VanVN.Net - Nhân dịp chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 và thực hiện chương trình tôn vinh tưởng niệm các nhà văn tròn 100 năm sinh trong năm 2013, sáng ngày 18 tháng 11 năm 2013, tại Trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam số 9 Nguyễn Đình Chiểu – Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam cùng gia đình đã tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm sinh giáo sư, nhà văn Trương Tửu. Tới dự lễ kỉ niệm có nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch UBTQ Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đông đảo các văn nghệ sĩ, đại diện gia đình nhà văn Trương Tửu, đặc biệt là các giáo sư, thầy giáo từng là học trò của giáo sư, nhà văn Trương Tửu.
Giáo sư, nhà văn Trương Tửu
Nhà văn Trương Tửu sinh ra trong một gia đình thị dân nghèo, đông con tại làng Phú Viên, xã Bồ Đề, tỉnh Bắc Ninh (nay là phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội). Trương Tửu có một tuổi trẻ khát khao sôi động dân chủ, ghét bất công mà hô hào bãi khóa. Khi còn là một học sinh phổ thông, ông đã nhiều lần bị đuổi học vì tham gia biểu tình đòi chính quyền thực dân thả Phạm Tất Đắc, tác giả Chiêu hồn nước, tham gia để tang Phan Chu Trinh, tham gia đòi nhà trường bỏ các môn học lí thuyết về kĩ thuật.
Sau Cách mạng tháng 8-1945 TrươngTửu tham gia nhóm Văn hóa cứu quốc ở Hà Nội. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ Trương Tửu đã tham gia kháng chiến, năm 1948 tham gia Đoàn văn nghệ kháng chiến Liên khu 4 và làm Đồng bí thư với Nhà văn Đặng Thai Mai, tại Chi Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở khu Bốn, trực tiếp giảng dạy 3 lớp bồi dưỡng Văn nghệ sĩ kháng chiến tại Quần Tín. Từ những lớp bồi dưỡng này đã xuất hiện những văn nghệ sĩ nổi tiếng sau này như Hoàng Trung Thông, Bùi Hiển, Nguyễn Khải, Vũ Tú Nam, Hoàng Minh Châu…
Hòa bình lập lại ông trở về Hà Nội tham gia giảng dạy tại trường Đại học Tổng hợp và nhiều trường đại học khác, trở thành một trong những giáo sư đầu ngành, một nhà nghiên cứu văn học có nhiều thành tựu. Trương Tửu là một hiện tượng, một cá tính trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn cho đến nay vẫn còn không ít những tranh cãi nhưng tựu chung, những gì ông để lại cho hậu thế đều rất đáng trân trọng.
Các nhà văn, đại biểu và gia đình nhà văn Trương Tửu làm lễ dâng hương tưởng nhớ GS, nhà văn Trương Tửu
Nhà thơ Hữu Thỉnh và các nhà văn, nhà giáo Phong Lê, Nguyễn Đình Chú, Nguyễn Văn Hoàn, Nguyễn Hữu Sơn đã phát biểu ý kiến, điểm lại những hoạt động sáng tác, khảo cứu, giảng dạy của nhà văn, nhà giáo Trương Tửu trong các thời kỳ. Những hoạt động đó chịu ảnh hưởng về tinh thần và tư tưởng của cao trào cách mạng thông qua diễn đàn báo chí của những người cộng sản. Đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của các cao trào học thuật phương Tây. Theo đó, tiến trình học thuật của Trương Tửu cũng trải qua những bước tự điều chỉnh. Với tinh thần gạn đụng khơi trong, kế thừa và chọn lọc, những gì thực sự là chân giá trị, chúng ta ghi nhận, những gì còn hạn chế, đã bị thời gian vượt qua thì cứ để thời gian làm công việc của nó. Các ý kiến cho rằng, trước sự kiện Unesco quyết định tôn vinh thi hào Nguyễn Du là danh nhân văn hoá thế giới nhân dịp kỷ niệm 250 năm sinh của ông, chúng ta không thể không nhắc đến Trương Tửu với ba công trình nghiên cứu về Truyện Kiều. Ba tác phẩm được viết vào thời kỳ khác nhau, nhưng càng về sau thì tác giả đã tự thay đổi để làm rõ giá trị tư tưởng, nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều.
Giáo sư Nguyễn Đình Chú, Nguyễn Văn Hoàn đã nhắc lại những kỷ niệm cảm động trong những năm được học tập, được sự giảng dạy và dìu dắt của giáo sư Trương Tửu. Ngoài hoạt động văn hoá, văn học, giáo sư Trương Tửu còn để nhiều năm nghiên cứu và thực hành y học, được nhiều người đánh giá cao.
Toàn cảnh buổi Lễ kỷ niệm 100 năm sinh Giáo sư, nhà văn Trương Tửu
Cuối buổi lễ, ông Trương Quốc Tùng con trai nhà văn, nhà giáo Trương Tửu đã thay mặt gia đình nói lời cảm ơn Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức buổi lễ trọng thị, ấm cúng này; Cảm ơn các nhà văn, nhà giáo, các học trò cũ của cố nhà văn, nhà giáo Trương Tửu đã tới dự và có những bài phát biểu chân tình, công tâm về những đóng góp của nhà văn nhà giáo Trương Tửu đối với nền văn hoá, văn học nước nhà.
Thế hệ hôm nay và mai sau sẽ luôn ghi nhận những đóng góp của giáo sư nhà văn Trương Tửu. Thời gian sẽ là liều thuốc hữu hiệu nhất để cuộc đời và sự nghiệp của ông ngày càng sáng tỏ.
Các nhà thơ, nhà văn chụp ảnh lưu niệm cùng với gia đình nhà văn Trương Tửu
VanVN.Net - Nhân dịp chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 và thực hiện chương trình tôn vinh tưởng niệm các nhà văn tròn 100 năm sinh trong năm 2013, sáng ngày 18 tháng 11 năm 2013, tại Trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam số 9 Nguyễn Đình Chiểu – Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam cùng gia đình đã tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm sinh giáo sư, nhà văn Trương Tửu. Tới dự lễ kỉ niệm có nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch UBTQ Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đông đảo các văn nghệ sĩ, đại diện gia đình nhà văn Trương Tửu, đặc biệt là các giáo sư, thầy giáo từng là học trò của giáo sư, nhà văn Trương Tửu.
Giáo sư, nhà văn Trương Tửu
Nhà văn Trương Tửu sinh ra trong một gia đình thị dân nghèo, đông con tại làng Phú Viên, xã Bồ Đề, tỉnh Bắc Ninh (nay là phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội). Trương Tửu có một tuổi trẻ khát khao sôi động dân chủ, ghét bất công mà hô hào bãi khóa. Khi còn là một học sinh phổ thông, ông đã nhiều lần bị đuổi học vì tham gia biểu tình đòi chính quyền thực dân thả Phạm Tất Đắc, tác giả Chiêu hồn nước, tham gia để tang Phan Chu Trinh, tham gia đòi nhà trường bỏ các môn học lí thuyết về kĩ thuật.
Sau Cách mạng tháng 8-1945 TrươngTửu tham gia nhóm Văn hóa cứu quốc ở Hà Nội. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ Trương Tửu đã tham gia kháng chiến, năm 1948 tham gia Đoàn văn nghệ kháng chiến Liên khu 4 và làm Đồng bí thư với Nhà văn Đặng Thai Mai, tại Chi Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở khu Bốn, trực tiếp giảng dạy 3 lớp bồi dưỡng Văn nghệ sĩ kháng chiến tại Quần Tín. Từ những lớp bồi dưỡng này đã xuất hiện những văn nghệ sĩ nổi tiếng sau này như Hoàng Trung Thông, Bùi Hiển, Nguyễn Khải, Vũ Tú Nam, Hoàng Minh Châu…
Hòa bình lập lại ông trở về Hà Nội tham gia giảng dạy tại trường Đại học Tổng hợp và nhiều trường đại học khác, trở thành một trong những giáo sư đầu ngành, một nhà nghiên cứu văn học có nhiều thành tựu. Trương Tửu là một hiện tượng, một cá tính trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn cho đến nay vẫn còn không ít những tranh cãi nhưng tựu chung, những gì ông để lại cho hậu thế đều rất đáng trân trọng.
Các nhà văn, đại biểu và gia đình nhà văn Trương Tửu làm lễ dâng hương tưởng nhớ GS, nhà văn Trương Tửu
Nhà thơ Hữu Thỉnh và các nhà văn, nhà giáo Phong Lê, Nguyễn Đình Chú, Nguyễn Văn Hoàn, Nguyễn Hữu Sơn đã phát biểu ý kiến, điểm lại những hoạt động sáng tác, khảo cứu, giảng dạy của nhà văn, nhà giáo Trương Tửu trong các thời kỳ. Những hoạt động đó chịu ảnh hưởng về tinh thần và tư tưởng của cao trào cách mạng thông qua diễn đàn báo chí của những người cộng sản. Đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của các cao trào học thuật phương Tây. Theo đó, tiến trình học thuật của Trương Tửu cũng trải qua những bước tự điều chỉnh. Với tinh thần gạn đụng khơi trong, kế thừa và chọn lọc, những gì thực sự là chân giá trị, chúng ta ghi nhận, những gì còn hạn chế, đã bị thời gian vượt qua thì cứ để thời gian làm công việc của nó. Các ý kiến cho rằng, trước sự kiện Unesco quyết định tôn vinh thi hào Nguyễn Du là danh nhân văn hoá thế giới nhân dịp kỷ niệm 250 năm sinh của ông, chúng ta không thể không nhắc đến Trương Tửu với ba công trình nghiên cứu về Truyện Kiều. Ba tác phẩm được viết vào thời kỳ khác nhau, nhưng càng về sau thì tác giả đã tự thay đổi để làm rõ giá trị tư tưởng, nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều.
Giáo sư Nguyễn Đình Chú, Nguyễn Văn Hoàn đã nhắc lại những kỷ niệm cảm động trong những năm được học tập, được sự giảng dạy và dìu dắt của giáo sư Trương Tửu. Ngoài hoạt động văn hoá, văn học, giáo sư Trương Tửu còn để nhiều năm nghiên cứu và thực hành y học, được nhiều người đánh giá cao.
Toàn cảnh buổi Lễ kỷ niệm 100 năm sinh Giáo sư, nhà văn Trương Tửu
Cuối buổi lễ, ông Trương Quốc Tùng con trai nhà văn, nhà giáo Trương Tửu đã thay mặt gia đình nói lời cảm ơn Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức buổi lễ trọng thị, ấm cúng này; Cảm ơn các nhà văn, nhà giáo, các học trò cũ của cố nhà văn, nhà giáo Trương Tửu đã tới dự và có những bài phát biểu chân tình, công tâm về những đóng góp của nhà văn nhà giáo Trương Tửu đối với nền văn hoá, văn học nước nhà.
Thế hệ hôm nay và mai sau sẽ luôn ghi nhận những đóng góp của giáo sư nhà văn Trương Tửu. Thời gian sẽ là liều thuốc hữu hiệu nhất để cuộc đời và sự nghiệp của ông ngày càng sáng tỏ.
Các nhà thơ, nhà văn chụp ảnh lưu niệm cùng với gia đình nhà văn Trương Tửu
VanVN.Net - Sáng ngày 7/12/2013, tại trung tâm văn hóa 3-2 tỉnh Nam Định đã diễn ra Lễ kỷ niệm 95 năm sinh nhà thơ Nguyễn Bính (1918-2013). Lễ kỷ niệm do UBND tỉnh Nam Định và gia đình nhà thơ ...
VanVN.Net - Dường như cả cuộc đời ông muốn níu lại bất kỳ ai trên thế gian này để nhắn gửi. Có ai cưỡi ngựa về Kinh bắc…? Câu thơ giản dị mà giằu biểu tượng là thế của thi sỹ ...
VanVN.Net – Sáng 20/12/2013, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội), Lễ kỷ niệm 100 năm sinh nhà văn Vũ Bằng được tổ chức trong bầu không khí ấm áp ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn