Trần Nhuận Minh: Mọi quốc gia bước lên những đỉnh cao mới/ Bằng những bậc thang không có máu người

Thứ sáu, 8/1/2010 | 3:31:17 AM
Trang chủ
Tin văn
Văn hóa - Nghệ thuật
Tiếng nói Nhà văn
Tiến tới Hội nghị Dịch thuật giới thiệu Văn học Việt Nam ra nước ngoài
Nhà văn đang có hồ sơ xin vào Hội
Nhà văn ta đang làm gì?
Hướng tới 1000 năm Thăng Long Hà Nội
Lý luận - Phê bình
Tác phẩm và dư luận
Đối thoại
Nghề văn
Văn học với đời sống
VanVN.Net Giới Thiệu
Tác phẩm
Thơ
Truyện ngắn
Bút ký - Phóng sự
Tạp văn
Tiểu thuyết
Mỗi tuần một truyện ngắn, một chùm thơ
Nhà Văn Trẻ
Văn học nước ngoài
Tư Liệu Văn Học
Hội nhà văn
Cơ quan văn học
Hội viên
Di sản
Quán Văn Chương
Phiếm luận

Đọc nhiều nhất

Về cuốn hồi ký gây xôn xao trên mạng của một giáo sư

Cái tát của Lê Công Định

Sẽ còn những ai đứng đằng sau ông Huỳnh Ngọc Sĩ ?

Dư luận không giống như "Chú Thỏ" trong truyện "Cáo và Thỏ" thưa ông Đoàn Văn Kiển...

Hãy bình tĩnh, đừng quá riết róng theo kiểu “Giậu đổ bìm leo”

"Cái hèn" của người cầm bút

Ma đưa lối quỷ đưa đường hay bần cùng sinh đạo tặc... ( Về những vụ trộm cắp của người Việt bị phát hiện gần đây tại Nhật Bản)

Ăn ốc nói mò của một số người cầm bút


CÔNG TY LÂM NGHIỆP TAM SƠN

Xã Kiệt Sơn, huyện Tam Sơn tỉnh Phú Thọ; điện thoại: 0210 3745 002   Fax : 0210 3745 003   -   Email : - tamsontanson@yahoo.com
Đại diện tại Hà Nội: Phòng 330 Nhà K1 Khu Đô thị Việt Hưng, Long Biên Hà Nội điện thoại:  04 3652 4558 – Email: truongnd@gmail.com

  Công ty Lâm nghiệp Tam Sơn (thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam) quản lý và sử dụng 10.903,1 ha thuộc địa bàn 10 Xã của Huyện Tân Sơn. Có điều kiện tự nhiên và khí hậu đặc trưng của vùng miền núi trung du phía bắc rất thuận lợi cho phát triển sản xuất lâm nghiệp.  
  Ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty là: Trồng rừng NLG, khai thác, thu mua, vận tải cung ứng gỗ NLG cho Tổng công ty Giấy Việt Nam ; sản xuất kinh doanh giống cây NLG, chè búp tươi; thu mua, chế biến và tiêu thụ các loại lâm sản NLG; sản xuất, chế biến Nấm Dược phẩm (Linh Chi) và cung cấp Nấm thực phẩm sạch cho thị trường Thành Phố Hà Nội, Tỉnh Phú Thọ, các tỉnh lân cận. Sản xuất, xuất khẩu và cung ứng nội địa hàng trăm triệu đôi đũa tre mỗi năm.
  Các sản phẩm Nấm sạch của Công ty sản xuất ra luôn đảm bảo chất lượng, hàm lượng các chất dinh dưỡng, đã chinh phục được các bà nội trợ khó tính. Trở thành một phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam.
  Công ty đã mở một số Đại lý, cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm  trên địa bàn các Tỉnh phía bắc
  Khách hàng có nhu cầu mua số lượng lớn hoặc mở Đại lý bán sẩn phẩm . Xin vui lòng liên hệ với Công ty .

Giám đốc     
Nguyễn Đức Sơn


 
Home / Tiếng nói Nhà văn
Thư buồn gửi một nhà xuất bản Pháp
Chu Lai ( 12/3/2009 9:38:56 AM )
 
Một nhà văn Việt Nam ở cách xa nước Pháp hàng ngàn dặm như tôi mà bỗng nhiên được dịch và in tới hai cuốn tiểu thuyết ở một nhà xuất bản truyền thống L’aube thì thay vì đó là một sự vinh hạnh, một tín hiệu rất vui, rất đáng để xúc động vậy mà ngược lại nó lại đưa đến cho tôi những buồn phiền không đáng có.
Tất cả đều do cách ứng xử thiếu minh bạch và không đàng hoàng của nhà xuất bản L’aube.
Thiếu minh bạch trên cả hai cuốn tiểu thuyết của tôi, cuốn sau nghiêm trọng hơn cuốn trước.
Lần thứ nhất, năm 2003, khi ông Alain Clanet, một học giả và dịch giả đã có nhiều năm sống ở Việt Nam, rất yêu Việt Nam, một học giả mà tôi chưa một lần có dịp tiếp xúc và nghe tên, có nhã ý muốn xin tôi cho phép được dịch cuốn Phố lính (Rue des soldats) sang tiếng Pháp và in tại nhà xuất bản L’aube. Tôi xúc động đồng ý. Tất nhiên. Được dịch sang tiếng Pháp, quốc gia có một nền văn học sáng rỡ kia mà. Sau đó L’aube đã gửi qua cho tôi một bản hợp đồng chi tiết dày tới 14 trang, như tượng trưng tươi thắm cho việc tôn trọng tác giả, điều mà ở Việt Nam chưa hề có, và tất nhiên là tôi cũng ký ngay.
Chỉ có điều, ngoài số tiền tạm ứng 500 euro ban đầu ra, mãi tới ba năm sau, sau khi báo chí Việt Nam đã lên tiếng và đại sứ quán Pháp ở Hà Nội can thiệp, số tiền gần 2000 euro còn lại tôi mới được lĩnh hết với lời xin lỗi chân thành của L’aube rằng do lý do tài chính trục trặc nên có sự chậm trễ này và mong tôi bỏ qua. Tất nhiên tôi cũng bỏ qua. Bỏ qua luôn cả số tiền khá lớn L’aube đáng lẽ phải bổ sung tiếp cho tôi khi sách được tái bản ở dạng bỏ túi, và đã được tái bản nhiều lần, như trong điều khoản bản hợp đồng đã ghi rõ. Ai chả có lúc khó khăn, người ta đã thành tâm xin lỗi mình thì thôi, chấp nê làm gì, cái tình với nhau là chính, tiền bạc nào có ý nghĩa gì, có khi sau chuyện này tình cảm giữa hai bên còn mặn nồng, hiểu nhau hơn.
Nhưng sự việc đã hoàn toàn phản ngược lại khi vào đầu năm 2007, qua một nhân viên văn hoá của đại sứ quán Pháp ở Hà Nội, L’aube lại xin tôi cho được in cuốn Ăn mày dĩ vãng (Le mendiant du passé) cũng do ông Alain Clanet dịch. Rất kính trọng dịch giả lần thứ hai đã có lòng, hơn thế, qua ông Clanet, nhà xuât bản hứa chắc chắn là lần này nhất quyết sẽ không để xảy ra tình trạng trục trặc đáng tiếc như lần trước nữa. Tin ở sự đứng đắn và lời hứa chân thành của họ, tôi lại đồng ý và chờ L’aube gửi bản hợp đồng sang để ký như họ đã hứa.
Nhưng mãi nửa năm sau, thay vì là bản hợp đồng thì tôi lại nhận được 5 cuốn sách họ đã dịch và in ra. Ngạc nhiên, tôi có hỏi lại thì được bà Hoàng Lan Hương, đồng dịch giả với ông Clanet trả lời giúp họ rằng do địa chỉ thất lạc, khoảng cách xa xôi nên họ không kịp gửi Hợp đồng nên đành cứ in cho đúng tiến độ. Lạ chưa? Cũng địa chỉ ấy, cũng khoảng cách ấy, tại sao sách lại nhận được mà Hợp đồng thì không? Một sự dối trá và là một hành vi vi phạm nguyên tắc in ấn tối thiểu! Có điều gì khuất tất trong chuyện này chăng? Tác giả chưa ký mà đã in thì có phải là một hành vi in lậu không? Nhưng một lần nữa tôi lại bỏ qua, vì kỷ niệm cuốn đầu mà bỏ qua và chờ đợi sự ứng xử tiếp theo của L’aube chắc chắn sẽ có cách sửa lỗi vì rồi cuối cùng, cuốn sách cũng đã ra đời ở đất nước có một nền văn minh, văn hoá sâu thẳm.
Nhưng sự chờ đợi của tôi đã rơi vào sự im lặng khó hiểu. Càng chờ đợi họ lại càng im lặng. Một năm sau, nghĩ rằng L’aube tiếp tục dấn sâu vào sai lầm cũ, tôi buộc phải lên tiếng với một vài tờ báo viết, báo mạng ở Việt Nam, kể cả với Ban Việt ngữ của đài RFI tại Pháp cùng một số bạn bè luật sư trong nước. Ba tháng sau, có lẽ thấy im lặng vậy là không tiện, L’aube lúc đó mới gửi qua Mail cho tôi toàn văn bản Hợp đồng. Thì ra trong bản Hợp đồng đó, ngoài 500 euro tạm ứng như thông lệ, họ cam kết sẽ thanh toán cơ bản cho tôi vào ngày 31 tháng 12 của năm phát hành, tức là cuối năm 2007 còn sau đó sẽ tiếp tục trả dần sau mười năm nếu sách tiếp tục được tái bản.
Song cho đến tận bây giờ, đã vào quý 4 năm 2009, sắp chuyển qua năm 2010, tức là cũng sau gần ba năm sau, họ vẫn im lặng, tiền tạm ứng không mà tiền tác quyền cơ bản cũng không mặc dù tôi cũng đã có ba, bốn lần gửi thư mong họ cho biết cụ thể với tất cả sự thiện chí, ôn hoà và nhẫn nại.
Tôi đặt vấn đề với cả nhân viên văn hoá toà Đại sứ Pháp ở Hà Nội nhưng, lạ quá, lần này khác hẳn với lần trước, họ lại trả lời rất bình thản: L’aube là nhà xuất bản tư nhân, một nhà xuất bản nhỏ nên họ không can thiệp!!!???
Còn dịch giả Clanet và bà Lan Hương, khi biết chuyện họ cũng chỉ tỏ ý chia buồn chứ không có một hành động can thiệp hay một tiếng nói nào hết. Chao ôi, chả lẽ khi xin dịch thì nồng hậu, dịch xong, nhận hết tiền rồi, họ cũng giữ thái độ im lặng và cũng quên luôn tác giả gốc của nó như là chuyện của người khác, tác giả khác ư?
 
Lại còn chuyện rất phi lý này nữa: Gần đây, do một số bạn bè trong nước và ngoài nước của tôi không chịu được sự tráo trở của một cơ quan văn hoá như thế này, họ đã buộc phải lên tiếng chính thức ở hình thức này hay hình thức khác mang tính luật pháp khiến cho một toà án Pháp có tên Frederic bị đánh động, đã thiện chí gửi cho tôi một lá thư qua đường bưu điện muốn tôi khẳng định lại lập trường phản đối đó.Trong thư, toà án Frederic có nói rõ, thời hạn trả lời đối với người trong nước là 2 tháng, người nước ngoài là 4 tháng. Và tôi đã trả lời ngay chỉ sau nửa tháng nhằm xác định lại thái độ không khoan nhượng của mình trước hành vi vi phạm của L’aube. Vậy mà sau đó, tôi lại bất ngờ nhận được thư phúc đáp của toà án nói rằng, mọi sự chậm rồi, hết thời điểm rồi, việc khiếu nại đòi lại 500 euro của tôi đã chính thức bị phủ quyết.
Sao lại thế? Sao lại biến nhanh thành chậm? Biến trắng thành đen? Biến cái đòi toàn bộ tiền tác quyền theo thoả thuận hợp đồng thành ra chỉ có 500euro tiền tạm ứng? Lại một lần nữa tôi bị xúc phạm. Chả lẽ một hành vi lừa đảo đã rõ như ban ngày như thế của nhà xuất bản L’aube mà lại được một toà án nghiêm minh đứng ra bao che, bóp méo toàn bộ bản chất ư? Nói thêm, khi tôi gửi lá thư trả lời cho Frederic, tôi có gửi kèm theo cả bản hợp đồng muộn màng của L’aube kia mà.
Ai cũng hiểu rằng, đồng tiền là hết sức vô nghĩa nhưng một khi đồng tiền bị sử dụng nhá nhem, đáng hổ thẹn thì nó lại phản ảnh bản chất và phẩm chất người xử dụng nó. Tôi không giàu nghèo gì dăm ba ngàn euro nhưng chính sự vi phạm các nguyên tắc bản quyền nặng nề và sự im lặng cũng rất nặng nề của L’aube, nếu không muốn nói đó là một hành vi cướp trắng đã khiến cho tôi bị tổn thương và xúc phạm sâu sắc, buộc phải phẫn nộ lên tiếng.
Tức là giờ đây nó không chỉ còn nằm trong phạm vi tài chính và những vi phạm công ước quốc tế trắng trợn về bản quyền của một nhà xuất bản trước một tác giả nước ngoài nữa mà nó đã vượt ra liên quan đến hình ảnh nước Pháp, làm hình ảnh một đất nước mà tôi hằng kính trọng sẽ bị méo đi trong tiềm thức của một số không ít người Việt Nam.
Thực ra toàn bộ câu chuyện chỉ đơn giản thế này thôi: Đây là hai cuốn sách do tôi viết ra, tôi hoàn toàn không yêu cầu họ dịch và họ in nhưng một khi họ đã có lời xin dịch và xin in thì họ phải tỏ ra có lòng tự trọng tối thiểu khi thực hiện hợp đồng vì L’aube không phải là một nhà xuất bản Ma và sách của tôi cũng không phải là một sản phẩm chợ trời. Đã in lậu mà lại còn cố tình vi phạm những cam kết tối thiểu do chính tay mình thảo ra thì tôi thực sự không hiểu họ đang đứng ở tầm tư duy và tầm văn hoá nào?
 
Cái này L’aube phải trả lời. Trả lời cả một số tác giả Việt Nam khác cũng đang rất phẫn nộ vì cũng bị rơi vào trường hợp như tôi như Nguyễn Khắc Trường với “Mảnh đất lắm người nhiều ma”, Nguyễn Quang Thiều với “Cô gái bên sông” và “Người đàn bà bán bún”… Trong trường hợp của nhà văn Nguyễn Quang Thiều, người đại diện nhà xuất bản này viết thư và ghi số tiền nợ ông một cách cụ thể. Nhưng sau đó, họ đã đổi hộp thư và trốn vào im lặng. Sự im lặng này là không thể tha thứ vì chúng ta đang tồn tại trên một lộ trình hội nhập bình đẳng không có nước lớn và nước nhỏ, không có sự ban ơn và chịu ơn nào ở đây cả.
 
Còn như, điều này tôi xin nói một cách chân thành, nếu ngài giám đốc và nhà xuất bản L’aube đang rơi vào một khó khăn tài chính nào đó như lần trước mà vì thế họ đã phải xin lỗi tôi hoặc cần xin lại số tiền ít ỏi đó của tôi để góp phần cứu trợ cho người nghèo hay một vài trường hợp bệnh tật nan y nào đó, tôi xin vui vẻ cúng hiến ngay. Như vậy dù sao đồng tiền ấy cũng có ích chứ không phải tiếp tục rơi vào túi một kẻ tham lam rất thiếu tự trọng nào đó.
Từ Việt Nam xa xôi, tôi có quyền được đòi hỏi nhà xuất bản L’aube phải lên tiếng. Xin cám ơn!
 
 
 
[ Print this page ]In bài   Trang trước [ Top page ]Đầu trang


Gửi ý kiến
Họ tên
eMail
Điện thoại
Địa chỉ
Nội dung:
   
Các bài mới:
   Lợi bất cập hại(3/12/2009)
   Văn hóa xanh(13/12/2009)
   Cần nói lại(18/12/2009)
   Tản mạn nhỏ, từ một thất bại lớn(21/12/2009)
   Suy nghĩ về lương hưu(25/12/2009)
Các bài đã đăng:
   Pháp luật cần cả "Nghiêm" và "Minh"(26/11/2009)
   Giao thông và tai nạn giao thông (20/11/2009)
   Kết nạp hội viên(20/11/2009)
   Đừng làm liều với lịch sử(16/11/2009)
   Một tội lỗi không tên?(5/11/2009)
   Giải thưởng xúc phạm(1/11/2009)
   Nhà văn hoá, làng văn hoá mừng hay lo?(29/10/2009)
   Luân chuyển cán bộ(22/10/2009)
   Đôi điều về một điều khó nói(18/10/2009)
Sự kiện
Đề tài chiến tranh cách mạng sẽ vẫn là nguồn cảm hứng dồi dào cho văn nghệ sĩ
Nhân vật
Bút danh lạ thơ một lối riêng
Bình Luận
Trách nhiệm cao đẹp của người nghệ sĩ
Giới Thiệu Sách
Phát hành Văn chương Ngày nay số 3
Anh em Nguyễn Tường Tam - Nhất Linh ánh sáng và bóng tối
Thăng Long Hà Nội một nghìn sự kiện lịch sử


 
 
HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM
Địa chỉ: 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội - Việt Nam
Điện thoại: (84-43) 9448134 * Fax: (84-43) 8263777
Email: vanvn.net@gmail.com / hoinhavanvietnam@gmail.com
Tổng biên tập: Hữu Thỉnh
Giấy phép số 77/GP-TTTT- Cục Quản lý Phát thanh-Truyền hình và Thông tin Điện tử- Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 26/8/2008.
Hội Nhà văn VN giữ bản quyền nội dung trên website này.
Xây dựng, phát triển: iDesign