VanVN.Net - Việc “xích mích” giữa các trại viên tham dự các trại sáng tác là một mối lo lắng của những người tổ chức trại viết, vì thế, việc 21 “cá tính” được “nhốt” lại cùng nhau trong một không gian, thời gian nhất định mà không xảy ra “xung đột” nào được coi là một thành công của trại viết Văn nghệ quân đội...
Nhà thơ Vũ Thiên Kiều đến từ Kiên Giang
Tạp chí Văn nghệ quân đội vừa phối hợp cùng Tạp chí Sông Hương (Hội VHNT Thừa Thiên - Huế) và Binh đoàn 15 tổ chức trại sáng tác tại Quy Nhơn, Bình Định. Trại viết diễn ra từ ngày 20 tháng 4 đến 9 tháng năm 2011, tại Nhà khách Bình Dương đóng tại Quy Nhơn, Bình Định. Trại viết lần này gồm có 16 trại viên thơ và 5 trại viên văn xuôi. Nhiều tác giả từ các vùng miền khác nhau trên cả nước đã về dự: Phạm Trọng Thanh (Nam Định), Thai Sắc (Đồng Tháp), Trần Dũng (Trà Vinh), Phạm Đương (Quảng Ngãi), Phan Thành Minh (Đà Lạt), Du An (Điện Biên), Hoàng Phụng Cầm (Tp Hồ Chí Minh), Vũ Thiên Kiều (An Giang)… và một số tác giả của tỉnh Bình Định như Nguyễn Thanh Mừng, Đào Duy Anh, Nguyễn Dự…
Các Nhà văn Nhà thơ đã chung sống hòa bình
Thời gian ở trại sáng tác, các trại viên đã được đi thực tế tại đảo Nhơn Châu của Bình Định và tìm hiểu đời sống của những người lính - công nhân cao su Binh đoàn 15 cũng như mảnh đất biên giới thuộc huyện Đức Cơ, Gia Lai.
Đại tá Nhà văn Ngô Vĩnh Bình
Theo đánh giá của Đại tá - nhà văn Ngô Vĩnh Bình, Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ quân đội tại lễ bế mạc, thành công đầu tiên phải kể đến của trại viết là “đã không có một tổn thương nào về mặt cá tính”, các nhà văn nhà thơ đã chung sống hoà bình, cùng ăn cùng ở trong suốt thời gian 20 ngày. Việc “xích mích” giữa các trại viên tham dự các trại sáng tác là một mối lo lắng của những người tổ chức trại viết, vì thế, việc 21 “cá tính” được “nhốt” lại cùng nhau trong một không gian, thời gian nhất định mà không xảy ra “xung đột” nào được coi là một thành công của trại viết Văn nghệ quân đội.
Theo nhà thơ Nguyễn Bình Phương, người trực tiếp phụ trách trại viết và đồng hành với các trại viên thì số lượng tác phẩm thu được có sự phong phú về nội dung và mặt bằng chất lượng tốt, cho thấy tinh thần lao động nghiêm túc và thái độ nỗ lực không mệt mỏi của các tác giả. Riêng phần thơ đã thắng lợi lớn về mặt số lượng với các tác giả: Tây Linh Phạm Xuân Phụng 14 bài; Phan Thành Minh 11 bài; Du An 10 bài; Ngọc Tuyết 9 bài; Nguyễn Thanh Mừng 8 bài… Qua những tác phẩm đã thu nhận được, nhà văn Ngô Vĩnh Bình chia sẻ: “Kết quả của trại viết không chỉ nằm trên những bản thảo đã nộp cho Ban tổ chức mà còn ở những tác phẩm tiềm năng phía trước từ những giao lưu, trải nghiệm sáng tác mà các trại viên thu nhận được trong thời gian dự trại”.
Mở trại sáng tác là một hoạt động thường niên của Tạp chí Văn nghệ quân đội, một tạp chí chuyên về văn học, nhằm kích thích sáng tạo và gắn bó giữa các cộng tác viên với nhau và giữa cộng tác viên với tạp chí. Thành phần tham dự trại không chỉ có các nhà văn, nhà thơ mà còn có nhiều cây bút trẻ được mời, lần này có Vũ Trường Giang (Huế); Lê Vi Thủy (Gia Lai), Châu Thiên Ân (Bình Định).
Các trại viên chụp ảnh kỷ niệm sau lễ bế mạc
VanVN.Net - Việc “xích mích” giữa các trại viên tham dự các trại sáng tác là một mối lo lắng của những người tổ chức trại viết, vì thế, việc 21 “cá tính” được “nhốt” lại cùng nhau trong một không gian, thời gian nhất định mà không xảy ra “xung đột” nào được coi là một thành công của trại viết Văn nghệ quân đội...
Nhà thơ Vũ Thiên Kiều đến từ Kiên Giang
Tạp chí Văn nghệ quân đội vừa phối hợp cùng Tạp chí Sông Hương (Hội VHNT Thừa Thiên - Huế) và Binh đoàn 15 tổ chức trại sáng tác tại Quy Nhơn, Bình Định. Trại viết diễn ra từ ngày 20 tháng 4 đến 9 tháng năm 2011, tại Nhà khách Bình Dương đóng tại Quy Nhơn, Bình Định. Trại viết lần này gồm có 16 trại viên thơ và 5 trại viên văn xuôi. Nhiều tác giả từ các vùng miền khác nhau trên cả nước đã về dự: Phạm Trọng Thanh (Nam Định), Thai Sắc (Đồng Tháp), Trần Dũng (Trà Vinh), Phạm Đương (Quảng Ngãi), Phan Thành Minh (Đà Lạt), Du An (Điện Biên), Hoàng Phụng Cầm (Tp Hồ Chí Minh), Vũ Thiên Kiều (An Giang)… và một số tác giả của tỉnh Bình Định như Nguyễn Thanh Mừng, Đào Duy Anh, Nguyễn Dự…
Các Nhà văn Nhà thơ đã chung sống hòa bình
Thời gian ở trại sáng tác, các trại viên đã được đi thực tế tại đảo Nhơn Châu của Bình Định và tìm hiểu đời sống của những người lính - công nhân cao su Binh đoàn 15 cũng như mảnh đất biên giới thuộc huyện Đức Cơ, Gia Lai.
Đại tá Nhà văn Ngô Vĩnh Bình
Theo đánh giá của Đại tá - nhà văn Ngô Vĩnh Bình, Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ quân đội tại lễ bế mạc, thành công đầu tiên phải kể đến của trại viết là “đã không có một tổn thương nào về mặt cá tính”, các nhà văn nhà thơ đã chung sống hoà bình, cùng ăn cùng ở trong suốt thời gian 20 ngày. Việc “xích mích” giữa các trại viên tham dự các trại sáng tác là một mối lo lắng của những người tổ chức trại viết, vì thế, việc 21 “cá tính” được “nhốt” lại cùng nhau trong một không gian, thời gian nhất định mà không xảy ra “xung đột” nào được coi là một thành công của trại viết Văn nghệ quân đội.
Theo nhà thơ Nguyễn Bình Phương, người trực tiếp phụ trách trại viết và đồng hành với các trại viên thì số lượng tác phẩm thu được có sự phong phú về nội dung và mặt bằng chất lượng tốt, cho thấy tinh thần lao động nghiêm túc và thái độ nỗ lực không mệt mỏi của các tác giả. Riêng phần thơ đã thắng lợi lớn về mặt số lượng với các tác giả: Tây Linh Phạm Xuân Phụng 14 bài; Phan Thành Minh 11 bài; Du An 10 bài; Ngọc Tuyết 9 bài; Nguyễn Thanh Mừng 8 bài… Qua những tác phẩm đã thu nhận được, nhà văn Ngô Vĩnh Bình chia sẻ: “Kết quả của trại viết không chỉ nằm trên những bản thảo đã nộp cho Ban tổ chức mà còn ở những tác phẩm tiềm năng phía trước từ những giao lưu, trải nghiệm sáng tác mà các trại viên thu nhận được trong thời gian dự trại”.
Mở trại sáng tác là một hoạt động thường niên của Tạp chí Văn nghệ quân đội, một tạp chí chuyên về văn học, nhằm kích thích sáng tạo và gắn bó giữa các cộng tác viên với nhau và giữa cộng tác viên với tạp chí. Thành phần tham dự trại không chỉ có các nhà văn, nhà thơ mà còn có nhiều cây bút trẻ được mời, lần này có Vũ Trường Giang (Huế); Lê Vi Thủy (Gia Lai), Châu Thiên Ân (Bình Định).
Các trại viên chụp ảnh kỷ niệm sau lễ bế mạc
VanVN.Net - Hưởng ứng tinh thần “Trẻ em là hiền tài và nguyên khí của quốc gia” theo kế hoạch phát triển giáo dục đến năm 2020. Từ ngày 3-8/8/2011 tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ (148 Giảng Võ – ...
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - Duyên phận luôn được định đoạt và nhiều khi tình yêu tới không chỉ đơn thuần là vô cớ. Ẩn chứa sau một chiếc nhẫn cổ là vô số bí mật đến bất ngờ…
VanVN.Net - Trong khuôn khổ chương trình hoạt động tại Quảng Ninh, 17h30’ ngày hôm nay (6/8/2011), Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam đã tới dự lễ khai trương thư viện sách văn học Bái Tử Long (thị xã ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn