Đoàn Việt Bắc: Sinh nhật mình năm nay lạ lắm/ Năm trăm rau muống luộc nhai suông/ Em không còn thuở tết tóc đuôi sam/ Đuổi bươm bướm và hái hoa cúc dại
   
Vũ Phong Tạo (Dịch)
Chùm truyện ngắn, mini
Cập nhật: 9:18:00 29/11/2010

Con

                                                              Truyện mini: Triệu Ân Triết (Trung Quốc)

 

Con trai tôi vừa ra khỏi cổng đi học, bỗng đột nhiên quay về. Không chờ tôi mở miệng, vợ tôi đã nhanh nhảu hỏi trước: “Lại quên mang cái gì phải không?”

Con trai tôi lắc đầu, vội vàng nói ngay: “Bố ơi! Nhanh đi tìm người mở khoá, đến mở cửa nhà ông già ở tầng hai đi! Đây là hẹn ước giữa con và ông ấy đấy!”

Vào khoảng hai năm trước, gia đình chúng tôi chuyển đến toà nhà chung cư này. Bởi vì thuê chỗ ở tạm thời, nên tôi không hiểu kỹ tình hình của ông già ở trên tầng hai. Từ truyền miệng của những người láng giềng tôi được biết, ông già này sống một thân một mình, cũng không đi lại chơi bời với những người hàng xóm

Lời nói của con trai khiến cho tôi ngớ người ra, không hiểu đầu cua tai nheo ra sao, bèn hỏi đầu đuôi gốc ngọn mọi chuyện.

Vào khoảng một năm trước, ông già đã giao hẹn với con trai tôi:

“Cháu ơi! Hàng ngày đi học đi qua nhà ông, gõ cửa nhà ông nhé! Nếu như ông không trả lời, thì nhờ cháu đi tìm người mở khoá, bảo họ mở khoá của nhà ông xem sao. Tuyệt đối không nên gọi số máy 110 để làm phiền bà con láng giềng. Mỗi ngày  ông bồi dưỡng cho cháu một tệ (tương đương 3.000 VNĐ) tiền “vất vả phí”, như vậy có được không?”

Con trai tôi mỗi ngày chỉ được gia đình cho năm hào tiền ăn quà, nên đã bị một đồng hấp dẫn, cu cậu lập tức đồng ý nhận lời. Một năm qua, hàng ngày khi đi học sáng qua, con trai tôi đều gõ cửa nhà ông già, nghe ông trả lời xong, bèn lấy một đồng tiền cất ở dưới hòn gạch ở gần cửa. Cứ như vậy cho đến ngày hôm qua, mọi lần ông già đều trả lời. Nếu có việc gì đột xuất cần ra ngoài, ông đều viết ra giấy nói rõ nguyên nhân, và dán lên cánh cửa.

Tại sao ông già lại chi tiền để làm một chuyện kỳ quái như vậy? Tôi cảm thấy rất kỳ lạ, bèn vội tìm người thợ khoá đến mở cửa nhà ông già. Đi vào phòng ngủ, bèn nhìn thấy ông già nằm im trên giường. Tôi gõ gõ cánh cửa phòng ngủ, muốn tạo ra tiếng động lớn, ông già vẫn không hề phản ứng. Một dự cảm chẳng lành lan truyền khắp toàn thân, tôi nhẹ nhàng bước đến cạnh giường, đưa tay lên lỗ mũi ông già, ông già đã tắt thở rồi.

Bên gối có một tờ giấy, ấy là bản di chúc.

“Viết cho bố mẹ của Hà Lâm (tên của con trai tôi):

Tôi thành thật xin lỗi đã vô duyên vô cố làm gây phiền hà  cho ông bà. Để cảm tạ sự chăm sóc. tôi hơn một năm qua của cháu Hà Lâm, tôi trao tặng quyền sở hữu tài sản ngôi  nhà này cho cháu Hà Lâm. Tìm gặp Luật sư x.x.x. của Phòng Luật sư x.x.x. lập tức có thể làm thủ tục ổn thoả. Trước đây, xem báo tôi thấy một ông già cô quả sống một mình trong một ngôi nhà, từ trần sau một tháng mới được phát hiện, thi thể đã rữa nát, trong lòng tôi cảm thấy rất lo sợ, cho nên, đã giao hẹn với cháu Hà Lâm. cháu bé này đã rất tuân thủ thời gian, khiến cho tôi đã yên tâm lại cảm động, cho nên, xin ông bà tiếp nhận tâm ý của ông già cô độc này…”

Thực hiện di chúc của ông già, tôi không rùm beng lo liệu chuyện hậu sự cho ông già, chu đáo không thua kém chuyện con đẻ đối với cha mẹ đẻ của mình.

Được thừa hưởng phúc phận của con trai, cuôi cùng chúng tôi có được ngôi nhà  riêng của mình, Tuy chỉ là một ngôi nhà cũ 50 mét vuông, nhưng thật sự là một tấm bánh từ trên trời rơi xuống, đối với chúng tôi-những người làm thuê để duy trì cuộc sống.

Một năm qua đi.

Hai năm qua đi.

Ba năm qua đi.

 

Đêm ba mươi tết năm ấy, có một người đàn ông lạ lẫm đứng ở trước cửa nhà tôi, gõ cửa.

Tôi hỏi: “Anh quan hệ với ông già như thế nào?”

Anh ta đáp: “Tôi là con trai!”

      

Pháp luật rất công bằng nghiêm minh.

Quyền sở hữu tài sản ngôi nhà chứng thực đứng tên của con trai tôi không hề thay đổi.

(Theo tạp chí “Truyện mini chọn lọc”, TQ, số 6-2007)

 

 

Cái chết của thím Lợn

Truyện cực ngắn: TRIỆU VĂN CỬ (Trung Quốc)

Thím Lợn họ Ngưu, vì chăn nuôi lợn nhếch nhác lam lũ, nên bị người làng coi thường, cuộc sống không bằng người ta, sinh đẻ nhiều tới năm con vịt trời, ông chồng     kém cỏi, nên người lớn trẻ con trong làng đều gọi thím là thím Lợn hoặc bà Lợn!

Tháng chín, tôi về thăm quê, vừa nhìn thấy thím Lợn từ xa, thím đã chào hỏi tôi, và nghe thấy thím kể khổ: Cuộc sống rất khó khăn, người ta coi thường thím, ức hiếp thím. Tôi nghĩ đó là sự thật…

Bây giờ trong làng nhà tầng san sát, thím vẫn ở trong ngôi nhà ngói 5 gian cũ    nát. Ba gian 7 người ở  Một gian nuôi lợn. Một gian làm bếp. Chồng thím không biết buôn bán, còn hay đánh thím chửi thím.

Nhưng, trong ấn tượng của tôi, thím vẫn là một người lạc quan, đặc biệt cực kỳ chịu khó chịu khổ, gánh lúa thi còn thắng cả đàn ông. Khi mọi người ăn cơm (hôm ấy là ăn cỗ), tôi vẫn thấy thím bưng một bát cơm hấp to đùng ngồi dưới gốc cây ăn một cách ngon lành! Thế mà chỉ cách có hơn một tháng mà thím đã ra đi rồi.

Ngày 11 tháng 11, buổi tối chồng thím đi đánh bài chơi bạc, thím Lợn cho lợn ăn xong. Sau khi cho lũ con đi ngủ, thím len lén ôm một chiếc chăn rách, mang theo một chai thuốc sâu, gội mưa chui vào trong một cái hang cũ sắp sập ở trong làng, uống thuốc sâu tự vẫn!

Ba ngày sau, người làng mới phát hiện ra. Một người phụ nữ nông thôn bình thường cần cù lao động đã ra đi lặng lẽ như vậy! Ngay đến khi chết cũng muốn không gây phiền toái cho gia đình, muốn hang sập chôn lấp thím luôn, không cần người ta xây mộ nữa.

Ô hô! Đau thương làm sao! Hãy yên nghỉ đi thím Ngưu!

Ra đi mà cũng không muốn làm tội làm tình đến người đời nữa!

 

Nếp nhà

        

                                                         Truyện cực ngắn: LÝ LỢI DUY (Trung Quốc)

Ông tóc bạc nhưng dung nhan trẻ trung. Bà tình thần vẫn minh mẫn.

Canh năm đã đến. Với thói quen, ông thức dậy, đầu tiên uống ba cốc nước suối Hoài Dương động, bắn một điếu thuốc lào, đi ngồi toa lét, sau đó đánh răng rửa mặt tinh tươm, ra khỏi cổng đi dạo.

Cũng vào lúc gà gáy canh năm. Bà gấp gọn chăn màn, cũng uống vài cốc nước suối Hoài Dương động, đánh răng rửa mặt và vệ sinh cá nhân xong suôi, mang theo làn tre, đi chợ mua thực phẩm.

Ông bách bộ về rồi. Bà bưng món ăn sáng thơm nghi ngút lên, một đĩa rau dưa tự muối, hai ông bà ăn xong bữa điểm tâm. Ông đưa cháu đi học. Bà làm cơm sáng cho con gái và con rể.

Buổi trưa, con gái con rể đi làm về, hai ông bà già và hai vợ chồng trẻ cùng ăn cơm trưa.

Buổi chiều, ông đón cháu về, con gái con rể tan tầm trở về, hai ông bà già, đôi vợ chồng trẻ cùng cháu ăn cơm chiều.

Chín giờ tối, đài truyền hình vui vẻ chúc bé ngủ ngon. Cháu đi ngủ rồi. Ông và  bà cũng đi ngủ.

Nếp nhà cứ quay vòng như vậy hết ngày nọ sang ngày kia.

Hôm ấy, cháu đã lớn khôn trưởng thành, không về nhà ăn cơm nữa.

Hôm ấy, con gái và con rể đã ly hôn, không về nhà ăn cơm nữa.

Hôm ấy, ông già, bà già im lặng không nói khong rằng, cùng nhìn ra ngoài cổng, mới cảm thấy thật sự bải hoải.

Thư phòng Mao Đài,10-10-2010


1
2
3
4
Tin mới