VanVN.Net - Hàng nghìn trang bản thảo được nhà văn Phan Tứ viết giữa những ngày thiếu thốn gian khổ, trong sự hành hạ của những cơn sốt rét rừng và những cuộc càn quét của địch sau 50 năm đã được xuất bản.
Bộ sách mang cái tên rất đỗi giản dị Từ chiến trường khu 5 để rồi mở ra những góc đời sống, những cuộc hành quân, những xúc cảm hằng ngày ở chiến trường của một người lính. Từ chiến trường khu 5 gồm ba quyển, 2.500 trang vừa được NXB Văn Học giới thiệu đến công chúng sáng 26-7 tại Hà Nội nhân kỷ niệm Ngày thương binh liệt sĩ 27-7.
Từ chiến trường khu 5 gồm một bộ nhật ký và ghi chép, cùng hàng trăm sổ tay và vở viết được Phan Tứ ghi từ tháng 7-1961 khi rời Hà Nội đến năm 1975 sau ngày chiến thắng. Dưới ngòi bút của ông, một cuộc sống và chiến đấu được tái hiện hết sức sinh động, tỉ mỉ và chân thực. Ghi chép đầy đủ và hệ thống từng giai đoạn, sự kiện ở chiến trường khu 5 và Trung và Nam Lào, để đảm bảo tính bí mật, ông còn viết bằng cả ba thứ tiếng Pháp, Lào và Nga.
Một điều ít biết là khối di bút đồ sộ này được Phan Tứ viết ra trong hoàn cảnh hết sức khắc nghiệt. Một người lính với đôi mắt cận thị nặng, sưng khớp bàn tay và cột sống, thường xuyên di chuyển dưới mưa bom bão đạn và thường xuyên thiếu đói. Nhưng không một ngày nào ông không ghi chép. Trong mỗi đoạn ghi chép, đều ẩn chứa những tâm tư tình cảm của ông đối với đồng đội, người dân ở Quảng Nam đang đêm ngày chiến đấu.
Khối di bút đồ sộ này được người vợ của Phan Tứ giữ gìn cẩn thận sau ngày ông qua đời.
Theo thông tin từ NXB Văn Học, gia đình đã nhiều lần muốn công bố những tư liệu này nhưng có chút ngần ngại vì ngoài mỗi cuốn sổ ông đều ghi: "Mật - ghi chép riêng của Phan Bốn (hay Tứ) không ai được xem". Mãi đến khoảng năm 2005, khối di bút của Phan Tứ mới chính thức được giải mã và biên dịch. Những người thực hiện đã vô cùng vất vả trong việc khôi phục bản thảo, hiệu đính lại những chỗ mất câu, mất chữ và phóng to các trang sổ ra khổ lớn để có thể đọc được. Ðặc biệt, việc biên dịch lại những ghi chép từ tiếng Lào, Pháp, Nga kéo dài suốt năm năm (từ 2005-2010).
Nhà văn Phan Tứ (1930-1995) có thân mẫu là bà Phan Thị Châu Liên - con gái đầu của nhà chí sĩ Phan Châu Trinh. Quen thuộc với nhiều thế hệ người đọc thông qua các tác phẩm: Bên kia biên giới, Trước giờ nổ súng, Gia đình má Bảy, Mẫn và tôi, Người cùng quê..., nhà văn Phan Tứ cũng đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học đợt II năm 2000.
(Nguồn Tuoitre.vn)
VanVN.Net - Hàng nghìn trang bản thảo được nhà văn Phan Tứ viết giữa những ngày thiếu thốn gian khổ, trong sự hành hạ của những cơn sốt rét rừng và những cuộc càn quét của địch sau 50 năm đã được xuất bản.
Bộ sách mang cái tên rất đỗi giản dị Từ chiến trường khu 5 để rồi mở ra những góc đời sống, những cuộc hành quân, những xúc cảm hằng ngày ở chiến trường của một người lính. Từ chiến trường khu 5 gồm ba quyển, 2.500 trang vừa được NXB Văn Học giới thiệu đến công chúng sáng 26-7 tại Hà Nội nhân kỷ niệm Ngày thương binh liệt sĩ 27-7.
Từ chiến trường khu 5 gồm một bộ nhật ký và ghi chép, cùng hàng trăm sổ tay và vở viết được Phan Tứ ghi từ tháng 7-1961 khi rời Hà Nội đến năm 1975 sau ngày chiến thắng. Dưới ngòi bút của ông, một cuộc sống và chiến đấu được tái hiện hết sức sinh động, tỉ mỉ và chân thực. Ghi chép đầy đủ và hệ thống từng giai đoạn, sự kiện ở chiến trường khu 5 và Trung và Nam Lào, để đảm bảo tính bí mật, ông còn viết bằng cả ba thứ tiếng Pháp, Lào và Nga.
Một điều ít biết là khối di bút đồ sộ này được Phan Tứ viết ra trong hoàn cảnh hết sức khắc nghiệt. Một người lính với đôi mắt cận thị nặng, sưng khớp bàn tay và cột sống, thường xuyên di chuyển dưới mưa bom bão đạn và thường xuyên thiếu đói. Nhưng không một ngày nào ông không ghi chép. Trong mỗi đoạn ghi chép, đều ẩn chứa những tâm tư tình cảm của ông đối với đồng đội, người dân ở Quảng Nam đang đêm ngày chiến đấu.
Khối di bút đồ sộ này được người vợ của Phan Tứ giữ gìn cẩn thận sau ngày ông qua đời.
Theo thông tin từ NXB Văn Học, gia đình đã nhiều lần muốn công bố những tư liệu này nhưng có chút ngần ngại vì ngoài mỗi cuốn sổ ông đều ghi: "Mật - ghi chép riêng của Phan Bốn (hay Tứ) không ai được xem". Mãi đến khoảng năm 2005, khối di bút của Phan Tứ mới chính thức được giải mã và biên dịch. Những người thực hiện đã vô cùng vất vả trong việc khôi phục bản thảo, hiệu đính lại những chỗ mất câu, mất chữ và phóng to các trang sổ ra khổ lớn để có thể đọc được. Ðặc biệt, việc biên dịch lại những ghi chép từ tiếng Lào, Pháp, Nga kéo dài suốt năm năm (từ 2005-2010).
Nhà văn Phan Tứ (1930-1995) có thân mẫu là bà Phan Thị Châu Liên - con gái đầu của nhà chí sĩ Phan Châu Trinh. Quen thuộc với nhiều thế hệ người đọc thông qua các tác phẩm: Bên kia biên giới, Trước giờ nổ súng, Gia đình má Bảy, Mẫn và tôi, Người cùng quê..., nhà văn Phan Tứ cũng đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học đợt II năm 2000.
(Nguồn Tuoitre.vn)
VanVN.Net - Sáng nay, 10/8/2011 tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm nửa thế kỷ thảm họa da cam gieo rắc trên đất nước ta. Đúng ...
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - NXB Dân Trí vừa cho ra mắt tập truyện ngắn Hoa mẫu đơn của tác giả Lê Toán. Đây là tập truyện giả tưởng - cũng là món quà thứ tư, tác giả dành tặng cho thiếu nhi, sau ...
Tiếp tục chương trình hoạt động của kỳ họp thứ 4 (Khóa VIII), hôm nay, ngày 7/8/2011, BCH Hội Nhà văn VN đã có chuyến đi thực tế tại trại sản xuất giống tu hài của công ty TNHH Đỗ Tờ ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn