VanVN.Net xin thông báo đến thân hữu gần xa, cùng các Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam tin buồn: Phó Giáo sư - Tiến sĩ Đào Thái Tôn, sinh ngày 14/9/1942, đã từ trần lúc 14g30 ngày 4/6/2011 tại Bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội, hưởng thọ 70 tuổi. Lễ viếng bắt đầu từ 8g30 đến 10g30 ngày 7/6/2011 (Thứ 3), tại Nhà Tang lễ Bệnh viện Bạch Mai. Lễ an táng lúc 13g00 cùng ngày tại Nghĩa trang quê nhà - Đông Anh, Hà Nội...
Phó Giáo sư - Tiến sĩ Đào Thái Tôn là nhà nghiên cứu về Truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương và Hán Nôm nổi tiếng tại Việt Nam. Ông đã học chuyên ngành Hán Nôm từ năm 1965-1972 sau đó lại công tác tại Viện Hán Nôm đến tháng 10/2008. Tháng 7 năm 1977 ông đã bảo vệ thành công luận văn Tiến sĩ về “Nghiên cứu văn bản Lưu Hương Ký của Hồ Xuân Hương” do Giáo sư Cao Xuân Huy hướng dẫn. Sau đó, ông tiếp tục bảo vệ thành công luận án Phó giáo sư về tiểu sử, tác phẩm của nhà thơ Hồ Xuân Hương vào tháng 9 năm 2002. Năm 2010, PGS - TS Đào Thái Tôn được nhận giải thưởng John Balaban.
VanVN.Net xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình Phó GS – TS Đào Thái Tôn cùng tang quyến.
Điếu văn của Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam tại lễ tang nhà văn, Phó giáo sư, Tiến sĩ văn học Đào Thái Tôn.
(Do nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đọc)
Trong lúc chúng ta còn chưa nguôi thương tiếc và đang lo lắng tìm cách dặm vào khoảng trống đáng sợ mà các bậc trưởng thượng trong làng Hán Nôm để lại, thì hôm nay, lại phải chịu thêm một tổn thất nữa, khiến cho tất cả những ai quan tâm đến việc nghiên cứu các giá trị văn học của quá khứ đều sửng sốt thương tâm. Nhà văn, Phó giáo sư, Tiến sĩ văn học Đào Thái Tôn, người gan góc chống trả và vượt lên bệnh tật mấy mươi năm để cống hiến trọn đời chăm sóc khu vườn cổ văn của dân tộc đã trút hơi thở cuối cùng vào hồi 14 giờ 30 phút ngày 4 tháng 6 năm 2011, tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, hưởng thọ 70 tuổi.
Anh Tôn ơi, con đường tìm về với cổ nhân muôn nghìn hiểm trở khiến anh vắt kiệt tâm sức, nay tiễn anh đi xa mỗi bước càng thêm ngậm ngùi thương cảm.
Đạo học lắm gian nan, vượt hết núi này lại gặp trập trùng núi khác. Sinh thời, Đào Thái Tôn có may mắn được hưởng môi trường học vấn tốt nhất có thể. Ở bậc phổ thông, anh được học tại trường cấp III Chu Văn An danh tiếng. Lên bậc đại học và sau đại học, anh được các bậc tài cao đức trọng trực tiếp truyền thụ và dìu dắt. Đó là các thầy Cao Xuân Huy, Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Nam Trân, Phạm Phú Tiến, Phạm Thiều, Đào Phương Bình và nhiều giáo sư nổi tiếng khác. Sự uyên thâm và nhân cách cao đẹp của các thầy có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành bản lĩnh khoa học của Đào Thái Tôn sau này. Tốt nghiệp đại học, anh được cử về làm việc tại Viện Văn học, nơi hội tụ của những tên tuổi sáng giá. Nhưng Đào Thái Tôn chỉ thực sự khẳng định tài năng của mình trong gần 20 năm mặc áo lính. Làm một nhà khoa học mặc áo lính là trường đời vô cùng gian khổ vừa để làm trọn nhiệm vụ một quân nhân với muôn nghìn khuôn phép vừa phải độc hành làm một nhà khoa học thực thụ. Qua những năm tháng nhọc nhằn ấy, Đào Thái Tôn với nghị lực và lòng say mê khoa học hiếm có, anh đã giật được hai tấm bằng danh dự, làm tròn trọng trách của một sĩ quan trong cơ quan cao nhất về công tác tư tưởng, văn hoá của Quân đội và văn bằng Phó giáo sư, tiến sĩ văn học.
Xưa nay, đọc sách phê văn đã trở thành công việc quen thuộc của nhà nghiên cứu. Nhưng tiếp cận những giá trị cổ văn theo phương pháp văn bản học thì lại là một hướng đi mới. Để làm được việc đó, Đào Thái Tôn đã dày công tiếp cận và vận dụng sáng tạo nhiều thành tựu nghiên cứu khoa học tiến bộ của Phương Tây để soi rọi các giá trị của Phương Đông. Với niềm say mê và tác phong cẩn trọng, anh đã tiến hành tra cứu, so sánh, khôi phục nguyên bản nhiều tác phẩm, trả nó về với bối cảnh lịch sử và không khí văn chương đương thời, ngõ hầu đạt tới tinh thần khách quan khoa học cao nhất. Tiếp cận văn bản là hoá thân, nhập thân vào hồn chữ, qua văn chương để tìm lại tinh thần của một thời đại. Nhiều khi chỉ vì một chữ thất bản, anh đã phải bỏ công hàng năm hàng tháng tìm kiếm trong các thư viện, rồi lại bỏ công đi điền dã ở nhiều nơi để tìm lại cái vang bóng của chữ trong dân gian và sức sống của một tác phẩm. Làm việc trong cảnh thanh bần, trong phòng văn của Đào Thái Tôn không có một vật trang trí nào khác ngoài các bức đại tự, các bản sao lục văn bản mà anh đã dày công sưu tầm được.
Lao động của một nhà nghiên cứu là một lao động khổ sai. Đào Thái Tôn tự giam mình trong một kỷ luật làm việc đến khắc khổ. Ấy là chưa kể từng ngày từng giờ anh phải chống trả với căn bệnh viêm tắc động mạch đau xương buốt thịt, mỗi năm lại cướp đi một phần thân thể của anh. Cái chất lính của một nhà khoa học đã giúp anh có nghị lực vượt lên tất cả. Và với tài năng và học vấn được tích tụ trong nhiều năm, Đào Thái Tôn đã cống hiến cho văn học nước nhà nhiều tác phẩm có giá trị, trong đó nổi bật nhất là những công trình nghiên cứu về tiểu sử văn bản thơ Hồ Xuân Hương và Truyện Kiều của Nguyễn Du, hai ngôi sao rực sáng và độc đáo bậc nhất thế kỷ XVIII. Các công trình nghiên cứu của Đào Thái Tôn thể hiện một trình độ học vấn vững vàng, kết hợp với những tiên cảm khoa học và thao tác mới mẻ, mở ra một lối đi riêng tiếp cận vẻ đẹp và chiều sâu tư tưởng của tác phẩm trở thành một chuyên gia hàng đầu về chuyên ngành nghiên cứu tiểu sử văn bản học. Đào Thái Tôn có ý thức rất rõ qua nghiên cứu các giá trị văn chương của quá khứ để trả lời một câu hỏi cấp bách của đời sống văn học ngày hôm nay. Đó là vấn đề truyền thống và hiện đại, kế thừa và cách tân. Một người nâng niu trân trọng các giá trị của quá khứ cũng chính là người hết lòng vun đắp cho hôm nay và mai sau. Công sức ấy đã đến được cái nơi nó cần đến. Đó là sự đón nhận của công chúng và sự cảm phục, yêu mến của các bạn đồng nghiệp.
Một tài năng và nhiệt huyết như Đào Thái Tôn ra đi, vào lúc này thật là đau thương và mất mát không thể bù đắp đối với Hội Nhà văn và giới khoa học xã hội nhân văn nước ta.
Trong nỗi đau chung, thay mặt Hội Nhà văn Việt Nam, và Viện Nghiên cứu Hán Nôm, chúng tôi xin gửi tới chị Liên, các cháu và toàn thể tang quyến lời chia buồn thống thiết nhất.
Vô cùng thương tiếc Phó giáo sư, Tiến sĩ Đào Thái Tôn!
(Nguồn Văn nghệ - Tiêu đề do tòa soạn đặt)
VanVN.Net xin thông báo đến thân hữu gần xa, cùng các Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam tin buồn: Phó Giáo sư - Tiến sĩ Đào Thái Tôn, sinh ngày 14/9/1942, đã từ trần lúc 14g30 ngày 4/6/2011 tại Bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội, hưởng thọ 70 tuổi. Lễ viếng bắt đầu từ 8g30 đến 10g30 ngày 7/6/2011 (Thứ 3), tại Nhà Tang lễ Bệnh viện Bạch Mai. Lễ an táng lúc 13g00 cùng ngày tại Nghĩa trang quê nhà - Đông Anh, Hà Nội...
Phó Giáo sư - Tiến sĩ Đào Thái Tôn là nhà nghiên cứu về Truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương và Hán Nôm nổi tiếng tại Việt Nam. Ông đã học chuyên ngành Hán Nôm từ năm 1965-1972 sau đó lại công tác tại Viện Hán Nôm đến tháng 10/2008. Tháng 7 năm 1977 ông đã bảo vệ thành công luận văn Tiến sĩ về “Nghiên cứu văn bản Lưu Hương Ký của Hồ Xuân Hương” do Giáo sư Cao Xuân Huy hướng dẫn. Sau đó, ông tiếp tục bảo vệ thành công luận án Phó giáo sư về tiểu sử, tác phẩm của nhà thơ Hồ Xuân Hương vào tháng 9 năm 2002. Năm 2010, PGS - TS Đào Thái Tôn được nhận giải thưởng John Balaban.
VanVN.Net xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình Phó GS – TS Đào Thái Tôn cùng tang quyến.
Điếu văn của Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam tại lễ tang nhà văn, Phó giáo sư, Tiến sĩ văn học Đào Thái Tôn.
(Do nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đọc)
Trong lúc chúng ta còn chưa nguôi thương tiếc và đang lo lắng tìm cách dặm vào khoảng trống đáng sợ mà các bậc trưởng thượng trong làng Hán Nôm để lại, thì hôm nay, lại phải chịu thêm một tổn thất nữa, khiến cho tất cả những ai quan tâm đến việc nghiên cứu các giá trị văn học của quá khứ đều sửng sốt thương tâm. Nhà văn, Phó giáo sư, Tiến sĩ văn học Đào Thái Tôn, người gan góc chống trả và vượt lên bệnh tật mấy mươi năm để cống hiến trọn đời chăm sóc khu vườn cổ văn của dân tộc đã trút hơi thở cuối cùng vào hồi 14 giờ 30 phút ngày 4 tháng 6 năm 2011, tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, hưởng thọ 70 tuổi.
Anh Tôn ơi, con đường tìm về với cổ nhân muôn nghìn hiểm trở khiến anh vắt kiệt tâm sức, nay tiễn anh đi xa mỗi bước càng thêm ngậm ngùi thương cảm.
Đạo học lắm gian nan, vượt hết núi này lại gặp trập trùng núi khác. Sinh thời, Đào Thái Tôn có may mắn được hưởng môi trường học vấn tốt nhất có thể. Ở bậc phổ thông, anh được học tại trường cấp III Chu Văn An danh tiếng. Lên bậc đại học và sau đại học, anh được các bậc tài cao đức trọng trực tiếp truyền thụ và dìu dắt. Đó là các thầy Cao Xuân Huy, Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Nam Trân, Phạm Phú Tiến, Phạm Thiều, Đào Phương Bình và nhiều giáo sư nổi tiếng khác. Sự uyên thâm và nhân cách cao đẹp của các thầy có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành bản lĩnh khoa học của Đào Thái Tôn sau này. Tốt nghiệp đại học, anh được cử về làm việc tại Viện Văn học, nơi hội tụ của những tên tuổi sáng giá. Nhưng Đào Thái Tôn chỉ thực sự khẳng định tài năng của mình trong gần 20 năm mặc áo lính. Làm một nhà khoa học mặc áo lính là trường đời vô cùng gian khổ vừa để làm trọn nhiệm vụ một quân nhân với muôn nghìn khuôn phép vừa phải độc hành làm một nhà khoa học thực thụ. Qua những năm tháng nhọc nhằn ấy, Đào Thái Tôn với nghị lực và lòng say mê khoa học hiếm có, anh đã giật được hai tấm bằng danh dự, làm tròn trọng trách của một sĩ quan trong cơ quan cao nhất về công tác tư tưởng, văn hoá của Quân đội và văn bằng Phó giáo sư, tiến sĩ văn học.
Xưa nay, đọc sách phê văn đã trở thành công việc quen thuộc của nhà nghiên cứu. Nhưng tiếp cận những giá trị cổ văn theo phương pháp văn bản học thì lại là một hướng đi mới. Để làm được việc đó, Đào Thái Tôn đã dày công tiếp cận và vận dụng sáng tạo nhiều thành tựu nghiên cứu khoa học tiến bộ của Phương Tây để soi rọi các giá trị của Phương Đông. Với niềm say mê và tác phong cẩn trọng, anh đã tiến hành tra cứu, so sánh, khôi phục nguyên bản nhiều tác phẩm, trả nó về với bối cảnh lịch sử và không khí văn chương đương thời, ngõ hầu đạt tới tinh thần khách quan khoa học cao nhất. Tiếp cận văn bản là hoá thân, nhập thân vào hồn chữ, qua văn chương để tìm lại tinh thần của một thời đại. Nhiều khi chỉ vì một chữ thất bản, anh đã phải bỏ công hàng năm hàng tháng tìm kiếm trong các thư viện, rồi lại bỏ công đi điền dã ở nhiều nơi để tìm lại cái vang bóng của chữ trong dân gian và sức sống của một tác phẩm. Làm việc trong cảnh thanh bần, trong phòng văn của Đào Thái Tôn không có một vật trang trí nào khác ngoài các bức đại tự, các bản sao lục văn bản mà anh đã dày công sưu tầm được.
Lao động của một nhà nghiên cứu là một lao động khổ sai. Đào Thái Tôn tự giam mình trong một kỷ luật làm việc đến khắc khổ. Ấy là chưa kể từng ngày từng giờ anh phải chống trả với căn bệnh viêm tắc động mạch đau xương buốt thịt, mỗi năm lại cướp đi một phần thân thể của anh. Cái chất lính của một nhà khoa học đã giúp anh có nghị lực vượt lên tất cả. Và với tài năng và học vấn được tích tụ trong nhiều năm, Đào Thái Tôn đã cống hiến cho văn học nước nhà nhiều tác phẩm có giá trị, trong đó nổi bật nhất là những công trình nghiên cứu về tiểu sử văn bản thơ Hồ Xuân Hương và Truyện Kiều của Nguyễn Du, hai ngôi sao rực sáng và độc đáo bậc nhất thế kỷ XVIII. Các công trình nghiên cứu của Đào Thái Tôn thể hiện một trình độ học vấn vững vàng, kết hợp với những tiên cảm khoa học và thao tác mới mẻ, mở ra một lối đi riêng tiếp cận vẻ đẹp và chiều sâu tư tưởng của tác phẩm trở thành một chuyên gia hàng đầu về chuyên ngành nghiên cứu tiểu sử văn bản học. Đào Thái Tôn có ý thức rất rõ qua nghiên cứu các giá trị văn chương của quá khứ để trả lời một câu hỏi cấp bách của đời sống văn học ngày hôm nay. Đó là vấn đề truyền thống và hiện đại, kế thừa và cách tân. Một người nâng niu trân trọng các giá trị của quá khứ cũng chính là người hết lòng vun đắp cho hôm nay và mai sau. Công sức ấy đã đến được cái nơi nó cần đến. Đó là sự đón nhận của công chúng và sự cảm phục, yêu mến của các bạn đồng nghiệp.
Một tài năng và nhiệt huyết như Đào Thái Tôn ra đi, vào lúc này thật là đau thương và mất mát không thể bù đắp đối với Hội Nhà văn và giới khoa học xã hội nhân văn nước ta.
Trong nỗi đau chung, thay mặt Hội Nhà văn Việt Nam, và Viện Nghiên cứu Hán Nôm, chúng tôi xin gửi tới chị Liên, các cháu và toàn thể tang quyến lời chia buồn thống thiết nhất.
Vô cùng thương tiếc Phó giáo sư, Tiến sĩ Đào Thái Tôn!
(Nguồn Văn nghệ - Tiêu đề do tòa soạn đặt)
VanVN.Net - Sáng nay, 10/8/2011 tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm nửa thế kỷ thảm họa da cam gieo rắc trên đất nước ta. Đúng ...
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - NXB Dân Trí vừa cho ra mắt tập truyện ngắn Hoa mẫu đơn của tác giả Lê Toán. Đây là tập truyện giả tưởng - cũng là món quà thứ tư, tác giả dành tặng cho thiếu nhi, sau ...
Tiếp tục chương trình hoạt động của kỳ họp thứ 4 (Khóa VIII), hôm nay, ngày 7/8/2011, BCH Hội Nhà văn VN đã có chuyến đi thực tế tại trại sản xuất giống tu hài của công ty TNHH Đỗ Tờ ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn