Sao Mai: Cái thu về trọ sao trời biếc/ Nắng còn vàng biêng biếc đã sang sông. Hữu Thỉnh: Vạt mảnh bờ con cua mất quê/ Rau đay làm lẽ buổi anh về
   

Tiếng nói nhà văn địa phương trước thềm Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam
Cập nhật: 9:40:00 23/7/2010

Thế Chính- Hội VNNT Thái Nguyên

Trước thềm Đại hội Hội Nhàvăn lần thứ 8, tôi người ngoài cuộc (không phải là hội viên Hội NVVN) đã đọc một số bài viết của hội viên bàn về đại hội. Mỗi người mỗi ý. Tất cả đều toát ra một một ý thức trách nhiệm cao vì sự nghiệp văn học của đất nước.Tuy nhiên có những ý nhỏ trong từng bài viết, đại hội cũng cần bàn cho thấu đáo:

- Có cần Chấn hưng văn học

- Cơ cấu ban chấp hành về mặt địa lý

- Các tiểu ban nên để hay bỏ

- Tiêu chuẩn chọn người vào ban chấp hành

- Vấn đề kết nạp hội viên ra sao

- Vấn đề xét giải thưởng thế nào...v..v.

Hầu hết những điều nêu ra không có gì mới mà các kỳ đại hội đều xôn xao dư luận, hình như nó là điều "muôn thuở" của văn chương. Lần nào nói đến nhân sự cũng nhắc đến Đức- Tài - Sức khỏe - Hoàn cảnh . Thế rồi mọi sự vẫn cứ bàn để mà bàn.

Là ngừơi yêu văn chương đích thực, yêu văn chương nên rất quan tâm đến Hội nhà văn vì đó là cái lò "phản ứng hạt nhân" văn chương của cả một dân tộc. Văn học là cỗ máy điều hòa khổng lồ cân bằng nhịp điệu đời sống xã hội.Việc quan tâm tơí cái lò tạo nguồn năng lượng vô giá kia là tình cảm, lương tâm, trách nhiệm của toàn xã hội chứ không riêng gì của hội viên hội nhà văn.

Nghĩ thế nên tôi mạo muội đôi điều có gì không phải mong được lượng thứ.

Mỗi lần bàn về Hội tôi thường nghe bàn nhiều về ban chấp hành. Đã đành ban chấp hành là bộ phận đầu não, trách nhiệm cao hơn nên cũng nặng hơn. Thiết nghĩ bè khỏe là do nhiều cây cộng lại. Hội mạnh hay yếu còn do vai trò hội viên nữa chứ. Các ban bệ tai mắt của ban chấp hành hoạt động ra sao. Sự công tâm, sáng suốt, trách nhiệm đến đâu. Đầu mối này không gỡ thì ban chấp hành có ba đầu sáu tay cũng khó mà gỡ nổi. Mong sao đại hội tới có những lời bàn xác đáng hơn cho những kẻ ngoại đạo chúng tôi được nhờ.

Nhìn lại bước đường văn học của nước ta khoảng mươi năm trở về trước có nhiều biến động lớn. Không ít gió to sóng cả nhiều cây bút vẫn luôn giữ dược phong độ vững vàng kiên định trước làn sóng hội nhập lấn tơí từ đa chiều. Để có được sự tương đối ổn định như ngày hôm nay không thể không nhắc tới vai trò chủ đạo của ban chấp hành các khóa đứng đầu là ông Chủ tịch Hội. Điều đó chứng tỏ đại hội các khóa bàn thì nhiều lời nghịch thuận khác nhau nhưng vẫn đi đến sự công tâm và sáng suốt cao. Những lúc bàn vui chúng tôi thường nói với nhau "Hữu Thỉnh là tay cứng đầu được việc". Đôi lúc ngang nhưng không tàng, biết trân trọng lẽ phải.

Hướng tới đại hội nhà văn lần này những người yêu văn chương chúng tôi kỳ vọng ở tính trung thực của các hội viên. Nêu cao ý thức trách nhiệm của mình trước toàn dân tộc mà bỏ qua những hiềm khích cá nhân đưa đại hội tới sự thành công mỹ mãn. Từ đó mà đưa nền văn học nước nhà xứng với tầm vóc của một đất nước đang trên đà phát triển.

Hội viên là một vấn đề không nhỏ, nó quyết định vị thế của hội nếu không muốn nói là sự sống còn. Bàn về nó là bàn về cái xương sống của hội. Tôi hoàn toàn nhất trí với một số ý kiến cho rằng nhiều hội viên vào hội không phải để làm văn chương, tác phẩm của họ không xứng với tấm thẻ mà họ cầm trong tay. Kẻ bất tài háo danh thường hay có lối sống "mất nết" (dùng chữ của Phan Huyền Thư) làm tổn hại tới danh dự hội viên, Hội cần có những quy chế để hạn chế những người không đáng có.

Nói gì thì nói Hội Nhà văn luôn là chuẩn mực văn chương để những kẻ ngoại đạo chúng tôi kỳ vọng hướng tới học tập và làm theo.

Về nhân sự ban chấp hành ngoài những tiêu chuẩn đã nêu tôi nhất trí như ý của Phan Huyền Thư cần có cơ cấu tầm nhìn đa khuynh hướng. Cách tân nhưng đừng vội vã, truyền thống mà không bảo thủ, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của công chúng trong thời kỳ mới.

Kính chúc đại hội thành công!


1
2
3
Tin mới