Tháng 7
Chúng tôi lại được về Quảng Trị
Lại về với dòng sông Thạch Hãn – Dòng sông Lửa một thời.
Tuy đã ba, bốn lần dừng chân và viếng các nghĩa trang liệt sĩ trên mảnh đất máu lửa Quảng Trị, nhưng lần này chúng tôi vẫn không khỏi bồn chồn. Bởi đây là lần đầu tiên chúng tôi được tham dự Đại lễ cầu siêu, tri ân và lưu danh các liệt sỹ thành cổ.
Chương trình như một khúc tráng ca, lại như lời thỉnh niệm do Trung tâm thông tin truyền thông vì môi trường phát triển và đại diện Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng tổ chức.
Riêng việc ra mắt cuốn sách ghi danh khá đầy đủ các anh hùng liệt sỹ Thành cổ ngã xuống trong 81 ngày đêm, đã thôi thúc chúng tôi…
Xe đi như bay trên tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử. Nắng như đổ lửa. Miền Tây Hà Tĩnh, Quảng Bình với cái nóng hầm hập phả lên mặt kính xe, táp vào đầu vào tóc chúng tôi. Những cái tên Khe ác, Khe Tiên, Khe Me, Khe Cạn… lần lượt lùi lại sau. Những mũi tên chỉ Lao Bảo, Đường 9, Cam Lộ, ái Tử… như da diết vẫy gọi.
Lạ thay, vừa vượt qua cầu bến Tắt, hết đất Quảng Bình vào huyện Do Linh, cách nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn chừng năm trăm mét, một cơn mưa đột ngột đổ xuống. Mưa ào ạt, mưa vồ vập, quấn quýt thân xe, mưa làm dịu hẳn cái nóng như đốt trên các cánh rừng. Chúng tôi cùng òa lên và ai nấy cũng bật ra câu nói: “Hình như các liệt sĩ phù hộ chúng mình!...”. Mặt ai cũng ngời lên và rưng rưng…
Đến địa điểm tập kết, được biết buổi chiều, đúng lúc Ban Tổ chức đại lễ cầu siêu lập xong đàn tràng, trân trọng nâng tên các anh hùng liệt sỹ hy sinh tại thành cổ trên các tấm phướn treo trên đàn. Trời cũng mưa như xối trong nắng quái chói chang.
Một trường hợp ngẫu nhiên chăng?
Đêm khuya
Chúng tôi cùng Ban Tổ chức đại lễ lặng lẽ vào Thành cổ, trăng đầu tháng khuyết cong mình, nằm như miệng thúng thóc, nghiêng nghiêng trên đỉnh đầu. Trước ngôi mộ chung nằm ở trung tâm thành cổ, chúng tôi dâng hương cầu xin buổi lễ ngày mai toàn mãn. Những nén hương vừa cắm xuống, một cơn gió ào qua, tất cả các chân nhang bùng cháy. Chúng tôi biết: Các anh đang về!
Đã nhiều bài viết, nhiều cuốn sách viết về sự khốc liệt của chiến trường Quảng Trị, và đặc biệt là 81 ngày đêm các chiến sỹ giành giật từng mét đất, từng ụ gạch giữ thành cổ giữa mùa hè đỏ lửa năm 1972. Cũng đã nhiều bài báo, nhiều bài thơ ca ngợi sự hy sinh cao cả của các anh hùng liệt sỹ. ở đây, chúng tôi chỉ muốn nói về cuốn sách “Huyền thoại thành cổ Quảng Trị” lưu danh các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống nơi mảnh đất thiêng liêng đầy máu và nước mắt này!
Bởi đã 39 năm qua rồi, tên các anh vẫn nằm tản tác đâu đó ở các giấy báo tử, ở các bản lưu trong các đơn vị, các sư đoàn, nhiều tên các anh vẫn lẫn trong cây cỏ, gạch đá ngổn ngang. Chưa một ai và chưa ở đâu ghi được đầy đủ tên các anh! Có người còn gọi các anh là liệt sỹ vô danh! Không! Các anh không bao giờ vô danh. Các anh có tên tuổi, có gia đình, có quê quán, các anh có người yêu, có mái trường và có cả những ước mơ!
Ròng rã hơn hai năm, khi liên lạc với hàng chục đơn vị quân đội, khi lần tìm về hàng trăm tỉnh, xã, huyện và các gia đình thân nhân liệt sỹ; những người làm cuốn sách đã ghi danh được 4154 các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh trong mùa hè bi tráng ấy.
Chưa đủ đâu!
Bởi có người nói: Quân số hy sinh ở đây phải 10 nghìn người. Có người lại nói: Hơn thế nữa! Nhưng ai tìm, ai ghi lại tên các anh đây? Ai ghi tên các anh? Khi mà hàng chục đơn vị quân đội đã thay đổi phiên hiệu, thậm chí có đơn vị đã giải thể khi ngừng tiếng súng. Ghi làm sao đây khi tham gia giữ thành cổ năm ấy không chỉ có bộ đội chủ lực của các sư đoàn 320B, 325… mà còn có bộ đội địa phương, du kích ở các xã, các thôn? Mà bây giờ tên các anh nằm đâu đó trên một giá sách phủ đầy bụi? Ghi làm sao đây, khi khai quật một căn hầm, hơn hai chục hài cốt được nâng lên, mà lẫn lộn trong đó cả sắc lính dù của phía bên kia? Mọi người đành đưa chung vào một nghĩa trang. Ghi đủ làm sao đây khi trong cơn lốc thị trường hôm nay, nhiều người liên quan, nhiều đơn vị liên quan họ còn đang lao vào với những mối quan tâm khác với những đô, những lượng, những cuộc bán mua, đổi chác?
Tên các anh sẽ còn được viết tiếp nữa, cho dù đây đã là “bức tượng đài bằng chữ” để ghi danh và tri ân các anh!
Mỗi người sau các anh, đó là những đồng đội đang sống, những thân nhân, những cán bộ, đảng viên ở mỗi làng, mỗi xã và mỗi chúng ta sẽ viết tiếp tên các anh. Bởi sự tri ân sẽ không bao giờ là muộn, sự tri ân sẽ không bao giờ là đủ!
Đại lễ cầu siêu và Lễ dâng sách tri ân với sự có mặt của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, trên 200 hòa thượng, thượng tọa, đại đức, chư tôn, Phật tử, cùng trên 500 cựu chiến binh thành cổ, 40 doanh nhân, nhiều nhà thơ, nhà khoa học, gần một ngàn người trong vùng, đã thành công viên mãn. Trên 400 gói quà được gửi đến các gia đình liệt sỹ, gần 20 căn nhà tình nghĩa được trao tặng. Có những doanh nhân trao tặng hàng trăm triệu đồng, những doanh nghiệp địa phương với những món quà trị giá hàng chục triệu, có những đại biểu âm thầm tặng vào quỹ 20 triệu. Hàng trăm bàn tay thả vào hòm công đức 5 ngàn, 10 ngàn đồng. Các nhà thơ, các nhà khoa học, các cựu chiến binh thì rạo rực vì đã góp sức làm nên những trang sách đầy ý nghĩa.
Chiều tà, bên dòng sông Thạch Hãn, mặt trời ở phía tây đỏ như máu, hắt lên những đám mây, soi xuống lòng sông những áng mây cũng đỏ rực một màu. Đây đó, đôi làn mây trắng lang thang…
Bên bờ Bắc, hàng chục chiếc xe tải, máy xúc, cần cẩu đang hối hả xả đất, kè đá dọc các bến sông. Họ như đang muốn nhanh chóng hàn gắn lại những vạt đất lở.
Bờ Nam, trên bến Vượt xưa, nay là bến Hoa, hai vị đại tá cựu chiến binh thành cổ đang lặng lẽ ngắm nhìn lòng sông mà chắc hẳn lòng các ông đang rợn sóng…
Bến nào là nơi vị chủ nhiệm quân y bế thốc thương binh nặng lom khom đặt lên bè chuối, đẩy vội sang sông? Nơi nào là nơi ông đạp vào chân người lính thương binh nhẹ mà hét lên: “Bơi nhanh lên, sang được bờ bên kia là sống!”. Nơi nào là nơi cách hầm phẫu thuật gần 50 mét mà ông phải bò trong ba tiếng đồng hồ, người nhầy nhụa máu và mồ hôi của đồng đội? Chính nơi đây, mấy chục năm trước, đất bờ Nam cũng sụt xuống vì sục sôi bão lửa.
Vị đại tá nguyên Trung đoàn phó lại ngồi mơ màng nhìn sang bờ Bắc, móm mém kể lại chuyện cô Nguyệt – Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Triệu Giang đã thầm yêu ông qua những hăng-gô thịt bò đậm đà gửi sang sông cùng hàng trăm lá thư từ hậu phương miền Bắc!
Nơi nào là nơi ông ôm lấy những anh lính trẻ, xoa khắp người họ mà bảo rằng: “sang được bờ Nam nguyên lành thế này đã là anh hùng lắm rồi!” Nơi nào là nơi ông giục anh tân binh nhanh chóng vác thanh gỗ làm hầm. Người lính trẻ ngần ngại vuốt thanh gỗ nhầy nhụa, dấp dính hỏi ông “đây là gì thủ trưởng ơi?” Ông hét lên: “Đấy là thịt, là da đồng đội mình chứ là gì nữa?”…
Nơi nào là nơi ông đã bắt được người bạn học cùng lớp năm xưa, là lính bên kia chiến tuyến. Nơi bến sáng đèn kia chính là nơi ông đã trao trả tù binh - trong đó có người bạn - vào một năm sau đó! Người bạn về quê, lại mang hận thù hành hạ cha mẹ ông đến nghẹt thở… Sau chiến thắng 30/4, ông về quê và sống cùng làng với kẻ thù cũ. Ông khù khì kể lại cuộc sống của hai người hiện nay ở quê ông Bình Định. Mỗi dịp giỗ cha ông, người lính ngụy - bạn ông - lại mang rượu sang thờ và khóc trước mặt ông, xin tha tội. Ông đã vun vén, gây dựng cuộc sống cho bạn được thêm no đủ, dù có lúc hai người đã từng dội lửa lên nhau…
Một vị cựu chiến binh trong Ban Tổ chức rên lên khi thông báo: Trên 4 ngàn liệt sỹ được ghi danh trong cuốn “Huyền thoại” có 1 người trên 40 tuổi và 1 người 14 tuổi; số liệt sỹ tuổi từ 21 đến 30 có trên 30 %, các liệt sỹ tuổi từ 18 đến 20 chiếm 62 %.
Con số lạnh lùng mà ai nghe cũng trào nước mắt. Phần lớn các anh ra đi khi chưa kịp biết cầm tay người con gái. Tên các anh chỉ có Mẹ thường nhắc, thường gọi mỗi ngày, mà các Mẹ cũng đã lần lượt xa rồi!
Đêm hoa đăng, 12 chiếc thuyền bồng bềnh, 81 đại hoa đăng và 10 ngàn hoa đăng trên tay các thiện nam, tín nữ, các đại biểu nhẹ nhàng thả xuống dòng sông.
Nước thủy triều đang dâng, hàng hàng hoa đăng trôi ngược phía cầu Thạch Hãn. Gió hiu hiu, lắt lay những ánh đèn. Những ngọn hoa đăng lúc tỏa ra, khi chụm vào dưới vằng vặc ánh trăng khuya…
Chúng tôi biết: Các anh đang về!
Các anh ơi, các anh hãy về đây… cho bạn bè, đồng đội thêm một lần được gọi tên các anh.
Các anh ơi, các anh hãy về đây cho mẹ già một lần nữa gọi tên anh, bởi sang năm không biết mẹ còn không mà về bên dòng Thạch Hãn…
Và cho chúng tôi, lớp đàn em được viết tiếp tên các anh trong trang sách nặng nghĩa ân tình.
Theo triết thuyết đạo Phật: Khi làm lễ cầu siêu, các pháp sư cao tay, các hòa thượng cao ấn có thể gọi hết các linh hồn tập hợp lại một điểm, cùng hoan hỷ nhận lễ và cùng siêu thoát.
Cũng theo đạo Phật: Các linh hồn có siêu thoát thì cõi dương gian mới an lành. Người cõi âm siêu thoát thì người cõi dương sẽ hoan hỷ, tịnh tiến…
Hôm nay, Đại lễ cầu siêu. Chắc các anh đã về đông đủ!
Hôm nay, Lễ ghi danh tri ân các liệt sỹ đã ngã xuống nơi mảnh đất Quảng Trị đầy máu lửa năm nào. Chắc các anh cũng mát lòng!
Mỗi bước chúng tôi đi, tiếng chuông từ thành cổ lại vang lên như nén vào mỗi trái tim. Gió từ giữa sông lại miên man thổi. Dàn hoa đăng lung linh, tỏ mờ rồi lặng lẽ dạt sang cả hai bờ.
Thạch Hãn - Thành cổ 10-7-2011
(Nguồn Văn nghệ)
Tháng 7
Chúng tôi lại được về Quảng Trị
Lại về với dòng sông Thạch Hãn – Dòng sông Lửa một thời.
Tuy đã ba, bốn lần dừng chân và viếng các nghĩa trang liệt sĩ trên mảnh đất máu lửa Quảng Trị, nhưng lần này chúng tôi vẫn không khỏi bồn chồn. Bởi đây là lần đầu tiên chúng tôi được tham dự Đại lễ cầu siêu, tri ân và lưu danh các liệt sỹ thành cổ.
Chương trình như một khúc tráng ca, lại như lời thỉnh niệm do Trung tâm thông tin truyền thông vì môi trường phát triển và đại diện Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng tổ chức.
Riêng việc ra mắt cuốn sách ghi danh khá đầy đủ các anh hùng liệt sỹ Thành cổ ngã xuống trong 81 ngày đêm, đã thôi thúc chúng tôi…
Xe đi như bay trên tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử. Nắng như đổ lửa. Miền Tây Hà Tĩnh, Quảng Bình với cái nóng hầm hập phả lên mặt kính xe, táp vào đầu vào tóc chúng tôi. Những cái tên Khe ác, Khe Tiên, Khe Me, Khe Cạn… lần lượt lùi lại sau. Những mũi tên chỉ Lao Bảo, Đường 9, Cam Lộ, ái Tử… như da diết vẫy gọi.
Lạ thay, vừa vượt qua cầu bến Tắt, hết đất Quảng Bình vào huyện Do Linh, cách nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn chừng năm trăm mét, một cơn mưa đột ngột đổ xuống. Mưa ào ạt, mưa vồ vập, quấn quýt thân xe, mưa làm dịu hẳn cái nóng như đốt trên các cánh rừng. Chúng tôi cùng òa lên và ai nấy cũng bật ra câu nói: “Hình như các liệt sĩ phù hộ chúng mình!...”. Mặt ai cũng ngời lên và rưng rưng…
Đến địa điểm tập kết, được biết buổi chiều, đúng lúc Ban Tổ chức đại lễ cầu siêu lập xong đàn tràng, trân trọng nâng tên các anh hùng liệt sỹ hy sinh tại thành cổ trên các tấm phướn treo trên đàn. Trời cũng mưa như xối trong nắng quái chói chang.
Một trường hợp ngẫu nhiên chăng?
Đêm khuya
Chúng tôi cùng Ban Tổ chức đại lễ lặng lẽ vào Thành cổ, trăng đầu tháng khuyết cong mình, nằm như miệng thúng thóc, nghiêng nghiêng trên đỉnh đầu. Trước ngôi mộ chung nằm ở trung tâm thành cổ, chúng tôi dâng hương cầu xin buổi lễ ngày mai toàn mãn. Những nén hương vừa cắm xuống, một cơn gió ào qua, tất cả các chân nhang bùng cháy. Chúng tôi biết: Các anh đang về!
Đã nhiều bài viết, nhiều cuốn sách viết về sự khốc liệt của chiến trường Quảng Trị, và đặc biệt là 81 ngày đêm các chiến sỹ giành giật từng mét đất, từng ụ gạch giữ thành cổ giữa mùa hè đỏ lửa năm 1972. Cũng đã nhiều bài báo, nhiều bài thơ ca ngợi sự hy sinh cao cả của các anh hùng liệt sỹ. ở đây, chúng tôi chỉ muốn nói về cuốn sách “Huyền thoại thành cổ Quảng Trị” lưu danh các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống nơi mảnh đất thiêng liêng đầy máu và nước mắt này!
Bởi đã 39 năm qua rồi, tên các anh vẫn nằm tản tác đâu đó ở các giấy báo tử, ở các bản lưu trong các đơn vị, các sư đoàn, nhiều tên các anh vẫn lẫn trong cây cỏ, gạch đá ngổn ngang. Chưa một ai và chưa ở đâu ghi được đầy đủ tên các anh! Có người còn gọi các anh là liệt sỹ vô danh! Không! Các anh không bao giờ vô danh. Các anh có tên tuổi, có gia đình, có quê quán, các anh có người yêu, có mái trường và có cả những ước mơ!
Ròng rã hơn hai năm, khi liên lạc với hàng chục đơn vị quân đội, khi lần tìm về hàng trăm tỉnh, xã, huyện và các gia đình thân nhân liệt sỹ; những người làm cuốn sách đã ghi danh được 4154 các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh trong mùa hè bi tráng ấy.
Chưa đủ đâu!
Bởi có người nói: Quân số hy sinh ở đây phải 10 nghìn người. Có người lại nói: Hơn thế nữa! Nhưng ai tìm, ai ghi lại tên các anh đây? Ai ghi tên các anh? Khi mà hàng chục đơn vị quân đội đã thay đổi phiên hiệu, thậm chí có đơn vị đã giải thể khi ngừng tiếng súng. Ghi làm sao đây khi tham gia giữ thành cổ năm ấy không chỉ có bộ đội chủ lực của các sư đoàn 320B, 325… mà còn có bộ đội địa phương, du kích ở các xã, các thôn? Mà bây giờ tên các anh nằm đâu đó trên một giá sách phủ đầy bụi? Ghi làm sao đây, khi khai quật một căn hầm, hơn hai chục hài cốt được nâng lên, mà lẫn lộn trong đó cả sắc lính dù của phía bên kia? Mọi người đành đưa chung vào một nghĩa trang. Ghi đủ làm sao đây khi trong cơn lốc thị trường hôm nay, nhiều người liên quan, nhiều đơn vị liên quan họ còn đang lao vào với những mối quan tâm khác với những đô, những lượng, những cuộc bán mua, đổi chác?
Tên các anh sẽ còn được viết tiếp nữa, cho dù đây đã là “bức tượng đài bằng chữ” để ghi danh và tri ân các anh!
Mỗi người sau các anh, đó là những đồng đội đang sống, những thân nhân, những cán bộ, đảng viên ở mỗi làng, mỗi xã và mỗi chúng ta sẽ viết tiếp tên các anh. Bởi sự tri ân sẽ không bao giờ là muộn, sự tri ân sẽ không bao giờ là đủ!
Đại lễ cầu siêu và Lễ dâng sách tri ân với sự có mặt của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, trên 200 hòa thượng, thượng tọa, đại đức, chư tôn, Phật tử, cùng trên 500 cựu chiến binh thành cổ, 40 doanh nhân, nhiều nhà thơ, nhà khoa học, gần một ngàn người trong vùng, đã thành công viên mãn. Trên 400 gói quà được gửi đến các gia đình liệt sỹ, gần 20 căn nhà tình nghĩa được trao tặng. Có những doanh nhân trao tặng hàng trăm triệu đồng, những doanh nghiệp địa phương với những món quà trị giá hàng chục triệu, có những đại biểu âm thầm tặng vào quỹ 20 triệu. Hàng trăm bàn tay thả vào hòm công đức 5 ngàn, 10 ngàn đồng. Các nhà thơ, các nhà khoa học, các cựu chiến binh thì rạo rực vì đã góp sức làm nên những trang sách đầy ý nghĩa.
Chiều tà, bên dòng sông Thạch Hãn, mặt trời ở phía tây đỏ như máu, hắt lên những đám mây, soi xuống lòng sông những áng mây cũng đỏ rực một màu. Đây đó, đôi làn mây trắng lang thang…
Bên bờ Bắc, hàng chục chiếc xe tải, máy xúc, cần cẩu đang hối hả xả đất, kè đá dọc các bến sông. Họ như đang muốn nhanh chóng hàn gắn lại những vạt đất lở.
Bờ Nam, trên bến Vượt xưa, nay là bến Hoa, hai vị đại tá cựu chiến binh thành cổ đang lặng lẽ ngắm nhìn lòng sông mà chắc hẳn lòng các ông đang rợn sóng…
Bến nào là nơi vị chủ nhiệm quân y bế thốc thương binh nặng lom khom đặt lên bè chuối, đẩy vội sang sông? Nơi nào là nơi ông đạp vào chân người lính thương binh nhẹ mà hét lên: “Bơi nhanh lên, sang được bờ bên kia là sống!”. Nơi nào là nơi cách hầm phẫu thuật gần 50 mét mà ông phải bò trong ba tiếng đồng hồ, người nhầy nhụa máu và mồ hôi của đồng đội? Chính nơi đây, mấy chục năm trước, đất bờ Nam cũng sụt xuống vì sục sôi bão lửa.
Vị đại tá nguyên Trung đoàn phó lại ngồi mơ màng nhìn sang bờ Bắc, móm mém kể lại chuyện cô Nguyệt – Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Triệu Giang đã thầm yêu ông qua những hăng-gô thịt bò đậm đà gửi sang sông cùng hàng trăm lá thư từ hậu phương miền Bắc!
Nơi nào là nơi ông ôm lấy những anh lính trẻ, xoa khắp người họ mà bảo rằng: “sang được bờ Nam nguyên lành thế này đã là anh hùng lắm rồi!” Nơi nào là nơi ông giục anh tân binh nhanh chóng vác thanh gỗ làm hầm. Người lính trẻ ngần ngại vuốt thanh gỗ nhầy nhụa, dấp dính hỏi ông “đây là gì thủ trưởng ơi?” Ông hét lên: “Đấy là thịt, là da đồng đội mình chứ là gì nữa?”…
Nơi nào là nơi ông đã bắt được người bạn học cùng lớp năm xưa, là lính bên kia chiến tuyến. Nơi bến sáng đèn kia chính là nơi ông đã trao trả tù binh - trong đó có người bạn - vào một năm sau đó! Người bạn về quê, lại mang hận thù hành hạ cha mẹ ông đến nghẹt thở… Sau chiến thắng 30/4, ông về quê và sống cùng làng với kẻ thù cũ. Ông khù khì kể lại cuộc sống của hai người hiện nay ở quê ông Bình Định. Mỗi dịp giỗ cha ông, người lính ngụy - bạn ông - lại mang rượu sang thờ và khóc trước mặt ông, xin tha tội. Ông đã vun vén, gây dựng cuộc sống cho bạn được thêm no đủ, dù có lúc hai người đã từng dội lửa lên nhau…
Một vị cựu chiến binh trong Ban Tổ chức rên lên khi thông báo: Trên 4 ngàn liệt sỹ được ghi danh trong cuốn “Huyền thoại” có 1 người trên 40 tuổi và 1 người 14 tuổi; số liệt sỹ tuổi từ 21 đến 30 có trên 30 %, các liệt sỹ tuổi từ 18 đến 20 chiếm 62 %.
Con số lạnh lùng mà ai nghe cũng trào nước mắt. Phần lớn các anh ra đi khi chưa kịp biết cầm tay người con gái. Tên các anh chỉ có Mẹ thường nhắc, thường gọi mỗi ngày, mà các Mẹ cũng đã lần lượt xa rồi!
Đêm hoa đăng, 12 chiếc thuyền bồng bềnh, 81 đại hoa đăng và 10 ngàn hoa đăng trên tay các thiện nam, tín nữ, các đại biểu nhẹ nhàng thả xuống dòng sông.
Nước thủy triều đang dâng, hàng hàng hoa đăng trôi ngược phía cầu Thạch Hãn. Gió hiu hiu, lắt lay những ánh đèn. Những ngọn hoa đăng lúc tỏa ra, khi chụm vào dưới vằng vặc ánh trăng khuya…
Chúng tôi biết: Các anh đang về!
Các anh ơi, các anh hãy về đây… cho bạn bè, đồng đội thêm một lần được gọi tên các anh.
Các anh ơi, các anh hãy về đây cho mẹ già một lần nữa gọi tên anh, bởi sang năm không biết mẹ còn không mà về bên dòng Thạch Hãn…
Và cho chúng tôi, lớp đàn em được viết tiếp tên các anh trong trang sách nặng nghĩa ân tình.
Theo triết thuyết đạo Phật: Khi làm lễ cầu siêu, các pháp sư cao tay, các hòa thượng cao ấn có thể gọi hết các linh hồn tập hợp lại một điểm, cùng hoan hỷ nhận lễ và cùng siêu thoát.
Cũng theo đạo Phật: Các linh hồn có siêu thoát thì cõi dương gian mới an lành. Người cõi âm siêu thoát thì người cõi dương sẽ hoan hỷ, tịnh tiến…
Hôm nay, Đại lễ cầu siêu. Chắc các anh đã về đông đủ!
Hôm nay, Lễ ghi danh tri ân các liệt sỹ đã ngã xuống nơi mảnh đất Quảng Trị đầy máu lửa năm nào. Chắc các anh cũng mát lòng!
Mỗi bước chúng tôi đi, tiếng chuông từ thành cổ lại vang lên như nén vào mỗi trái tim. Gió từ giữa sông lại miên man thổi. Dàn hoa đăng lung linh, tỏ mờ rồi lặng lẽ dạt sang cả hai bờ.
Thạch Hãn - Thành cổ 10-7-2011
(Nguồn Văn nghệ)
VanVN.Net - Sáng nay, 10/8/2011 tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm nửa thế kỷ thảm họa da cam gieo rắc trên đất nước ta. Đúng ...
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - NXB Dân Trí vừa cho ra mắt tập truyện ngắn Hoa mẫu đơn của tác giả Lê Toán. Đây là tập truyện giả tưởng - cũng là món quà thứ tư, tác giả dành tặng cho thiếu nhi, sau ...
Tiếp tục chương trình hoạt động của kỳ họp thứ 4 (Khóa VIII), hôm nay, ngày 7/8/2011, BCH Hội Nhà văn VN đã có chuyến đi thực tế tại trại sản xuất giống tu hài của công ty TNHH Đỗ Tờ ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn