với chúng ta. Pablo Picasso cũng được coi là thần đồng vì đến năm 15 tuổi đã lĩnh hội hoàn hảo các kỹ thuật hội họa, nhưng chính họa sĩ lại không coi mình là đứa trẻ có thiên phú đặc biệt. “Khác với âm nhạc, trong hội họa không có thần đồng. Những gì trong đứa trẻ được coi như thiên tài chỉ là thiên tài của tuổi thơ, lớn lên rồi sẽ mất đi. Một đứa trẻ sẵn năng khiếu có thể trở thành họa sĩ thực thụ, thậm chí – họa sĩ vĩ đại, nhưng để đạt được cỡ đó có lúc phải bắt tay lại từ đầu” - Lời Picasso kỳ thực có thể phổ biến trong cả giới âm nhạc (nếu không đúng với nhạc công, ca sĩ thì cũng đúng với nhạc sĩ sáng tác) và hoàn toàn chính xác với giới viết văn. Dẫu có năng khiếu đến đâu, nhưng từ thần đồng đến thiên tài, chỉ có cách duy nhất là sự phê bình, tự thân và tự bên ngoài. Lẽ thường, những tài năng trẻ bao bọc bởi những lời tâng bốc và sự chú ý thì dễ bị thui chột. Có thể nói, những yếu tố bẩm sinh không đủ khả năng tạo thành một chủ thể sáng tạo, và dù sớm dù muộn đứa trẻ ngày nào sẽ phải thực sự bắt tay vào làm lại từ đầu. Nhưng khi nào đến thời điểm cần thiết đó – chẳng phải ai cũng sẵn sàng đón bắt, và nhiều người không cả nhận ra nữa. Vấn đề còn phức tạp hơn khi thế giới ngày càng hiện đại hơn, các phương tiện kỹ thuật tối tân hơn, gây khó khăn cho tài năng vượt ngưỡng, thậm chí có người còn khuyên họ rằng việc đó chẳng cần làm.
Thời nay, nếu như bạn biểu lộ dẫu chỉ một chút tố chất thần đồng, sẽ có ngay người dắt tay bạn vào guồng. Ví dụ, sau lưng Jackie Evancho là nhạc sĩ - nhạc trưởng Tim Janis, người đã giúp em được lên biểu diễn tại sân khấu Carnegie Hall. Tương tự, người sớm nhận ra tài năng của Kieron Williamson và tổ chức triển lãm cho em là ông Adrian Hill, chủ phòng tranh Picturecraft ở Norfolk, và chính tại đó tiến hành tất cả các thương vụ về tranh của em. Ariane Fornia chỉ là bút danh của Alexandra Besson, con gái vị bộ trưởng Bộ Di trú Pháp Eric Besson. Và người mang bản thảo của Carman Bramly đến nhà xuất bản chính là cha cô - nhà văn Serge Bramly từng đoạt giải Interallié năm 2008, đang là biên tập viên sành sỏi của nhà xuất bản JC Lattès v.v... Cái cơ cấu tổ chức cần thiết đó có tác dụng thiết lập trật tự, đồng thời chỉ hướng cho người sành điệu và công chúng chú mục vào đâu để mang về lợi nhuận.
Trong cuộc sống đều đều đơn điệu, người ta quý nhất là cái mới, sự lạ, và một cô bé biết ca Puccini không thua một diva opera hẳn sẽ hút được chú ý của khán thính giả, bởi vì ca sĩ có tài nghệ và chiều sâu ít nhất cũng đếm được trên vài ngón tay, nhưng bé con như thế thì chỉ có một. Và trong văn học Pháp, viết được Buồn ơi, chào mi phải là Franoise Sagan, nhưng khi đó tác giả đã 18 tuổi, còn chuyện yêu đương của Paloma ra đời khi tác giả mới chớm 15... Bất cứ một đại diện thường thường bậc trung nào của văn hóa đại chúng cũng biết tận dụng cơ hội ấy.
Nhưng, trong cách tung hê máy móc, thần đồng cũng gặp một hệ lụy đáng báo động. Bởi lẽ nếu đã là con người trải cảm xúc ra từng centimet, khó mà không quan tâm chuyện mình đã làm, đã vẽ, đã soạn, đã viết như thế nào - mà tác phẩm nghệ thuật không phải là sản phẩm hàng loạt. Trong những trường hợp cá biệt, nếu không biết chiều ý đối tượng hưởng thụ thì làm sao đến được người tiêu dùng?
(Nguồn: daibieunhandan.vn)
VanVN.Net - Họ là ai - thần đồng văn học nghệ thuật, để rồi sau này, trong lịch sử nhân loại được sánh vai với Wolfgang Amadeus Mozart (thần đồng âm nhạc Áo, 1756 - 1791), với John Everett Millais (thần đồng hội họa Anh, 1829 - 1896), hay chỉ là những đứa trẻ tài năng được những chuyên gia tiếp thị và PR kịp thời phát hiện?
Dẫu có năng khiếu đến đâu, nhưng từ thần đồng đến thiên tài, chỉ có cách duy nhất là sự phê bình, tự thân và tự bên ngoài. Lẽ thường, những tài năng trẻ bao bọc bởi những lời tâng bốc và sự chú ý thì dễ bị thui chột. Có thể nói, những yếu tố bẩm sinh không đủ khả năng tạo thành một chủ thể sáng tạo, và dù sớm dù muộn đứa trẻ ngày nào sẽ phải thực sự bắt tay vào làm lại từ đầu.
Một cậu bé Anh mới tám tuổi đã thu được từ những bức tranh của mình một phần tư triệu USD. Một cô bé Mỹ mười tuổi với giọng ca thiên thần thể hiện những aria kỳ diệu của nhà soạn nhạc Giacomo Puccini và album đơn ca đầu tiên đã chinh phục cả nước. Một nữ sinh Pháp mới mười lăm tuổi đã trình làng cuốn tiểu thuyết đầu tay…
Thiên thần cất lời
Jackie Evancho
Jackie Evancho đã trình diễn bài O Mio Babbino Caro trong cuộc thi Nước Mỹ tìm kiếm tài năng và lập tức trở nên nổi tiếng. Người dẫn chương trình của YouTube giới thiệu em: “Hãy chào đón một giọng ca opera mới vừa mười tuổi!”. Màn biểu diễn của cô bé đã khiến tất cả các giám khảo và khán giả thán phục, ngỡ ngàng: một giọng ca soprano tuyệt vời như thế tưởng chỉ có ở những ca sỹ điêu luyện. Tiết mục dự thi của em trên mạng hút lượng người xem kỷ lục.
Mê ca hát từ khi bảy tuổi, hễ đến nhà hát về là em thuộc ngay những khúc ca vừa nghe và hát lại khá đúng. Em chỉ luyện thanh hàng ngày tại nhà - nơi có một anh trai và hai em, một trai một gái. Năm lên chín, Jackie Evancho đã phát hành album đầu tay của riêng mình - Prelude to a Dream, trong đó có những bài đỉnh như Con Te Partiro của Francesco Sartori, Memory trong nhạc kịch Những chú mèo của Andrew Lloyd Webber, mang đậm phong cách Classical crossover, kết hợp hài hòa các yếu tố cổ điển, pop, rock và nhạc điện tử. Album này ở vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng âm nhạc cổ điển của Billboard. Ngày 16.11.2010, Columbia Records đã phát hành album thứ hai của Jackie Evancho O Holy Night. Ca sĩ nhỏ tuổi này từng được trình diễn trên sân khấu cùng với nhà sản xuất danh tiếng David Foster, được đích thân thượng nghị sỹ bang Pennsylvania mời đến trình diễn nhiều lần. Cuối năm 2010, em được biểu diễn tại Carnegie Hall, New York và là giọng ca nữ trẻ tuổi nhất từ trước đến nay có vinh dự được trình diễn tại đó.
Hai nữ sinh gây sửng sốt
Ariane Fornia
Ở nước Pháp, năm 2004, Ariane Fornia đã gây sửng sốt vì cuốn tiểu thuyết dày dặn Dieu est une femme (Chúa trời là đàn bà) xuất bản khi cô mới 14 tuổi và ngay năm sau đứng tên trên bìa cuốn La Déliaison (Thiếu chín chắn, tiểu thuyết viết chung với nhà văn, nhà địa lý, nhà kinh tế Sylvie Brunel, 2005).
Ariane Fornia sinh ngày 6.9.1989. Năm 18 tuổi, cô cho ra đời Dernière morsure (Tôi cắn, 2007), được coi như một cách dẫn lối vào khu rừng rậm - thế giới riêng của những người ở độ tuổi “bẻ gãy sừng trâu” thời hiện đại. Cuốn sách độc đáo này có phần đầu như một cẩm nang dùng để tiếp cận tuổi mới lớn, liệt kê theo trình tự ABC tất cả ý thích và nhược điểm của họ. Phần hai là chuyện một thiếu nữ buộc phải tuân theo luật chơi giả dối và khó hiểu của người lớn, vật lộn và căng thẳng thần kinh, nhưng đã thành công... Đặc biệt buồn cười là cô phải nổi cáu khi có một vị lão làng trong văn học lại khuyên cô đừng đọc gì hết, mà đối với cô, sách là cả một thế giới, đọc sách là hít thở khí trời!
Văn phong nhẹ nhàng mà kiều diễm đặc chất Pháp, chứa đầy những quan sát sinh động, khắc họa chính xác những đặc điểm, những cảm xúc và nhiều suy nghĩ hết sức người lớn. Khi sách ra đời, tác giả đã có “mười chín cây nến trên chiếc bánh mừng sinh nhật và một vài năm trong màn sương trường học, những cuộc “buôn dưa lê” trên mạng và những ước mơ lãng mạn…” nhưng vẫn không quên được những gì gây xáo động tâm hồn tuổi 17 – tiếc thay, những điều ấy chỉ nằm lại trong cái phần không nhận thức nổi của “bộ tộc người lớn”.
Carman Bramly
Gần đây, làng văn nước “Gà Trống Gaulois” lại rung động về cuốn sách Pastel Pauve (tạm dịch: Hung hung bột màu) kể chuyện cô bé Paloma yêu đương khá sớm. Tác giả của nó đang là nữ sinh 15 tuổi: Carman Bramly.
Trước ngày ra mắt tác phẩm đầu tay, cây bút trẻ đã được truyền thông châu Âu đón đường, nhấn mạnh đây là người học trong ngôi trường uy tín gắn với danh tiếng Simone de Beauvoir, từ nhỏ đã viết văn làm thơ, sáng sáng dậy từ sáu giờ và viết trong khoảng một tiếng trước khi tới trường. Cuốn truyện miêu tả những diễn biến xung quanh sự kiện một cô gái mất trinh hồi 14 tuổi đã được chính người bố của nữ tác giả mang đến nhà xuất bản. Đưa chân dung của mình in ở ngay bìa sách, Carman Bramly khẳng định nội dung trong đó không có bất cứ chi tiết nào dựa vào cuộc sống riêng của tác giả, động cơ viết cuốn sách này là nhằm tặng ca sĩ Anh gây lắm rắc rối Pete Doherty.
Ấn tượng tuổi nhi đồng
Kieron Williamson
Kieron Williamson chào đời ngày 4.8.2002 tại thị trấn Holt, Norfolk (Anh), mê vẽ từ nhỏ, song có điều lạ là trong tất cả các màu sắc, em chỉ thích dùng màu đen. Mới lên năm, khi cùng bố mẹ đi nghỉ tại Cornwall, đến một cảng vùng biển tây nam, ngắm mấy chiếc thuyền đang cập bờ, em giở bút vẽ luôn. Từ bấy đến nay, mới gần ba năm, em đã mở mấy cuộc triển lãm cá nhân. Ở triển lãm lần thứ hai (2009), trong vòng 14 phút đã bán được 16 bức, thu được 18.200 bảng Anh. Triển lãm tiếp theo (6.2010), một cặp vợ chồng người Mỹ đã cắm trại hai ngày đêm tại gallery để đón giờ mở cửa, gần 3.000 người hâm mộ từ nhiều nước trên thế giới túc trực xếp hàng đăng ký mua tranh và trong vòng 30 phút đã bán được 33 bức, thu về 150.000 bảng Anh (khoảng 235.000 USD). Ngày 6.8.2010, em cho mạng của BBC công bố trước một số bức tranh mới, dự định trưng bày trong năm 2011.
Kieron Williamson được truyền thông mệnh danh là “Monet tí hon” (danh họa Pháp Oscar Claude Monet, 1840 - 1926) vì phong cách ấn tượng.
Bên cạnh hội họa, Kieron Williamson còn chơi bóng đá, rất tự hào được coi là hậu vệ vững nhất trong đội tuyển của trường và cũng say sưa chơi video-games. Những chi tiết ấy như chỉ thêm dấm thêm ớt cho ý thích của những người sẵn lòng bỏ ra vài nghìn bảng để sở hữu một bức tranh màu nước của em. Và nếu như trong chính Kieron Williamson, sở thích vẽ tranh đối địch với sở thích đá bóng, thì trong những người mua tranh của em, sự sẵn lòng khích lệ lại đối địch với sự đầu cơ. Em vừa thích trở thành một họa sĩ sẽ đến lúc lọt mắt xanh của nhà đấu giá Bonham’s, lại vừa thích làm cầu thủ bóng đá chơi giải ngoại hạng.
Tác phẩm tuổi 15 in hơn 2 triệu bản
Christoper Paolini
Christoper Paolini chào đời ngày 17.11.1983 tại Nam California, sau chuyển đến sống tại Paradise Valley, Montana, Mỹ. Chỉ tự học tại nhà, khá chăm vào thư viện, hay viết những mẩu truyện ngắn và thơ, đã đọc hết ba nghìn cuốn sách và thuộc lòng thiên nhạc kịch đồ sộ Chiếc nhẫn của người Nibelung (gồm bốn vở cấu thành) của nhạc sĩ Đức Richard Wagner và đêm đêm đọc Seamus Heaney, nhà thơ Ireland được giải Nobel 1995. Năm 15 tuổi cậu bắt đầu viết truyện giả tưởng Eragon - tên nhân vật chính, cậu bé từng nhặt về một quả trứng kỳ lạ nở ra một con rồng cái và đặt tên cho rồng là Saphira. Eragon nhận trọng trách của kỵ sĩ rồng để cứu một vương quốc bị cai trị bởi tên bạo chúa, đồng thời tìm lại nguồn gốc của chính mình. Thoạt đầu, sách do bố mẹ tác giả tự xuất bản và phổ biến rất rộng rãi trong các trường học ở Montana. Thấy thế, nhà văn Carl Hiaasen đang nghỉ ngơi ở tiểu bang đó đã mang một cuốn về cho xuất bản gia Alfred A. Knopf, nên được ấn hành chính thức năm 2003. Ra lò, Eragon liền lọt vào danh mục những sách bán chạy trong 121 tuần không liên tiếp, được dịch in ở 37 nước với tổng ấn lượng trên 2 triệu bản, được chuyển thể thành phim truyện cùng tên (2006). Tác giả viết liền một mạch hai cuốn tiếp theo Đại ca (2005), Hỏa kiếm (2008) làm thành bộ truyện ba tập Di sản kế thừa, đến nay đã bán được khoảng 20 triệu bản. Chưa dừng lại ở đó, Christoper Paolini còn sáng tác thêm một cuốn nữa, cuốn bốn Di sản kế thừa xuất bản trong năm 2011.
Sau lưng thần đồng
Sergey Prokofiev
Thần đồng là hiện tượng không hiếm trong nghệ thuật. Nhạc sĩ Nga Sergey Prokofiev (1891 -1953) sáng tác vở opera đầu tiên khi mới chín tuổi, Bizet Georges (1838 - 1875) được nhận vào Nhạc viện Paris khi chưa đầy mười tuổi, Felix Mendelssohn (1809 - 1847) cho đến khi 14 tuổi đã sáng tác mấy chục tác phẩm nhạc thính phòng, danh họa John Everett Millais (1829-1896) vào Viện Hàn lâm Nghệ thuật Hoàng gia Anh khi 11 tuổi. Có thể liệt kê thêm hàng chục họ tên cho bản danh sách này dài hơn nữa, song, quan trọng hơn cả là không ít thần đồng đã không đến được với chúng ta. Pablo Picasso cũng được coi là thần đồng vì đến năm 15 tuổi đã lĩnh hội hoàn hảo các kỹ thuật hội họa, nhưng chính họa sĩ lại không coi mình là đứa trẻ có thiên phú đặc biệt. “Khác với âm nhạc, trong hội họa không có thần đồng. Những gì trong đứa trẻ được coi như thiên tài chỉ là thiên tài của tuổi thơ, lớn lên rồi sẽ mất đi. Một đứa trẻ sẵn năng khiếu có thể trở thành họa sĩ thực thụ, thậm chí – họa sĩ vĩ đại, nhưng để đạt được cỡ đó có lúc phải bắt tay lại từ đầu” - Lời Picasso kỳ thực có thể phổ biến trong cả giới âm nhạc (nếu không đúng với nhạc công, ca sĩ thì cũng đúng với nhạc sĩ sáng tác) và hoàn toàn chính xác với giới viết văn. Dẫu có năng khiếu đến đâu, nhưng từ thần đồng đến thiên tài, chỉ có cách duy nhất là sự phê bình, tự thân và tự bên ngoài. Lẽ thường, những tài năng trẻ bao bọc bởi những lời tâng bốc và sự chú ý thì dễ bị thui chột. Có thể nói, những yếu tố bẩm sinh không đủ khả năng tạo thành một chủ thể sáng tạo, và dù sớm dù muộn đứa trẻ ngày nào sẽ phải thực sự bắt tay vào làm lại từ đầu. Nhưng khi nào đến thời điểm cần thiết đó – chẳng phải ai cũng sẵn sàng đón bắt, và nhiều người không cả nhận ra nữa. Vấn đề còn phức tạp hơn khi thế giới ngày càng hiện đại hơn, các phương tiện kỹ thuật tối tân hơn, gây khó khăn cho tài năng vượt ngưỡng, thậm chí có người còn khuyên họ rằng việc đó chẳng cần làm.
Thời nay, nếu như bạn biểu lộ dẫu chỉ một chút tố chất thần đồng, sẽ có ngay người dắt tay bạn vào guồng. Ví dụ, sau lưng Jackie Evancho là nhạc sĩ - nhạc trưởng Tim Janis, người đã giúp em được lên biểu diễn tại sân khấu Carnegie Hall. Tương tự, người sớm nhận ra tài năng của Kieron Williamson và tổ chức triển lãm cho em là ông Adrian Hill, chủ phòng tranh Picturecraft ở Norfolk, và chính tại đó tiến hành tất cả các thương vụ về tranh của em. Ariane Fornia chỉ là bút danh của Alexandra Besson, con gái vị bộ trưởng Bộ Di trú Pháp Eric Besson. Và người mang bản thảo của Carman Bramly đến nhà xuất bản chính là cha cô - nhà văn Serge Bramly từng đoạt giải Interallié năm 2008, đang là biên tập viên sành sỏi của nhà xuất bản JC Lattès v.v... Cái cơ cấu tổ chức cần thiết đó có tác dụng thiết lập trật tự, đồng thời chỉ hướng cho người sành điệu và công chúng chú mục vào đâu để mang về lợi nhuận.
Trong cuộc sống đều đều đơn điệu, người ta quý nhất là cái mới, sự lạ, và một cô bé biết ca Puccini không thua một diva opera hẳn sẽ hút được chú ý của khán thính giả, bởi vì ca sĩ có tài nghệ và chiều sâu ít nhất cũng đếm được trên vài ngón tay, nhưng bé con như thế thì chỉ có một. Và trong văn học Pháp, viết được Buồn ơi, chào mi phải là Franoise Sagan, nhưng khi đó tác giả đã 18 tuổi, còn chuyện yêu đương của Paloma ra đời khi tác giả mới chớm 15... Bất cứ một đại diện thường thường bậc trung nào của văn hóa đại chúng cũng biết tận dụng cơ hội ấy.
Nhưng, trong cách tung hê máy móc, thần đồng cũng gặp một hệ lụy đáng báo động. Bởi lẽ nếu đã là con người trải cảm xúc ra từng centimet, khó mà không quan tâm chuyện mình đã làm, đã vẽ, đã soạn, đã viết như thế nào - mà tác phẩm nghệ thuật không phải là sản phẩm hàng loạt. Trong những trường hợp cá biệt, nếu không biết chiều ý đối tượng hưởng thụ thì làm sao đến được người tiêu dùng?
(Nguồn: daibieunhandan.vn)
VanVN.Net – Ngày 10/4/2012, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học” được tổ chức trong một ngày. Buổi sáng, hội thảo khai mạc với sự có mặt của hơn 100 đại ...
VanVN.Net - Cụ Nguyễn Khắc Niêm (1889 – 1954) đỗ Hoàng giáp năm Đinh Mùi (1907) khi tròn 18 tuổi; trẻ thứ nhì trong lịch sử khoa cử Việt Nam, sau Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Khi vua Thành Thái mời các ...
VanVN.Net – Sáng 05/4/2012, tại hội trường Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Ban Nhà văn trẻ đã có buổi chuẩn bị cho tiết mục trình diễn thơ và văn xuôi ...
VanVN.Net - Từ trước đến nay, nhiều người (trong đó có tôi) vẫn cho rằng, không kể cuốn gia phả lịch sử viết dưới dạng tiểu thuyết chương hồi Hoan châu ký (cuối thế kỷ XVII, không rõ tác giả), thì ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn