Đỗ Trung Lai: Cha m ẹ đã thành ra cổ tích/ Cỏ nằm kể mãi dưới chân nhang Thứ sáu, 29/1/2010 | 5:32:39 PM
Trang chủ
Tin văn
Văn hóa - Nghệ thuật
Tiếng nói Nhà văn
Dư âm Hội nghị Quốc tế giới thiệu Văn học Việt Nam
Nhà văn đang có hồ sơ xin vào Hội
Nhà văn ta đang làm gì?
Hướng tới 1000 năm Thăng Long Hà Nội
Lý luận - Phê bình
Tác phẩm và dư luận
Đối thoại
Nghề văn
Văn học với đời sống
VanVN.Net Giới Thiệu
Tác phẩm
Thơ
Truyện ngắn
Bút ký - Phóng sự
Tạp văn
Tiểu thuyết
Mỗi tuần một truyện ngắn, một chùm thơ
Nhà Văn Trẻ
Văn học nước ngoài
Tư Liệu Văn Học
Hội nhà văn
Cơ quan văn học
Hội viên
Di sản
Quán Văn Chương
Phiếm luận

Đọc nhiều nhất

Về cuốn hồi ký gây xôn xao trên mạng của một giáo sư

Cái tát của Lê Công Định

Sẽ còn những ai đứng đằng sau ông Huỳnh Ngọc Sĩ ?

Dư luận không giống như "Chú Thỏ" trong truyện "Cáo và Thỏ" thưa ông Đoàn Văn Kiển...

Hãy bình tĩnh, đừng quá riết róng theo kiểu “Giậu đổ bìm leo”

"Cái hèn" của người cầm bút

Ma đưa lối quỷ đưa đường hay bần cùng sinh đạo tặc... ( Về những vụ trộm cắp của người Việt bị phát hiện gần đây tại Nhật Bản)

Ăn ốc nói mò của một số người cầm bút


CÔNG TY LÂM NGHIỆP TAM SƠN

Xã Kiệt Sơn, huyện Tam Sơn tỉnh Phú Thọ; điện thoại: 0210 3745 002   Fax : 0210 3745 003   -   Email : - tamsontanson@yahoo.com
Đại diện tại Hà Nội: Phòng 330 Nhà K1 Khu Đô thị Việt Hưng, Long Biên Hà Nội điện thoại:  04 3652 4558 – Email: truongnd@gmail.com

  Công ty Lâm nghiệp Tam Sơn (thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam) quản lý và sử dụng 10.903,1 ha thuộc địa bàn 10 Xã của Huyện Tân Sơn. Có điều kiện tự nhiên và khí hậu đặc trưng của vùng miền núi trung du phía bắc rất thuận lợi cho phát triển sản xuất lâm nghiệp.  
  Ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty là: Trồng rừng NLG, khai thác, thu mua, vận tải cung ứng gỗ NLG cho Tổng công ty Giấy Việt Nam ; sản xuất kinh doanh giống cây NLG, chè búp tươi; thu mua, chế biến và tiêu thụ các loại lâm sản NLG; sản xuất, chế biến Nấm Dược phẩm (Linh Chi) và cung cấp Nấm thực phẩm sạch cho thị trường Thành Phố Hà Nội, Tỉnh Phú Thọ, các tỉnh lân cận. Sản xuất, xuất khẩu và cung ứng nội địa hàng trăm triệu đôi đũa tre mỗi năm.
  Các sản phẩm Nấm sạch của Công ty sản xuất ra luôn đảm bảo chất lượng, hàm lượng các chất dinh dưỡng, đã chinh phục được các bà nội trợ khó tính. Trở thành một phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam.
  Công ty đã mở một số Đại lý, cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm  trên địa bàn các Tỉnh phía bắc
  Khách hàng có nhu cầu mua số lượng lớn hoặc mở Đại lý bán sẩn phẩm . Xin vui lòng liên hệ với Công ty .

Giám đốc     
Nguyễn Đức Sơn


 
Home / Tin văn
DIỄN VĂN KHAI MẠC: HỘI NGHỊ QUỐC TẾ "GIỚI THIỆU VĂN HỌC VIỆT NAM"
Hữu Thỉnh ( 1/5/2010 11:40:58 AM )

Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Trưởng ban Tổ chức Hội nghị

 



Kính thưa các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước,

 

Kính thưa các vị khách quý,

 

Kính thưa các vị trong Đoàn Ngoại giao,

 

Thưa các bạn đồng nghiệp.

 

Thật là có ý nghĩa, trong những ngày mở đầu năm mới 2010, Hội nghị Giới thiệu văn học Việt Nam lần thứ hai được tổ chức trọng thể tại thủ đô Hà Nội đúng vào dịp thành phố kỷ niệm 1000 năm tuổi. Đó cũng là 1000 năm văn học chữ viết của Việt Nam trên cái nền xa xưa và bền vững của văn học dân gian với những viên ngọc sáng thể hiện rực rỡ tâm hồn dân tộc.

 

Thay mặt Hội Nhà văn Việt Nam, tôi nhiệt liệt chào mừng và trân trọng cám ơn Đồng chí Tô Huy Rứa, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương. Xin nhiệt liệt chào mừng và cám ơn Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân. Xin nhiệt liệt chào mừng và cám ơn Giáo sư tiến sĩ, Phùng Hữu Phú, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương, Trưởng ban chỉ đạo Hội nghị. Xin nhiệt liệt chào mừng và cám ơn các vị trong Đoàn ngoại giao, đại diện các cơ quan, đoàn thể của Trung ương và Hà Nội, đại diện các cơ quan xuất bản, báo chí đã tới dự Hội nghị. Xin nhiệt liệt chào mừng và cám ơn các nhà văn, các nhà dịch thuật văn học, đại diện các nhà xuất bản, các giáo sư văn học, các lưu học sinh từ 32 quốc gia trên thế giới đã đến Việt Nam trong ngày hội giao lưu văn hoá quốc tế đáng nhớ này. Xin nhiệt liệt chào mừng và cám ơn các nhà văn, nhà thơ Việt Nam đang sống và làm việc ở nước ngoài trở về Tổ quốc với sứ mệnh góp phần tô đậm hình ảnh Việt Nam với bạn bè quốc tế. Xin nhiệt liệt chào mừng và cám ơn các nhà văn đại diện cho các vùng, miền văn học trong cả nước gồm nhiều dân tộc anh em đã về dự Hội nghị.

 

Một trong những kinh nghiệm sống quý báu nhất của Việt Nam là từ rất sớm đã coi sự giao lưu với thế giới là một nhân tố của sự phát triển. Mở đầu là sự giao tiếp với các nền văn hoá của Phương Đông, rồi mở rộng ra Phương Tây và toàn thế giới;  từ các lĩnh vực tôn giáo, hành chính, chính trị, kinh tế ngoại giao mở rộng ra các lĩnh vực khoa học, công nghệ và văn học, nghệ thuật. Tiến trình này không ngừng được hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của cuộc sống. Giao lưu văn hoá cũng là một phép ứng xử, và được xem là loại ứng xử tao nhã nhất, thánh thiện nhất vì nó không lấy căn cứ nước lớn hay nước nhỏ, thu thập GDP cao hay thấp mà chính là sự đối thoại giá trị của các nền văn minh tinh thần; và bởi vì cái mà nó muốn đem lại là tình hữu nghị giữa các dân tôc, món quà có sức an ủi lớn nhất trong một thế giới còn nhiều bất hạnh và lo âu của chúng ta. Ứng xử văn hoá ở Việt Nam được xem là vấn đề của đạo đức.

 

Giao lưu văn hoá, nhất là văn học, có một ý nghĩa sâu sắc mà không một thứ giao lưu nào thay thế được. Nhiều dân tộc trên thế giới có cảm tình nồng hậu với nhân dân Việt Nam vì cuộc chiến đấu lâu dài, quả cảm để giành độc lập, tự do. Nhưng để hiểu được tâm hồn dân tộc Việt Nam, tính cách dân tộc Việt Nam, lòng nhân ái, độ lượng và thế giới tinh thần độc đáo của Việt Nam, chắc chắn họ phải tìm đến văn học, tấm gương soi chiếu con người, đất nước, soi chiếu hệ giá trị người Việt, và rất nhiều khi, nó là lương tâm và phẩm giá của dân tộc chúng tôi. Hiện tượng Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm được đón nhận nồng nhiệt ở nhiều nước trên thế giới là một thí dụ mới nhất. Khác với các bộ môn khác, có thể đến rồi đi, hay dễ bị lãng quên, văn học có nhiều cơ may ở lại lâu dài, kết bạn với tâm hồn các dân tộc trong một sự đồng điệu sâu xa. 

 

Với sự cống hiến của nhiều thế hệ dịch giả Việt Nam, cho tới nay, hầu như tất cả các nền văn học lớn trên thế giới, những tác phẩm tiêu biểu của văn chương nhân loại đã được dịch và xuất bản tại Việt Nam. Quá trình này được tiến hành một cách có hệ thống, liên tục, không hề bị gián đoạn ngay cả trong những năm chiến tranh ác liệt nhất. Theo thống kê chưa thật đầy đủ, tính đến năm 2007 đã có 13.700 tác phẩm văn học của thế giới đã được xuất xuất bản tại Việt Nam. Tính ra trên thị trường sách hiện nay, cứ 100 cuốn sách được bày bán thì có 25 cuốn sách dịch của nước ngoài. Đó là những con số biết nói. Chứng tỏ người Việt Nam khao khát muốn tìm thấy mình và muốn soi mình trong nhân loại như thế nào.

 

Nếu như văn học thế giới đến Việt Nam là một tiến trình có thành tựu, có truyền thống và ngày càng được mở rộng thì văn học Việt Nam đến với giới mới ở những bước khởi động ban đầu. Cũng vẫn theo thống kê trên, cho đến nay mới chỉ có 570 tác phẩm của Việt Nam được dịch ra các thứ ngôn ngữ trên thế giới. Với một cảm quan văn học bình thường cũng có thể thấy đó là một sự bất tương xứng cần sớm được khắc phục một cách có tổ chức với một tầm nhìn xa rộng. Và nếu đặt giao lưu văn học trong tình hình chung hiện nay thì dễ dàng nhận thấy rằng việc giao lưu văn hoá còn tụt hậu khá xa so với  giao lưu kinh tế, khoa học, công nghệ, chính trị, ngoại giao, du lịch. Trong hướng giải quyết vấn đề, cần khai thác lợi thế rất cơ bản, Việt Nam muốn giới thiệu tinh hoa của mình ra thế giới thì thế giới cũng có nhu cầu tìm hiểu Việt Nam. 

 

Đây là một vấn đề bổ ích và thú vị nhưng rất không dễ dàng. Độc giả trên thế giới ngày nay cũng không đơn giản. Chúng tôi hiểu rằng có những tác phẩm được đón đọc ở Châu Mỹ la tinh, ở Ấn Độ, ở châu Phi... lại có khi không ăn khách ở Mỹ, ở châu Âu và ngược lại. Vậy là chúng tôi phải tính đến các nền văn hoá, đến bạn đọc, đến lợi nhuận xuất bản, đến người dịch và nghệ thuật sáng tạo trong việc dịch, một nghệ thuật vô cùng phức tạp và tinh tế... Chúng tôi hiểu tất cả những cái đó, những lợi thế và những khó khăn, nhưng chúng tôi nghĩ rằng đã đến lúc phải kiên quyết làm việc này, kiên quyết và kiên trì, làm trước mắt và làm lâu dài... Người ta chẳng đã có câu: "Không thể xây xong thành Lam á trong một đêm:" Chúng tôi nghĩ rằng việc dịch văn học Việt Nam ra nước ngoài cũng thế.

 

Ý thức rất sớm về vấn đề có tính chiến lược nói trên, Hội Nhà văn Việt Nam coi giao lưu văn học là một trong những nhiệm vụ hàng đầu và được cụ thể hoá bằng nhiều hoạt động phong phú, sinh động. Năm 2002, Hội nghị quốc tế giới thiều văn học Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội với sự có mặt của 25 dịch giả nước ngoài đến từ 12 quốc gia. Tám năm đã trôi qua kể từ ngày đáng ghi nhớ đó, số lượng các tác phẩm của Việt Nam được dịch và giới thiệu ở nước ngoài tăng một cách đáng kể, trong đó có thêm 4 nước dịch Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tiếp theo Tổng tập văn học Việt Nam gồm 15 tập xuất bản tại Liên Xô những năm 80, bước sang thế kỷ XXI nhiều tác phẩm của các tác giả cổ điển Việt Nam Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Lê Quý Đôn được giới thiệu tại Pháp, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Ba Lan, Italia, Thuỵ Điển... Thực hiện chương trình hợp tác giữa Hội Nhà văn Việt Nam   và Trung tâm Wiliam Joiner, nhiều tác phẩm của các nhà văn Việt Nam viết về sự nghiệp giải phóng dân tộc đã được xuất bản tại Hoa Kỳ. Đồng thời nhiều tác phẩm của văn học đương đại của Việt Nam lần đầu tiên được giới thiệu tại Trung Quốc, Ấn Độ, Na uy, Đan Mạch, Canađa, Phần Lan, Nhật Bản và một số nước ở châu Mỹ la tinh. Cộng vào những cố gắng trên, nhiều cá nhân và nhà xuất bản ở trong nước, đi đầu là nhà xuất bản Thế giới cũng tổ chức giới thiệu nhiều tác phẩm ra nước ngoài. Một sự kiện đáng vui mừng, các dịch giả Ba Lan đến dự Hội nghị này mang theo Tuyển tập thơ Việt Nam thế kỷ thứ X - Thế kỷ XIX  vừa ra mắt tại Vacsava. Thay mặt Hội Nhà văn Việt Nam, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến các dịch giả, các nhà xuất bản, các nhà tài trợ đã góp phần rất quan trọng vào các sự kiện nổi bật nói trên. Bằng lao động âm thầm và bền bỉ, các bạn đã góp phần trả lời trước bạn đọc của thế giới: Việt Nam là tên gọi của một cuộc chiến tranh đồng thời còn là tên gọi của một nền văn học.

 

Được quy định bởi những điều kiện địa chính trị, địa văn hoá và hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, văn học Việt Nam là biểu trưng rực rỡ của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần nhân nghĩa và tính trực giác Phương Đông. Nhờ tiếp thu ảnh hưởng của các nền văn học lớn, văn học Việt Nam không ngừng cách tân nhưng chưa bao giờ đánh mất sự liên hệ mật thiết với các giá trị cội nguồn. Với quan niệm văn, sử, triết bất phân, thơ ca cổ điển Việt Nam là thể loại của mọi thể loại, một sự kết tinh mang tính đại diện cho văn hoá dân tộc. Trong lịch sử của mình, Việt Nam đã ba lần thay đổi chữ viết, mỗi lần thay đổi là một bước ngoặt của văn học. Với chữ Hán, đó là thời kỳ  thơ chữ Hán của Việt Nam đã đạt đến mức độ cổ điển. Với chữ Nôm, đó là thời kỳ ra đời Truyện Kiều của Nguyễn Du, các truyện nôm của Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Gia Thiều và hàng loạt truyện thơ khuyết danh có giá trị khác. Với chữ quốc ngữ, đó là thời kỳ ra đời của truyện ngắn, tiểu thuyết và thơ mới. Quan sát sự thay đổi đó, chúng tôi thấy rằng chữ viết nào đưa văn học đến gần với nhân dân, chữ nào thể hiện được chân xác cuộc sống và tâm hồn dân tộc thì cha ông chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận để tiến hành hiện đại hoá nền văn học của chúng tôi Trước những áp lực bên ngoài bao giờ cũng rất mạnh và rất dữ tợn, các nhà văn chúng tôi trước hết phải làm việc gì đó góp phần vào việc giành lại quyền lớn nhất của con người là quyền được sống trong một đất nước tự do và độc lập. Đặc điểm này đã giúp cho các nhà văn của đất nước chúng tôi tránh được căn bệnh nguy hiểm nhất của văn học đó là bệnh phù phiếm. Sự thống nhất giữa vai trò công dân và nghệ sĩ, xã hội và văn chương là đặc điểm mà cũng là truyền thống quý báu của các nhà văn Việt Nam. Với những phẩm chất mang tính huyết mạch như thế, văn học Việt thời nào cũng có những kết tinh chói sáng, thời nào cũng có những đỉnh cao được nhân dân thừa nhận. Về phương diện này, các chuyên gia văn học so sánh có thể cung cấp cho chúng ta nhiều điều thú vị.

 

Con người viết lịch sử của mình bằng ngôn ngữ. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp cổ xưa nhất mà cũng hiện đại nhất, tự nhiên nhất mà cũng tinh diệu nhất. Khi vào tay nhà văn, sức mạnh của ngôn ngữ trở nên vô tận. Không ở đâu mà bản sắc dân tộc được giữ gìn và bảo tồn như ở trong ngôn ngữ. Ngôn ngữ càng mang đặc tính dân tộc bao nhiêu thì tính khu biệt của nó càng kiên cố bấy nhiêu. Khai thông những rào cản này là thiên chức và tài năng của các dịch giả. Còn có gì khó khăn hơn và cao cả hơn là chuyển tải một nền văn hoá sang một nền văn hoá khác, chuyển tải những thăng hoa tâm hồn đến những tâm hồn khác. Cũng giống như các nhà văn, tư thế của các nhà dịch thuật luôn luôn ở trạng thái bắt đầu và không bao giờ có kết thúc. Dịch thuật là một khoa học và cũng là một nghệ thuật, một thao tác và là một thích thú; một sáng tạo, hoàn toàn mang tính cá nhân nhưng lợi ích lại thuộc về quốc gia, dân tộc. Đứng về mặt thích thú thì cứ để các nhà dịch thuật tự mình làm lấy công việc của mình. Nhưng đứng về mặt lợi ích thì Nhà nước, đại diện cho xã hội cần giúp đỡ các nhà dịch thuật nhiều nhất trontg điều kiện có thể. Đã chín muồi cho việc hoạch định một chính sách vĩ mô đẩy mạnh giao lưu văn hoá với nước ngoài, đầu tư thích đáng cho các dịch giả, hỗ trợ thích đáng cho các nhà xuất bản trong và ngoài nước tham gia vào quá trình này. Cần đặt một giải thưởng Nhà nước cho công tác dịch thuật. Cũng giống như văn học, đầu tư cho dịch thuật là đầu tư cho sự phát triển.Và cũng đã chín muồi cho việc thành lập Trung tâm dịch thuật trực thuộc Hội Nhà văn Việt Nam. Đây là cơ quan có chức năng tham mưu, điều phối và tác nghiệp cụ thể, tập hợp được ba lực lượng dịch thuật, đó là những dịch giả ở trong nước, những người Việt Nam đang sống ở nước ngoài và các dịch giả là người nước ngoài. Đó là những dịch giả có trình độ chuyên môn sâu về ngoại ngữ, có tầm nhìn xa rộng và năng lực thẩm định tinh tường, vừa có sự hiểu biết kỹ càng về văn học để chọn dịch những tinh hoa trong nước dịch ra nước ngoài, lại vừa chọn được tinh hoa văn học nước ngoài để giới thiệu vào Việt Nam. Một tổ chức chuyên lo về dịch văn học, vừa hiểu biết sâu sắc văn học và văn hoá, làm việc hàng ngày với các nhà văn, thiết tưởng không ở đâu hợp lý bằng, tốt bằng, hiệu quả bằng ở trong đội hình của Hội Nhà văn Việt Nam.

 

Kính thưa các vị khách quý.

 

Thưa các bạn,

 

Trước biết bao vấn đề đang đặt ra cho sự hợp tác và phát triển, một lần nữa chúng ta lại nghe vang lên câu hỏi: cuối cùng thì con người đi về đâu? Câu trả lời có thể là: con người sẽ đi về miền cộng sinh các giá trị văn hoá. Đó là chân trời của đối thoại, tích hợp và giao lưu.

 

Với ý nghĩa đó, thay mặt Ban tổ chức, tôi xin khai mạc Hội nghị quốc tế giới thiệu văn học Việt Nam lần thứ hai.

 

Chúc Hội nghị thành công.

 

Kính chúc sức khoẻ các quý vị.

 

[ Print this page ]In bài   Trang trước [ Top page ]Đầu trang


Gửi ý kiến
Họ tên
eMail
Điện thoại
Địa chỉ
Nội dung:
   
Các bài mới:
   Hội thảo sôi nổi, chân thành và thiết thực(6/1/2010)
   PHÁT BIỂU CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ VHTTDL – HOÀNG TUẤN ANH TẠI TIỆC CHIÊU ĐÃI CÁC ĐẠI BIỂU THAM DỰ HỘI NGHỊ QUỐC TẾ “GIỚI THIỆU VĂN HỌC VIỆT NAM”(6/1/2010)
   Trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật(8/1/2010)
   Đêm thơ xao động Hạ Long(10/1/2010)
   Bế mạc Hội nghị Quốc tế Giới thiệu Văn học Việt Nam: Tràn đầy tình anh em và hy vọng(11/1/2010)
   THÔNG BÁO VỀ CHUYẾN ĐI ẤN ĐỘ(24/1/2010)
   Chúc mừng các hội viên mới (25/1/2010)
   Nguyễn Ngọc Hưng, người có số phiếu tuyệt đối (26/1/2010)
   Thông báo Hội nghị Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ 14, Khoá VII (2005-2010) (26/1/2010)
Các bài đã đăng:
   Lễ khai mạc Hội nghị Quốc tế giới thiệu Văn học Việt Nam(5/1/2010)
   DIỄN TỪ CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN THIỆN NHÂN TẠI HỘI NGHỊ QUỐC TẾ (5/1/2010)
   Hội nghị Quốc tế Giới thiệu Văn học Việt Nam: Tất cả đã sẵn sàng(4/1/2010)
   (31/12/2009)
   Để Hội nghị Quốc tế giới thiệu Văn học Việt Nam thành công tốt đẹp(30/12/2009)
   Giao lưu Văn học cũng chính là Ngoại giao Văn hóa(28/12/2009)
   Gặp mặt tình nguyện viên Hội nghị Dịch thuật Giới thiệu Văn học VN(26/12/2009)
   Đại hội IV Hội Nhà văn Lào(26/12/2009)
   Đám giỗ một thi nhân(23/12/2009)
Sự kiện
10 nhân vật có ảnh hưởng nhất thập kỷ
Nhân vật
Tiếng nói đáng tin cậy nhất của nước Mỹ
Bình Luận
Trách nhiệm cao đẹp của người nghệ sĩ
Giới Thiệu Sách
Nhiệt đới buồn
Mùa xuân với “Lời ru ngọn cỏ”
Chiến lược nhân tài của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay


 
 
HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM
Địa chỉ: 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội - Việt Nam
Điện thoại: (84-43) 9448134 * Fax: (84-43) 8263777
Email: vanvn.net@gmail.com / hoinhavanvietnam@gmail.com
Tổng biên tập: Hữu Thỉnh
Giấy phép số 77/GP-TTTT- Cục Quản lý Phát thanh-Truyền hình và Thông tin Điện tử- Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 26/8/2008.
Hội Nhà văn VN giữ bản quyền nội dung trên website này.
Xây dựng, phát triển: iDesign