Thảo Phương: Làm sao trở lại mùa Đông/ Dòng sông cây cầu đã gẫy/ Thôi đành ru lòng mình vậy/ Làm như mùa Đông đã về Thứ ba, 26/1/2010 | 10:49:38 PM
Trang chủ
Tin văn
Văn hóa - Nghệ thuật
Tiếng nói Nhà văn
Dư âm Hội nghị Quốc tế giới thiệu Văn học Việt Nam
Nhà văn đang có hồ sơ xin vào Hội
Nhà văn ta đang làm gì?
Hướng tới 1000 năm Thăng Long Hà Nội
Lý luận - Phê bình
Tác phẩm và dư luận
Đối thoại
Nghề văn
Văn học với đời sống
VanVN.Net Giới Thiệu
Tác phẩm
Thơ
Truyện ngắn
Bút ký - Phóng sự
Tạp văn
Tiểu thuyết
Mỗi tuần một truyện ngắn, một chùm thơ
Nhà Văn Trẻ
Văn học nước ngoài
Tư Liệu Văn Học
Hội nhà văn
Cơ quan văn học
Hội viên
Di sản
Quán Văn Chương
Phiếm luận

Đọc nhiều nhất

Về cuốn hồi ký gây xôn xao trên mạng của một giáo sư

Cái tát của Lê Công Định

Sẽ còn những ai đứng đằng sau ông Huỳnh Ngọc Sĩ ?

Dư luận không giống như "Chú Thỏ" trong truyện "Cáo và Thỏ" thưa ông Đoàn Văn Kiển...

Hãy bình tĩnh, đừng quá riết róng theo kiểu “Giậu đổ bìm leo”

"Cái hèn" của người cầm bút

Ma đưa lối quỷ đưa đường hay bần cùng sinh đạo tặc... ( Về những vụ trộm cắp của người Việt bị phát hiện gần đây tại Nhật Bản)

Ăn ốc nói mò của một số người cầm bút


CÔNG TY LÂM NGHIỆP TAM SƠN

Xã Kiệt Sơn, huyện Tam Sơn tỉnh Phú Thọ; điện thoại: 0210 3745 002   Fax : 0210 3745 003   -   Email : - tamsontanson@yahoo.com
Đại diện tại Hà Nội: Phòng 330 Nhà K1 Khu Đô thị Việt Hưng, Long Biên Hà Nội điện thoại:  04 3652 4558 – Email: truongnd@gmail.com

  Công ty Lâm nghiệp Tam Sơn (thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam) quản lý và sử dụng 10.903,1 ha thuộc địa bàn 10 Xã của Huyện Tân Sơn. Có điều kiện tự nhiên và khí hậu đặc trưng của vùng miền núi trung du phía bắc rất thuận lợi cho phát triển sản xuất lâm nghiệp.  
  Ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty là: Trồng rừng NLG, khai thác, thu mua, vận tải cung ứng gỗ NLG cho Tổng công ty Giấy Việt Nam ; sản xuất kinh doanh giống cây NLG, chè búp tươi; thu mua, chế biến và tiêu thụ các loại lâm sản NLG; sản xuất, chế biến Nấm Dược phẩm (Linh Chi) và cung cấp Nấm thực phẩm sạch cho thị trường Thành Phố Hà Nội, Tỉnh Phú Thọ, các tỉnh lân cận. Sản xuất, xuất khẩu và cung ứng nội địa hàng trăm triệu đôi đũa tre mỗi năm.
  Các sản phẩm Nấm sạch của Công ty sản xuất ra luôn đảm bảo chất lượng, hàm lượng các chất dinh dưỡng, đã chinh phục được các bà nội trợ khó tính. Trở thành một phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam.
  Công ty đã mở một số Đại lý, cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm  trên địa bàn các Tỉnh phía bắc
  Khách hàng có nhu cầu mua số lượng lớn hoặc mở Đại lý bán sẩn phẩm . Xin vui lòng liên hệ với Công ty .

Giám đốc     
Nguyễn Đức Sơn


 
Home / Hội viên
Danh sách Hội viên Hội Nhà văn vần P (1)
( 12/27/2009 8:13:37 AM )

NGUYỄN CHU PHÁC

 

Bút danh khác: CHU PHÁC

Họ và tên khai sinh: Nguyễn Chu Phác. Sinh ngày 15 tháng 8 năm 1934. Quê quán: xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: 38B Lý Nam Đế, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1990.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tham gia Cách mạng từ năm 1947 liên đội trưởng đội thiếu niên trong vùng địch tạm chiếm, trinh sát, liên lạc đại đội 14, trung đoàn 44 Liên khu III. Năm 1950 học trường Lục quân Việt Nam và Tham mưu ở Trung Quốc, ra trường về Sư đoàn 316, sau chuyển Sư 304 chiến đấu ở đồng bằng Bắc Bộ, Thượng Lào và Điện Biên Phủ (1954) với cương vị trung đội trưởng, đại đội trưởng. Sau đó đi học Học viện chính trị , Học viện Lục Quân, Học viện Quốc phòng, làm luận án PTS Khoa học quân sự. 1961-1966 Thư ký cho tướng Vương Thừa Vũ. Từ 1978 đến 1990 công tác tại Cục Nhà trường (Bộ Tổng tham mưu) với cương vị trưởng phòng, Cục phó rồi Thiếu tướng Cục trưởng. Từ khi nghỉ hưu làm Phó Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục học. Phó Giám đốc, Phó chủ tịch Hội đồng Khoa học Trung tâm nghỉên cứu tiềm năng con người thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Hội viên Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Hà Nội. Thiếu tướng.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Người qua vùng nắng (truyện, 1987); Miếu Thần Trung (truyện, 1989); Hài cốt cuối cùng (tiểu thuyết, 1989); Lật ngược đời người (tiểu thuyết, 1991); Người bị ma ám (truyện ngắn 1991); Trong chiến hào Điện Biên (tập truyện, 1991); Tiếng gọi (truyện ký, 1999); Tản bút (2001); Noọng Nhai- Hồng Cúm (tiểu thuyết, 2004) Đồng đội và một số tập khác.

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn tạp chí Văn nghệ quân đội (1984) với truyện ngắn Tiếng gọi.

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Ở Quân đội, trong chiến đấu đã nhiều lần tôi phải chia tay đồng đội: Có ba tấc đất mà sâu/ Mà xa vời vợi, mà đau đớn lòng/  Tôi không cầm lòng được, mỗi khi ngồi vuốt mắt, nắn ngón tay, ngón chân cho chiến sĩ của mình. Thời bình, tôi gặp rất nhiều người tốt. Họ thực lòng giúp mọi người, giúp tôi. Nhưng, tôi cũng gặp không ít người mau quên, kẻ hay đố kị, kèn cựa, vu oan giá hoạ cho người khác. Ôi, văn chương làm sao có thể viết hết được. Tôi thấy sự hiểu biết của mình còn quá ít. Tôi đã học suốt cả cuộc đời. Học để tồn tại và phát triển, để làm việc và viết văn. Viết văn để tâm sự với mình, với mọi người những điều có thể viết ra được. Hy vọng rằng: Mọi người trước khi nhắm mắt sang thế giới bên kia, nếu học thêm được điều gì hãy nên học, nếu làm thêm được điều thiện nào hãy nên làm, không những không uổng phí mà nó sé giúp ích cho mình, cho con cháu, cho dòng họ và cho đời.

 

 

 

HOÀNG NGỌC PHÁCH

(1896-1973)

 

Bút danh khác: SONG AN

Họ và tên khai sinh: Hoàng Ngọc Phách. Sinh ngày 20 tháng 8 năm 1896. Quê quán: Đông Thái, Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957). Mất ngày 24 tháng 11 năm 1973 tại Hà Nội.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Xuất thân trong gia đình nhà Nho yêu nước. Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, nhiều năm dạy học. Viết cho tạp chí Nam Phong và nhiều báo khác từ năm 1919. Sau Cách mạng lần lượt giữ các chức trách: Giám đốc Học khu Bắc Ninh (1945-1951); Giám đốc Giáo dục khu XII (1947-1948); Giám đốc trường Cao đẳng Sư phạm trung ương (1951). Từ năm 1954: về Ban tu thư Bộ Giáo dục chuyên việc soạn sách giáo khoa cho các trường phổ thông trung học. Từ năm 1959 về Viện Văn học, phụ trách việc sưu tầm, hiệu đính các tác phẩm văn học Việt Nam cận đại.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Tố Tâm (tiểu thuyết, 1925); Thời thế với văn chương (1941); Đâu là chân lý (1941); Giai thoại văn học Việt Nam (1954); Thơ văn Nguyễn Khuyến (1957); Thơ Trần Tế Xương (1958); Chèo và tuồng (1958); Thơ văn Nguyễn Công Trứ (1959); Sơ tuyển thơ văn yêu nước và cách mạng (1959); Khảo luận về Nhị Độ Mai (1959); Tuyển tập Hoàng Ngọc Phách (1989);

 

 

 

CHI PHAN

 

Bút danh khác: BÌNH VŨ

Họ và tên khai sinh: Nguyễn Chi Phan. Sinh ngày 20 tháng 8 năm 1945. Quê quán: Xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Phó tổng biên tập báo Cựu Chiến binh. Hiện thường trú tại: 45, khu tập thể 28B Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 2000.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: 1960 - 1964: Sinh viên Khoa văn ĐHSP Hà Nội. Tốt nghiệp vào bộ đội phục vụ tại chiến trường Lào, sau về nước công tác tại Trường Văn hoá Quân đội mang tên Nguyễn Văn Trỗi. Từ năm 1970 làm phóng viên, biên tập viên phát thanh quân đội, đạo diễn và phụ trách chương trình Truyền hình quân đội rồi về làm báo Cựu chiến binh Việt Nam. Nghệ sĩ ưu tú (1997).

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Tuyến đầu đánh thắng (ký, 1980); Cuộc chiến đấu trong đầm lầy (truyện, 1983); Những ngôi sao lấp lánh (truyện ký, 1984); Đường vào (tập kịch, 1995); Những nẻo đường xanh (truyện ký, 1996); Đồng đội tôi ( truyện, 1999); Hành trình mùa xuân ( bút ký, 2001); Vùng đất tôi yêu (truyện và ký, 2004); Côi cút một đời người (tiểu thuyết, 2004); Phía sau khuôn hình (truyện ký, 2005); Trái tim thắp lửa (ký sự nhân vật, 2006)…

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: 2 Giải nhất Liên hoan Truyền hình toàn quốc cho kịch bản phim Đi tìm đồng độiTrường Sa trong ta (1993). 2 Giải nhất Liên hoan Truyền hình toàn quốc cho kịch bản phim Nghị lực nơi anhTrường sa, mùa xuân này (1998-1999). Giải thưởng Bộ Quốc phòng về báo chí (1994) và Giải A Hội Nhà báo Việt Nam cho tác phẩm ký Bộ đội ở Trường Sa. Giải A Hội Nhà báo Việt Nam cho tác phẩm ký Bộ đội ở Trường Sa.

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Tôi luôn luôn tâm niệm, phải tự rèn luyện để có tư cách, phẩm chất của người nghệ sĩ. Mặt khác, bản thân say sưa, nhiệt tình, có trách nhiệm với nghề nghiệp; tha thiết được đóng góp công sức nhỏ bé vào sự phát triển nền văn học-nghệ thuật đậm đà bản sắc dân tộc của nước nhà. Và tôi ghi những gì tôi nghe, tôi thấy, tôi cảm phục đến ứa nước mắt về nhân dân tôi, đồng đội tôi…

 

 

 

VĂN PHAN

 

Họ và tên khai sinh: Phan Văn Thẩm. Sinh ngày 01 tháng 02 năm 1938. Quê quán: Làng Đông Thái, xã Tùng Ảnh, Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: Số 7B phố Trần Phú, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1996.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC:  Thanh niên xung phong Tây Bắc. 1959 về công tác ở Cục Cảnh vệ Bộ Công an. Học Đại học Sư phạm. 1981 công tác tại Nhà xuất bản CAND: Đại tá, Giám đốc kiêm Tổng biên tập. Từ 1/3/2002 nghỉ hưu.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Lớn lên với Điện Biên (truyện ký, 1964); Nhóm rắn lục (truyện dài, 1971,); Đội công an số 6 (truyện ký, 1976); Lời thú tội (truyện dài, 1988); Đoàn mật vụ của Ngô Đình Cẩn (truyện tư liệu, 1989); Làng chốt (truyện dài, 1990); Khớp hẹn (truyện dài, 1989); Người bị từ chối (tập truyện, 1993); Tình yêu và tội lỗi (tập truyện, 1993); Tiếng nổ trên chiến hạm Amyot D'Inville truyện dài, 1995); Tàu chiều (truyện ngắn, 1998); Rừng mưa (truyện vừa, 2002); Vệt sáng ngược (kịch bản phim truyện); Cây Da Xà (tiểu thuyết, 2005); Điệp vụ và điệp viên (truyện tư liệu, 2005); Chuyện nhỏ phố mới (truyện vừa, 2006)…

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải Bộ Giao thông vận tải: Lời thú tội (1988). Giải Hội Nhà văn và Bộ Nội vụ Người bị từ chối (1995). Tặng thưởng của Ban văn học Quốc phòng An Ninh, Hội Nhà văn cho truyện Tiếng nổ trên Chiến hạm Amyot D'Inville, 1995. Giải truyện ngắn Cây bút vàng Bộ Công An - Hội Nhà văn 1998 cho truyện Thời gian qua vườn hồng. Giải thưởng 10 năm (1995-2000) Vì an ninh tổ quốc và bình yên cuộc sống của Bộ Công an và Hội Nhà văn cho tiểu thuyết  Tiếng nổ trên Chiến hạm Amyot D'Inville.

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Đề tài bảo vệ an ninh quốc gia và bình yên cuộc sống rất đa dạng phong phú và hấp dẫn. Sáng tác về đề tài này là trực tiếp tham gia cuộc đấu tranh về đạo đức và mối quan hệ nồng ấm giữa con người, chống cái ác, chống lại mọi thứ tệ nạn đang hàng ngày, hàng giờ làm băng hoại, tha hoá từng con người, từng mối quan hệ xã hội. Có nhiều cách khai thác và thể hiện, song viết cho hay thì luôn luôn khó. Tôi thường nghĩ mình cần hiểu rõ thực tế và bản chất cuộc đấu tranh không bao giờ ngưng nghỉ này để có thể viết tốt hơn, có nhiều người đọc hơn.

 

 

 

VŨ NGỌC PHAN

(1902-1987)

 

 

Họ và tên khai sinh: Vũ Ngọc Phan. Sinh ngày 8 tháng 9 năm 1902, tại Hà Nội. Quê quán: Làng Đông Cảo, xã Đông Cứu, huyện Gia Lương, Bắc Ninh. Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957). Mất ngày 14 tháng 6 năm 1987 tại Hà Nội.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Trước Cách mạng tháng Tám: đi dạy học tư, viết báo, viết và dịch sách (từ 1929-1945), tham gia Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945, làm Chủ tịch Uỷ ban Văn hóa Bắc bộ. Sau Cách mạng 1945: cộng tác với tạp chí Tiên phong của Hội Văn hóa cứu quốc, uỷ viên Uỷ ban Vận động Hội nghị Văn hóa toàn quốc (11-1946), là uỷ viên thường trực đoàn Văn hóa kháng chiến Liên khu IV (1947-1951), uỷ viên Ban nghiên cứu Văn-Sử-Địa (1951-1953). Sau hòa bình (1954): tiếp tục công tác tại Ban Văn – Sử - Địa. Từ 1959: về công tác tại Viện nghiên cứu Văn học, đồng thời tham gia các công tác: uỷ viên Ban chấp hành Uỷ ban trung ương Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam, Tổng thư ký, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Trên đường nghệ thuật (tiểu luận, 1940-1943); Nhìn sang láng giềng (bút ký, 1941); Tiễu nhiên Mịcơ (phóng tác theo tác phẩm Trixtang và Izơn, 1943-1953); Thi sĩ Trung Nam (thi thoại, 1942); Nhà văn hiện đại (4 tập, nghiên cứu, tập 1 và 2: 1942, tập 3: 1943, tập 4: 1945); Con đường mới của thanh niên (nghiên cứu xã hội, giáo dục, 1944); Chuyện Hà Nội (bút ký, 1944); Tạp bút (bút ký, 1945); Những trận đánh Pháp (ký sự lịch sử, 1946); Nguồn sống của muôn loài (biên soạn, 1946); Người Xô Viết chúng tôi (tập truyện dịch, 1954); Truyện cổ tích Việt Nam (sưu tầm, tuyển chọn, 1955), tái bản lần thứ 3 và đổi tên thành Truyện cổ Việt Nam (1956); Tục ngữ và dân ca Việt Nam (sưu tầm, tuyển chọn, 1956, 1957, 1958, 1961, 1962, 1963, 1978, 1992); Tấm gương nhỏ (tuyển và dịch truyện dân gian Nhật Bản và ả rập, 1960); Truyện cổ dân gian Việt Nam (4 quyển, sưu tập, tuyển chọn, giới thiệu, 1963 và 1964), tái bản lần thứ 2 và đổi tên Truyện cổ dân gian của các dân tộc Việt Nam (1967, 1975); Quả bầu kỳ lạ (tập truyện sưu tầm, tuyển giới thiệu, 1965); Tấm Cám (tập truyện, sưu tầm, tuyển, giới thiệu, 1966); Ca dao chống Mỹ (sưu tầm, tuyển chọn, 1968); Qua những trang văn (phê bình, tiểu luận, 1976); Những năm tháng ấy (hồi ký, 1987).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đợt I năm 1996.

 

 

 

 

LÊ PHÁT

 

Họ và tên khai sinh: Lê Phát. Sinh ngày 21 tháng 12 năm 1926. Quê quán: Hoàn Kiếm - Hà Nội. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Vào Hội năm 1990.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Sinh ra trong gia đình công chức cũ, được học tới đại học. Tham  gia kháng chiến chống Pháp tại Hà Nội, rồi gia nhập quân đội. Sau chuyển ngành về công tác tại Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam, tới khi về hưu năm 1970. Hiện nay sống tại thành phố Hồ Chí Minh.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Thời gian để sống và thời gian để chết (tiểu thuyết dịch của E.M.Remarque, 1985-1987), 24 giờ trong đời người đàn bà (tiểu thuyết dịch Stefan Zweig, 1986), Mặt trăng và đồng xu (tiểu thuyết dịch của S. Maugham, 1987).

 

 

 

 

MAI VĂN PHẤN

 

Họ và tên khai sinh: Mai Văn Phấn. Sinh ngày 29 tháng 11 năm 1955. Quê quán: huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Dân tộc: Kinh Tôn giáo: không. Hiện thường trú tại: 12/56 Cát Cụt, quận Lê Chân, Hải Phòng. Đảng viên ĐCSVN. Vào Hội năm 1997.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Nhập ngũ năm 1974, từng phục vụ trong các ngành kỹ thuật, hậu cần quân sự (làm liên lạc, cấp dưỡng, lái xe, dạy lái xe). Năm 1981 chuyển ngành về Công ty Thuỷ lợi II Ninh Bình. Sau, học Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, du học Liên Xô. Hiện là phiên dịch cục Hải quan thành phố Hải Phòng.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Giọt nắng (thơ, 1992); Gọi xanh (thơ, 1995); Cầu nguyện ban mai (thơ, 1997); Nghi lễ nhận tên (thơ, 1999); Người cùng thời (trường ca, 1999); Vách nước (thơ, 2003).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng cuộc thi thơ báo Người Hà Nội (1994). Giải thưởng cuộc thi thơ báo Văn nghệ (1995). Giải thưởng Văn học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hải Phòng) các năm 1991, 1993, 1994, 1995.

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Sáng tạo là cuộc vong thân, bước tiến của phủ định bản ngã. Dù cố nhích lên "nửa bước chân”đã là quá trình vật lộn ghê gớm, huống chi thay đổi tư duy thẩm mỹ hay tìm đến một lý tưởng thi ca khác biệt. Trong bóng tối, kể cả trong  bóng đen ghê sợ của im lặng, tôi được chứng kiến sự đổ vỡ những giá trị cũ kỹ đến ê chề. Khi định vị được dòng chảy thi ca đương đại trong quá trình hội nhập, biết lạnh lùng khách quan nhìn lại bản thân, sự hoảng loạn đã thôi thúc tôi làm cuộc vượt thoát khỏi cá tính. Không phải như thay đổi mẫu mốt, hay thay cho bình rượu mà đó chính là “cuộc cách mạng” giữa nội dung hình thức. Trong thi ca, hiện thực đời sống được viết đi viết lại nhiều lần nhưng vẫn giữ nguyên nội dung, mới là dạng chất liệu. Nội dung phải là chất liệu đã mang một hình thức được xác định và hình thức không bao giờ tồn tại độc lập với nội dung, phải được chuyển hoá thành nội dung của chính nó.

 

 

 

 

NGUYỄN KHẮC PHÊ

 

Bút danh khác: TRUNG SƠN, NGUYỄN HOÀNG

Họ và tên khai sinh: Nguyễn Khắc Phê. Sinh ngày 26 tháng 4 năm 1939. Quê quán: xã Sơn Hoà, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Chủ tịch Chi hội nhà văn Việt Nam  tại Thừa Thiên- Huế. Hiện thường trú tại: Số 8 đường Xuân Diệu, thành phố Huế. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1977.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Sau 1954, ra Hà Nội bán sách dạo, dạy kèm để đi học thêm, 1956 vào học Trường kỹ thuật giao thông 15 năm (1959-1974) là cán bộ ngành giao thông vận tải trên các công trường cầu đường. Tham dự khoá 3 trường Bồi dướng viết văn trẻ (1969-1970); chuyển về Hội Văn nghệ Quảng Bình từ năm 1974. Nhiều năm làm Phó tổng biên tập, Tổng biên tập tạp chí Sông Hương, Phó chủ tịch Hội Văn nghệ Thừa Thiên - Huế.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Vì sự sống con đường (tập ký sự, 1968); Đường qua làng Hạ (tiểu thuyết, 1976); Đường giáp mặt trận (tiểu thuyết, 1976); Chỗ đứng người kỹ sư (tiểu thuyết, 1980); Miền xa kêu gọi (tiểu thuyết, 1985); Những cánh cửa đã mở (tiểu thuyết, 1986); Nếu được chết thay em (tiểu thuyết, 1989); Lê Văn Miến- người hoạ sĩ đầu tiên, người thầy đầu tiên (tập nghiên cứu, 1995); Những chặng đường từ Huế (tập phóng sự, bút ký, 1996); Mười ngày và cả mười năm (tiểu thuyết, 1997); Nền móng của những tầng cao (tập ký sự, 1997); Đời hoa (tập tản văn, 1999); Thập giá giữa rừng sâu (tiểu thuyết, 2003); Hiện thực và sáng tạo tác phẩm văn nghệ (tập phê bình, lý luận, chân dung văn nghệ sĩ, 2006).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng văn học đề tài công nhân 5 năm (1975-1980) của Tổng công đoàn và Hội Nhà văn Việt Nam với tiểu thuyết Chỗ đứng người kỹ sư. Giải thưởng Bông sen trắng hạng A của UBND tỉnh Bình Trị Thiên (năm 1993) với tiểu thuyết Những cánh cửa đã mở. Tặng thưởng hạng B của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam (năm 1995) với cuốn Lê Văn Miến- người hoạ sĩ đầu tiên, người thầy đầu tiên. Giải thưởng Cố đô hạng A của UBND tỉnh Thừa Thiên -Huế với tiểu thuyết Thập giá giữa rừng sâu ( 2004).

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: … Nếu tôi không nhầm thì mặc nhiên các tổ chức văn nghệ đều hiểu rằng "tác phẩm lớn" mà nhiều diễn đàn kêu gọi văn nghệ sĩ phải hướng tới là những tác phẩm thể hiện hai cuộc kháng chiến lâu dài và sự nghiệp đổi mới của dân tộc ta với nhân vật chính là người anh hùng. Đã đành, đây là đề tài lớn, quan trọng, nhưng để trở thành "tác phẩm lớn" thì lại là một chuyện khác. Lại thử đặt vấn đề Truyện Kiều của Nguyễn Du thì hẳn là một "tác phẩm lớn", nhưng đề tài là gì? Nhân vật điển hình là ai? Rồi truyện Chí Phèo nữa, nhân vật chính là ai? (Xin lưu ý là Nam Cao viết Chí Phèo khi dân tộc ta đã xuất hiện rất nhiều tấm gương anh hùng, từ các bậc sĩ phu yêu nước đến những chiến sĩ cộng sản kiên cường trong lao tù đế quốc). Trả lời những câu hỏi này sẽ thấy là cách nhìn nhận, đánh giá tác phẩm văn nghệ cũng có điều phải "xem lại". Và khi đó, biết đâu chúng ta đã có "tác phẩm lớn", mà vì lẽ này, lẽ khác, đang "kẹt" đâu đó, chưa được công nhận hoặc chưa có dịp xuất hiện?…

 

 

 

HỌC PHI

 

Bút danh khác: TÚ VĂN

Họ và tên khai sinh: Chu Văn Tập. Sinh ngày 18 tháng 2 năm 1913; Quê quán: xã Hưng Đạo, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: 409-17-T8 Khu Đô thị mới Trung Hoà, Nhân Chính, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1957.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tham gia Cách mạng năm 1928, vào Đảng Cộng sản Đông Dương 1932. Năm 1943 được Trung ương giao cho nhiệm vụ cùng với đồng chí Vũ Quốc Uy vận động thành lập Hội Văn hoá Cứu quốc Việt Nam. Sau khởi nghĩa tháng Tám làm Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Cách mạng tỉnh Hưng Yên. Năm 1946 làm Trợ lý Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền. Năm 1947-48 làm Tổng thư ký Văn hoá kháng chiến Liên khu III, sau chuyển lên Ban Tuyên huấn Trung ương ở trong Ban biên tập, rồi phụ trách Đoàn Văn công Trung ương. Hoà bình lập lại, về Hà Nội làm Giám đốc Nhà hát Kịch, rồi Tổng thư ký Hội Nghệ sỹ sân khấu Việt Nam cho đến ngày về hưu 1976.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Xung đột (1939); Đắm tàu (1940); Dòng dõi (tiểu thuyết, 1941); Yêu và thù (tiểu thuyết, 1942); Hừng đông (tiểu thuyết, 1980); Ngọn lửa (tiểu thuyết, 1981); Xuống đường (1996); Cuộc đời về cuối (1999); Các vở kịch: Cà sa giết giặc (1946); Ngày mai (1951); Chị Hoà (1955), Một đảng viên (1960), Ni cô Đàm Vân (1976).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I, 1996. Huân chương Độc lập hạng nhất.

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Tôi năm nay đã hơn 90 tuổi còn đang viết dở cuốn tiểu thuyết về “ Đổi mới” và tập hồi ký thì ngã bệnh, không thể làm việc tiếp được, buồn quá tôi làm bốn câu thơ:

Nhớ ngày khởi nghĩa tóc còn xanh

Thấy bóng trong gương bỗng giật mình

Sự nghiệp còn dài đầu đã bạc

Xót xa thân thế mộng chưa thành.


 

MẠC PHI

(1928-1996)

 

Họ và tên khai sinh: Lưu Huy Hòa. Sinh ngày 18 tháng 8 năm 1928, tại huyện Mông Tự, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Quê quán: xã Phú Thượng, huyện Từ Liêm (nay là quận Tây Hồ), Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Mất ngày 19 tháng 5 năm 1996.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC,

SÁNG TÁC: Tham gia kháng chiến từ năm 1946. Từng là công nhân, biên tập viên báo Lao động. Thư ký công đoàn tỉnh Tuyên Quang, cán bộ tuyên huấn tại Ty Công an Bắc Ninh. Cuối năm 1950: về công tác tại Hội Văn nghệ Việt Nam. Từ 1951 đến 1956: công tác trong quân đội và lần lượt đảm nhiệm các trách nhiệm: Chính trị viên đoàn kịch Chiến thắng, cán bộ phòng Văn nghệ quân đội, Biên tập viên báo Chiến sĩ Tây Bắc, rồi cán bộ tuyên huấn tỉnh đội Lai Châu, cán bộ tuyên huấn phòng Dân quân Quân khu Tây Bắc. Năm 1962: ông chuyển ngành và là cán bộ chủ chốt phòng Văn nghệ Sở Văn hóa Tây Bắc, Hiệu trưởng Trường Văn hóa – nghệ thuật Tây Bắc. Sau đó, là cán bộ nghiên cứu tiểu ban Văn nghệ địa phương của Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam. Năm 1972: trở lại Tây Bắc lần thứ 2, viết về Tây Bắc.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Tiễn dặn người yêu (dịch, giới thiệu thơ dân tộc Thái, 1961); Tiếng hát làm dâu (dịch, giới thiệu truyện thơ dân tộc H’Mông, 1963); Chàng Lú và Nàng Uả (dịch, giới thiệu truyện cổ tích dân tộc, 1964); Chuyện bản Mường (truyện ngắn, in chung, 1968); Rừng động (tiểu thuyết, tập I:1975, tập II: 1977); Dân ca Thái (dịch, giới thiệu, 1979); Sống (tiểu thuyết, 1991); Anh với giấc mơ (tiểu thuyết); Cỗ xe định mệnh (truyện ngắn); Kết tốt trình làng (truyện ngắn); Bến đêm (truyện ngắn).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật đợt I, 2001.

* “… Mạc Phi có lẽ là nhà văn gắn bó sâu sắc nhất với Tây Bắc và gặt hái nhiều thành quả nhất về Tây Bắc… Nhớ anh, chúng ta nhớ mãi hình ảnh một nhà văn chiến sĩ phấn đấu suốt đời vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân. Hình ảnh một nhà văn nổi tiếng, nêu một mẫu mực về cách sống, về thái độ nghiêm cẩn, tinh thần dấn thân, chịu đựng gian khổ, miệt mài cống hiến cho cách mạng cho đến hơi thở cuối cùng…”

(Trích Điếu văn của Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam tại lễ tang nhà văn Mạc Phi – báo Văn nghệ 1-6-1996)

 

 

 

ĐÀO NGỌC PHONG

 

Họ và tên khai sinh: Đào Ngọc Phong. Sinh ngày 20 tháng 9 năm 1934. Quê quán: An Dương, quận Lê Chân, Hải Phòng. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Giáo sư, tiến sĩ  Giám đốc Trung tâm Sức khoẻ Cộng đồng Đại học Y Hà Nội (Khoa YTCC). Hiện thường trú tại: Lô 15, C19, Khu Đô thị mới Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 2004.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tốt nghiệp Y khoa năm 1960, tham gia CLB Văn học nghệ thuật Hà Nội những năm 1960. Uỷ viên BCH Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội ba nhiệm kỳ những năm 1970. Sáng tác kịch, thơ đăng báo Người Hà Nội, báo Văn nghệ, và các báo Trung ương. Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội.  

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Hãy là chim báo bão (thơ, 1991); Những ánh mắt (thơ, 1999); Lời ca ru em (thơ, 2000); Nhịp đời nhịp mùa (thơ, 2001); Những vì sao (thơ, 2002); Chiều mưa (thơ, 2003); Hạnh phúc mùa xuân (thơ, 2004); Gửi thành phố biển thân yêu; Không nơi nào bằng Tổ quốc tôi (2005); Ngoài kia bằng lăng tím (2006). Kịch: Cái giếng đất, Dòng suối trong (2005).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng đặc biệt của Sở Văn hoá Hà Nội 1965 (Cái giếng đất). Giải thưởng Bộ Đại học- Trung học Chuyên nghiệp về thơ và kịch Dòng suối trong. Giải thưởng báo Văn nghệ về thơ (1998-2000).

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Cần dành sức lực và trí tuệ chính cho các suy tư gắn liền với thời đại mình đang sống, hành động trong thực tiễn lao động cụ thể và liên tục. Đối với tôi vừa là thày thuốc vừa là thày giáo trên hết là vì bệnh nhân, học trò thân yêu, đến người ruột thịt và tất cả vì nhân dân của mình. Sức tổng hoà ấy không thể từ bầu trời rơi xuống, mà từ mảnh đất mình đang sống hàng ngày, đòi hỏi sự hài hoà giữa tư tưởng và tâm hồn, giữa khối óc và trái tim, tự đổi mới mình trong mơ ước mang lại hạnh phúc chân chính cho con người.

 

 

 

 

ĐINH PHONG

 

Bút danh khác: CHIẾN PHONG

Họ và tên khai sinh: Nguyễn Văn Túc. Sinh ngày 16 tháng 5 năm 1938. Quê quán: Thừa Thiên Huế. Dân tộc: Kinh. Hiện thường trú tại: 778/26 Nguyễn Kiệm, phường 4, Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 2006.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Từng là phóng viên báo Nhân Dân, báo Giải phóng, Sài Gòn giải phóng. Có thời gian là Phó giám đốc Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hồ Chí Minh, Phó chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Rừng núi diệt thù (truyện kí, 1965); Hình người cưỡi ngựa (truyện ngắn 1994); Trên những nẻo đường đất nước (bút kí, 1996); Đất Trắng (kịch bản phim truyện, 1999); 40 năm làm báo (hồi kí, 2000); Hương thơm còn lại (truyện ngắn, 2002).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải ba cuộc thi bút kí báo Văn nghệ năm 2003.

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Là người viết báo (từ năm 1955), tôi đem các tư liệu vào viết văn, nên các truyện ngắn có phần chân chất, mộc mạc như truyện kể. Tôi lại thích viết truyện ngắn theo phong cách này. Xin cho phép tôi giữ phong cách này mãi.

Tôi cũng làm thơ- đã có trên 100 bài, tôi đã có 18 bài được các nhạc sĩ phổ nhạc.

Bây giờ tôi vẫn viết báo, làm thơ, viết truyện… Các truyện ngắn của tôi hầu hết gắn bó với người lính- đã mất, đang sống tử tế hay sa ngã. Tôi đã có lời hứa rằng: luôn gắn người lính với tác phẩm văn học. Tôi đã viết: "Chức sắc, tiền bạc sẽ đi qua, nhưng nghĩa tình - nhất là nghĩa tình của những người lính thì còn lại suốt đời…".

 

 

 

 

NGUYỄN KHAI PHONG

 

Họ và tên khai sinh: Nguyễn Khai Phong. Sinh ngày 14 tháng 7 năm 1942. Quê quán: Mỹ Thuận, Bình Minh, Vĩnh Long. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Phó tổng biên tập tạp chí Văn nghệ Cần Thơ, uỷ viên thường vụ Hội Văn nghệ Cần Thơ. Hiện thường trú tại: Cần Thơ. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 2001.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Học sinh trung học Phan Thanh Giản, Cần Thơ; cơ sở cách mạng nội thành, bị lộ, ra bưng biền, gia nhập lực lượng tuyên truyền xung phong vũ trang giải phóng. Đã từng qua các chức trách: phó ban tuyên huấn thị xã Cần Thơ, uỷ viên Ban chấp hành Hội VNGP Cần Thơ, phó phòng văn hoá, trưởng đài phát thanh, Phó chủ tịch Hội Văn nghệ thành phố Cần Thơ, thư ký toà soạn tạp chí Văn nghệ Hậu Giang.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Người con gái Tây Đô (bút ký, 1969); Cánh hoa lý hồng đỏ (truyện ngắn, 1987); Chuyện tình bên Tô Châu (tiểu thuyết, 1990); Chuyện như tiểu thuyết (tiểu thuyết, 1997).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải văn học tỉnh Hậu Giang về việc góp phần xây dựng nền văn nghệ cách mạng nhân kỷ niệm 10 giải phóng (1975-1985).

 

 

 

NGUYỄN NHƯ PHONG

 

Bút danh khác: BẢO SƠN, PHONG SƠN

Họ và tên khai sinh: Nguyễn Như Phong. Sinh ngày 16 tháng 11 năm 1955. Quê quán: Hoàng Quang, ứng Hoà, Hà Tây. Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Phó Tổng biên tập báo Công An nhân dân, Bộ Công an. Hiện thường trú tại: Tổ 21 cụm 3 phường Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 2000

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Đi bộ đội và hoạt động ở Lào. Bắt đầu viết truyện ngắn và phóng sự, ký từ năm 1977. Sau đó chuyển về báo Công Binh (Bộ Tư lệnh Công binh). Năm 1982 chuyển về báo Công an nhân dân. Năm 1995 làm tạp chí Văn hoá Văn nghệ Công an và báo An ninh thế giới. Năm 2004 sát nhập với báo Công an nhân dân.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Những người săn bắt cướp (truyện ký, 1985); Rừng hận (tiểu thuyết, 1994); Họ là cảnh sát hình sự (tập phóng sự, 1999); Huyền thoại Rutxlan (tập phóng sự, 2001); Cổ cồn trắng (tiểu thuyết, 2003); Bí mật chuyên án Z501 (ký sự, 2003); Chúng tôi ở vùng lò lửa Trung á (tập phóng sự, 2004); Bí mật những cuộc đời (tiểu thuyết, 2004).

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải C cuộc thi truyện ngắn của báo Văn nghệ năm 1985. Hai giải thưởng cuộc thi ký của báo Văn nghệ (giải B năm 1986, giải C năm 1987) 6 giải báo chí toàn quốc (2 giải A năm 1997 và 2001; 2 giải B năm 1998 và 2003; 2 giải C năm 1996 và 2000).

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Tôi đến với nghề văn (cũng giống như bố tôi - nhà văn Hoài An) rất tự nhiên, như thể cái nghiệp viết cột vào đời mình. Muốn thay nghề, muốn làm lại nghề cũng không được.

Trong văn chương tôi thích sự bình dị, nhân hậu. Tôi có thể chấp nhận mọi khuynh hướng sáng tác, mọi thể nghiệm trong văn chương nhưng có một điều tôi không thể chấp nhận được đó là sự GiảCay nghiệt với cuộc đời, với con người.

 

 

 

NGUYỄN THÀNH PHONG

 

Bút danh khác: PHƯƠNG NGUYÊN, NGUYỄN HOÀNG NHẬT, NGUYỄN PHÚ LA, NGUYỄN ĐÔNG HƯNG

Họ và tên khai sinh: Nguyễn Thành Phong. Sinh ngày 1 tháng 1 năm 1960. Quê quán: Đô Lương, Đông Hưng, Thái Bình. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Phó tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội. Hiện thường trú tại: 15/1/88 Võ Thị Sáu, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1996.

* VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tốt nghiệp kỹ sư hoá thực phẩm Đại học Bách khoa Hà Nội 1982. Tốt nghiệp cử nhân văn hoá, Trường viết văn Nguyễn Du, Đại học Văn hoá Hà Nội 1992. Đã qua các công việc: phóng viên báo Quân đội nhân dân, biên tập viên Nxb Công an nhân dân, trưởng ban biên tập Văn nghệ Trẻ, Trưởng ban thư ký và trưởng ban phóng viên, tuần báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam, Phó tổng biên tập tạp chí Gia đình và trẻ em. Hiện là Phó tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội.

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Người đẹp quán Tầm Dương (tập truyện, 1992); Mùa hạ khó quên (tiểu thuyết, 1993); Nghi lễ ngày ngày (thơ, 1996); Thơ tình mùa hạ (thơ, 1997); Như muôn vàn người lính (tập ký, 1998); Rừng thiêng (truyện thiếu nhi, 2001); Thám hiểm miền Tây (truyện thiếu nhi, 2 tập, 2003); Cảnh sát hình sự (kịch bản phim truyền hình, 40 tập viết chung, Hãng phim truyền hình Việt Nam); Khoả nước sông Quy (phim,  4 tập); Bí mật rừng Pha Luông (kịch bản phim, 5 tập); Vượt qua thử thách (kịch bản phim , 26 tập); Nhịp xoè hoa (kịch bản phim, 4 tập)…

 * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng sáng tác cho tuổi trẻ - TƯ Đoàn 1983. Giải đặc biệt sáng tác về Nhà trường- báo Giáo dục và thời đại 1996. Giải B bút ký Đài Tiếng nói Việt Nam 1996. Giải báo chí toàn quốc năm 1999-Hội Nhà báo Việt Nam. Giải C sáng tác cho thiếu nhi năm 2000, 2001 Nxb Kim Đồng. Giải nhất phóng sự viết về đề tài phòng chống ma tuý-Bộ VHTT, 2003. Giải A kịch bản viết cho thiếu nhi năm 2002- 2003, Nxb Kim Đồng.

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Đã từng sống ở nhiều miền đất, nhưng cả tuổi thơ tôi gắn bó với vùng miền núi cao Tây Bắc. Cốt cách của người miền cao đã ăn vào máu thịt trong lối sống và suy nghĩ của tôi. Viết nhiều thể loại và đề tài, nhưng có lẽ tôi cảm thấy tự do nhất chính là những trang viết của mình hướng về miền núi cao ký ức tuổi thơ. Trung thực, bản lĩnh, yêu thương con người là những phẩm chất không thể thiếu của người sáng tạo văn học. Phẩm chất ấy hội với tài năng, kinh nghiệm sống và niềm say mê sáng tạo sẽ tạo nên thành công. Tôi luôn hướng đến lao động sáng tạo để những con chữ nhỏ bé của mình chia sẻ được với mọi người tình yêu thương, hạnh phúc được sinh ra, được sống, được lao động vào thời đại này, trên xứ sở đáng yêu này…

[ Print this page ]In bài   Trang trước [ Top page ]Đầu trang


Gửi ý kiến
Họ tên
eMail
Điện thoại
Địa chỉ
Nội dung:
   
Các bài mới:
   Danh sách Hội viên Hội Nhà văn vần P (2)(27/12/2009)
   Danh sách Hội viên Hội Nhà văn vần P (3)(27/12/2009)
Các bài đã đăng:
   Danh sách Hội viên Hội Nhà văn vần O(27/12/2009)
   "Nước mắt một thời" - những trang tự truyện đầy tính nhân văn(26/12/2009)
   Gặp mặt tình nguyện viên Hội nghị Dịch thuật Giới thiệu Văn học VN(26/12/2009)
   Đại hội IV Hội Nhà văn Lào(26/12/2009)
   Danh sách tác giả đã được các Hội đồng, Ban văn học đề nghị BCH xem xét kết nạp 2009(26/12/2009)
   Cần một tầm nhìn xa, đầu tư có chiều sâu(25/12/2009)
   Trường dạy làm Vua(25/12/2009)
   Bút ký của một nhà thơ(25/12/2009)
   Suy nghĩ về lương hưu(25/12/2009)
Sự kiện
10 nhân vật có ảnh hưởng nhất thập kỷ
Nhân vật
Tiếng nói đáng tin cậy nhất của nước Mỹ
Bình Luận
Trách nhiệm cao đẹp của người nghệ sĩ
Giới Thiệu Sách
Nhiệt đới buồn
Mùa xuân với “Lời ru ngọn cỏ”
Chiến lược nhân tài của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay


 
 
HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM
Địa chỉ: 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội - Việt Nam
Điện thoại: (84-43) 9448134 * Fax: (84-43) 8263777
Email: vanvn.net@gmail.com / hoinhavanvietnam@gmail.com
Tổng biên tập: Hữu Thỉnh
Giấy phép số 77/GP-TTTT- Cục Quản lý Phát thanh-Truyền hình và Thông tin Điện tử- Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 26/8/2008.
Hội Nhà văn VN giữ bản quyền nội dung trên website này.
Xây dựng, phát triển: iDesign