VanVN.Net - Một trong những nhiệm vụ quan trọng sau mỗi kỳ Ðại hội Hội Nhà văn Việt Nam là tập hợp những người viết văn trẻ, khuyến khích và tạo điều kiện để họ sáng tác vì sự phát triển của đất nước, vì một đời sống tinh thần lành mạnh của xã hội. Do vậy, Hội nghị của những người viết văn trẻ là một hoạt động cần thiết và bổ ích trong bối cảnh từ đường lối đúng đắn của Ðảng, trong đó có đường lối đối với Văn hóa - Nghệ thuật, đã mở ra một thời kỳ mới cho văn học nước nhà, cho mỗi nhà văn, nhất là những người viết văn trẻ.
Các đại biểu dự Hội nghị những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ VII
Tới nhiệm kỳ XIII của Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Ban Công tác Nhà văn Trẻ đã được gọi bằng cái tên gọn hơn là Ban Nhà văn Trẻ (Ban NVT). Ðồng thời, Ban Chấp hành đã quyết định Ban NVT, cùng với Ban Văn học Đề tài là ban chức năng chính thức được đưa vào tổ chức cơ quan Hội Nhà văn, không còn là một Ban phong trào. Cơ cấu nhân sự của Ban cũng khá mạnh, phần lớn đều là các nhà văn, nhà thơ đang giữ cương vị quan trọng ở các cơ quan báo chí truyền thông, họ hiểu sâu sát các cây bút trẻ, và đã cộng tác với Ban NVT trong các năm qua. Tuy nhiên, điểm còn hạn chế là các thành viên của Ban đều đang công tác ở các cơ quan khác, ngay cả Trưởng ban, hiện cũng kiêm nhiệm Tổng Biên tập Tạp chí Nhà văn. Hoạt động thường niên của Ban NVT bao gồm: tổ chức Sân thơ trẻ hằng năm; tổ chức tọa đàm - hội thảo văn học trẻ; tổ chức đi thực tế; bồi dưỡng và giới thiệu các tác giả trẻ, các tác phẩm lên các Hội đồng chuyên môn để xét kết nạp, xét giải hằng năm... Có thể nói, khoảng thời gian từ năm 2006 đến nay, hoạt động của Ban NVT đã mang một khí thế mới, được các tác giả trẻ quan tâm gắn bó, được báo giới truyền thông và dư luận chú ý.
Trong thời gian từ Hội nghị những người viết văn trẻ lần thứ VII do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức tại Hội An đến nay, xu hướng sáng tác và các tác giả trẻ (có tham gia Hội nghị lần thứ VII hoặc không) đã có những chuyển động rõ rệt. Các tác giả đã ít nhiều thành danh thì ngày càng khẳng định tên tuổi của họ qua sáng tác và các giải thưởng. Ðiển hình là các nhà văn Nguyễn Ngọc Tư với giải ASEAN năm 2008, Nguyễn Ngọc Thuần với giải văn học thiếu nhi của Thụy Ðiển, Ly Hoàng Ly với giải thơ của Hội Nhà văn Việt Nam, Nguyễn Thế Hùng với giải tiểu thuyết Hội Nhà văn Hà Nội, Ðỗ Tiến Thụy với giải tiểu thuyết của Bộ Quốc phòng, Nguyễn Ðình Tú và Nguyễn Xuân Thủy với giải tiểu thuyết của Bộ Công an, Lê Thiếu Nhơn với giải thơ của Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh...
Những năm gần đây, một số tác giả trẻ đã có nỗ lực rất đáng ghi nhận trong sáng tác, liên tục ra tác phẩm gây được chú ý trong dư luận như Nguyễn Ðình Tú với chùm ba tiểu thuyết Nháp, Phiên bản và Kín; Di Li với Trại hoa đỏ, Phong Ðiệp với Blogger; Ðỗ Bích Thúy với Người đàn bà miền núi; Nguyễn Thế Hùng với Họ vẫn chưa về; Ðỗ Tiến Thụy với Màu rừng ruộng; Nguyễn Xuân Thủy với Biển xanh màu lá, Sát thủ online; Vũ Ðình Giang với Song song, Bờ xám; Nguyễn Danh Lam với Giữa vòng vây trần gian, Giữa dòng chảy lạc; Trần Nhã Thụy với Sự trở lại của vết xước, Vi Thùy Linh với ViLi, Phim đôi tình tự chậm... Và một loạt các cây bút văn xuôi mới xuất hiện, được chú ý như: Dương Bình Nguyên, Nguyễn Quỳnh Trang, Trần Thu Trang, Phan Hồn Nhiên, Nguyễn Thúy Loan... Các tác giả thơ trẻ cũng có một số bước tiến mới với việc liên tục ra các tác phẩm, các tập thơ với nhiều tìm tòi, đổi mới như Võ Mạnh Hảo, Trương Trọng Nghĩa, Lê Vĩnh Tài, Ly Hoàng Ly, Tằng A Tài, Phạm Vân Anh, Trần Hoàng Thiên Kim, Bùi Tuyết Mai, Ngô Thị Hạnh, Lê Miên Ca, Chiêu Anh Nguyễn, Hoàng Chiến Thắng, Lữ Thị Mai, Du Nguyên, Trương Hồng Tú, Trịnh Sơn, Nguyễn Ðức Phú Thọ, Nguyễn Ðăng Khương, Miên Di, Tuệ Nguyên, Ðồng Chuông Tử... Về văn học dịch cũng xuất hiện những dịch giả trẻ, ngay lập tức được giới chuyên môn đánh giá cao như Cao Việt Dũng, Nguyễn Bích Lan, Lương Việt Dũng, Trang Hạ, Nguyễn Thị Thúy Ngọc, Hoàng Hải Vân... Ðặc biệt là, nhiều cây bút trẻ tham dự Hội nghị những người viết văn trẻ lần thứ VII đã trưởng thành, và trở thành Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam như Phong Ðiệp, Nguyễn Danh Lam, Phan Huyền Thư, Nguyễn Vĩnh Tiến, Vi Thùy Linh, Phạm Duy Nghĩa, Phạm Vân Anh, Phùng Văn Khai, Nguyễn Thế Hùng, Ðỗ Tiến Thụy, Trần Huyền Sâm, Bùi Tuyết Mai, Phạm Nguyên Tường, Di Li... Và nếu như năm năm trước đây, trong đời sống văn học, số các tác giả phê bình văn học trẻ chưa nhiều, chỉ có một vài cây bút như Nguyễn Thanh Sơn, Trần Huyền Sâm, Hoài Nam... thì trong những năm qua đã xuất hiện một đội ngũ tác giả phê bình trẻ và mới. Họ xông xáo, nhiệt huyết, giàu nội lực như Trần Thiện Khanh, Phùng Gia Thế, Ðoàn Minh Tâm, Ðoàn Ánh Dương, Hải Ninh, Lê Hương Thủy, Nhã Thuyên, Phạm Xuân Thạch, Ngô Hương Giang, Hoàng Thụy Anh, Phan Tuấn Anh... Trên thực tế, các cây bút trẻ xuất hiện trên báo chí, qua các ấn phẩm xuất bản, qua các kênh thông tin, tạo ra sự hấp dẫn nhất định, thu hút công chúng văn học đến gần hơn với họ. Qua đó có thể nói, dòng chảy văn học đương đại đã được bồi đắp mạnh mẽ hơn, trẻ trung hơn, sáng tạo hơn bởi một số phong cách mới lạ từ các cây viết trẻ (như những tác phẩm viết với bút pháp hiện đại, hậu hiện đại, hiện thực huyền ảo...). Từ thực tế sáng tác, nhiều tác giả trẻ đã trưởng thành cả về tác phẩm, phẩm chất chính trị và năng lực quản lý, trở thành nguồn cán bộ của Hội.
Phải nói rằng, từ sự ra đời của tác phẩm và ảnh hưởng đối với bạn đọc, sáng tác của một số cây bút trẻ đã góp phần đưa tới một sinh khí mới cho nền văn học Việt Nam với sự đa dạng về đề tài, phong phú về bút pháp. Ðặc biệt, cần nhắc tới một xu hướng nên được khuyến khích và động viên là thời gian gần đây, một số cây bút trẻ đã hướng sự quan tâm tới các đề tài lịch sử, đất nước, chiến tranh cách mạng. Tuy nhiên còn có những cây bút trẻ được dư luận chú ý, mà từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chưa được các học giả, các nhà phê bình và các nhà văn đi trước nhìn nhận. Tình trạng này có thể có nhiều nguyên nhân, như: do lối viết và sự suy tưởng không gần gũi với cách tư duy truyền thống, chưa được kiểm chứng và thử thách; do sự cởi mở trong việc cấp giấy phép xuất bản giúp nhiều tác phẩm hay ra đời, nhưng cũng để lọt không ít tác phẩm 'rác'; do một số giá trị đích thực bị lu mờ, bị san lấp bởi sự hào nhoáng của 'giá trị ảo'; do một vài tác giả trẻ chạy theo phương cách quảng bá, pr bản thân và tác phẩm chưa chín muồi của họ (với nhiều cách thức, như: đặt tên tác phẩm theo lối câu khách, viết về sex một cách thô thiển, phơi bày sự thiếu và yếu về văn hóa đạo đức); do một vài tác giả coi viết văn như là sự giãi bày, sự chơi, không coi viết văn là lao động nghiêm túc cần học hỏi và phải thu nạp rất nhiều trải nghiệm cho nên dễ chán nản và bỏ cuộc. Ngay cả việc công bố tác phẩm trên in-tơ-nét cũng vậy, bên cạnh mặt tích cực thì 'văn học mạng' cũng có ảnh hưởng tiêu cực, bởi có blogger ngộ nhận giữa những bài viết mang tính cá nhân với tác phẩm văn học... Từ tình trạng đó có thể nói, lực lượng viết văn trẻ hiện khá biến động, không đồng nhất.
Hội nghị những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ VIII là một cuộc gặp mặt của các cây bút trẻ, đang trong quá trình sáng tạo theo dòng chảy chính thống của văn học.
Ban NVT, dưới sự chỉ đạo của Ban Tổ chức Hội nghị những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ VIII đang chuẩn bị giới thiệu nhân sự của Hội nghị qua các Hội Văn học - Nghệ thuật ở địa phương; các Hội đồng chuyên môn, các Ban chức năng, Ban liên lạc các nhà văn khu vực của Hội Nhà văn Việt Nam; từ việc phát hiện, bồi dưỡng, hoạt động cộng tác của các tác giả trẻ với Ban NVT trong các năm gần đây. Các công tác chuẩn bị khác, trong đó có nội dung các cuộc tọa đàm, tham luận... sẽ được hoàn thành trong tháng 7-2011. Hội nghị được dự kiến tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang trong ba ngày 28, 29, 30-8-2011. Ðại biểu tham gia chính thức có độ tuổi từ 35 trở lại; ưu tiên tác giả có tác phẩm đã được in, có giải thưởng và được dư luận chú ý. Hy vọng Hội nghị những người viết văn trẻ lần thứ VIII không chỉ là một cuộc hội ngộ, mà còn là nơi tập hợp, quy tụ những người viết văn trẻ trên cả nước cùng gặp gỡ, trao đổi, học hỏi... từ đó sáng tạo nên các tác phẩm ngày càng hay hơn, có chất lượng tư tưởng - nghệ thuật ngày càng cao hơn, đóng góp vào sự phát triển của nền văn học nước nhà.
Trưởng Ban Nhà văn Trẻ - Hội Nhà văn Việt Nam.
Nhà văn Võ Thị Xuân Hà
VanVN.Net - Một trong những nhiệm vụ quan trọng sau mỗi kỳ Ðại hội Hội Nhà văn Việt Nam là tập hợp những người viết văn trẻ, khuyến khích và tạo điều kiện để họ sáng tác vì sự phát triển của đất nước, vì một đời sống tinh thần lành mạnh của xã hội. Do vậy, Hội nghị của những người viết văn trẻ là một hoạt động cần thiết và bổ ích trong bối cảnh từ đường lối đúng đắn của Ðảng, trong đó có đường lối đối với Văn hóa - Nghệ thuật, đã mở ra một thời kỳ mới cho văn học nước nhà, cho mỗi nhà văn, nhất là những người viết văn trẻ.
Các đại biểu dự Hội nghị những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ VII
Tới nhiệm kỳ XIII của Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Ban Công tác Nhà văn Trẻ đã được gọi bằng cái tên gọn hơn là Ban Nhà văn Trẻ (Ban NVT). Ðồng thời, Ban Chấp hành đã quyết định Ban NVT, cùng với Ban Văn học Đề tài là ban chức năng chính thức được đưa vào tổ chức cơ quan Hội Nhà văn, không còn là một Ban phong trào. Cơ cấu nhân sự của Ban cũng khá mạnh, phần lớn đều là các nhà văn, nhà thơ đang giữ cương vị quan trọng ở các cơ quan báo chí truyền thông, họ hiểu sâu sát các cây bút trẻ, và đã cộng tác với Ban NVT trong các năm qua. Tuy nhiên, điểm còn hạn chế là các thành viên của Ban đều đang công tác ở các cơ quan khác, ngay cả Trưởng ban, hiện cũng kiêm nhiệm Tổng Biên tập Tạp chí Nhà văn. Hoạt động thường niên của Ban NVT bao gồm: tổ chức Sân thơ trẻ hằng năm; tổ chức tọa đàm - hội thảo văn học trẻ; tổ chức đi thực tế; bồi dưỡng và giới thiệu các tác giả trẻ, các tác phẩm lên các Hội đồng chuyên môn để xét kết nạp, xét giải hằng năm... Có thể nói, khoảng thời gian từ năm 2006 đến nay, hoạt động của Ban NVT đã mang một khí thế mới, được các tác giả trẻ quan tâm gắn bó, được báo giới truyền thông và dư luận chú ý.
Trong thời gian từ Hội nghị những người viết văn trẻ lần thứ VII do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức tại Hội An đến nay, xu hướng sáng tác và các tác giả trẻ (có tham gia Hội nghị lần thứ VII hoặc không) đã có những chuyển động rõ rệt. Các tác giả đã ít nhiều thành danh thì ngày càng khẳng định tên tuổi của họ qua sáng tác và các giải thưởng. Ðiển hình là các nhà văn Nguyễn Ngọc Tư với giải ASEAN năm 2008, Nguyễn Ngọc Thuần với giải văn học thiếu nhi của Thụy Ðiển, Ly Hoàng Ly với giải thơ của Hội Nhà văn Việt Nam, Nguyễn Thế Hùng với giải tiểu thuyết Hội Nhà văn Hà Nội, Ðỗ Tiến Thụy với giải tiểu thuyết của Bộ Quốc phòng, Nguyễn Ðình Tú và Nguyễn Xuân Thủy với giải tiểu thuyết của Bộ Công an, Lê Thiếu Nhơn với giải thơ của Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh...
Những năm gần đây, một số tác giả trẻ đã có nỗ lực rất đáng ghi nhận trong sáng tác, liên tục ra tác phẩm gây được chú ý trong dư luận như Nguyễn Ðình Tú với chùm ba tiểu thuyết Nháp, Phiên bản và Kín; Di Li với Trại hoa đỏ, Phong Ðiệp với Blogger; Ðỗ Bích Thúy với Người đàn bà miền núi; Nguyễn Thế Hùng với Họ vẫn chưa về; Ðỗ Tiến Thụy với Màu rừng ruộng; Nguyễn Xuân Thủy với Biển xanh màu lá, Sát thủ online; Vũ Ðình Giang với Song song, Bờ xám; Nguyễn Danh Lam với Giữa vòng vây trần gian, Giữa dòng chảy lạc; Trần Nhã Thụy với Sự trở lại của vết xước, Vi Thùy Linh với ViLi, Phim đôi tình tự chậm... Và một loạt các cây bút văn xuôi mới xuất hiện, được chú ý như: Dương Bình Nguyên, Nguyễn Quỳnh Trang, Trần Thu Trang, Phan Hồn Nhiên, Nguyễn Thúy Loan... Các tác giả thơ trẻ cũng có một số bước tiến mới với việc liên tục ra các tác phẩm, các tập thơ với nhiều tìm tòi, đổi mới như Võ Mạnh Hảo, Trương Trọng Nghĩa, Lê Vĩnh Tài, Ly Hoàng Ly, Tằng A Tài, Phạm Vân Anh, Trần Hoàng Thiên Kim, Bùi Tuyết Mai, Ngô Thị Hạnh, Lê Miên Ca, Chiêu Anh Nguyễn, Hoàng Chiến Thắng, Lữ Thị Mai, Du Nguyên, Trương Hồng Tú, Trịnh Sơn, Nguyễn Ðức Phú Thọ, Nguyễn Ðăng Khương, Miên Di, Tuệ Nguyên, Ðồng Chuông Tử... Về văn học dịch cũng xuất hiện những dịch giả trẻ, ngay lập tức được giới chuyên môn đánh giá cao như Cao Việt Dũng, Nguyễn Bích Lan, Lương Việt Dũng, Trang Hạ, Nguyễn Thị Thúy Ngọc, Hoàng Hải Vân... Ðặc biệt là, nhiều cây bút trẻ tham dự Hội nghị những người viết văn trẻ lần thứ VII đã trưởng thành, và trở thành Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam như Phong Ðiệp, Nguyễn Danh Lam, Phan Huyền Thư, Nguyễn Vĩnh Tiến, Vi Thùy Linh, Phạm Duy Nghĩa, Phạm Vân Anh, Phùng Văn Khai, Nguyễn Thế Hùng, Ðỗ Tiến Thụy, Trần Huyền Sâm, Bùi Tuyết Mai, Phạm Nguyên Tường, Di Li... Và nếu như năm năm trước đây, trong đời sống văn học, số các tác giả phê bình văn học trẻ chưa nhiều, chỉ có một vài cây bút như Nguyễn Thanh Sơn, Trần Huyền Sâm, Hoài Nam... thì trong những năm qua đã xuất hiện một đội ngũ tác giả phê bình trẻ và mới. Họ xông xáo, nhiệt huyết, giàu nội lực như Trần Thiện Khanh, Phùng Gia Thế, Ðoàn Minh Tâm, Ðoàn Ánh Dương, Hải Ninh, Lê Hương Thủy, Nhã Thuyên, Phạm Xuân Thạch, Ngô Hương Giang, Hoàng Thụy Anh, Phan Tuấn Anh... Trên thực tế, các cây bút trẻ xuất hiện trên báo chí, qua các ấn phẩm xuất bản, qua các kênh thông tin, tạo ra sự hấp dẫn nhất định, thu hút công chúng văn học đến gần hơn với họ. Qua đó có thể nói, dòng chảy văn học đương đại đã được bồi đắp mạnh mẽ hơn, trẻ trung hơn, sáng tạo hơn bởi một số phong cách mới lạ từ các cây viết trẻ (như những tác phẩm viết với bút pháp hiện đại, hậu hiện đại, hiện thực huyền ảo...). Từ thực tế sáng tác, nhiều tác giả trẻ đã trưởng thành cả về tác phẩm, phẩm chất chính trị và năng lực quản lý, trở thành nguồn cán bộ của Hội.
Phải nói rằng, từ sự ra đời của tác phẩm và ảnh hưởng đối với bạn đọc, sáng tác của một số cây bút trẻ đã góp phần đưa tới một sinh khí mới cho nền văn học Việt Nam với sự đa dạng về đề tài, phong phú về bút pháp. Ðặc biệt, cần nhắc tới một xu hướng nên được khuyến khích và động viên là thời gian gần đây, một số cây bút trẻ đã hướng sự quan tâm tới các đề tài lịch sử, đất nước, chiến tranh cách mạng. Tuy nhiên còn có những cây bút trẻ được dư luận chú ý, mà từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chưa được các học giả, các nhà phê bình và các nhà văn đi trước nhìn nhận. Tình trạng này có thể có nhiều nguyên nhân, như: do lối viết và sự suy tưởng không gần gũi với cách tư duy truyền thống, chưa được kiểm chứng và thử thách; do sự cởi mở trong việc cấp giấy phép xuất bản giúp nhiều tác phẩm hay ra đời, nhưng cũng để lọt không ít tác phẩm 'rác'; do một số giá trị đích thực bị lu mờ, bị san lấp bởi sự hào nhoáng của 'giá trị ảo'; do một vài tác giả trẻ chạy theo phương cách quảng bá, pr bản thân và tác phẩm chưa chín muồi của họ (với nhiều cách thức, như: đặt tên tác phẩm theo lối câu khách, viết về sex một cách thô thiển, phơi bày sự thiếu và yếu về văn hóa đạo đức); do một vài tác giả coi viết văn như là sự giãi bày, sự chơi, không coi viết văn là lao động nghiêm túc cần học hỏi và phải thu nạp rất nhiều trải nghiệm cho nên dễ chán nản và bỏ cuộc. Ngay cả việc công bố tác phẩm trên in-tơ-nét cũng vậy, bên cạnh mặt tích cực thì 'văn học mạng' cũng có ảnh hưởng tiêu cực, bởi có blogger ngộ nhận giữa những bài viết mang tính cá nhân với tác phẩm văn học... Từ tình trạng đó có thể nói, lực lượng viết văn trẻ hiện khá biến động, không đồng nhất.
Hội nghị những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ VIII là một cuộc gặp mặt của các cây bút trẻ, đang trong quá trình sáng tạo theo dòng chảy chính thống của văn học.
Ban NVT, dưới sự chỉ đạo của Ban Tổ chức Hội nghị những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ VIII đang chuẩn bị giới thiệu nhân sự của Hội nghị qua các Hội Văn học - Nghệ thuật ở địa phương; các Hội đồng chuyên môn, các Ban chức năng, Ban liên lạc các nhà văn khu vực của Hội Nhà văn Việt Nam; từ việc phát hiện, bồi dưỡng, hoạt động cộng tác của các tác giả trẻ với Ban NVT trong các năm gần đây. Các công tác chuẩn bị khác, trong đó có nội dung các cuộc tọa đàm, tham luận... sẽ được hoàn thành trong tháng 7-2011. Hội nghị được dự kiến tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang trong ba ngày 28, 29, 30-8-2011. Ðại biểu tham gia chính thức có độ tuổi từ 35 trở lại; ưu tiên tác giả có tác phẩm đã được in, có giải thưởng và được dư luận chú ý. Hy vọng Hội nghị những người viết văn trẻ lần thứ VIII không chỉ là một cuộc hội ngộ, mà còn là nơi tập hợp, quy tụ những người viết văn trẻ trên cả nước cùng gặp gỡ, trao đổi, học hỏi... từ đó sáng tạo nên các tác phẩm ngày càng hay hơn, có chất lượng tư tưởng - nghệ thuật ngày càng cao hơn, đóng góp vào sự phát triển của nền văn học nước nhà.
Trưởng Ban Nhà văn Trẻ - Hội Nhà văn Việt Nam.
Nhà văn Võ Thị Xuân Hà
VanVN.Net – Ngày 10/4/2012, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học” được tổ chức trong một ngày. Buổi sáng, hội thảo khai mạc với sự có mặt của hơn 100 đại ...
VanVN.Net - Cụ Nguyễn Khắc Niêm (1889 – 1954) đỗ Hoàng giáp năm Đinh Mùi (1907) khi tròn 18 tuổi; trẻ thứ nhì trong lịch sử khoa cử Việt Nam, sau Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Khi vua Thành Thái mời các ...
VanVN.Net – Sáng 19/4/2012, tọa đàm tiểu thuyết Việt Nam đương đại được tổ chức tại Nhà sáng tác Đại Lải, Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc nhân dịp bế mạc trại sáng tác tiểu thuyết 2012. Đến dự tọa đàm có ...
VanVN.Net - Từ trước đến nay, nhiều người (trong đó có tôi) vẫn cho rằng, không kể cuốn gia phả lịch sử viết dưới dạng tiểu thuyết chương hồi Hoan châu ký (cuối thế kỷ XVII, không rõ tác giả), thì ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn