Văn học với đời sống

25/4
8:24 AM 2017

TỪ MIỀN NGUỒN BÓNG TỐI ĐẾN MIỀN ĐÍCH CON NGƯỜI

NguyễnThị Huệ-Phương diện tên gọi bóng tối: đêm, đêm tối, đêm đêm và phương diện mức độ của bóng tối: đen, thẫm đen, tối đen xuất hiện rất nhiều trong thơ Nguyễn Quang Thiều đã tạo nên một thế giới thơ thẫm màu. Bóng tối là một ý niệm xuyên suốt hành trình sáng tạo, như một ám ảnh sợ hãi, như một ẩn dụ chứa đựng nhiều ý tưởng của tác giả, ngưới luôn trăn trở đi tìm ánh sáng đích thực cho nghệ thuật và cuộc sống từ bóng tối.

                                                          Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và tập thơ Châu thổ

1. Dẫn nhập

Khoa học tri nhận quan niệm bóng tối là vùng không gian ở sau một vật chắn sáng chứa những điểm không nhận được tia sáng nào từ nguồn sáng. Ngoài bóng tối còn có bóng nửa tối là phần không gian ở sau vật chắn sáng chứa những điểm chỉ nhận được những tia sáng đi từ một phần của nguồn sáng. Trong bóng tối, mắt người không có khả năng nhìn thấy mọi vật. Những hiểu biết về bóng tối dưới góc nhìn của khoa học tri nhận là cơ sở quan trọng để chúng tôi tìm hiểu giá trị tư tưởng thơ Nguyễn Quang Thiều.

2. Biểu tượng tri nhận của bóng tối

Trong Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, bóng và bóng tối được xếp chung vào một mục, Jean Chevalier và Alain Gheerbrant viết: Bóng, một mặt là cái đối lập với ánh sáng; mặt khác nó là chính hình ảnh của những hình tượng, sự vật thoảng qua, hư ảo và bất thường. Bóng, đó là mặt âm đối lập với mặt dương [1; tr 96].Bóng tối là một phần thuộc về thế giới siêu nhiên hay thuộc về mặt tinh thần của bản thể người. Đó có thể là biểu hiện của cái tốt hoặc cái xấu, hoặc chỉ đơn giản là những cái thuộc về thế giới vô thức mà con người không chịu thừa nhận hay chấp nhận. Bóng tối là một phần không thể tách rời của bản thể người.

Từ điển tiếng Việt định nghĩa [6, tr.104]:

- Bóng: vùng không được ánh sáng chiếu tới do bị một vật khác che khuất, hoặc hình của vật ấy trên nền.

- Bóng tối: phần không gian không có ánh sáng rọi tới.

Đối với khái niệm bóng tối, thuộc về hạt nhân cấu trúc ngữ nghĩa bao gồm siêu nghĩa vị chỉ loại và các nghĩa vị chỉ tính chất, chỉ dạng tồn tại, chỉ hoạt động, chỉ nguyên nhân xuất hiện, chỉ màu sắc và chỉ trạng thái xuất hiện của bóng tối. Chúng là những nghĩa vị phản ánh thuộc tính, đặc điểm khách quan của bóng tối, không tước bỏ được. Thuộc về ngoại vi của cấu trúc ngữ nghĩa trường này là các nghĩa vị phản ánh nhận thức chủ quan của con người, nghĩa vị chỉ sự tác động của bóng tối đến con người và nghĩa vị chỉ mức độ của bóng tối.

Các phương diện của miền nguồn bóng tối như: tên gọi, màu sắc, tính chất và hoạt động của vật, của con người trong bóng tối được sử dụng để tri nhận đến những miền trừu tượng như cảm xúc của con người, các vấn đề xã hội.

Phương diện tên gọi bóng tối: đêm, đêm tối, đêm đêm và phương diện mức độ của bóng tối: đen, thẫm đen, tối đen xuất hiện rất nhiều trong thơ Nguyễn Quang Thiều đã tạo nên một thế giới thơ thẫm màu. Ngay cả tiêu đề bài thơ trong tập Châu thổ cũng có sự hiện diện của bóng tối: Đêm gần sáng, Bữa tối, Chuyển dịch màu đen, Đoản ca về buổi tối, Chúng ta có quyền ăn bữa tối, Tuyết lúc nửa đêm, Bóng tối, Bài ca những con chim đêm, Bài ca trong đêm cuối cùng của năm cũ… Theo khảo sát của chúng tôi, bóng tối xuất hiện gấp hai lần rưỡi ánh sáng (165/70). Riêng ở Cây ánh sáng – bài thơ khép lại tập Châu thổ với tiêu đề là Ánh sáng nhưng bóng tối vẫn 42 lần xuất hiện, gấp rưỡi ánh sáng (28 lần), càng khẳng định miền bóng tối xuất hiện trong thơ Nguyễn Quang Thiều là một chủ đích. Bóng tối là một ý niệm xuyên suốt hành trình sáng tạo, như một ám ảnh sợ hãi, như một ẩn dụ chứa đựng nhiều ý tưởng của tác giả, ngưới luôn trăn trở đi tìm ánh sáng đích thực cho nghệ thuật và cuộc sống từ bóng tối.

Khảo sát tập thơ Châu thổ, chúng tôi nhận thấy miền nguồn BÓNG TỐI có sự chiếu xạ đến các miền đích THỜI GIAN, MÀU SẮC, CON NGƯỜI, CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI , NHỮNG ĐIỀU THẦN BÍ. Trong đó, miền đích CON NGƯỜI nhận được sự phóng chiếu mạnh mẽ nhất từ miền nguồn BÓNG TỐI.

3. Sự ánh xạ ý niệm từ miền bóng tối đến miền đích con người

Ngôn ngữ vừa là phương tiện, vừa là sản phẩm của hoạt động giao tiếp của con người. Ngôn ngữ phản ánh cách nhìn nhận con người về thế giới xung quanh và về chính bản thân mình. Khi nhận thức về chính bản thân con người, tức là khi con người đóng vai trò là miền đích, chúng ta đã sử dụng rất nhiều những miền nguồn khác nhau. Khảo sát tập thơ Châu thổ của Nguyễn Quang Thiều, chúng ta có ẩn dụ ý niệm: CON NGƯỜI LÀ BÓNG TỐI và các ẩn dụ ý niệm bậc dưới: VẺ BÊN NGOÀI CỦA CON NGƯỜI LÀ BÓNG TỐI, TÌNH CẢM CỦA CON NGƯỜI LÀ BÓNG TỐI, TỘI LỖI CỦA CON NGƯỜI LÀ BÓNG TỐI.

Yếu tố đầu tiên gây ấn tượng với chúng ta khi tiếp xúc với một người nào đó thường là vẻ bên ngoài của họ (ngoại hình, điệu bộ, cử chỉ, thần thái…). Bóng tối lầm cho mắt người không nhìn thấy hoặc khó nhìn thấy rõ mọi vật. Bóng tối có thể bao trùm, che lấp các sự vật, khiến con người không nhận ra sự có mặt của chúng. Bóng tối làm cho mọi vật mất đi khả năng thu hút sự chú ý của con người. Do đó, vẻ bề ngoài tối, đen, không thu hút được ánh sáng nhìn của người khác thường được tri nhận như bóng tối, VẺ BỀ NGOÀI CỦA CON NGƯỜI LÀ BÓNG TỐI:

·          

Màu da đen ánh đêm huyền thoại.

(Nhớ những em bé gái châu Phi)

·          

Dựng lên…

một Cậu Bé, dựng lên nín thở.

(Nhịp điệu châu thổ mới)

·          

tuyệt vọng và sợ hãi của con đang sáng dần lên trong ánh mắt của Người.

(Cây ánh sáng)

Các biểu thức màu da đen, chỏm tóc đen, gương mặt sạm đen giống như những sự vật chứa đựng bóng tối hoặc bị bóng tối che phủ. Do đặc điểm sẫm lại, có màu tối, không sáng (màu da đen, sạm đen), có màu như màu của than, mực tàu (tóc đen), nhà thơ đã tri nhận đến vẻ đẹp rất riêng , huyền bí của những em bé gái Châu Phi, vẻ đẹp ngây thơ của Cậu Bé, và gương mặt sẫm lại, đầy tâm trạng của chính nhân vật trữ tình. Tác giả đã mượn hình hài của Cậu Bé và các nhân vật khác để xây dựng nên nhịp điệu mới của một Châu thổ.

Trong thơ Nguyễn Quang Thiều, bộ phận cơ thể người như gương mặtlồng ngực, hốc mắt kết hợp với các từ thuộc tiểu trường mức độ của bóng tối đã gợi đến vẻ ngoài và cảm xúc của con người:

Con chỉ biết ngước lên, gương mặt nhàu nát, sạm đen,

tuyệt vọng và sợ hãi của con đang sáng dần lên trong ánh mắt của Người.

(Cây ánh sáng)

Đôi lúc chàng không dám cầm trái tim mình đặt vào chỗ

cũ trong lồng ngực tối đen.

(Cây ánh sáng)

-Trên mặt chúng ta hai hốc mắt tối

Những cái hang của bầy cá.

(Những con cá vàng)

Ở các ngữ liệu trên, có hai ẩn dụ ý niệm kết hợp: ẩn dụ ý niệm bậc dưới VẺ BỀ NGOÀI CỦA CON NGƯỜI LÀ BÓNG TỐI và ẩn dụ bản thể CƠ THỂ NGƯỜI LÀ VẬT CHỨA CẢM XÚC.

Tình cảm được coi là một lĩnh vực trừu tượng và phức tạp của con người, thuộc về thế giới tinh thần và cá nhân. Theo Wikipedia: Tình cảm hay cảm xúc là một hình thức trải nghiệm cơ bản của con người về thái độ của chính mình đối với sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, với người khác và với bản thân. Sự hình thành cảm xúc là một điều kiện tất yếu của sự phát triển con người như là một nhân cách. Các nhà ngôn ngữ học tri nhận cho rằng các phạm trù tình cảm được hình thành dựa trên kinh nghiệm lặp đi lặp lại và được tổ chức theo điển dạng. Chẳng hạn, giận có thể hiểu là biểu hiện khái quát của các tình cảm liên quan như bực bội, ghét, ghê tởm. Các tập hợp phạm trù tình cảm được tổ chức theo tôn ti từ trừu tượng đến cụ thể. Ở cấp độ trừu tượng nhất là sự phân biệt tình cảm tích cực và tiêu cực. Ở cấp độ cụ thể hơn, tình cảm được Shaver chia thành sáu phạm trù cơ bản gọi là các từ cơ bản về mặt tri nhận: giận, sợ, yêu, buồn, ngạc nhiên. Khi ánh xạ từ miền nguồn BÓNG TỐI đến miền đích TÌNH CẢM, nét nghĩa tác động của bóng tối được kích hoạt: bóng tối khiến cho sự vật mất đi vẻ hấp dẫn và làm giảm khả năng nhìn của thị giác con người cũng giống như những cảm xúc tiêu cực khiến cho diện mạo của con người trở nên kém hấp dẫn.

·          

Mặn môi hôn, xót khóe mắt đau buồn.

(Đêm gần sáng)

·          

bé bỏng bị trúng mũi tên của số phận bất trắc và ái tình,

trái tim chàng nhiễm trùng sưng tấy.

·          

thuốc khổng lồ cho họ, chàng chỉ là một cơn mơ chống lại sự khiếp sợ của đêm tối.

(Cây ánh sáng)

Các phạm trù tình cảm tiêu cực buồn, xót xa, đau đớn, khiếp sợ được ý niệm hóa theo cơ chế ẩn dụ bởi miền nguồn BÓNG TỐI đêm muối đọng, bóng tối bệnh tật, đêm tối. Những tình cảm tiêu cực được tri nhận như bóng tối trong ẩn dụ ý niệm TÌNH CẢM TIÊU CỰC LÀ BÓNG TỐI.

Nhân vật chàng thi sĩ dù ở ngôi thứ ba vẫn là nhân vật trữ tình trong thơ ở dạng phân thân tách ra khỏi chủ thể trữ tình tôi, ta quen thuộc. Sự xuất hiện của bóng tối bệnh tật, đêm tối là môi trường, là xúc tác  để nhân vật trữ tình chìm âu vào suy tưởng, chiêm nghiệm, đối diện với những xúc cảm buồn, đau, sợ của chính mình.

Trong đời sống, con người nhận thấy bóng tối, màn đêm có đặc tính là thiếu ánh sáng, che phủ mọi vật khiến cho mắt người khó hoặc không nhìn thấy. Từ sự trải nghiệm ấy, Nguyễn Quang Thiều đã dùng miền nguồn BÓNG TỐI chiếu xạ đến miền đích TỘI LỖI CỦA CON NGƯỜI:

·          

của kiếp sợ, của tội lỗi, của tuyệt vọng.

Để khi bóng tối ập xuống cố dìm con tận đáy của sợ hãi,

của cơn đói dục vọng thì ngôn ngữ Người ban cho con

rực rỡ hiện lên.

·          

(Cây ánh sáng)

Kinh thánh thiên chúa giáo nói đến bóng tối tội lỗi, cái chết, tương phản với ánh sáng của ơn cứu độ: Tôi là ánh sáng thế gian. Ai theo tôi sẽ không phải đi trong bóng tối… Nguyễn Quang Thiều đã khám phá cảm thức tôn giáo ấy của bóng tối. Với nhà thơ, bóng tối chiếu xạ đến phần tội lỗi, xấu xa trong chính mỗi con người một kẻ là chàng bóng tốitrong lòng con bóng tối của kiếp sợ, của tội lỗi, của tuyệt vọng. Sợ hãi bóng tối là sợ hãi tội lỗi mà con người gây ra, sợ hãi nỗi thống khổ phải tự mình vác lấy thập tự, tự mình đóng đinh và treo lên. Mặc dù hình ảnh bóng tối xuất hiện nhiều lần hơn ánh sáng nhưng có thể coi Cây ánh sáng là khúc ca hay nhất của thơ Nguyễn Quang Thiều, một khúc ca hùng vĩ tư tưởng nhân văn thiên chúa giáo về hiện sinh.

4. Kết luận

Biểu tượng BÓNG TỐI bao trùm toàn bộ Châu thổ, trở thành miền nguồn trong ẩn dụ ý niệm ánh xạ lên các miền đích THỜI GIAN, CON NGƯỜI, CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI TIÊU CỰC, NHỮNG ĐIỀU THẦN BÍ. Bao trùm lên toàn bộ ý niệm bóng tối là sự vận động về phía ánh sáng, về phía tốt đẹp. Nhà thơ không chỉ dừng lại ở cái chết mà bao giờ cũng hướng tới một kết thúc tích cực: cái chết được phục sinh. Đây là điều đặc biệt nhất quán và xuyên suốt ý niệm bóng tối. Tác giả cảm nhận được những chuyển động sinh hóa không cùng trong phần âm của sự sống – đó là lẽ huyền nhiệm trong nhịp luân hồi của mất còn sinh tử. Sự phục sinh có thể được hình dung trên hai cấp độ: sự sống được tiến triển và cái chết được sống lại, sự vận động từ bóng tối đến ánh sáng.

Nguồn Văn nghệ

 

Từ khóa
Chia sẻ

Tin khác

0 bình luận

Bình luận

Email sẽ không được công khai trên trang.
Điền đầy đủ các thông tin có *