Có lẽ, Tú Xương là nhà thơ duy nhất không tân học, chống Âu hoá: “Không không, lạy mợ xanh căng lạy/ Mả tổ tôi không táng bút chì”; ông chỉ chuyên học thi thư Khổng Mạnh mà đến ngay được hiện đại - hiện đại theo nghĩa không tu từ, điển cố chỉ dùng lời thường nhật làm thơ: “Chỉ e rầy gió mai mưa/ Lấy gì đi sớm về trưa với tình?”  
Thứ năm, 8/4/2010 | 5:56:24 AM
Trang chủ
Tin văn
Văn hóa - Nghệ thuật
Tiếng nói Nhà văn
Dư âm Hội nghị Quốc tế giới thiệu Văn học Việt Nam
Nhà văn ta đang làm gì?
Hướng tới 1000 năm Thăng Long Hà Nội
Lý luận - Phê bình
Tác phẩm và dư luận
Đối thoại
Nghề văn
Văn học với đời sống
VanVN.Net Giới Thiệu
Tác phẩm
Thơ
Truyện ngắn
Bút ký - Phóng sự
Tạp văn
Tiểu thuyết
Mỗi tuần một truyện ngắn, một chùm thơ
Nhà Văn Trẻ
Văn học nước ngoài
Tư Liệu Văn Học
Hội nhà văn
Cơ quan văn học
Hội viên
Di sản
Quán Văn Chương
Phiếm luận

Đọc nhiều nhất

Về cuốn hồi ký gây xôn xao trên mạng của một giáo sư

Cái tát của Lê Công Định

Sẽ còn những ai đứng đằng sau ông Huỳnh Ngọc Sĩ ?

Dư luận không giống như "Chú Thỏ" trong truyện "Cáo và Thỏ" thưa ông Đoàn Văn Kiển...

Hãy bình tĩnh, đừng quá riết róng theo kiểu “Giậu đổ bìm leo”

"Cái hèn" của người cầm bút

Ma đưa lối quỷ đưa đường hay bần cùng sinh đạo tặc... ( Về những vụ trộm cắp của người Việt bị phát hiện gần đây tại Nhật Bản)

Ăn ốc nói mò của một số người cầm bút


CÔNG TY LÂM NGHIỆP TAM SƠN

Xã Kiệt Sơn, huyện Tam Sơn tỉnh Phú Thọ; điện thoại: 0210 3745 002   Fax : 0210 3745 003   -   Email : - tamsontanson@yahoo.com
Đại diện tại Hà Nội: Phòng 330 Nhà K1 Khu Đô thị Việt Hưng, Long Biên Hà Nội điện thoại:  04 3652 4558 – Email: truongnd@gmail.com

  Công ty Lâm nghiệp Tam Sơn (thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam) quản lý và sử dụng 10.903,1 ha thuộc địa bàn 10 Xã của Huyện Tân Sơn. Có điều kiện tự nhiên và khí hậu đặc trưng của vùng miền núi trung du phía bắc rất thuận lợi cho phát triển sản xuất lâm nghiệp.  
  Ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty là: Trồng rừng NLG, khai thác, thu mua, vận tải cung ứng gỗ NLG cho Tổng công ty Giấy Việt Nam ; sản xuất kinh doanh giống cây NLG, chè búp tươi; thu mua, chế biến và tiêu thụ các loại lâm sản NLG; sản xuất, chế biến Nấm Dược phẩm (Linh Chi) và cung cấp Nấm thực phẩm sạch cho thị trường Thành Phố Hà Nội, Tỉnh Phú Thọ, các tỉnh lân cận. Sản xuất, xuất khẩu và cung ứng nội địa hàng trăm triệu đôi đũa tre mỗi năm.
  Các sản phẩm Nấm sạch của Công ty sản xuất ra luôn đảm bảo chất lượng, hàm lượng các chất dinh dưỡng, đã chinh phục được các bà nội trợ khó tính. Trở thành một phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam.
  Công ty đã mở một số Đại lý, cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm  trên địa bàn các Tỉnh phía bắc
  Khách hàng có nhu cầu mua số lượng lớn hoặc mở Đại lý bán sẩn phẩm . Xin vui lòng liên hệ với Công ty .

Giám đốc     
Nguyễn Đức Sơn


 
Home / Sự kiện
Con đường lớn để đi tới mục tiêu lớn
Vũ Tuấn Hoàng ( 4/2/2010 8:04:52 AM )
  
 
            A- Cuộc đại khủng hoảng 1929-1933
          
 Chúng ta phải quay lại lịch sử năm 1918 khi cuộc Đại chiến thế giới thứ I bùng nổ. Kết cục của nó là hạ bệ những đế quốc khổng lồ nhất đang tranh ngôi bá chủ thế giới với chủng tộc Angloxac - Xông và hình thành nên một Đế quốc mới của đồng ĐÔ LA GIẤY. Trong năm 1918 tờ “xanh” vẫn được đảm bảo bằng vàng( Mỹ là nước tham chiến muộn nhất và thực tế không bị mất mát gì. Bởi vậy, tiền Đôla được đảm bảo bằng vàng lâu hơn các ngoại tệ khác trước chiến tranh và phục hồi nhanh hơn sau chiến tranh). Ngoài ra, các đồng tiền khác như đồng bảng Anh, đồng Frank của Pháp vẫn được đảm bảo bằng vàng. Sợi dây bó buộc của tiêu chuẩn đảm bảo bằng vàng cũng xiết lên cổ Cục Dự Trữ Liên Bang
( FED) và những ông chủ thực sự của nó, không cho phép mở mang bờ cõi của đồng Đôla và làm tràn ngập thế giới bằng tiền giấy mà không cần đảm bảo bằng vàng. Tương lai bành trướng phụ thuộc vào số lượng kim loại màu vàng có ở trong kho. Để có được khả năng in tiền bao nhiêu tuỳ thích mà không sử dụng đến vàng dự trữ, thì thực chất phải là Ông Thánh. Song, chúng ta biết rõ rằng những người sáng lập nên Cục Dự Trữ Liên Bang, đã và đang điều khiển nó là những nhà tài chính cũng bằng xương bằng thịt. Họ đâu phải là ông thánh và cũng chưa bao giờ như vậy. Ngay từ khởi thuỷ, Việc thành lập Cục dự trữ Liên Bang đã là kết quả của một chuỗi mắt xích bao gồm những bước đi được tính toán kỹ lưỡng nhằm vào một mục đích duy nhất là : Thiết lập sự thống trị trên toàn cầu.
Một phần của con đường này đã rất thành công, cần phải tiếp tục tiến lên.
Trước mỗi bước đi bao giờ cũng phải tìm được lời biện minh.
Mỗi một viên thuốc đắng cần phải được bao bọc trong giấy gói đẹp đẽ, bóng bảy.
Lời biện minh nào đây hay nguyên cớ gì cần đưa ra để đồng Đôla được in ra không cần đảm bảo bằng vàng? Đó là chính nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của của cơ quan quyền lực nhất nước Mỹ : Cục Dự Trữ Liên Bang ( Federal Reserve System) vào năm 1913.
Khủng hoảng là một lời biện minh hợp lý và đáng yêu nhất để thiết lập lại trật tự tài chính thế giới.
Đúng như vậy. Để làm đảo lộn thế giới thì Khủng hoảng là một công cụ hữu hiệu và hợp lý hơn cả. Bởi vậy, mỗi cuộc khủng hoảng đều có những mục tiêu nhất định, nhiều tầng nhiều lớp.Chiến tranh cũng là một trạng thái khủng hoảng nhưng ở mức độ khốc liệt và đẫm máu hơn. Có thể mạnh dạn khẳng định rằng, mọi sự thay đổi , tất cả các giai đoạn của “một con đường lớn” mà các ông chủ thực sự của FED hướng tới nhằm đặt cả thế giới dưới gót chân, đã được đi qua, đang đi qua và sẽ đi qua bằng phương cách tạo nên các cuộc khủng hoảng giả tạo như vỡ thị trường chứng khoán, chiến tranh hay phá giá các đồng ngoại tệ, trái phiếu…Cuộc Đại khủng hoảng đầu những năm 30 của thế kỷ XX là một ví dụ rõ nhất về Con Đường Lớn này. Khi nghiên cứu kỹ cuộc khủng hoảng đầu thế kỷ trước và cuộc khủng hoảng hiện nay, cả hai đều có chung một điểm : chúng xảy ra ngay sau thời kỳ kinh tế phát triển rực rỡ . Năm 1928, Tổng thống Mỹ Kanvin Kulich đã tuyên bố khi rời quyền lực : “ Nước Mỹ có thể hài lòng nhìn Hiện tại và lạc quan phấn khởi hướng tới Tương Lai ” . Nước Mỹ hưng thịnh vì sao? Vì Cục Dự Trữ Liên Bang FED đã đột ngột tăng lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường. Càng leo cao càng ngã đau. Hiện tượng này không chỉ có trong lịch sử nước Mỹ mà còn tại rất nhiều nước trên thế giới. 
Tại sao FED lại làm như vậy?  Vì họ rắp tâm mua nước Mỹ với giá rẻ. Tất nhiên, không phải tất cả nước Mỹ. Song, bản năng tự vệ đã thúc đẩy họ phải vô hiệu hoá tất cả các cấu trúc tài chính nằm ngoài tầm kiểm soát của các ông chủ của FED. Để làm gì? Để tại Mỹ, không một ai, không bao giờ, dù có trở thành Tổng thống Mỹ, cũng không thể thay đổi được Pháp luật, không thể bằng một chữ ký đơn giản mà chấm dứt sự tồn tại của Cục Dự Trữ Liên Bang. Để không một ai, cũng bằng cách tương tự, có thể tạo nên một tổ chức mới giống như FED với những ông chủ khác. Tóm lại, sẽ không còn một thế lực tài chính hùng mạnh nào khác thống trị nước Mỹ. Đấy là “vỉa tầng” đầu tiên của cuộc Đại khủng hoảng 1929. Ngoài ra, trong bối cảnh khủng hoảng chung của nền kinh tế, có thể dễ dàng mua và mua với giá rẻ các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ…kết quả là thâu tóm lại toàn bộ sức mạnh tài chính vào trong tay một số người.
 Chúng ta lại tự đặt ra câu hỏi, thế liệu có ai đó đe doạ sự tồn vong của thế lực tài chính hùng mạnh đó không? Gây ra sự lộn xộn trong chính đất nước mình để làm gì?
     Đó là những câu hỏi thường đươc nêu ra của những người không mấy am hiểu về các qui tắc của trò chơi chính trị và dốt về lịch sử. Năm 1920, Jôn Morgan trở thành kẻ thống trị trong giới tài phiệt Mỹ. Tại phố Wall số 23 ngự trị đại bản doanh nhà băng của ông ta. Ngôi nhà này hiện nay vẫn tồn tại và nếu bạn đến Niu- ook, bạn có thể nhìn thấy những dấu vết của vụ việc xảy ra 90 năm trước. Trên mặt tiền của toà nhà kiên cố như một pháo đài, vẫn còn lưu giữ vết lở tường vì thuốc nổ được đặt trong một chiếc xe do ngựa kéo. Vụ khủng bố này khiến hàng chục người thiệt mạng. Đây cũng không phải là vụ tấn công duy nhất vào đế quốc tài chính hùng mạnh của gia đình Morgan.Trước khi đại chiến thế giới thứ I bùng nổ, cũng là lúc Cục Dự Trữ Liên Bang ( FED) mới chỉ phôi thai hoạt động của mình, Quốc hội Mỹ đã quyết định hạ bệ đế quốc tài chính Morgan vì cảm thấy mối đe doạ hiện hữu. Đầu năm 1914, dưới dự kiểm soát của ông ta có khoảng hơn 20 tỷ USD, một con số không tưởng thời đó, mặc dù so với thời nay số tiền đó cũng không phải là quá nhiều. Có hai phương pháp đạt được thắng lợi trong chiến tranh : hoặc nghiền nát đối thủ trên chiến trường, hoặc làm cho đối phương không thể tiếp tục đánh nhau được. Phá huỷ cơ sở kinh tế, vô hiệu hoá các phương tiện chống đối. Vũ khí huỷ diệt lợi hại nhất, thông minh nhất chính là khủng hoảng. Cựu thủ tướng Anh Winston Churchin đã viết trong Hồi ký về cuộc đại chiến thế giới thứ II như sau : “ Tất cả của cải được tích cóp trong những năm trước đó dưới dạng tiền giấy, cổ phiếu, trái phiếu, bỗng chốc bay hơi. Sự thịnh vượng của hàng triệu gia đình Mỹ giựa trên nền tảng khổng lồ của cho vay tín dụng phình to trở thành ảo tưởng. Các nhà máy xí nghiệp hùng hậu bị tê liệt, chẳng khác nào bị đòn dáng ngang gối. Trong giai đoạn 1929-1932 thị trường chúng khoán suy sụp, sản xuất bị đình chệ và hiển nhiên là nạn thất nghiệp lan tràn”.
Cơn ác mộng trên chưa một nền kinh tế nào trên thế giới trải qua, kể cả trong chiến tranh. Cần lưu ý rằng, trong giai đoạn này, Mỹ không hề tham chiến với ai cả. Và, Cục Dự trữ Liên Bang là người đứng ra canh giữ sự ổn định và trật tự trong lĩnh vực tài chính. Hơn nữa, Tổ chức này được sinh ra với sứ mệnh là ngăn chặn khủng hoảng!?
Vậy thì thảm hoạ xảy ra như thế nào?
Chúng ta hãy nhớ lời nhận xét của Cựu thủ tướng Churchin “...Cho vay tín dụng phình to..” . Để tạo nên khủng hoảng tài chính, điều đầu tiên là phải làm sao số lượng con nợ càng nhiều càng tốt. Để đạt được điều này cần làm gì? Có hai nhân tố : chủ nợ và con nợ. Để tạo dựng nên các chủ nợ, Cục Dự Trữ Liên Bang đã nhanh chóng tăng lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường từ 31,7 tỷ năm 1921 lên đến 45,7 tỷ năm 1929. Thông qua hệ thống của mình, nguồn tiền này được chuyển tới một số nhà băng “ thân tín” và các nhà băng này, về phần mình, lại cho các nhà băng và tổ chức khác vay. Cứ như thế, qua vài tầng lớp, lượng tiền mặt sẽ được chảy rộng khắp đến túi của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vậy, tiếp đó là tạo ra các con nợ. Đây là nhiệm vụ của các phương tiện thông tin đại chúng. Họ ra rả nhồi nhét vào đầu người dân Mỹ hãy vay tín dụng để nâng cao chất lượng cuộc sống ! Tại Mỹ các ngân hàng ào ạt cho tất cả vay tiền để mua nhà tậu xe và đầu tư vào cổ phiếu. Trước cuộc Đại khủng hoảng 1929-1932, tại Mỹ và Phương Tây vay tín dụng để sống đã trở thành mốt. Năm 1923, chỉ số INDEX trên thị trường chứng khoán là 99, đến tháng 3 năm 1929 – con số này đã đạt kỷ lục 381,17. “ Bất kỳ ai cũng có khả năng làm giàu trên thị trường chứng khoán” – Đó là khẩu hiệu là phương châm sống của cả một thời kỳ.
Một câu hỏi được đặt ra : Mọi cái đang ở cao trào như vậy thì làm sao lại xuất hiện bóng ma của khủng hoảng? Mấu chốt của vấn đề chính là ở đây. Cơ chế của việc tạo ra khủng hoảng tài chính không có gì là quá phức tạp : Nguồn tiền đang chảy vào các ngân hàng bị ngừng lại và nợ cũ  được yêu cầu thanh toán gấp.
Cuộc Đại khủng hoảng năm 1929-1932 và khủng hoảng 2008-2009 vừa qua cũng được tạo nên theo công thức này. Các nhà băng nằm dưới sự kiểm soát của Morgan và cộng sự của ông đã đưa ra yêu cầu đòi nợ gấp. Yêu cầu trả nợ trong vòng 24 giờ đồng hồ. Những người dân Mỹ đáng thương choáng váng trước sự biến đổi đột ngột của sự việc. Họ tìm đâu ra tiền trong vòng 1 ngày ? Chỉ còn một lối thoát duy nhất là bán cổ phiếu đang sở hữu.
Mọi người chắc không khó hình dung ra cảnh tại thị trường chứng khoán khi tất cả ồ ạt kéo tới chỉ với một mục đích duy nhất là : bán cổ phiếu. Còn mục đích mua thì hầu như không có ai. Ngày 24 tháng 10 năm 1929 được gọi là ngày thứ Năm đen tối. Cổ phiếu tại phố Wall rớt thảm hại. Cung vượt cầu. Có thể nói là không có cầu. Mọi người đều cần tiền mặt. Trên tất cả các báo ra trong thời kỳ này, đều đăng tin trang nhất : cổ phiếu bị bán giá bèo bọt. Nhưng không thấy đăng tin những cổ phiếu đó được mua với giá như cho không. Vậy thì ai đã mua những cổ phiếu này?
Trong ngày đầu tiên, các nhà đầu tư đã bán gần 13 triệu cổ phiếu. Song, đấy mới là màn mở đầu. Tiếp theo ngày thứ Năm đen tối là ngày Thứ sáu đen tối, rồi ngày thứ hai và thứ ba cũng rất đen tối. Khoảng 30 triệu cổ phiếu được bán trong những ngày này. Cần phải nhấn mạnh rằng với giá rẻ mạt. Hàng triệu nhà đầu tư phá sản. Con số lỗ lên đến 30 tỷ USD – đúng bằng số tiền nước Mỹ ném vào cuộc đại chiến thế giới thứ I. Những người “ sáng tạo ” nên khủng hoảng tất nhiên đã biết trước và nhanh tay bán đi những tài sản không cần thiết. Và bây giờ, vài chục người thông minh nhất ấy, trong tiếng kêu gào  trước khi lao đầu qua cửa sổ của rất nhiều nhà đầu tư phá sản, nghiễm nhiên trở thành ông chủ những tài sản kếch sù. Lúc đó, số lượng nhà băng tại Mỹ giảm từ hàng chục ngàn xuống còn vài trăm. Đại bộ phận thuộc quyền quản lý của những con người đã làm nên khủng hoảng. Vậy lúc đó, Cục Dự Trữ Liên Bang đã làm gì để chống khủng hoảng? Thiết nghĩ, câu trả lời đúng người đọc tự tìm thấy ngay. Thay vào việc giúp đỡ nền kinh tế bằng cách tăng các dòng tiền mới, FED đã làm ngược lại. Lượng tiền mặt lưu thông bị giảm từ 45,7 tỷ vào tháng 07 năm 1929 xuống còn 30 tỷ năm 1933. Sau khi thị trường chứng khoán phố Wall bị vỡ, tất cả đều khát tiền mặt và nền kinh tế Mỹ chẳng khác nào một người bị mất quá nhiều máu. Khủng hoảng tại thị trường chứng khoán trở thành cuộc Đại khủng hoảng toàn bộ đất nước. Trên đường  tại các thành phố của Mỹ những năm 1930 nhan nhản những người ăn mặc quần áo đắt tiền với tấm biển treo trước ngực : “ Sẵn sàng làm bất cứ việc gì”.
    Toàn bộ bối cảnh trên là để dọn đường cho Tổng thống mới của Mỹ Ruzven Franklin lên nắm quyền lực. Những người đứng sau hậu thuẫn cho ông ta cũng chính là những kẻ đã tạo nên khủng hoảng. Bởi vì nhiệm vụ chính của Ruzvent không phải là để cứu nước Mỹ ra khỏi khủng hoảng như trong các sách giáo khoa vẫn viết mà là xoá bỏ cái gông đảm bảo bằng vàng của đồng Đôla. Đây cũng là nhiệm vụ chính và duy nhất khiến các bộ óc tài chính thông minh nhất nước Mỹ dùng khủng hoảng để đạt được. Đồng Đôla phải trở thành giá trị mang tính toàn thế giới và chiếm chỗ của vàng.Hay nói một cách khác, những vấn đề nội bộ của nền kinh tế Mỹ cùng với đồng Đôla phải trở thành “tài sản chung” của cả thế giới.
( Còn tiếp)
B- Cuộc khủng hoảng 2008
Vũ Tuấn Hoàng
 
 
[ Print this page ]In bài   Trang trước [ Top page ]Đầu trang


Gửi ý kiến
Họ tên
eMail
Điện thoại
Địa chỉ
Nội dung:
   
Các bài đã đăng:
   Những câu hỏi tồn tại nửa thế kỷ xung quanh cái chết của Kenerdy(25/3/2010)
   Vụ ám sát Tổng thống Kenerdy năm 1963 dưới lăng kính của cuộc khủng hoảng ngày hôm nay.(23/3/2010)
   Các báo nói về Ngày Thơ Việt Nam (2/3/2010)
   10 nhân vật có ảnh hưởng nhất thập kỷ (26/1/2010)
   Tràn đầy tình anh em và hy vọng(11/1/2010)
   Đề tài chiến tranh cách mạng sẽ vẫn là nguồn cảm hứng dồi dào cho văn nghệ sĩ(22/12/2009)
   Phát hiện “vĩ đại” tại Việt Nam: “Mó nước”hiểu” tiếng người!” (?)(2/12/2009)
   Mối lo về “sức khỏe” các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước(10/11/2009)
   Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh: Cần tăng cường chất lượng thông tin hai chiều, tăng cường đối thoại(5/11/2009)
Sự kiện
Con đường lớn để đi tới mục tiêu lớn
Nhân vật
Thăm thẳm đường đời
Bình Luận
Gặp nhà thơ áp tải ở Sài Gòn
Giới Thiệu Sách
Cuốn sách và tôi
Cuộc đời vui quá, không buồn được
Kẻ tầm xương


 
 
HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM
Địa chỉ: 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội - Việt Nam
Điện thoại: (84-43) 9448134 * Fax: (84-43) 8263777
Email: vanvn.net@gmail.com / hoinhavanvietnam@gmail.com
Tổng biên tập: Hữu Thỉnh
Giấy phép số 77/GP-TTTT- Cục Quản lý Phát thanh-Truyền hình và Thông tin Điện tử- Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 26/8/2008.
Hội Nhà văn VN giữ bản quyền nội dung trên website này.
Xây dựng, phát triển: iDesign