Thảo Phương: Làm sao trở lại mùa Đông/ Dòng sông cây cầu đã gẫy/ Thôi đành ru lòng mình vậy/ Làm như mùa Đông đã về Thứ ba, 26/1/2010 | 6:06:28 PM
Trang chủ
Tin văn
Văn hóa - Nghệ thuật
Tiếng nói Nhà văn
Dư âm Hội nghị Quốc tế giới thiệu Văn học Việt Nam
Nhà văn đang có hồ sơ xin vào Hội
Nhà văn ta đang làm gì?
Hướng tới 1000 năm Thăng Long Hà Nội
Lý luận - Phê bình
Tác phẩm và dư luận
Đối thoại
Nghề văn
Văn học với đời sống
VanVN.Net Giới Thiệu
Tác phẩm
Thơ
Truyện ngắn
Bút ký - Phóng sự
Tạp văn
Tiểu thuyết
Mỗi tuần một truyện ngắn, một chùm thơ
Nhà Văn Trẻ
Văn học nước ngoài
Tư Liệu Văn Học
Hội nhà văn
Cơ quan văn học
Hội viên
Di sản
Quán Văn Chương
Phiếm luận

Đọc nhiều nhất

Về cuốn hồi ký gây xôn xao trên mạng của một giáo sư

Cái tát của Lê Công Định

Sẽ còn những ai đứng đằng sau ông Huỳnh Ngọc Sĩ ?

Dư luận không giống như "Chú Thỏ" trong truyện "Cáo và Thỏ" thưa ông Đoàn Văn Kiển...

Hãy bình tĩnh, đừng quá riết róng theo kiểu “Giậu đổ bìm leo”

"Cái hèn" của người cầm bút

Ma đưa lối quỷ đưa đường hay bần cùng sinh đạo tặc... ( Về những vụ trộm cắp của người Việt bị phát hiện gần đây tại Nhật Bản)

Ăn ốc nói mò của một số người cầm bút


CÔNG TY LÂM NGHIỆP TAM SƠN

Xã Kiệt Sơn, huyện Tam Sơn tỉnh Phú Thọ; điện thoại: 0210 3745 002   Fax : 0210 3745 003   -   Email : - tamsontanson@yahoo.com
Đại diện tại Hà Nội: Phòng 330 Nhà K1 Khu Đô thị Việt Hưng, Long Biên Hà Nội điện thoại:  04 3652 4558 – Email: truongnd@gmail.com

  Công ty Lâm nghiệp Tam Sơn (thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam) quản lý và sử dụng 10.903,1 ha thuộc địa bàn 10 Xã của Huyện Tân Sơn. Có điều kiện tự nhiên và khí hậu đặc trưng của vùng miền núi trung du phía bắc rất thuận lợi cho phát triển sản xuất lâm nghiệp.  
  Ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty là: Trồng rừng NLG, khai thác, thu mua, vận tải cung ứng gỗ NLG cho Tổng công ty Giấy Việt Nam ; sản xuất kinh doanh giống cây NLG, chè búp tươi; thu mua, chế biến và tiêu thụ các loại lâm sản NLG; sản xuất, chế biến Nấm Dược phẩm (Linh Chi) và cung cấp Nấm thực phẩm sạch cho thị trường Thành Phố Hà Nội, Tỉnh Phú Thọ, các tỉnh lân cận. Sản xuất, xuất khẩu và cung ứng nội địa hàng trăm triệu đôi đũa tre mỗi năm.
  Các sản phẩm Nấm sạch của Công ty sản xuất ra luôn đảm bảo chất lượng, hàm lượng các chất dinh dưỡng, đã chinh phục được các bà nội trợ khó tính. Trở thành một phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam.
  Công ty đã mở một số Đại lý, cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm  trên địa bàn các Tỉnh phía bắc
  Khách hàng có nhu cầu mua số lượng lớn hoặc mở Đại lý bán sẩn phẩm . Xin vui lòng liên hệ với Công ty .

Giám đốc     
Nguyễn Đức Sơn


 
Home / Nhà văn ta đang làm gì?
Thi sĩ “liền anh quan họ”
Phạm Ngọc Chiểu ( 1/18/2010 10:26:04 AM )

Những ngày tựu trường của học viên Khoá 2 Trường Viết văn Nguyễn Du. Anh chị em làm thơ, viết văn từ nhiều vùng miền đất nước tụ họp về, phần lớn chỉ biết tên và tác phẩm của nhau chứ chưa từng một lần gặp mặt. Nguyễn Thanh Kim cũng thuộc số đông này. Vậy nên, giữa không khí hồ hởi tay bắt mặt mừng làm quen, thấy một anh chàng đậm đạp, mặt tròn, má phính mũ be-rê úp trên đầu, đi đứng lửng thửng, nói năng nhẩn nha, thoắt đi thoắt đến cùng chiếc xe đạp cà tàng. Tôi phải hỏi nhỏ ông bác Trần Tự xem đó là chàng nào, bác liền cười cười dọi cặp kính trắng sang tôi:

 

- Chưa biết hả? Nguyễn Thanh Kim đấy! Chú ta là liền anh quan họ về.

 

Nguyễn Thanh Kim? Nghe nói sắp có Sông xuân đất bãi? Nhập trường đã có vốn liếng cách như thế là được đấy chứ.

 

Những ngày sau đó, tôi và Nguyễn Thanh Kim có điều kiện gần gũi vì cùng ở nội trú trong dãy nhà lợp tranh, phòng ngăn bằng cót ép của trường. Tiếng là gần gũi nhưng thật ra, tôi chỉ gần Thanh Kim trong mấy tiết học trên lớp và cái khoảng nhá nhem tối, lúc mọi người ở nội trú đều nhất loạt nấu bữa cơm chiều, thời gian còn lại trong ngày Kim thường vắng mặt trong nhà nội trú. Cứ sau bữa trưa, khi mọi người tranh thủ chợp mắt, Kim dắt xe đạp ra khỏi phòng “lặn một hơi” cho đến lúc lặn mặt trời mới thấy liền anh quan họ liệng cái xe vạn dặm vào sân. Anh em đang nổi lửa bếp dầu liền xúm đến nghe anh thông báo tin tức: báo nào đang cần thơ, cần bài? Nhà xuất bản nào sắp ra sách díu đôi, díu ba, sách nhiều tác giả? Những năm 80 thế kỷ trước, việc in ấn khó lắm, với anh em viết trẻ càng khó. Một mình đứng tên một cuốn sách đã hiếm, với các nhà xuất bản có tiếng tăm như Nhà xuất bản Tác phẩm mới (bây giờ là Nhà xuất bản Hội Nhà văn), Nhà xuất bản Văn học càng hiếm. Tôi nhớ, hồi nhập trường, chỉ mấy anh em có sách được xuất bản ở các “nhà” Trung ương, còn thì đều có sách in mang nhãn mác các Hội Văn nghệ hàng tỉnh hoặc chưa có đầu sách nào. Việc hai hoặc ba tác giả được in chung một tập (gọi là in díu đôi, díu ba) ở các Nhà xuất bản Trung ương cũng không dễ. Vậy nên, những tin tức về việc sắp ra sách Thanh Kim mang về cho anh em được mọi người hồ hởi đón nhận. Cả những thông tin về các tờ báo cần thơ gì, bài gì cũng quý. Đấy là “thức ăn xổi” mang lại “tiếng tăm” và nhất là mang đến những bữa vui cho anh em. Một bài thơ, một bài báo được in, nhuận bút giúp anh em có thêm cân thịt, cân cá bổ sung vào thực đơn đạm bạc hàng ngày hoặc dẫn nhau làm trận bún riêu ở chợ Giảng Võ. Các giá trị thông tin văn nghệ của Thanh Kim là thế. Càng quý hơn khi nó được Thanh Kim cung cấp hàng ngày. Nhưng tôi, vốn ham viết và đang tranh thủ thời gian học ở trường để viết, lại thầm nghĩ: “Kim đi nhiều thế thì viết lúc nào? Hay kế hoạch của Kim là chỉ học chứ không viết?”. Bất ngờ một hôm Thanh Kim trả lời những băn khoăn của tôi bằng một thông báo: sắp ra Trăng soi thật mình, nhãn mác nhà xuất bản Thanh Niên hẳn hoi, sau Sông xuân đất bãi. Trong tâm trạng của người chưa có đầu sách, tôi mừng cho Kim và hồi hộp chờ sách Kim tặng. Hoá ra là vậy, cái anh chàng cứ sểnh ra là cưỡi xe đạp đi mất hút, ngỡ chỉ lấy việc rong phố và la cà các ban biên tập làm vui, vẫn đăm đắm với thơ lắm. Thảo nào mấy hôm trước, thấy mấy anh em đang bàn tán chùm thơ mới dự thi của Trần Đăng Khoa, thấy Kim từ đâu về chen vào một câu rất hùng hồn: “Chùm thơ ấy, Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn thì được, chứ Biển một bên, em một bên thì vứt! Yêu gì mà tỉnh táo thế? Tỉnh táo đến mức đêm chia tay kẻ đi người ở mà vẫn rạch ròi Biển một bên và em một bên”?

 

Sau này, khi được đọc Trăng soi thật mình của Nguyễn Thanh Kim, ngẫm lại ý của Kim “phê” thơ Trần Đăng Khoa, tôi hiểu vì sao Kim hùng hồn đến thế? Liền anh Quan họ này trông lửng thửng, ít lời vậy, nhưng cái tình của chàng lặn vào trong và khi nó có dịp bộc lộ trong thơ thì đúng là nó khiến liền anh họ Nguyễn đắm say chứ không “tỉnh táo” như thần đồng thi sĩ họ Trần. Đây là nỗi nhớ: Lâu chưa về thăm được/ Em - nhớ đầy nhớ vơi... (Nhớ); Cái nhịp sáng cứ chơi vơi/ Người đi để lại mình tôi thế này!/ Mong chi mùa lá đỏ bay/ Đêm xuân ấy, khuôn mặt này, thế thôi... (Lời em hát); Đôi mắt đen, đôi mắt nhìn sâu thẳm/ Có thể nào anh lại nguôi quên (Mùa thu trong anh); Anh sống đầy lên những lúc gần em/ Cho khuây lấp tháng ngày xa vợi.../ Em dồn nén thời gian chờ đợi/ Đón anh về nỗi nhớ đầy tay (Đi xa để nhớ cho nhau). Dễ hiểu vì sao chàng trai Kinh Bắc yêu say đến thế trong tình yêu lứa đôi, khi biết rằng chàng là người sống nặng tình. Với mẹ, anh luôn đau đáu những câu hỏi về những nhọc nhằn, đắng cay mẹ phải gánh chịu bao giờ mới vơi bớt và rồi anh ao ước: Ước chi ngắn lại canh chầy/ Đường xa nhẹ những vơi đầy tôi mong/ Cho giấc mẹ đỡ nhọc nhằn/ Và nguôi đi những tháng năm đợi chờ (Mẹ tôi). Với con, anh bộc bạch tấm lòng người cha cùng cô con gái đầu lòng Thanh Trà, khi cháu chào đời ngay trong lúc cả hai vợ chồng anh đang còn học trong trường (vợ Thanh Kim học khoa Thư viện trường Đại học Văn hoá cùng thời gian anh học trường viết văn Nguyễn Du):

Mẹ sinh viên, cha cũng đang đi học

Con ra đời giữa ngày khó nhọc

Mớ tôm, cân hành... trồi sụt chợ xung quanh

 

Cha vụng dại lại ngơ ngác chuyện đời

Nghĩ đến thắt lòng đồng lương thắc thỏm...

Còn lắm gian nan, còn bao ngang trái

Con yêu ơi, cha chẳng thể ngã lòng!

(Nhắn gửi)

 

Cuối năm 1985, sau kỳ thi mãn khoá, học viên Khóa 2 Trường Nguyễn Du chia tay nhau. Tôi trở lại Hà Sơn Bình, và tháng 10/1993 chuyển về làm biên tập văn học Nhà xuất bản Lao Động tại Hà Nội. Vợ chồng con cái Nguyễn Thanh Kim bồng bế nhau về miền quê Quan họ. Nghe nói Kim về Đài Hà Bắc còn vợ Kim về làm việc ở Thư viện tỉnh. Bận bịu với công việc, chúng tôi ít liên lạc với nhau.

 

Bỗng một hôm, Nguyễn Thanh Kim hiện ra giữa cửa phòng làm việc của tôi. Bấy giờ tôi đã được giao phụ trách Ban biên tập sách Văn học của Nhà xuất bản. Liền anh thi sĩ Kinh Bắc vẫn dáng đậm đạp, khuôn mặt tròn đầy, lửng thửng bước vào phòng với một nụ cười tươi tỉnh:

 

- Về Hà Nội đã được mấy tháng nhưng bận lo nhà cửa, ổn định công việc, hôm này mới sang chào ông anh được đây.

 

- Sang chào? - Tôi vừa rót nước vừa hỏi lại - Có nghĩa chú làm ở gần đây?

 

- Vâng, báo cáo ông anh, Kim làm ở bên kia đường, đối diện cơ quan ông anh, Kim chuyển về làm ở báo Sức khoẻ và đời sống chỗ anh Lê Thấu.

 

Mừng cho Kim quá. Chuyển từ Hà Bắc về làm việc giữa lòng Hà Nội đâu có dễ. Càng mừng hơn khi Kim chuyển được cả vợ về Vụ Thư viện - Bộ Văn hoá - Thông tin và đã có được chỗ ăn nghỉ đàng hoàng cho hai vợ chồng và hai cô con gái - điều mà đến lúc đó tôi chưa làm được. Chuyện đời thì thế, còn chuyện nghiệp? Nghe tôi hỏi, Kim thủng thẳng kể rằng, sau thi phẩm Trăng soi thật mình mà tôi đã biết, anh đã in thêm mấy thi phẩm nữa. Đó là Cánh diều in năm 1990, là Đam mê in năm 1994, Nẻo nhớ in năm 1998, Ước chi một thuở in năm 1999, Chuông ngân in năm 2002. Ấy là chưa kể những cuốn sách: Người sinh Năm Sài Gòn Thanh Kim biên soạn in năm 1993, tái bản năm 2000, và Ai về Kinh Bắc do Kim chọn thơ và bình, in năm 2000. Vậy là vẹn cả đôi đường rồi, đời cũng ổn mà nghiệp cũng hay còn gì. Chỉ tiếc là Kim hết sách, không còn gì để tặng tôi, để toi được thưởng thức và cũng là đối chiếu xem so với Trăng soi thật mình ngày nào thì thơ Kim có gì mới. Chút tiếc nuối của tôi, may thay, có ngay sự đáp ứng. Cuối năm 2002, tôi được giao việc mới: làm Phó Tổng biên tập thường trực Tạp chí Văn nghệ Công nhân. Nguyễn Thanh Kim trở thành một trong những cộng tác viên đắc lực và tin cậy của tạp chí. Anh gửi thơ in lẻ, gửi cả chùm thơ để tạp chí in giới thiệu tác giả. Đọc thơ Thanh Kim thời gian này thấy rõ anh nhiều trăn trở. Trăn trở trong cấu tứ, muốn tứ thơ gọn chắc, ý thơ sâu xa hơn. Trăn trở trong hình thức thể hiện, không chỉ áp dụng nhiều thể thơ hơn - bên thơ tự do thông dụng, còn có thơ hai câu, thơ bốn câu, thơ văn xuôi... - mà còn vắt óc tìm câu chữ. Những tìm tòi, trăn trở đó, sau khi thử nghiệm trên các mặt báo và tạp chí - trong đó có Văn nghệ Công nhân chỗ tôi - Nguyễn Thanh Kim dồn tập in liền hai cuốn: Xao lộng tôi và em - Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2005, và Ký ức không có tuổi - Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, 2006. Tập thơ thứ nhất - Xao động tôi và em gồm 112 bài thơ bốn câu, khi lục bát, khi tứ tuyệt, khi là bốn câu thơ dài anh cố ý cắt ra thành hơn chục dòng. Đây là tập thơ rõ nhất cái ý định cựa quậy làm mới thơ mình, mới cả ý lẫn lời của Nguyễn Thanh Kim. Và quả có nhiều bài, nhiều câu, nhiều chữ của anh đọc thấy lạ, Biết mấy lênh đênh dăm cuốn sách/ Một thoáng nhìn nhau tóc bạc rồi... (Đăm đắm); Muốn yêu cho thoả trời xa ngút/ Muốn trải hồn yêu cuộn sóng duềnh... (Hạ Long); Mưa xuân lất phất lang thang phố/ Thèm gặp người quen luống chuyện dài/ Vại bia quán vắng trào bọt nhớ/ Nỗi mình, nỗi bạn, nỗi ai ai. (Nỗi mình nỗi bạn); Tháng ngày bon chen ngoài phố chợ/ Lẫn lộn vàng thau thật giả người/ Ta về ngược núi muôn trùng gió/ Trả lại bóng mình chốn xanh khơi (Ngược núi). Còn có thể lẩy ra nhiều bài nhiều câu nữa. Nhưng thôi, Kim còn Ký ức không có tuổi nữa. Về tập thơ này, tôi thấy nhà thơ Anh Vũ nhận xét thật xác đáng. Rằng: Có thể nói cống hiến đặc biệt của Nguyễn Thanh Kim (qua tập thơ này), là nhà thơ đã tìm ra giọng điệu cho mình qua thể thơ đầy tự do, từ nội dung đến biên độ đều được mở ra, gắn với cách cảm, cách thể hiện, khoẻ khoắn, hiện đại” (Anh Vũ - Lối xưa cát mịn). Có thể đọc thấy ý tứ này của Nguyễn Thanh Kim (như Anh Vũ đã đoán định) trong bài Chợt tỉnh mà nhà thơ xếp ở cuối sách:

 

Cảm ơn những ngày thương mến ấy

Cho ta đồng điệu với ân tình

Thăm thẳm đường đời và giông bão

Cho ta khao khát một vòm xanh.

 

Cũng cần nói thêm điều này: trên đường theo Nghiệp Văn chương, Nguyễn Thanh Kim không chỉ chăm chút cho thơ, anh còn viết các thể loại: biên soạn chuyên đề, hồi ức văn học, tiểu luận... Và anh đã in mấy cuốn sách loại này. Năm 1993 Nguyễn Thanh Kim in Người sinh Năm Sài Gòn. Năm 2004 anh in Khoảng bình yên trong dông bão. Cuốn sách dày ngót ba trăm trang in này gồm 45 bài viết, có sức lôi cuốn người đọc. Sức lôi cuốn ấy trước hết ở 35 bài Hồi ức văn học viết về 35 tác phẩm tác giả từ Nguyễn Đình Thi, Nguyên Hồng, Tế Hanh đến những nhà văn nhà thơ xuất hiện sau này, đem đến cho người đọc nhiều tư liệu thú vị về các tác giả và cả những phát hiện mới về tác phẩm của họ. Sức lôi cuốn còn ở 10 bài tiểu luận của Nguyễn Thanh Kim bàn về thơ và những chuyện liên quan đến thơ, đọc và ngẫm thấy được tâm tình của nhà thơ với đời và với thơ đáng yêu thế nào...

 

Hôm đầu tháng 8 vừa rồi, tình cờ tôi gặp Nguyễn Thanh Kim trước cửa Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Mới hay, anh lại đưa in cuốn sách Miền tâm tư (hồi ức Văn nghệ và tiểu luận) nữa. Nhìn tập bản thảo biết sách có gáy rộng lắm. Anh cũng cho biết đang sang sửa, chuốt thêm để làm thi phẩm thứ mười một. Và thông báo cuối cùng của thi sĩ liền anh Quan họ: Cuối năm 2008 này nghỉ hưu! Anh thông tin này với giọng bình thản kèm nụ cười như không!

 

Cũng phải thôi, mấy chục năm theo nghiệp thơ phú chữ nghĩa, đã dâng cho đời đến mười một thi phẩm cùng mấy cuốn văn xuôi dày dặn, thành một nhà thơ chính danh kiêm nhà báo có thâm niên dài quá nửa đời công chức. Và, cái người tự cho mình là Vụng dại lại ngơ ngác chuyện đời này, như trên đã nói, trước khi nghỉ hưu hơn chục năm đã đưa được cả vợ con về Hà Nội có tổ ấm đàng hoàng để cô vợ trẻ có điều kiện phấn đấu thành một Thạc sĩ, hai con gái ngoan, học hành tử tế - thế là trọn cả đờinghiệp, nên bình thản cười khi về hưu cũng là phải thôi.

 

Chúc mừng anh - thi sĩ liền anh Quan họ Nguyễn Thanh Kim!

 

Hà Nội, 10 -- 11 tháng 8 năm 2008

[ Print this page ]In bài   Trang trước [ Top page ]Đầu trang


Gửi ý kiến
Họ tên
eMail
Điện thoại
Địa chỉ
Nội dung:
   
Các bài mới:
   Nam Ninh - Thế thì ô kê quá!(26/1/2010)
Các bài đã đăng:
   Nói thêm về Nguyễn Trọng Tạo(12/1/2010)
   Nhà thơ hai lần “thủ khoa thơ”(8/1/2010)
   Mai Vũ và những chuyện bất ngờ thú vị(28/12/2009)
   Bút ký của một nhà thơ(25/12/2009)
   Nguyễn Phan Hách như tôi được biết(15/12/2009)
   Thơ bạn trong đời mình(13/12/2009)
   Ngô Ngọc Bội - người thầy thứ hai của tôi(3/12/2009)
   Ma Văn Kháng và hồi ký – tự truyện(26/11/2009)
   Hạnh phúc khôn tròn(20/11/2009)
Sự kiện
10 nhân vật có ảnh hưởng nhất thập kỷ
Nhân vật
Tiếng nói đáng tin cậy nhất của nước Mỹ
Bình Luận
Trách nhiệm cao đẹp của người nghệ sĩ
Giới Thiệu Sách
Nhiệt đới buồn
Mùa xuân với “Lời ru ngọn cỏ”
Chiến lược nhân tài của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay


 
 
HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM
Địa chỉ: 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội - Việt Nam
Điện thoại: (84-43) 9448134 * Fax: (84-43) 8263777
Email: vanvn.net@gmail.com / hoinhavanvietnam@gmail.com
Tổng biên tập: Hữu Thỉnh
Giấy phép số 77/GP-TTTT- Cục Quản lý Phát thanh-Truyền hình và Thông tin Điện tử- Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 26/8/2008.
Hội Nhà văn VN giữ bản quyền nội dung trên website này.
Xây dựng, phát triển: iDesign