Nếu muốn hiểu hồn rừng bạn hãy tìm đến một dòng suối trong rừng và đi theo ven bờ của nó ngược lên thượng nguồn hay xuôi xuống hạ lưu.
Tôi đã đi dọc theo bờ dòng suối rừng yêu quí của tôi vào lúc xuân mới chớm về, và đây là những gì tôi thấy, tôi nghe và tôi suy nghĩ.
Tôi thấy ở chỗ nước nông, dòng suối vấp phải một chùm rễ vân sam, và thế là nó sủi bọt và róc rách thì thầm nơi chùm rễ. Vừa mới sinh ra, đám bọt nước liền trôi nhanh theo dòng suối và vỡ tung, còn một phần tụ lại bên chướng ngại vật mới ở phía dưới tạo thành đụn trắng như tuyết có thể nhìn thấy từ xa.
Trên đường, dòng nước gặp thêm nhiều vật cản mới, nhưng nó chẳng thể làm gì khác ngoài việc gom mình thành những luồng nhỏ như dồn căng cơ bắp trong cuộc chiến không tránh khỏi.
Sóng nước lung linh nắng hắt bóng lên thân những cây vân sam và lên bãi cỏ, những vệt bóng lướt chạy trên cỏ trên cây, và trong cái lung linh xao động ấy nảy sinh ra âm điệu, có cảm giác như cỏ đang lớn dần lên trong tiếng nhạc và ta nhìn thấy nhịp nhảy của những vệt bóng kia.
Từ dải lạch rộng cạn lòng nước dồn vào một vũng sâu và hẹp, - chính cảnh tượng con suối lặng lẽ nén hẹp dòng lại đó gợi cho ta cảm tưởng nước đang gồng căng cơ bắp của mình; và mặt trời cũng hưởng ứng theo, hắt vệt bóng loang loáng của luồng nước chạy dọc theo những thân cây và những bãi cỏ ven bờ.
Lại gặp một chướng ngại vật lớn, và dòng suối dường như nổi giận, từ xa có thể nghe rõ tiếng nước vỗ bất bình. Nhưng không phải là sự yếu đuối, cũng không phải lời than vãn, không phải nỗi thất vọng, - nước không biết đến những cảm xúc đó của con người. Mỗi dòng suối tin tưởng rằng nó sẽ đi đến tận miền nước tự do, và dù có vấp phải núi đá, dẫu đó là ngọn Elbrus(9) đi chăng nữa, suối cũng xẻ đôi ngọn Elbrus đó ra và sớm hay muộn sẽ đi tới đích.
Những gợn sóng lăn tăn trên mặt nước hắt ánh mặt trời, và những vệt bóng như khói mờ lướt bất tận trên cây trên cỏ, và trong tiếng nhạc của suối những mầm non mở chồi căng nhựa, và những ngọn cỏ dưới nước trên bờ cùng lớn vượt lên cao.
Còn đây là vực nước sâu êm đềm ôm một thân cây đổ nằm trong lòng nó; vô số loài cung quăng tung tăng trên mặt nước phẳng lặng vẽ nên những gợn sóng lăn tăn.
Trong thanh âm rì rầm cố nén lại của nước, những luồng nhỏ tự tin chảy đi và trong niềm vui sướng không thể không róc rách gọi nhau: những luồng nước mạnh gặp nhau, gọi nhau và chia sẻ, hoà vào nhau, nhập lại thành một dòng lớn: đó là tiếng nói của tất cả những luồng nước hội đến và rẽ đi các ngả.
Nước chảy chạm vào nụ của những cây hoa vàng mới đơm, và cây đung đưa nụ tạo thành những gợn sóng lung linh trên mặt nước. Cứ thế, sự sống của dòng suối trôi đi khi thì với những bong bóng và bọt nước, lúc ở trong tiếng gọi nhau hân hoan giữa những vệt bóng nhảy múa và những bông hoa.
Một thân cây đổ từ lâu nằm chắn ngang lòng suối đã lên rêu xanh rì nhưng dòng chảy vẫn tìm được cho mình con đường thoát ở dưới thân cây và hăm hở trôi xuôi cùng những vệt bóng hắt lấp loáng.
Một vài ngọn cỏ đã từ lâu vượt lên trên mặt nước và giờ đây đứng giữa luồng chảy liên tục nghiêng mình chào và đáp lễ những vệt bóng hắt lung linh lẫn dòng trôi của suối.
Nào có sá gì bao chướng ngại trên đường, mặc cho tất cả! Chính chướng ngại lại làm nên cuộc sống: ví thử không có những vật cản trở ngăn, dòng nước đã lập tức trôi tuột ra đại dương một cách vô hồn - giống như sự sống bí ẩn rời bỏ cái xác không còn sinh khí.
Trên đường chảy xuất hiện một vùng đất trũng sâu và rộng. Dòng suối không tiếc nước lấp đầy ngay nó và lại tiếp tục cuộc hành trình, để đầm nước lặng vừa được tạo ra ở lại sống cuộc đời riêng.
Một bụi cây lớn bị những khối tuyết mùa đông đọng lại uốn cong đang buông vô số cành lá xuống suối giống như một con nhện xám nằm xổm trên dòng nước đung đưa những chiếc chân dài.
Trôi theo dòng nước có cả hạt vân sam và hạt liễu hoàn diệp.
Toàn bộ quãng suối chảy xuyên qua khu rừng là con đường của một cuộc đấu tranh dài, và như thế thời gian được tạo ra ở đó.
Và như thế cuộc đấu tranh kéo dài, và cuộc sống và ý thức của tôi kịp sinh ra trong quãng dài của cuộc đấu tranh ấy.
Đúng vậy, nếu như không có các trở ngại trên từng bước đường suối chảy, có lẽ nước đã lập tức trôi tuột đi và nói chung đã chẳng có sự sống của thời gian.
Trong cuộc đấu tranh của mình, dòng suối phải nỗ lực, từng luồng nước như các cơ bắp gồng xoắn lại, nhưng tuyệt nhiên không thể nghi ngờ rằng sớm hay muộn nó sẽ đổ ra đại dương đến với miền nước tự do, và chính cái “sớm hay muộn” đó là thời gian đích thực thời gian, là sự sống đích thực sự sống.
Những luồng nước gọi nhau, căng ra giữa đôi bờ hẹp, nói lên lời của mình: "Dù sớm", "Dù muộn". Cứ như vậy, suốt ngày đêm chúng róc rách lời nguyền “Dù sớm hay muộn” đó. Và chừng nào chưa chảy hết giọt cuối cùng, chừng nào con suối mùa xuân còn chưa khô cạn, nước sẽ còn lặp đi lặp lại không biết mệt: “Sớm hay muộn, chúng ta sẽ ra đại dương”.
Ven bờ, dòng nước mùa xuân bị cắt đọng lại tạo thành cái đầm tròn nhỏ, và một chú cá măng từ cơn lũ trước bị giam lại ở đó.
Nếu bạn đột nhiên đến nơi thật yên tĩnh của dòng suối thì bạn sẽ được nghe khắp khu rừng tiếng chim hồng tước hót réo rắt, tiếng chim di hoa sột soạt trong đám lá già.
Hoặc cũng có khi bạn gặp những luồng nước mạnh, dưới một góc nghiêng cả dòng suối đang chia đôi luồng nhập lại và dồn toàn lực quật vào ụ đất dốc đứng vững chãi được gia cố bằng vô số rễ của một cây vân sam đại thụ.
Tôi khoan khoái ngồi nghỉ trên đám rễ cây vân sam và lắng nghe tiếng những tia nước mạnh tự tin gọi nhau phía dưới - chúng đang chia sẻ với nhau lời nguyền “Dù sớm hay muộn” của mình.
Trong một cánh rừng liễu hoàn diệp nhỏ, nước ngập sâu như một cái hồ; rồi dồn hẳn về một góc, từ bờ dốc cao đến cả mét, nước đổ ập xuống xuôi và bắt đầu chảy róc rách nghe xa. Còn trên mặt hồ lao xao gợn sóng, bóng liễu hoàn diệp lộn ngược ken nhau san sát trong làn nước như những con rắn nhỏ liên tục chạy xuống dưới nhưng không thể nào chạy thoát khỏi chính mình.
Dòng suối đã kết chặt tôi với nó, khiến tôi không thể rời xa, vì như thế sẽ rất buồn.
Tôi rẽ sang một con đường rừng, cỏ ở đây mọc thấp, xanh như thứ cỏ độc, hai bên sườn có hai vết bánh xe đầy nước đọng.
Trên những cây bạch dương non nhất, mầm đã nhú lên xanh biếc lóng lánh ứ nhựa thơm nhưng cả khu rừng vẫn chưa nảy lá, và năm nay có một con chim tu hú đã bay về khu rừng còn trụi lá này: chim tu hú bay về rừng trụi bị coi là điềm xấu.
Vậy là đã năm thứ mười hai tôi đi qua bãi đẵn cây này thật sớm, khi mùa xuân chưa kịp khoác áo mới mà chỉ có cây dầu đắng, sen gió và anh thảo đã đâm chồi. Những thân cây cao, những lùm cây bụi cho đến các gốc cây - tất cả ở đây đều thân thuộc với tôi đến mức có cảm giác như bãi đẵn cây hoang dại đã trở thành một khu vườn cho tôi: mỗi bụi cây, mỗi gốc thông, mỗi thân vân sam tôi đều âu yếm vỗ về, và tất cả chúng là của tôi, dù tôi có gieo trồng hay không, đây là mảnh vườn riêng của tôi.
Từ “khu vườn” này của mình, tôi quay trở lại dòng suối và đứng nhìn ở đây “biến cố trọng đại” của rừng: một cây vân sam cao lớn bị nước chảy ruỗng hết gốc rễ ngã rạp, vắt ngang lòng suối với toàn bộ những quả cũ quả mới còn treo chi chít và vô số cành lá rậm rạp; những luồng nước nhỏ vấp vào từng cành cây rồi chảy đi, vừa gọi nhau vừa nhắc đi nhắc lại: “Dù sớm hay muộn”...
Rời khu rừng tĩnh lặng, dòng suối chảy ra một bãi trống, và dưới những tia nắng ấm áp chan hòa nó duềnh lên thành một lạch nước rộng. Ở đây, từ dưới nước vươn lên bông hoa vàng đầu tiên, và đám trứng ếch sắp nở trông giống những tầng ong, qua lớp vỏ trong suốt nhìn thấy rõ những con nòng nọc đen. Đàn ruồi đông vô vàn màu lam nhạt, bé như bọ chét, bay sát mặt suối, có lúc sa xuống nước, từ đó bay lên rồi lại rơi xuống, tưởng như cả cuộc đời ngắn ngủi của chúng chỉ để làm việc ấy. Một chàng bọ nước sáng lóng lánh như đúc bằng đồng xoay tròn trên mặt nước tĩnh như tờ. Chú ong bụng kiếm nhảy nhót ngang dọc nhưng không làm mặt nước mảy may lay động. Nàng bướm lưu huỳnh kềnh càng và sặc sỡ bay lượn trên mặt suối phẳng gương. Dăm vũng nước con lặng lờ quanh lạch phủ kín cỏ và hoa. Mấy chùm tơ trên cây liễu sớm đã nở trông hệt đàn vịt con lông vàng chóe.
Không hiểu có chuyện gì đang xảy ra với dòng suối này? Một nửa số nước bỗng chảy rẽ sang bên thành một nhánh riêng, còn nửa kia thì chuyển sang hướng khác. Có thể, trong cuộc đấu tranh cho niềm tin “Dù sớm hay muộn” nước đã tự chia rẽ mình: một nửa cho rằng con đường này sẽ đến đích sớm hơn, còn nửa kia nhìn thấy lộ trình ngắn hơn ở hướng khác; và thế là hai nửa rời nhau, chia ra chảy hai hướng thành một vòng tròn rộng bọc lấy hòn đảo lớn ở giữa, rồi hớn hở nhập lại và hiểu ra rằng: không có những con đường khác nhau cho nước, tất cả mọi hướng đi dù sớm hay muộn cũng đều dẫn nước đến đại dương.
Và con mắt tôi được ve vuốt, và bên tai lúc nào cũng nghe “Dù sớm hay muộn”, và mùi hương của nhựa cây dương liễu và của chồi bạch dương hòa vào nhau thành một, và tôi cảm thấy rằng không thể có gì tốt hơn thế, tôi không còn phải ước mong đi đâu nữa hết. Tôi ngồi xuống giữa đám rễ, lưng tựa vào thân cây, mặt ngoảnh ra phía nắng ấm, và phút giây tôi mong chờ đã đến.
Dòng suối của tôi đã ra đến đại dương.
Trích từ GIỌT RỪNG,
Nxb Lao Động – Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, 2011
Về tác giả: Mikhail Prisvin là một trong những nhà văn Nga viết về thiên nhiên nổi tiếng nhất. K. Paustovski, tác giả Bông hồng vàng rất quen thuộc với độc giả Việt Nam đã viết về ông: “Nếu như thiên nhiên có thể cảm thấy sự biết ơn đối với con người vì con người đã đi sâu vào đời sống bí ẩn của thiên nhiên và ca ngợi vẻ đẹp của nó, thì trước hết sự biết ơn đó phải dành cho Mikhail Prisvin”. Ông sinh ngày 4 tháng 2 năm 1873 tại trang ấp Khrusevo (Хрущево) gần thành phố Eles (Елец), tỉnh Orlovskaia (Орловская губерния), miền Trung nước Nga, trong một gia đình ban đầu khá sung túc nhờ thừa kế tài sản của ông nội giàu có nhưng sau bị phá sản vì người bố ham mê săn bắn, cờ bạc. Thuở nhỏ ông học ở trường trung học Eles nhưng bị đuổi học vì “xung đột với thầy giáo” – ông thầy này về sau cũng là một nhà văn khá nổi tiếng và trở thành bạn đồng chí hướng của Prisvin. Sau khi học qua các trường Trung học Tiumen, Cao đẳng Bách khoa Riga, năm 1902, ông tốt nghiệp kĩ sư Nông học Đại học Tổng hợp Leipzig (Đức), làm việc ở nhiều vùng nông thôn Nga, xuất bản một số cuốn sách và bài viết về nông nghiệp. Từ năm 1905, ông bắt đầu bước vào nghề báo chí, năm 1906 in truyện ngắn đầu tay Sasok (Сашок), từ đó M. Prisvin lần lượt cho ra đời những cuốn sách tạo nên tên tuổi của ông trong làng văn nước Nga như Ở xứ sở những con chim không sợ hãi (В краю непуганых птиц, 1907), Bên những bức tường của thành phố vô hình (У стен града невидимого, 1909), Adam và Eva (Адам и Ева, 1909), Aral đen (Черный Арал, 1910)... Năm 1912 - 1914, xuất bản bộ Tuyển tập tác phẩm đầu tiên của M. Prisvin gồm ba tập. Trong thời gian Thế chiến thứ nhất, M. Prisvin làm phóng viên chiến tranh, sau đó làm nghề dạy học ở Smolensina (Смоленщина). Năm 1925, ông viết Những nguồn mạch Berendei (Родники Берендея) mà năm 1935, được bổ sung in lại với tên mới Lịch thiên nhiên (Календарь природы). Từ năm 1927 đến 1930, nhà văn xuất bản bộ mới Tuyển tập tác phẩm gồm bảy tập với lời giới thiệu của M. Gorki. 1933 là năm ra đời một trong những tác phẩm hay nhất của Prisvin Nhân sâm (Женьшень). Năm 1940, ông viết trường ca bằng văn xuôi Phaselia (Фацелия) và tập tiểu phẩm trữ tình – triết học Giọt rừng (Лесная капель), cả hai được xuất bản năm 1943. Sau Thế chiến II, những tác phẩm đáng chú ý của M. Prisvin có thể kể Kho mặt trời (Кладовая солнца, 1945), Câu chuyện của thời đại chúng ta (Повесть нашего времени, 1946), Rừng thông cao vút (Корабельная чаща, 1954), Đôi mắt của đất (Глаза земли, 1957), v. v… Nhà văn qua đời ngày 16 tháng 1 năm 1954 tại Moskva. Tên của ông được đặt cho nhiều đường phố ở các địa phương khác nhau của nước Nga. |
(9) Elbrus: Ngọn núi cao nhất của dãy núi Kavkaz (thuộc Nga), cũng là cao nhất châu Âu.
Nếu muốn hiểu hồn rừng bạn hãy tìm đến một dòng suối trong rừng và đi theo ven bờ của nó ngược lên thượng nguồn hay xuôi xuống hạ lưu.
Tôi đã đi dọc theo bờ dòng suối rừng yêu quí của tôi vào lúc xuân mới chớm về, và đây là những gì tôi thấy, tôi nghe và tôi suy nghĩ.
Tôi thấy ở chỗ nước nông, dòng suối vấp phải một chùm rễ vân sam, và thế là nó sủi bọt và róc rách thì thầm nơi chùm rễ. Vừa mới sinh ra, đám bọt nước liền trôi nhanh theo dòng suối và vỡ tung, còn một phần tụ lại bên chướng ngại vật mới ở phía dưới tạo thành đụn trắng như tuyết có thể nhìn thấy từ xa.
Trên đường, dòng nước gặp thêm nhiều vật cản mới, nhưng nó chẳng thể làm gì khác ngoài việc gom mình thành những luồng nhỏ như dồn căng cơ bắp trong cuộc chiến không tránh khỏi.
Sóng nước lung linh nắng hắt bóng lên thân những cây vân sam và lên bãi cỏ, những vệt bóng lướt chạy trên cỏ trên cây, và trong cái lung linh xao động ấy nảy sinh ra âm điệu, có cảm giác như cỏ đang lớn dần lên trong tiếng nhạc và ta nhìn thấy nhịp nhảy của những vệt bóng kia.
Từ dải lạch rộng cạn lòng nước dồn vào một vũng sâu và hẹp, - chính cảnh tượng con suối lặng lẽ nén hẹp dòng lại đó gợi cho ta cảm tưởng nước đang gồng căng cơ bắp của mình; và mặt trời cũng hưởng ứng theo, hắt vệt bóng loang loáng của luồng nước chạy dọc theo những thân cây và những bãi cỏ ven bờ.
Lại gặp một chướng ngại vật lớn, và dòng suối dường như nổi giận, từ xa có thể nghe rõ tiếng nước vỗ bất bình. Nhưng không phải là sự yếu đuối, cũng không phải lời than vãn, không phải nỗi thất vọng, - nước không biết đến những cảm xúc đó của con người. Mỗi dòng suối tin tưởng rằng nó sẽ đi đến tận miền nước tự do, và dù có vấp phải núi đá, dẫu đó là ngọn Elbrus(9) đi chăng nữa, suối cũng xẻ đôi ngọn Elbrus đó ra và sớm hay muộn sẽ đi tới đích.
Những gợn sóng lăn tăn trên mặt nước hắt ánh mặt trời, và những vệt bóng như khói mờ lướt bất tận trên cây trên cỏ, và trong tiếng nhạc của suối những mầm non mở chồi căng nhựa, và những ngọn cỏ dưới nước trên bờ cùng lớn vượt lên cao.
Còn đây là vực nước sâu êm đềm ôm một thân cây đổ nằm trong lòng nó; vô số loài cung quăng tung tăng trên mặt nước phẳng lặng vẽ nên những gợn sóng lăn tăn.
Trong thanh âm rì rầm cố nén lại của nước, những luồng nhỏ tự tin chảy đi và trong niềm vui sướng không thể không róc rách gọi nhau: những luồng nước mạnh gặp nhau, gọi nhau và chia sẻ, hoà vào nhau, nhập lại thành một dòng lớn: đó là tiếng nói của tất cả những luồng nước hội đến và rẽ đi các ngả.
Nước chảy chạm vào nụ của những cây hoa vàng mới đơm, và cây đung đưa nụ tạo thành những gợn sóng lung linh trên mặt nước. Cứ thế, sự sống của dòng suối trôi đi khi thì với những bong bóng và bọt nước, lúc ở trong tiếng gọi nhau hân hoan giữa những vệt bóng nhảy múa và những bông hoa.
Một thân cây đổ từ lâu nằm chắn ngang lòng suối đã lên rêu xanh rì nhưng dòng chảy vẫn tìm được cho mình con đường thoát ở dưới thân cây và hăm hở trôi xuôi cùng những vệt bóng hắt lấp loáng.
Một vài ngọn cỏ đã từ lâu vượt lên trên mặt nước và giờ đây đứng giữa luồng chảy liên tục nghiêng mình chào và đáp lễ những vệt bóng hắt lung linh lẫn dòng trôi của suối.
Nào có sá gì bao chướng ngại trên đường, mặc cho tất cả! Chính chướng ngại lại làm nên cuộc sống: ví thử không có những vật cản trở ngăn, dòng nước đã lập tức trôi tuột ra đại dương một cách vô hồn - giống như sự sống bí ẩn rời bỏ cái xác không còn sinh khí.
Trên đường chảy xuất hiện một vùng đất trũng sâu và rộng. Dòng suối không tiếc nước lấp đầy ngay nó và lại tiếp tục cuộc hành trình, để đầm nước lặng vừa được tạo ra ở lại sống cuộc đời riêng.
Một bụi cây lớn bị những khối tuyết mùa đông đọng lại uốn cong đang buông vô số cành lá xuống suối giống như một con nhện xám nằm xổm trên dòng nước đung đưa những chiếc chân dài.
Trôi theo dòng nước có cả hạt vân sam và hạt liễu hoàn diệp.
Toàn bộ quãng suối chảy xuyên qua khu rừng là con đường của một cuộc đấu tranh dài, và như thế thời gian được tạo ra ở đó.
Và như thế cuộc đấu tranh kéo dài, và cuộc sống và ý thức của tôi kịp sinh ra trong quãng dài của cuộc đấu tranh ấy.
Đúng vậy, nếu như không có các trở ngại trên từng bước đường suối chảy, có lẽ nước đã lập tức trôi tuột đi và nói chung đã chẳng có sự sống của thời gian.
Trong cuộc đấu tranh của mình, dòng suối phải nỗ lực, từng luồng nước như các cơ bắp gồng xoắn lại, nhưng tuyệt nhiên không thể nghi ngờ rằng sớm hay muộn nó sẽ đổ ra đại dương đến với miền nước tự do, và chính cái “sớm hay muộn” đó là thời gian đích thực thời gian, là sự sống đích thực sự sống.
Những luồng nước gọi nhau, căng ra giữa đôi bờ hẹp, nói lên lời của mình: "Dù sớm", "Dù muộn". Cứ như vậy, suốt ngày đêm chúng róc rách lời nguyền “Dù sớm hay muộn” đó. Và chừng nào chưa chảy hết giọt cuối cùng, chừng nào con suối mùa xuân còn chưa khô cạn, nước sẽ còn lặp đi lặp lại không biết mệt: “Sớm hay muộn, chúng ta sẽ ra đại dương”.
Ven bờ, dòng nước mùa xuân bị cắt đọng lại tạo thành cái đầm tròn nhỏ, và một chú cá măng từ cơn lũ trước bị giam lại ở đó.
Nếu bạn đột nhiên đến nơi thật yên tĩnh của dòng suối thì bạn sẽ được nghe khắp khu rừng tiếng chim hồng tước hót réo rắt, tiếng chim di hoa sột soạt trong đám lá già.
Hoặc cũng có khi bạn gặp những luồng nước mạnh, dưới một góc nghiêng cả dòng suối đang chia đôi luồng nhập lại và dồn toàn lực quật vào ụ đất dốc đứng vững chãi được gia cố bằng vô số rễ của một cây vân sam đại thụ.
Tôi khoan khoái ngồi nghỉ trên đám rễ cây vân sam và lắng nghe tiếng những tia nước mạnh tự tin gọi nhau phía dưới - chúng đang chia sẻ với nhau lời nguyền “Dù sớm hay muộn” của mình.
Trong một cánh rừng liễu hoàn diệp nhỏ, nước ngập sâu như một cái hồ; rồi dồn hẳn về một góc, từ bờ dốc cao đến cả mét, nước đổ ập xuống xuôi và bắt đầu chảy róc rách nghe xa. Còn trên mặt hồ lao xao gợn sóng, bóng liễu hoàn diệp lộn ngược ken nhau san sát trong làn nước như những con rắn nhỏ liên tục chạy xuống dưới nhưng không thể nào chạy thoát khỏi chính mình.
Dòng suối đã kết chặt tôi với nó, khiến tôi không thể rời xa, vì như thế sẽ rất buồn.
Tôi rẽ sang một con đường rừng, cỏ ở đây mọc thấp, xanh như thứ cỏ độc, hai bên sườn có hai vết bánh xe đầy nước đọng.
Trên những cây bạch dương non nhất, mầm đã nhú lên xanh biếc lóng lánh ứ nhựa thơm nhưng cả khu rừng vẫn chưa nảy lá, và năm nay có một con chim tu hú đã bay về khu rừng còn trụi lá này: chim tu hú bay về rừng trụi bị coi là điềm xấu.
Vậy là đã năm thứ mười hai tôi đi qua bãi đẵn cây này thật sớm, khi mùa xuân chưa kịp khoác áo mới mà chỉ có cây dầu đắng, sen gió và anh thảo đã đâm chồi. Những thân cây cao, những lùm cây bụi cho đến các gốc cây - tất cả ở đây đều thân thuộc với tôi đến mức có cảm giác như bãi đẵn cây hoang dại đã trở thành một khu vườn cho tôi: mỗi bụi cây, mỗi gốc thông, mỗi thân vân sam tôi đều âu yếm vỗ về, và tất cả chúng là của tôi, dù tôi có gieo trồng hay không, đây là mảnh vườn riêng của tôi.
Từ “khu vườn” này của mình, tôi quay trở lại dòng suối và đứng nhìn ở đây “biến cố trọng đại” của rừng: một cây vân sam cao lớn bị nước chảy ruỗng hết gốc rễ ngã rạp, vắt ngang lòng suối với toàn bộ những quả cũ quả mới còn treo chi chít và vô số cành lá rậm rạp; những luồng nước nhỏ vấp vào từng cành cây rồi chảy đi, vừa gọi nhau vừa nhắc đi nhắc lại: “Dù sớm hay muộn”...
Rời khu rừng tĩnh lặng, dòng suối chảy ra một bãi trống, và dưới những tia nắng ấm áp chan hòa nó duềnh lên thành một lạch nước rộng. Ở đây, từ dưới nước vươn lên bông hoa vàng đầu tiên, và đám trứng ếch sắp nở trông giống những tầng ong, qua lớp vỏ trong suốt nhìn thấy rõ những con nòng nọc đen. Đàn ruồi đông vô vàn màu lam nhạt, bé như bọ chét, bay sát mặt suối, có lúc sa xuống nước, từ đó bay lên rồi lại rơi xuống, tưởng như cả cuộc đời ngắn ngủi của chúng chỉ để làm việc ấy. Một chàng bọ nước sáng lóng lánh như đúc bằng đồng xoay tròn trên mặt nước tĩnh như tờ. Chú ong bụng kiếm nhảy nhót ngang dọc nhưng không làm mặt nước mảy may lay động. Nàng bướm lưu huỳnh kềnh càng và sặc sỡ bay lượn trên mặt suối phẳng gương. Dăm vũng nước con lặng lờ quanh lạch phủ kín cỏ và hoa. Mấy chùm tơ trên cây liễu sớm đã nở trông hệt đàn vịt con lông vàng chóe.
Không hiểu có chuyện gì đang xảy ra với dòng suối này? Một nửa số nước bỗng chảy rẽ sang bên thành một nhánh riêng, còn nửa kia thì chuyển sang hướng khác. Có thể, trong cuộc đấu tranh cho niềm tin “Dù sớm hay muộn” nước đã tự chia rẽ mình: một nửa cho rằng con đường này sẽ đến đích sớm hơn, còn nửa kia nhìn thấy lộ trình ngắn hơn ở hướng khác; và thế là hai nửa rời nhau, chia ra chảy hai hướng thành một vòng tròn rộng bọc lấy hòn đảo lớn ở giữa, rồi hớn hở nhập lại và hiểu ra rằng: không có những con đường khác nhau cho nước, tất cả mọi hướng đi dù sớm hay muộn cũng đều dẫn nước đến đại dương.
Và con mắt tôi được ve vuốt, và bên tai lúc nào cũng nghe “Dù sớm hay muộn”, và mùi hương của nhựa cây dương liễu và của chồi bạch dương hòa vào nhau thành một, và tôi cảm thấy rằng không thể có gì tốt hơn thế, tôi không còn phải ước mong đi đâu nữa hết. Tôi ngồi xuống giữa đám rễ, lưng tựa vào thân cây, mặt ngoảnh ra phía nắng ấm, và phút giây tôi mong chờ đã đến.
Dòng suối của tôi đã ra đến đại dương.
Trích từ GIỌT RỪNG,
Nxb Lao Động – Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, 2011
Về tác giả: Mikhail Prisvin là một trong những nhà văn Nga viết về thiên nhiên nổi tiếng nhất. K. Paustovski, tác giả Bông hồng vàng rất quen thuộc với độc giả Việt Nam đã viết về ông: “Nếu như thiên nhiên có thể cảm thấy sự biết ơn đối với con người vì con người đã đi sâu vào đời sống bí ẩn của thiên nhiên và ca ngợi vẻ đẹp của nó, thì trước hết sự biết ơn đó phải dành cho Mikhail Prisvin”. Ông sinh ngày 4 tháng 2 năm 1873 tại trang ấp Khrusevo (Хрущево) gần thành phố Eles (Елец), tỉnh Orlovskaia (Орловская губерния), miền Trung nước Nga, trong một gia đình ban đầu khá sung túc nhờ thừa kế tài sản của ông nội giàu có nhưng sau bị phá sản vì người bố ham mê săn bắn, cờ bạc. Thuở nhỏ ông học ở trường trung học Eles nhưng bị đuổi học vì “xung đột với thầy giáo” – ông thầy này về sau cũng là một nhà văn khá nổi tiếng và trở thành bạn đồng chí hướng của Prisvin. Sau khi học qua các trường Trung học Tiumen, Cao đẳng Bách khoa Riga, năm 1902, ông tốt nghiệp kĩ sư Nông học Đại học Tổng hợp Leipzig (Đức), làm việc ở nhiều vùng nông thôn Nga, xuất bản một số cuốn sách và bài viết về nông nghiệp. Từ năm 1905, ông bắt đầu bước vào nghề báo chí, năm 1906 in truyện ngắn đầu tay Sasok (Сашок), từ đó M. Prisvin lần lượt cho ra đời những cuốn sách tạo nên tên tuổi của ông trong làng văn nước Nga như Ở xứ sở những con chim không sợ hãi (В краю непуганых птиц, 1907), Bên những bức tường của thành phố vô hình (У стен града невидимого, 1909), Adam và Eva (Адам и Ева, 1909), Aral đen (Черный Арал, 1910)... Năm 1912 - 1914, xuất bản bộ Tuyển tập tác phẩm đầu tiên của M. Prisvin gồm ba tập. Trong thời gian Thế chiến thứ nhất, M. Prisvin làm phóng viên chiến tranh, sau đó làm nghề dạy học ở Smolensina (Смоленщина). Năm 1925, ông viết Những nguồn mạch Berendei (Родники Берендея) mà năm 1935, được bổ sung in lại với tên mới Lịch thiên nhiên (Календарь природы). Từ năm 1927 đến 1930, nhà văn xuất bản bộ mới Tuyển tập tác phẩm gồm bảy tập với lời giới thiệu của M. Gorki. 1933 là năm ra đời một trong những tác phẩm hay nhất của Prisvin Nhân sâm (Женьшень). Năm 1940, ông viết trường ca bằng văn xuôi Phaselia (Фацелия) và tập tiểu phẩm trữ tình – triết học Giọt rừng (Лесная капель), cả hai được xuất bản năm 1943. Sau Thế chiến II, những tác phẩm đáng chú ý của M. Prisvin có thể kể Kho mặt trời (Кладовая солнца, 1945), Câu chuyện của thời đại chúng ta (Повесть нашего времени, 1946), Rừng thông cao vút (Корабельная чаща, 1954), Đôi mắt của đất (Глаза земли, 1957), v. v… Nhà văn qua đời ngày 16 tháng 1 năm 1954 tại Moskva. Tên của ông được đặt cho nhiều đường phố ở các địa phương khác nhau của nước Nga. |
(9) Elbrus: Ngọn núi cao nhất của dãy núi Kavkaz (thuộc Nga), cũng là cao nhất châu Âu.
VanVN.Net – Ngày 10/4/2012, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học” được tổ chức trong một ngày. Buổi sáng, hội thảo khai mạc với sự có mặt của hơn 100 đại ...
VanVN.Net - Cụ Nguyễn Khắc Niêm (1889 – 1954) đỗ Hoàng giáp năm Đinh Mùi (1907) khi tròn 18 tuổi; trẻ thứ nhì trong lịch sử khoa cử Việt Nam, sau Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Khi vua Thành Thái mời các ...
VanVN.Net – Sáng 19/4/2012, tọa đàm tiểu thuyết Việt Nam đương đại được tổ chức tại Nhà sáng tác Đại Lải, Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc nhân dịp bế mạc trại sáng tác tiểu thuyết 2012. Đến dự tọa đàm có ...
VanVN.Net - Từ trước đến nay, nhiều người (trong đó có tôi) vẫn cho rằng, không kể cuốn gia phả lịch sử viết dưới dạng tiểu thuyết chương hồi Hoan châu ký (cuối thế kỷ XVII, không rõ tác giả), thì ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn