Thảo Phương: Làm sao trở lại mùa Đông/ Dòng sông cây cầu đã gẫy/ Thôi đành ru lòng mình vậy/ Làm như mùa Đông đã về Thứ ba, 26/1/2010 | 10:58:27 PM
Trang chủ
Tin văn
Văn hóa - Nghệ thuật
Tiếng nói Nhà văn
Dư âm Hội nghị Quốc tế giới thiệu Văn học Việt Nam
Nhà văn đang có hồ sơ xin vào Hội
Nhà văn ta đang làm gì?
Hướng tới 1000 năm Thăng Long Hà Nội
Lý luận - Phê bình
Tác phẩm và dư luận
Đối thoại
Nghề văn
Văn học với đời sống
VanVN.Net Giới Thiệu
Tác phẩm
Thơ
Truyện ngắn
Bút ký - Phóng sự
Tạp văn
Tiểu thuyết
Mỗi tuần một truyện ngắn, một chùm thơ
Nhà Văn Trẻ
Văn học nước ngoài
Tư Liệu Văn Học
Hội nhà văn
Cơ quan văn học
Hội viên
Di sản
Quán Văn Chương
Phiếm luận

Đọc nhiều nhất

Về cuốn hồi ký gây xôn xao trên mạng của một giáo sư

Cái tát của Lê Công Định

Sẽ còn những ai đứng đằng sau ông Huỳnh Ngọc Sĩ ?

Dư luận không giống như "Chú Thỏ" trong truyện "Cáo và Thỏ" thưa ông Đoàn Văn Kiển...

Hãy bình tĩnh, đừng quá riết róng theo kiểu “Giậu đổ bìm leo”

"Cái hèn" của người cầm bút

Ma đưa lối quỷ đưa đường hay bần cùng sinh đạo tặc... ( Về những vụ trộm cắp của người Việt bị phát hiện gần đây tại Nhật Bản)

Ăn ốc nói mò của một số người cầm bút


CÔNG TY LÂM NGHIỆP TAM SƠN

Xã Kiệt Sơn, huyện Tam Sơn tỉnh Phú Thọ; điện thoại: 0210 3745 002   Fax : 0210 3745 003   -   Email : - tamsontanson@yahoo.com
Đại diện tại Hà Nội: Phòng 330 Nhà K1 Khu Đô thị Việt Hưng, Long Biên Hà Nội điện thoại:  04 3652 4558 – Email: truongnd@gmail.com

  Công ty Lâm nghiệp Tam Sơn (thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam) quản lý và sử dụng 10.903,1 ha thuộc địa bàn 10 Xã của Huyện Tân Sơn. Có điều kiện tự nhiên và khí hậu đặc trưng của vùng miền núi trung du phía bắc rất thuận lợi cho phát triển sản xuất lâm nghiệp.  
  Ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty là: Trồng rừng NLG, khai thác, thu mua, vận tải cung ứng gỗ NLG cho Tổng công ty Giấy Việt Nam ; sản xuất kinh doanh giống cây NLG, chè búp tươi; thu mua, chế biến và tiêu thụ các loại lâm sản NLG; sản xuất, chế biến Nấm Dược phẩm (Linh Chi) và cung cấp Nấm thực phẩm sạch cho thị trường Thành Phố Hà Nội, Tỉnh Phú Thọ, các tỉnh lân cận. Sản xuất, xuất khẩu và cung ứng nội địa hàng trăm triệu đôi đũa tre mỗi năm.
  Các sản phẩm Nấm sạch của Công ty sản xuất ra luôn đảm bảo chất lượng, hàm lượng các chất dinh dưỡng, đã chinh phục được các bà nội trợ khó tính. Trở thành một phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam.
  Công ty đã mở một số Đại lý, cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm  trên địa bàn các Tỉnh phía bắc
  Khách hàng có nhu cầu mua số lượng lớn hoặc mở Đại lý bán sẩn phẩm . Xin vui lòng liên hệ với Công ty .

Giám đốc     
Nguyễn Đức Sơn


 
Home / Hội viên
Danh sách Hội viên Hội Nhà văn vần P (2)
( 12/27/2009 12:12:43 PM )

TRỊNH THANH PHONG

 

Bút danh khác: HẢI THANH

Họ và tên khai sinh: Trịnh Thanh Phong. Sinh ngày 20 tháng 2 năm 1950. Quê quán: Lâm Xuyên, Sơn Dương, Tuyên Quang. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Chủ tịch kiêm tổng biên tập báo Tân Trào- Hội VHNT Tuyên Quang. Hiện thường trú tại: xóm 15, xã ỷ La, thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 2002.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: 1971 vào bộ đội huấn luyện tại sư 304, đi C chiến đấu công tác tại Lào. 1973 về nước học tại Học viện Hậu cần. 1976 chuyển ngành về Sở văn hoá thông tin Hà Tuyên. 1977-1980 học trường văn hoá nghệ thuật, ra trường về làm tại trường Chính trị tỉnh. 1988 về Sở Văn hoá thông tin Hà Tuyên. 1991đến nay công tác tại Hội VHNT Tuyên Quang.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Bãi cuối sông (truyện ngắn in chung, 1990); Đôi mắt vầng trăng (thơ, 1999); Gặp lại (truyện ngắn, 1997); Lời ru ban mai (truyện ngắn, 2000); Bức tường xanh (truyện thiếu nhi, 2004); Ma làng (tiểu thuyết, 2003); Chim vành khuyên bay về (truyện thiếu nhi, 2004); Vết thương thời bình (tập truyện ngắn, 2006).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải B cuộc thi viết về dân tộc miền núi của Uỷ ban dân tộc miền núi và Tạp chí Văn hoá các dân tộc cho riêng bút ký: Dưới chân núi Bắc Quan. Giải B của UBTQ Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam cho tiểu thuyết Ma Làng. Giải C của Hội VHNT các dân tộc thiểu số cho tập ký Dưới chân núi Bắc Quan. Giải khuyến khích của Hội VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam và tặng phẩm của Hội Nhà văn Việt Nam cho tập truỵên: Lời ru ban mai.

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Gắn bó với người nông dân, người lính, sau chiến tranh lại về làm nông dân. Những nhọc nhằn của họ trong sinh sống đời thường luôn là nỗi day dứt trong tôi. Giúp đỡ họ về vật chất, bàn tay mình bé quá. Thế là tôi tìm đến văn học nhưng không phải động cơ để trở thành nhà văn mà tôi muốn nhờ văn học để chia sẻ với họ, từ họ lại viết ra văn để nhớ nhau, yêu thương nhau, cùng nhau vượt qua những nhọc nhằn, thua thiệt mà vươn lên cuộc sống làm người. Lý do đó thôi thúc tôi cầm bút viết văn. Vẫn biết văn mình chưa hay, chưa đáp ứng với họ nhưng tôi còn viết mãi.

 

 

NHƯ PHONG

(1917-1985)

 

Bút danh khác: LAM VŨ, NGUYỄN KIÊN TRÌ, HỒNG HÀ

Họ và tên khai sinh: Nguyễn Đình Thạc. Sinh ngày 25 tháng 10 năm 1917 tại Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Mất ngày 1 tháng 2 năm 1985.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC,

SÁNG TÁC: Tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1937, công tác trong Đoàn Thanh niên Dân chủ. Năm 1938: phụ trách phần văn nghệ của báo Thế giới, tham gia xây dựng Hội Văn hóa cứu quốc. Trong những ngày Cách mạng tháng Tám, là uỷ viên Ban Tuyên truyền Uỷ ban khởi nghĩa Bắc bộ và phụ trách Sở Kiểm duyệt báo chí. Kháng chiến chống Pháp, lần lượt là Chủ nhiệm báo Cứu quốc khu XII, khu X, Liên khu III và đặc khu Hà Nội. Thời gian trước và sau tiếp quản Thủ đô, công tác tại Văn phòng Trung ương Đảng, sau đó làm Phó Giám đốc Sở Báo chí, rồi Phó Chủ bút báo Cứu quốc trung ương. Từ giữa năm 1957 đến 1965, là Trưởng ban Văn hóa Văn nghệ và tham gia biên ủy báo Nhân Dân. Từ 10-1965 đến khi nghỉ hưu (1980): là giám đốc nhà xuất bản Văn học, ủy viên Đảng đoàn Văn nghệ trung ương, uỷ viên Thường vụ Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khóa II).

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Bình luận văn học (tiểu luận phê bình, 1964, 1969, 1977); Thơ văn Trần Mai Ninh (sưu tầm giới thiệu, 1980).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.

* “… Thuộc thế hệ những nhà phê bình lớp trước, xuất hiện từ thời kỳ Mặt trận Dân chủ, Như Phong đã góp phần đấu tranh chống quan điểm văn nghệ tư sản, khẳng định những nguyên tắc cơ bản của mỹ học Mác – Lênin và đường lối văn nghệ của Đảng. Trong quá trình đấu tranh cho nền văn hóa dân tộc dân chủ mới, nhất là trong giai đoạn chuyển từ nền văn hóa dân tộc dân chủ sang nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, ông có đóng góp đáng quý và rất đáng trân trọng. Với con đường đi, với tâm hồn và phẩm chất ấy, Như Phong xứng đáng được xem là một chân dung đẹp, một nhà hoạt động văn học trung kiên của Đảng”.

(Trích, Tác gia lý luận, phê bình, nghiên cứu Văn học Việt Nam (1945-1975). Tập I, Nxb Khoa học xã hội, H, 1986, tr.90).

 

 

 

 

VŨ ĐÌNH PHÒNG

 

Họ và tên khai sinh: Vũ Đình Phòng. Sinh ngày 18 tháng 11 năm 1933. Quê quán: Đáp Cầu, Bắc Ninh. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: 34 ngách 39A/131 Hoàng Văn Thái, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1993.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: 1949-1954: Bộ đội tình nguyện thuộc Đại đoàn 308. 1954-1960: Cán bộ Vụ nghệ thuật Bộ Văn hóa. 1960-1964: Học Đại học Sân khấu ở Liên Xô (cũ). 1964-1980: Công tác tại Vụ Sân khấu. 1980-1990: Công tác tại Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Tìm hiểu nghệ thuật viết kịch (lý luận phê bình, 1970); Công việc người đạo diễn (lý luận phê bình, 1972); Sao Thần nông (kịch, 1976); Người công dân số một (kịch, 1976); Câu chuyện Iếc-Cút (kịch, dịch).

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Nghề chính và được đào tạo chiếm phần lớn thời gian làm việc của tôi là đạo diễn sân khấu. Ngoài ra tôi còn làm lý luận phê bình sân khấu, viết kịch bản và dịch văn học nước ngoài. Tôi viết chậm và chật vật. Khi nảy ra một ý đồ trong đầu tôi vội lấy bút viết, nhưng rồi, thấy bí đành bỏ đấy, cho đến một hôm tôi chợt thấy tìm ra được một giọng điệu thích hợp mới lấy ra viết lại. Khi đó lời văn tự tuôn ra rất nhanh. Cho nên đối với tôi, việc tìm ra giọng điệu thích hợp là quan trọng nhất.

 

 

 

 

BÙI HUY PHỒN

(1911-1990)

 

Bút danh khác: ĐỒ PHỒN, BÙI NHƯ LẠC, CƯỜI SUÔNG, VIỆT LỆ, ẤM HAI, LÝ BA LẼ, BHP

Họ và tên khai sinh: Bùi Huy Phồn. Sinh ngày 16 tháng 12 năm 1911, tại phố Đầm, xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Quê quán: làng Liên Bạt, xã Mai Đình, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây. Đảng viên Đảng CSVN. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957). Mất ngày 31 tháng 10 năm 1990 tại Hà Nội.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Dạy học và gắn bó với việc viết văn, làm thơ, viết báo. Từng là uỷ viên Ban vận động nghiệp đoàn những người viết báo (Bắc kỳ) ở Hà Nội, uỷ viên chấp hành đoàn Văn hóa kháng chiến Bắc bộ, chủ bút tuần báo Đây Việt Bắc (khu X), biên tập viên báo Cứu quốc khu X. Giám đốc nhà xuất bản Văn học (1958-1962), Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa II (1962-1972), Đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa IV, V, VI. Uỷ viên thường trực Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Lá huyết thư (tiểu thuyết dã sử, 1932); Một chuỗi cười (tiểu thuyết trào phúng, 1941); Sự tích Trần Hưng Đạo diễn ca (truyện thơ, 1941); Gan dạ đàn bà (tiểu thuyết trinh thám, 1942); Mối thù truyền kiếp (tiểu thuyết trinh thám, 1942); Tờ di chúc (tiểu thuyết trinh thám, 1942); Lá thư màu thiên thanh, Hai giờ đêm nay, Món quà năm mới (tiểu thuyết trinh thám, 1943); Thôn nữ ca (tập ca dao mới, 1944); Khao (tiểu thuyết trào phúng, 1946); Người chiến sĩ chồng tôi (tiểu thuyết, 1949); Tình quân ngũ (truyện vừa, 1949); Tay người đàn bà (kịch hai hồi, 1950); Bia miệng, Mưu sâu Mỹ Diệm, Thơ ngang, Tàn xuân đế quốc (thơ trào phúng, 1952, 1955, 1957, 1959); Vô lý không có lẽ (kịch ngắn, 1960); Phất (tiểu thuyết, 1961); Trái cam (truyện ngắn và ký, 1972); Bình minh hôm nay (tiểu thuyết, 1990).

 

 

 

 

TỪ NGÀN PHỐ

 

Họ và tên khai sinh: Nguyễn Tuấn. Sinh ngày 20 tháng 12 năm 1953. Quê quán:   Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Truyền thông hỗ trợ Đầu tư và Phát triển (ICDI). Hiện thường trú tại: 12/79 ngõ Cẩm Văn, Tôn Đức Thắng, Hà Nội. Vào Hội năm 1997.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tham gia bộ đội từ những ngày kháng chiến chống Mỹ, làm báo ở binh chủng Thiết giáp, bắt đầu in thơ từ 1973. Sau năm 1975 vào học khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Tốt nghiệp về làm báo ở Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Lửa mẹ cho (thơ, 1986); Anh vẫn học cách yêu của cỏ (thơ 1995).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải C cuộc thi thơ tạp chí Văn nghệ quân đội 1984 với Thâm Tâm một chiều biên giới. Giải C cuộc thi thơ tuần báo Văn nghệ 1998-2000 cho Thư gửi mẹ.

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Thơ là một trong những phương cách dạy và học làm người hữu hiệu. Những phẩm chất của thơ cũng là tiêu chí cuốn hút tâm sức sáng tạo của nhà thơ - theo tôi đó là: cao, sâu và trong. Tôi suốt đời học hỏi và phấn đấu theo hướng đó.

 

 

                                                                         

TỐNG PHƯỚC PHỔ

(1902-1991)

 

Họ và tên khai sinh: Tống Phước Phổ. Sinh ngày 2 tháng 8 năm 1902, tại huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Đảng viên Đảng CSVN. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam 1957. Mất ngày 31 tháng 8 năm 1991 tại Đà Nẵng.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Trước Cách mạng tháng Tám làm thư ký ở Sở Đạc điền Hội An. Sau Cách mạng, làm Chủ tịch xã một thời gian rồi chuyển sang hoạt động văn nghệ ở tỉnh Quảng Nam và đoàn Tuồng Liên khu V. Từng giữ các chức trách: uỷ viên Ban chấp hành Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam, uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Xuất bản và dàn dựng các vở: Phạm Công - Cúc Hoa, Lục Vân Tiên, Mạnh Lệ Quân (trước Cách mạng). Từ kháng chiến chống Pháp đến khi qua đời, đã xuất bản nhiều tác phẩm trong đó có các vở tiêu biểu: Trưng Nữ Vương, Quán Thăng Long, Hội nghị Diên Hồng, Cờ giải phóng, Hùm Yên Thế. Ngoài ra còn tham gia chỉnh lý một số vở: Lam Sơn khởi nghĩa (1957); Công chúa An Tư (1960); Ngọn lửa Hồng Sơn (1960); Trưng Vương khởi nghĩa (1962); Rừng khuôn mảng (1970); Sao Khuê trời Việt (1980).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật, đợt I, năm 1996.

* Nhìn lại toàn bộ sự nghiệp sáng tác của nhà soạn tuồng Tống Phước Phổ, trong tác phẩm bao giờ cũng có một chủ đề trong sáng: hoặc là hừng hực khí thế chiến đấu hy sinh xả thân vì đất nước, hoặc là những nỗi niềm đau đáu của tình người. Ngôn ngữ trong thơ trong các kịch bản của nhà soạn tuồng Tống Phước Phổ bao giờ cũng trau chuốt và giản dị, vừa giàu hình tượng vừa mang tính hành động nên tạo điều kiện rất thuận loại cho việc sử dụng múa và hát tuồng. Nhà soạn tuồng Tống Phước Phổ đã một lần nữa khẳng định cái hay, cái độc đáo của ngôn ngữ thơ trong kịch bản tuồng.

(Trích điếu văn Tống Phước Phổ - nhà soạn tuồng kiệt xuất, báo Văn nghệ, số 38 ngày 21 tháng 9 năm 1991).

 

 

 

 

HÀ PHẠM PHÚ

 

Họ và tên khai sinh: Hà Phạm Phú. Sinh ngày 15 tháng 9 năm 1943. Quê quán: Đan Hà, Hạ Hoà, Phú Thọ. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Giám đốc Hãng phim Hội Nhà văn Việt Nam. Hiện thường trú tại: P101, N12, tập thể Hội Nhà văn, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1991.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Nhập ngũ năm 1961. Tại ngũ 28 năm. Từng giảng dạy Đại học quân sự rồi chuyển sang làm báo Quân đội nhân dân. Năm 1989 chuyển sang công tác tại Bộ Văn hoá. Năm 1990, chuyển về công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam cho đến nay.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Văn xuôi: Sỹ quan trung đoàn (1985); Dốc Yên Ngựa (1988); Em phải sống (1990); Lữ quán (1992); Bông hồng đen (1995). Chuyện người làng Hạ Đan (2001); Chiếc chìa khoá (2004).

Thơ: Hát về nguồn (1981); Cỏ yêu (1999); Trăng khuyết (2004).

Dịch: Chuyện người vợ goá (2004); Đóng vai người tình (2004)…

 * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thơ Hội Văn nghệ Vĩnh Phú; Giải nhì truỵên ngắn tạp chí Văn nghệ quân đội; 1981 giải nhì truyện ngắn tạp chí Tác phẩm mới 1995; Giải ba truyện ngắn báo Tiền phong, 2000- 2001; Giải ba truyện ngắn Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh và báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh 1986.

 

 

 

NGÔ VĂN PHÚ

 

Bút danh khác: NGÔ BẰNG VŨ,ĐÀO BÍCH NGUYÊN

Họ và tên khai sinh: Ngô Văn Phú. Sinh ngày 8 tháng 4 năm 1937. Quê quán: xã Nam Viêm, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: P. 508, B4 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1970.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Học Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, khoá 1958-1961. Tốt nghiệp về làm biên tập viên báo Văn học (1961-1963), báo Văn nghệ (1963-1966), tạp chí Văn nghệ quân đội (1966-1972), Phó phòng văn xuôi báo Văn nghệ (1972-1976), Trưởng ban thơ, phó giám đốc, Tổng biên tập, Giám đốc kiêm Tổng biên tập Nhà xuất bản Hội Nhà văn (1976-1999). Biên tập viên cao cấp Nxb Hội Nhà văn (1999-2002). Uỷ viên quỹ giao lưu và phát triển văn hoá Việt Nam-Đan Mạch (1998-2004). Đã nghỉ hưu.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Đã in 216 tựa sách gồm thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, biên soạn, nghiên cứu, tạp văn; Trong đó có: Tháng năm mùa gặt (thơ, 1978); Đi ngang đồi cọ (thơ, 1986); Cỏ bùa mê (thơ, 1988); Heo may (1998); Chiêm bao (thơ, 2001); Nhặt nắng trong mưa (thơ, 2003); Thần hoàng làng (truyện ngắn, 1992); Giấc mơ hoàng hậu (truyện ngắn, 1993); Người lang thang với mùa thu (truyện ngắn, 2001); Bụi và lốc (tiểu thuyết, 1988); Ngôi vua và những chuyện tình (tiểu thuyết, 1989); Gươm thần Vạn Kiếp (tiểu thuyết, 1991); Ấn kiếm trời ban (tiểu thuyết, 1998); Dòng đời xuôi ngược (tiểu thuyết, 2001); Mùa cải hoa vàng (tạp văn, 1998); Cỏ may (tạp văn, 2003); Uy Viễn tướng công (2003); Truyện ngắn danh nhân Việt Nam (5 tập, 2006); Lý Công Uẩn (2006)…

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng truyện ngắn báo Văn học (1958), Giải thưởng thơ tạp chí Văn nghệ (1961), Giải nhất ca dao báo Văn học (1962), Giải nhất thơ và giải thưởng 5 năm Hội Văn nghệ Hà Nội (1975-1980), Giải thưởng văn học Vĩnh Phú (1975-1980), Giải A về thơ của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp  các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (1998) và nhiều giải khác do các báo, tạp chí, bộ, ban ngành tặng.

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Tôi nghĩ rằng, nhà văn phải có thiên bẩm, phải học tập không ngừng, có một vùng đất gửi gắm khao khát của cả một đời người. Nhà văn phải tự nhận ra mình trước những trang viết đầy trách nhiệm và thuyết phục. Đừng để tư liệu choáng ngợp hư cấu. Đừng để hiện thực lấn át sáng tạo. Đừng loá mắt trước những hình thức có vẻ như mới nhưng không hợp với tạng phủ của mình, song cũng đừng quá ôm ấp những vinh quang mà mình đã gặt hái trong quá khứ…

 

 

 

NGUYỄN ĐỖ PHÚ

 

Họ và tên khai sinh: Nguyễn Đỗ Phú.  Sinh ngày 16 tháng 02 năm 1938. Quê quán: Xã Kim Lũ, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: 274 ngõ chợ Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội. Vào Hội năm 1998.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Từ 1957-1961 sinh viên K2 Khoa xây dựng dân dụng và công nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội. 1962-1976 công tác tại Viện Thiết kế Tổng cục đường sắt (Viện Thiết kế Giao thông vận tải sau này). 1976-1985 công tác tại Văn phòng Trung ương Hội Xây dựng Việt Nam. Viết văn từ năm 1969, có truyện ngắn in trên tạp chí Văn nghệ quân đội, báo Văn nghệ. 1995 bắt đầu viết lại.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Cầu vồng đi đón cơn mưa (truyện ngắn, 1977); Quà tặng của trời (truyện ngắn, 1997); Đêm chuyển mùa (truyện, 1998); Phố đêm (truyện ngắn, 1999); Khoảnh khắc (truyện ngắn, 2000); Bảy ngày trong đời (tiểu thuyết, 2000); Những chặng đường đã qua (hồi ký Bùi Danh Lưu, 2006) và 5 kịch bản phim truyền hình.

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải ba cuộc thi truyện ngắn Hội Nhà văn Hà Nội (1998), Giải chính thức cuộc thi truyện ngắn tạp chí Tác phẩm mới, 1999.

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Đó là một nghề khốn khổ, nhưng mang một ma lực siêu nhiên, ai đã trót đa mang là khó thể dứt bỏ được, dù đã trải 20, 30 năm, tưởng đã quên được nợ văn chương. Nhưng rồi, bất chợt. Một lúc nào đó, một ngày nào đó. Bỗng dưng, thấy thôi thúc đến cháy lòng là phải ngồi vào bàn. Để viết một cái gì đó. Cho ta. Và không dừng lại nữa… Chỉ từ khi đó, tâm hồn ta mới được yên ổn.

Nghề văn cũng như mọi nghề, ngoài chút tài ra, để đi đến thành công đều phải đổ mồ hôi sôi nước mắt, với nhiều sự hy sinh. Thời đại bùng nổ thông tin, văn hoá đọc đã khiêm tốn nhường chỗ cho mọi loại hình văn hoá khác, để theo được nghề, người viết văn thật sự cần dũng cảm.

Thực tế đời sống mênh mang như dòng sông, sự nghiệp sáng tác như thuyền, nếu vụng chèo lái, thuyền có thể chìm, hoặc có thể mênh mang trôi nổi, chẳng biết đâu là bến, đâu là bờ.

 

 

 

 

NGUYỄN NGỌC PHÚ

 

Họ và tên khai sinh: Nguyễn Ngọc Phú. Sinh ngày 26 tháng 3 năm 1959. Quê quán: xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Lương. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Phó chủ tịch Hội, Tổng biên tập tạp chí Hồng Lĩnh Hội Liên hiệp VHNT Hà Tĩnh. Hiện thường trú tại:  thị xã Hà Tĩnh. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm  2000.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tốt nghiệp Học viện kỹ thuật quân sự năm 1986 (kỹ sư xe máy). Tốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du năm 1997 (Cử nhân văn hoá). Năm 1998 về công tác ở Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Tĩnh đến nay.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Đám mây mầu vảy cá (thơ, 1995); Giấc mơ lưới (thơ, 1998); Hoàng hôn độc bình (thơ, 2003).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng thơ báo Văn nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam) năm 1995. Tặng thưởng của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam năm 1998. Giải thưởng Văn học thiếu nhi do tạp chí Vì trẻ thơ và Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp tổ chức năm  2002. Giải A, Giải thưởng văn học Nguyễn Du (năm 2000-2005) của UBND Hà Tĩnh.

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Thơ là sự hoàn thiện chính mình.

 

 

 

 

VŨ ĐỨC PHÚC

 

Họ và tên khai sinh: Vũ Đức Phúc. Sinh ngày 12 tháng 11 năm 1920. Quê quán: Phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1971.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC:   Tham gia hoạt động Cách mạng từ năm 1939.   Cách  mạng Tháng Tám và kháng chiến chống Pháp:  tham gia tổng khởi nghĩa ở xã Ngọc Thuỵ, tỉnh Bắc Ninh; Chủ tịch Uỷ ban Hành chính và chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến xã Ngọc Thuỵ, Chủ tịch huyện Võ Giang (Bắc Ninh), Tỉnh uỷ viên tỉnh Bắc Ninh phụ trách tuyên huấn và giáo dục. Từ 1954: về tiếp quản Hà Nội, từng là Trưởng phòng Văn nghệ Sở Văn hoá Hà Nội, cán bộ tiểu Ban Văn nghệ Ban Văn giáo trung ương Đảng. Từ 1959, công tác tại Viện Văn học, nhiều năm giữ chức vụ Phó viện trưởng, Tổng biên tập Tạp chí Văn học. Phó giáo sư Ngữ văn.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam 1930-1945 (chuyên luận nghiên cứu, 1964), Bàn về những cuộc đấu tranh tư tưởng trong văn học Việt Nam hiện đại (lý luận, 1971), Trên mặt trận văn học (phê bình, 1972), Bàn về phương pháp nghiên cứu văn học (lý luận, 1973), Điđơrô (chuyên luận, 1986). Bàn về văn học (2001).

Đồng tác giả trong 13 công trình nghiên cứu, chuyên luận, lý luận văn học, Nguyễn Đình Chiểu, tấm gương yêu nước và lao động nghệ thuật (1973), Ra sức phấn đấu để có những thành tựu mới trong văn nghệ (lý luận, 1980), Nghiên cứu học tập thơ văn Hồ Chí Minh (1979), Văn học Việt Nam trên những chặng đường chống phong kiến Trung Quốc xâm lược (1981), Nguyễn Đình Chiểu (1984), Nhà thơ Việt Nam hiện đại (1984), Victor Hugô ở Việt Nam (1985), Văn học Việt Nam kháng chiến chống Pháp (1986), Phấn đấu sáng tạo theo đường lối văn nghệ của Đảng (1986), Cách mạng kháng chiến và đời sống văn học (1995); Tổng tập văn học Việt Nam tập 32 (1993).

Dịch văn học: La Fontaine - Thơ ngụ ngôn (1957), Voltaire: Tuyển tập truyện (1963), Quan thanh tra (của Gogol, 1963); Chỉ tại hắn si tình (Giả mạo giấy tờ, của  J. Cain, văn học Mỹ).

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Thực ra thì hồi nhỏ và trong thời niên thiếu, tôi thích sáng tác hơn lý luận, phê bình và thường được các thầy giáo khuyến khích. Nhưng sau đó, một là tôi thấy mình không có thiên tài như Xuân Diệu, hai là tôi chịu ảnh hưởng của Đặng Thai Mai rất dữ dội, thiên vào việc thu thập tài liệu, phân tích, tổng hợp, nhận định, đánh giá văn học. Càng ham mê đọc các kiệt tác cổ kim của nước ta và thế giới càng bị khuất phục trước cái thiên tài, tự thấy mình sáng tác cũng không thể bằng được họ, do đó tư duy hình tượng và năng khiếu thơ ngày một kém đi bởi không được trau dồi, nghĩ đến cái gì đã lao ngay vào tìm hiểu phân tíchNhưng nền văn học nước nào cũng cần được phê bình chọn lọc, nếu để "thả nổi" thì chỉ thấy hàng đống sáng tác bề bộn, không ai hiểu ra sao cả.

 

 

 

NGUYỄN KHẮC PHỤC

 

Họ và tên khai sinh: Nguyễn Khắc Phục. Sinh ngày 24 tháng 8 năm 1947. Quê quán: Nhang Cát, Nam Ninh, Nam Định. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1975.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: đã tham gia nhiều công việc như đi biển, làm công tác tuyên huấn, nguyên Phó giám đốc Hãng phim Hội Nhà văn Việt Nam.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Vườn thầy năm (kịch, 1972); ăn cốm giữa sân (trường ca, 1973); Thành phố không bị chiếm (kịch, 1975); Học phí trả bằng máu (tập I, tiểu thuyết, 1984); Thành phố đứng đầu gió (tập 2, tiểu thuyết, 1986-1989); Khát vọng (tiểu thuyết, 1986); Điệp khúc hy vọng (tiểu thuyết, 1987); Giọt nước mắt cuối cùng (tiểu thuyết, 1989); Cuối xuân (tiểu thuyết 2 tập). Cùng hàng chục kịch bản phim, sân khấu đã được dàn dựng.

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng báo Văn nghệ 1967 và tạp chí Văn nghệ quân đội 1969 về truyện ngắn. Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, chuyên ngành sân khấu, năm 2007.

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Với tư cách nhà văn, tôi yêu những gì cổ lỗ nhất và những gì hiện đại nhất, từ chữ Châu, tiếng Châu còn sót lại trong những vùng Mường - Thái hẻo lánh phía tây Thanh Hoá, những đền đài đổ nát vùng Luy Lâu, đến những phát kiến tân kỳ nhất của con người trong các lĩnh vực: tin học, sinh học, hạt nhân và phản nguyên tử... và tôi tin giữa những thứ này có một mối liên hệ nào đó tuy mong manh, quái dị nhưng hiện hữu một cách vô cùng kỳ ảo và bất ngờ. Có lẽ vì vậy, một trong những nhiệm vụ của nhà văn là lần tìm ra mối liên hệ ấy chăng? Nghĩa là, anh ta sống, viết trong hiện tại những nỗi ám ảnh tối hậu lại là “nhớ lại tương lai”?”

 

 

 

 

NGUYỄN THỊ PHƯỚC

 

Họ và tên khai sinh: Nguyễn Thị Phước. Sinh ngày 9 tháng 12 năm 1963. Quê quán: Diễn Xuân, Diễn Châu, Nghệ An. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Tổng biên tập tạp chí Sông Lam. Hiện thường trú tại: Thành phố Vinh. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 2001.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: 1980-1984: học Đại học Sư phạm khoa Toán. 1984-1992: giáo viên dạy Toán cấp 3 tại thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. 1992-2001: làm báo tại Hà Tĩnh, học đại học Báo Chí. Từ 2001 đến nay: công tác tại tạp chí Sông Lam (Hội Văn học nghệ thuật Nghệ An); học Lý luận chính trị cao cấp (2004-2006).

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Mưa đầu hạ (thơ in chung, 1993); Tự ru (thơ, 1996); Chuyến tàu tháng bảy (tập truyện ngắn, 1999); Lời cánh đồng (thơ, 2002); Người tìm mật (bút ký, 2005); Cho đồng thơm gió (thơ, 2005).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải A giải thưởng văn học nghệ thuật Nguyễn Du (Hà Tĩnh). Giải thưởng Văn học nghệ thuật Hồ Xuân Hương (Nghệ An). Giải thưởng tạp chí Văn nghệ quân đội, tạp chí Hồng Lĩnh, tạp chí Xứ Thanh, Tặng thưởng của Uỷ ban toàn quóc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, tặng thưởng báo Văn nghệ .

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Tài năng văn chương thời nào cũng hiếm. Mà những người có tài lại phải có nhân cách lớn mới giữ được tài và làm cho nó được chuyển vào tác phẩm, còn phải lao động khổ sai, phải chấp nhận mọi đau đớn về tâm hồn, thiệt thòi về thể xác. Bởi thế nên mấy trăm năm mà chỉ có một Nguyễn Du…

Nhưng không vì thế mà người ta ngừng viết. Dù sao, mỗi nhà văn cũng phải làm cho người đọc tin rằng cuộc đời này đáng sống, dù sống thật không dễ chút nào.

 

 

 

 

CAO PHƯƠNG

 

Họ và tên khai sinh: Lê Cao Phương. Sinh ngày 7 tháng 9 năm 1933. Quê quán: Xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: Số 4 Lê Văn Linh, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1977.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Nhiều năm là bộ đội. Từng chiến đấu ở vùng Quảng Nam-Đà Nẵng thời chống Mỹ cứu nước. Là uỷ viên BCH Hội Văn nghệ giải phóng Trung Trung Bộ các năm 1967-1975.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Trong chiến hào (thơ, 1967); Lá reo (thơ, 1969); Xanh trong vườn Bác (thơ, 1976); Người thương (thơ, 1997).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Đồng giải nhì (Không có giải nhất) của Tuyên huấn Quảng Đà năm 1967, về bài thơ Em bé Thuỷ Bồ.

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Những năm chiến tranh ác liệt nhất, trên một trong những vùng đất ác liệt nhất là chiến trường Quảng Nam-Đà Nẵng rất lạ là ai cũng rất thích nghe thơ. Bởi thế, khi ở đơn vị hay đi công tác vào các vùng sâu, dừng lại nơi nào anh chị em du kích và đồng bào đều yêu cầu tôi chép và đọc thơ cho họ nghe. Chính điều đó đã thôi thúc tôi một anh bộ đội quyết mò mẫm học làm thơ và tuy chẳng nên nghề, nhưng mãi gắn bó với cái nghiệp có nhiều kỷ niệm sâu sắc này.

 

 

 

ĐÀO HỮU PHƯƠNG

 

Bút danh khác: HOÀNG PHƯƠNG, ĐÀO HỮU.

Họ và tên khai sinh: Đào Hữu Phương. Sinh ngày 22 tháng 12 năm 1947. Quê quán: Xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: không. Hiện thường trú tại: Xóm Minh Thành 2, xã Xuân Bái, huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá. Vào Hội năm 2002.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC:  Học hết cấp 2 tháng 6 năm 1964. Từ tháng 7 năm 1964 làm việc tại Xí nghiệp Giấy Bái Thượng. Bị tai nạn lao động (phải cắt bỏ tay trái), tháng 3 năm 1965 đến tháng 8 năm 1978 dạy vỡ lòng, sau đó đi học Trung cấp kế toán và làm việc tại HTX thủ công nghiệp đến năm 1986. In truyện ngắn đầu tay tháng 1 năm 1966.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Những người bạn chí thân (truyện dài, 1976); Chuyện nơi phố nhỏ (truyện dài, 1986); Chiếc cối xay thần (tập truyện, 1987); Mèo hoang (truyện, 1991); Con sáo nâu (tập truyện ngắn,1993); Thành hoàng quê ngoại (tập truyện ngắn, 1994); Báu vật trở về (truyện dài, 1995); Truyền thuyết trong mây (tập truyện ngắn, 1996); Con nuôi ngựa thần (tập truyện ngăn, 1998); Chuyên án cuối năm (tập truyện, 2001); Màu nắng (tập truyện ngắn, 2005).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải nhất thi thơ Thanh Hoá (1972- 1973). Giải C, Giải thưởng Văn học nghệ thuật Thanh Hoá 5 năm lần thứ nhất (1985-1990); Tặng thưởng “Truyện ngắn hay” năm 1990 của Tuần báo Văn nghệ. Giải C, giải thưởng Văn học cho thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1994; Giải B, Giải thưởng Văn học nghệ thuật Thanh Hoá 5 năm, lần thứ hai (1991-1995),  lần thứ ba (1996-2000) - tập truyện ngắn Truyền thuyết trong mây.

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Viết cho các em với tôi không chỉ là niềm đam mê mà còn là một nhu cầu để được chia sẻ. Đối tượng miêu tả của tôi hầu hết đều có hoàn cảnh éo le, chịu nhiều thiệt thòi. Đấy là những đứa trẻ tật nguyền, mồ côi hoặc bị cha mẹ bỏ rơi phải sống cuộc đời lang thang, cơ nhỡ. Tôi luôn ý thức tìm cho mình một cốt truyện hay, những chi tiết lạ và cách thể hiện thật cảm động để những trang viết của mình có thể được các em chấp nhận. Mỗi tác phẩm in ra tôi hi vọng được chia sẻ ít nhiều với các nhân vật của mình, những đứa trẻ có cùng cảnh ngộ như tuổi thơ tôi, một tuổi thơ mà nỗi buồn và nước mắt nhiều hơn niềm vui.

 

 

 

 

HÀ PHƯƠNG

 

Bút danh khác: ĐỖ TRÚC ANH

Họ và tên khai sinh: Đỗ Thị Thanh. Sinh ngày 26 tháng 3 năm 1950. Quê quán: xã Tam Thanh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Trú quán: thị xã Thanh Hóa. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Phó chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hồ Chí Minh, Tổng biên tập Tạp chí Nghề báo. Hiện thường trú tại: thành phố Hồ Chí Minh. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1976.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tốt nghiệp đại học Tổng hợp Hà Nội, khoa Ngữ văn, vào chiến trường Nam bộ từ năm 1971, là cán bộ Phụ vận khu Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, sau chuyển làm cán bộ văn phòng Liên quận ủy Liên quận 3 của Trung ương Cục. 1973: cán bộ Hội Văn nghệ giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định. Từ 1974: chuyển làm phóng viên rồi Thư ký tòa soạn báo Văn nghệ giải phóng. Từ 1977: làm cán bộ biên tập nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh. Từ tháng 1-1997 đến 1-2004: Phó tổng biên tập báo Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh. Từ tháng 1-2004 chuyển về Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Thành phố này là nỗi nhớ của tôi (thơ, 1986); Giao thừa (thơ, 1995).

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Tôi xin trích mấy câu thơ trong Nhật ký thơ của tôi những năm đầu 90 của thế kỷ XX:

… Ai tìm thấy tự do trong xiềng xích

Người ấy đã đi tới đích cuộc đời

Thứ tự do ban cho từ trời

Chỉ có thể là tự do nô lệ

Tôi khao khát cái tự do trần thế

Chỉ mình cho nổi mình thôi…

 

Và tôi rất thích hai câu thơ của Onga Bergôn:

Những gì viết ra và những gì đã trải

Trọn một đời không phải đổi thay.

[ Print this page ]In bài   Trang trước [ Top page ]Đầu trang


Gửi ý kiến
Họ tên
eMail
Điện thoại
Địa chỉ
Nội dung:
   
Các bài mới:
   Danh sách Hội viên Hội Nhà văn vần P (3)(27/12/2009)
Các bài đã đăng:
   Danh sách Hội viên Hội Nhà văn vần P (1)(27/12/2009)
   Danh sách Hội viên Hội Nhà văn vần O(27/12/2009)
   "Nước mắt một thời" - những trang tự truyện đầy tính nhân văn(26/12/2009)
   Gặp mặt tình nguyện viên Hội nghị Dịch thuật Giới thiệu Văn học VN(26/12/2009)
   Đại hội IV Hội Nhà văn Lào(26/12/2009)
   Danh sách tác giả đã được các Hội đồng, Ban văn học đề nghị BCH xem xét kết nạp 2009(26/12/2009)
   Cần một tầm nhìn xa, đầu tư có chiều sâu(25/12/2009)
   Trường dạy làm Vua(25/12/2009)
   Bút ký của một nhà thơ(25/12/2009)
Sự kiện
10 nhân vật có ảnh hưởng nhất thập kỷ
Nhân vật
Tiếng nói đáng tin cậy nhất của nước Mỹ
Bình Luận
Trách nhiệm cao đẹp của người nghệ sĩ
Giới Thiệu Sách
Nhiệt đới buồn
Mùa xuân với “Lời ru ngọn cỏ”
Chiến lược nhân tài của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay


 
 
HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM
Địa chỉ: 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội - Việt Nam
Điện thoại: (84-43) 9448134 * Fax: (84-43) 8263777
Email: vanvn.net@gmail.com / hoinhavanvietnam@gmail.com
Tổng biên tập: Hữu Thỉnh
Giấy phép số 77/GP-TTTT- Cục Quản lý Phát thanh-Truyền hình và Thông tin Điện tử- Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 26/8/2008.
Hội Nhà văn VN giữ bản quyền nội dung trên website này.
Xây dựng, phát triển: iDesign