VanVN.Net – Sáng 25/11/2013, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm sinh nhà thơ Đoàn Văn Cừ tại trụ sở Hội (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội). Đến dự lễ kỷ niệm có các nhà văn, nhà thơ Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam: nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch Hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Phó Chủ tịch Hội; đại diện các ban chuyên ngành và hội đồng thơ của Hội Nhà văn. Đại điện Ban Tuyên giáo Trung ương: TS. Lê Thị Bích Hồng – Vụ phó Vụ Văn hóa Văn nghệ; đại diện quê hương Nam Định: đồng chí Đào Thị Kim Oanh – Phó Trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh Nam Định; NSƯT Đào Quang – Chủ tịch Hội VHNT Nam Định; các nghệ sỹ đến từ tỉnh Nam Định; con, cháu, chắt của nhà thơ Đoàn Văn Cừ đang sống, làm việc tại HN, Nam Định và các tỉnh, thành phố lân cận.
Nhà thơ Đoàn Văn Cừ sinh ngày 25/3/1913 ở thôn Đô Đò, xã Nam Lợi, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định trong một gia đình nông dân. Trước Cách mạng tháng Tám, Đoàn Văn Cừ dạy học, ông đã tham gia phong trào công nhân Nhà máy sợi Nam Định năm 1936. Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia Hội đồng Nhân dân tỉnh Nam Định (1946). Từ 1971, ông là Ủy viên Ban chấp hành Hội Văn nghệ Hà Nam Ninh (gồm ba tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình), hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông mất ngày 27/6/2004. Ông còn có các bút danh khác: Kẻ Sỹ, Cư sỹ Nam Hà, Cư Sỹ Sông Ngọc; ngoài thơ ông có sáng tác văn xuôi. Nhà thơ Đoàn Văn Cừ được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật đợt I (năm 2001).
Sau lễ thắp hương và dành một phút tưởng nhớ nhà thơ Đoàn Văn Cừ, nhà thơ Hữu Thỉnh thay mặt Ban châp hành Hội Nhà văn Việt Nam phát biểu khai mạc: “…Nhà thơ Đoàn Văn Cừ có nhiều đóng góp, cống hiến to lớn đối với nền văn học Việt Nam. Di sản của Đoàn Văn Cừ để lại là những bài học quý báu cho các thế hệ nhà văn, nhà thơ lớp sau, tư tưởng của ông vẫn luôn mới cho đến ngày hôm nay. Đoàn Văn Cừ là nhà thơ, nhà giáo, chiến sỹ cách mạng. Nhân cách Đoàn Văn Cừ thể hiện với cách mạng, với nhân dân, với đất nước và các thế hệ nhà văn Việt Nam rất cao quý. Ông đã được trao tặng giải Nhà nước ngay đợt đầu tiên (năm 2001). Hội Nhà văn Việt Nam dành một khu trưng bày trang trọng tôn vinh nhà thơ Đoàn Văn Cừ tại bảo tàng Văn học Việt Nam. Trong buổi lễ kỷ niệm thiêng liêng này, thay mặt các hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, tôi xin trân trọng gửi tới nhà thơ tiền bối Đoàn Văn Cừ lòng ngưỡng mộ trước tài năng và nhân cách của ông.”
PGS. TS. Lý Hoài Thu
Tiếp đó, các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình trình bày những ý kiến đánh giá toàn bộ cuộc đời và sáng tác của nhà thơ Đoàn Văn Cừ: nhà thơ Vũ Quần Phương đọc tham luận “Đoàn Văn Cừ - người lưu giữ hồn quê”; nhà thơ Hồng Diệu với bài “Ấn tượng về người và thơ Đoàn Văn Cừ”; GS. Phong Lê nêu nhận định trong bài viết “Đoàn Văn Cừ với hội xuân và những phiên chợ tết”: Đoàn Văn Cừ được Hoài Thanh (trong cuốn “Thi nhân Việt Nam”) khu biệt ra là nhà thơ của thành Nam (Nam Định), ông là người lưu giữ hồn Việt qua hội xuân và những phiên chợ Tết. PGS. TS. Lý Hoài Thu có những phát hiện mới về thơ Đoàn Văn Cừ trong bài “Ấn tượng thị giác từ “Thôn ca” của Đoàn Văn Cừ”: “Thôn ca” (1944) của Đoàn Văn Cừ là bức tranh thơ sống động về con người và cảnh vật của không gian văn hóa Sơn Nam – Bắc Bộ. Có thể thấy, với “Thôn ca” một lần nữa cảnh và người xứ Bắc, đã được thị giác hóa bởi một lối viết đặc biệt nhạy cảm trước sắc màu hình ảnh, một thứ thơ rất gần với hội họa, mang tính họa. Hơn nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày tập thơ ra đời, “Thôn ca” đã lưu giữ được rất nhiều giá trị văn hóa truyền thống và cái “nhịp nhàng” của đời sống dân quê thời xưa. Chính vì vậy, trên thi đàn dân tộc nửa đầu thế kỷ XX, “Thôn ca” có một vị trí không thể thay thế và nhà thơ Đoàn Văn Cừ vẫn mãi là một gương mặt độc đáo của phong trào Thơ mới và rộng hơn là thơ Việt Nam hiện đại.”
Buổi lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Đoàn Văn Cừ còn có sự góp mặt của các nghệ sỹ đến từ Hội VHNT tỉnh Nam Định. Những bài thơ nổi tiếng của Đoàn Văn Cừ: “Đám hội”, “Chợ tết”… được thể hiện qua giọng ngâm và tiếng đàn thập lục đầy cảm xúc.
Họa sĩ Đoàn Văn Nguyên (con trai thứ của nhà thơ Đoàn Văn Cừ đứng thứ 2 từ trái sang)
Họa sĩ Đoàn Văn Nguyên (con trai thứ của nhà thơ Đoàn Văn Cừ) thay mặt gia đình trao cuốn sách “Toàn tập Đoàn Văn Cừ” tặng Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà văn Việt Nam, Ban Tuyên giáo tỉnh Nam Định, Hội VHNT tỉnh Nam Định. Đại diện gia đình nhà thơ phát biểu cảm ơn Hội Nhà văn Việt Nam, UBND tỉnh Nam Định, Hội VHNT tỉnh Nam Định đã dành nhiều tình cảm và sự quan tâm đến nhà thơ Đoàn Văn Cừ trong những năm tháng ông còn sống và cả khi đã qua đời. Thông tin từ UBND tỉnh Nam Định cho biết, hiện nay đã có Quyết định đặt tên đường Đoàn Văn Cừ tại thành phố Nam Định. Đây cũng chính là nguyện vọng và niềm vinh hạnh lớn của gia đình nhà thơ Đoàn Văn Cừ.
Toàn cảnh buổi Lễ kỷ niệm 100 năm sinh nhà thơ Đoàn Văn Cừ
Gia đình nhà thơ Đoàn Văn Cừ chụp ảnh lưu niệm
Các nhà văn, nhà thơ chụp ảnh lưu niệm cùng gia đình nhà thơ Đoàn Văn Cừ
VanVN.Net – Sáng 25/11/2013, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm sinh nhà thơ Đoàn Văn Cừ tại trụ sở Hội (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội). Đến dự lễ kỷ niệm có các nhà văn, nhà thơ Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam: nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch Hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Phó Chủ tịch Hội; đại diện các ban chuyên ngành và hội đồng thơ của Hội Nhà văn. Đại điện Ban Tuyên giáo Trung ương: TS. Lê Thị Bích Hồng – Vụ phó Vụ Văn hóa Văn nghệ; đại diện quê hương Nam Định: đồng chí Đào Thị Kim Oanh – Phó Trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh Nam Định; NSƯT Đào Quang – Chủ tịch Hội VHNT Nam Định; các nghệ sỹ đến từ tỉnh Nam Định; con, cháu, chắt của nhà thơ Đoàn Văn Cừ đang sống, làm việc tại HN, Nam Định và các tỉnh, thành phố lân cận.
Nhà thơ Đoàn Văn Cừ sinh ngày 25/3/1913 ở thôn Đô Đò, xã Nam Lợi, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định trong một gia đình nông dân. Trước Cách mạng tháng Tám, Đoàn Văn Cừ dạy học, ông đã tham gia phong trào công nhân Nhà máy sợi Nam Định năm 1936. Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia Hội đồng Nhân dân tỉnh Nam Định (1946). Từ 1971, ông là Ủy viên Ban chấp hành Hội Văn nghệ Hà Nam Ninh (gồm ba tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình), hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông mất ngày 27/6/2004. Ông còn có các bút danh khác: Kẻ Sỹ, Cư sỹ Nam Hà, Cư Sỹ Sông Ngọc; ngoài thơ ông có sáng tác văn xuôi. Nhà thơ Đoàn Văn Cừ được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật đợt I (năm 2001).
Sau lễ thắp hương và dành một phút tưởng nhớ nhà thơ Đoàn Văn Cừ, nhà thơ Hữu Thỉnh thay mặt Ban châp hành Hội Nhà văn Việt Nam phát biểu khai mạc: “…Nhà thơ Đoàn Văn Cừ có nhiều đóng góp, cống hiến to lớn đối với nền văn học Việt Nam. Di sản của Đoàn Văn Cừ để lại là những bài học quý báu cho các thế hệ nhà văn, nhà thơ lớp sau, tư tưởng của ông vẫn luôn mới cho đến ngày hôm nay. Đoàn Văn Cừ là nhà thơ, nhà giáo, chiến sỹ cách mạng. Nhân cách Đoàn Văn Cừ thể hiện với cách mạng, với nhân dân, với đất nước và các thế hệ nhà văn Việt Nam rất cao quý. Ông đã được trao tặng giải Nhà nước ngay đợt đầu tiên (năm 2001). Hội Nhà văn Việt Nam dành một khu trưng bày trang trọng tôn vinh nhà thơ Đoàn Văn Cừ tại bảo tàng Văn học Việt Nam. Trong buổi lễ kỷ niệm thiêng liêng này, thay mặt các hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, tôi xin trân trọng gửi tới nhà thơ tiền bối Đoàn Văn Cừ lòng ngưỡng mộ trước tài năng và nhân cách của ông.”
PGS. TS. Lý Hoài Thu
Tiếp đó, các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình trình bày những ý kiến đánh giá toàn bộ cuộc đời và sáng tác của nhà thơ Đoàn Văn Cừ: nhà thơ Vũ Quần Phương đọc tham luận “Đoàn Văn Cừ - người lưu giữ hồn quê”; nhà thơ Hồng Diệu với bài “Ấn tượng về người và thơ Đoàn Văn Cừ”; GS. Phong Lê nêu nhận định trong bài viết “Đoàn Văn Cừ với hội xuân và những phiên chợ tết”: Đoàn Văn Cừ được Hoài Thanh (trong cuốn “Thi nhân Việt Nam”) khu biệt ra là nhà thơ của thành Nam (Nam Định), ông là người lưu giữ hồn Việt qua hội xuân và những phiên chợ Tết. PGS. TS. Lý Hoài Thu có những phát hiện mới về thơ Đoàn Văn Cừ trong bài “Ấn tượng thị giác từ “Thôn ca” của Đoàn Văn Cừ”: “Thôn ca” (1944) của Đoàn Văn Cừ là bức tranh thơ sống động về con người và cảnh vật của không gian văn hóa Sơn Nam – Bắc Bộ. Có thể thấy, với “Thôn ca” một lần nữa cảnh và người xứ Bắc, đã được thị giác hóa bởi một lối viết đặc biệt nhạy cảm trước sắc màu hình ảnh, một thứ thơ rất gần với hội họa, mang tính họa. Hơn nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày tập thơ ra đời, “Thôn ca” đã lưu giữ được rất nhiều giá trị văn hóa truyền thống và cái “nhịp nhàng” của đời sống dân quê thời xưa. Chính vì vậy, trên thi đàn dân tộc nửa đầu thế kỷ XX, “Thôn ca” có một vị trí không thể thay thế và nhà thơ Đoàn Văn Cừ vẫn mãi là một gương mặt độc đáo của phong trào Thơ mới và rộng hơn là thơ Việt Nam hiện đại.”
Buổi lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Đoàn Văn Cừ còn có sự góp mặt của các nghệ sỹ đến từ Hội VHNT tỉnh Nam Định. Những bài thơ nổi tiếng của Đoàn Văn Cừ: “Đám hội”, “Chợ tết”… được thể hiện qua giọng ngâm và tiếng đàn thập lục đầy cảm xúc.
Họa sĩ Đoàn Văn Nguyên (con trai thứ của nhà thơ Đoàn Văn Cừ đứng thứ 2 từ trái sang)
Họa sĩ Đoàn Văn Nguyên (con trai thứ của nhà thơ Đoàn Văn Cừ) thay mặt gia đình trao cuốn sách “Toàn tập Đoàn Văn Cừ” tặng Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà văn Việt Nam, Ban Tuyên giáo tỉnh Nam Định, Hội VHNT tỉnh Nam Định. Đại diện gia đình nhà thơ phát biểu cảm ơn Hội Nhà văn Việt Nam, UBND tỉnh Nam Định, Hội VHNT tỉnh Nam Định đã dành nhiều tình cảm và sự quan tâm đến nhà thơ Đoàn Văn Cừ trong những năm tháng ông còn sống và cả khi đã qua đời. Thông tin từ UBND tỉnh Nam Định cho biết, hiện nay đã có Quyết định đặt tên đường Đoàn Văn Cừ tại thành phố Nam Định. Đây cũng chính là nguyện vọng và niềm vinh hạnh lớn của gia đình nhà thơ Đoàn Văn Cừ.
Toàn cảnh buổi Lễ kỷ niệm 100 năm sinh nhà thơ Đoàn Văn Cừ
Gia đình nhà thơ Đoàn Văn Cừ chụp ảnh lưu niệm
Các nhà văn, nhà thơ chụp ảnh lưu niệm cùng gia đình nhà thơ Đoàn Văn Cừ
VanVN.Net - Sáng ngày 7/12/2013, tại trung tâm văn hóa 3-2 tỉnh Nam Định đã diễn ra Lễ kỷ niệm 95 năm sinh nhà thơ Nguyễn Bính (1918-2013). Lễ kỷ niệm do UBND tỉnh Nam Định và gia đình nhà thơ ...
VanVN.Net - Nhà thơ Lò Ngân Sủn là một thi nhân Việt Nam xuất sắc, tác giả của 14 tập thơ, 2 tập truyện ký, 10 tiểu luận nổi tiếng và hàng loạt bài thơ được phổ nhạc rộng rãi. Mãi ...
VanVN.Net – Sáng 24/2/2014, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) hai đoàn nhà văn của hai nước Việt Nam - Myanmar đã có cuộc tọa đàm, trao đổi về tình hình ...
VanVN.Net - Nhà nghiên cứu, nhà giáo Lê Xuân Đức: Tôi vừa nhận được bốn bài thơ chưa từng công bố của Bác Hồ. Vốn là người nghiên cứu thơ Bác nhiều năm, tôi vô cùng vui mừng!
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn