Thời sự văn học nghệ thuật

9/6
9:35 AM 2017

SỨC VÓC TÂY SƠN LỪNG LỮNG TRONG TRUYỆN NGẮN NGỌC TOÀN

Tham luận bàn tròn văn học ngày 10-6-2017 tại Hội Nhà Văn TP.HCM nhân ra mắt tập truyện ngắn “Người quản tượng của vua Quang Trung”

     Các truyện ngắn trong tập tinh tuyển Người quản tượng của vua Quang Trung (NXB Kim Đồng 2017) đều lấy đề tài từ các cuộc kháng chiến chống xâm lăng của dân tộc ta. Có truyện từ thời An Dương Vương xây thành Cổ Loa đầy màu sắc huyền thoại nhưng cũng đầy đủ chứng cứ lịch sử. Có truyện viết về tướng Nguyên Mông Thoát Hoan chui khỏi ống đồng từ chiến trận Việt Nam để rồi “…cởi trần, đi đất, tự trói tay…vào triều kiến Hốt Tất Liệt…” tìm cách “sửa sai” chuyện đại bại… Trong 8 truyện của tinh tuyển này thì có đến 5 truyệt viết về thời Tây Sơn; từ cao trào dẹp Xiêm, đuổi Thanh tới thoái trào mất ngai vàng vào tay nhà Nguyễn…ở trào nào, cao hay thoái tác giả cũng có cách giúp bạn đọc thiếu nhi của mình nhìn thấy sức mạnh của nhà Tây Sơn.

     Đó là sức mạnh từ bệ phóng tâm linh, bệ phóng lịch sử được kể trong truyện Lũng voi. Từ bệ phóng này một cậu bé đã chết khi “ Quân lính Tàu đá túi bụi vào hai ông cháu, cả hai đều tắt thở. Chúng kéo họ vứt vào vệ đường bên gốc sộp. Qua hôm sau mối xông thành hai ngôi mộ” vậy mà chì ít ngày sau “sáng mùng 8 tháng Giêng” nhưng kẻ thủ ác tìm đến gốc sộp thì “chúng bắt gặp ông già vót tre làm bẫy thú và đứa cháu chơi quay”. Và chính câu bé mới tái sinh kia đưa lũ giặc vào thế trận voi rừng, những con voi hoang dã, đội quân của thiên nhiên huyền bí “…xông tới cuốn từng tên giặc quang lên trời rồi giơ cặp ngà ra đỡ những cái xác quay cuồng trong không khí. Bọn voi cái làm nhiệm vụ cuối cùng là đạp lên những tên sống sót. Tiếng voi gầm vang lên xao động khắp núi rừng vốn yên tĩnh từ hằng ngàn năm trước”. Dưới ngòi bút Ngọc Toàn, lịch sử ngàn năm cũng được xung trận như thế. Và cậu bé thời Tây Sơn, lại kéo dài lịch sử để chính em, vào những ngày chúng ta đang sống đây, vẫn đợi ông nhà văn chạy Honda ở gốc sộp năm nào, đợi mọi người để được “… chạy trước những người qua đường…Chạy trước xe đạp. xe máy, đôi khi cả ô tô” cùng dỡn chơi, thụ hưởng những ngày thái bình.

       Sức mạnh Tây Sơn là sức mạnh của trí tuệ Việt Nam. Trong truyện “Ông chéo ngà bà rách tai” tràn đầy tinh thần lạc quan, tác giả khéo vào truyện bằng một trận đánh trí tuệ trong một trường học đường rừng; ông giáo già họ Đặng dồn kẻ đối thoại với mình tướng giặc mãn Thanh Hứa Thế Hanh vào thế bí trong tranh luận để rồi, ông thầy ung rung vuốt rầu cười diễu kẻ đang tự thị về Tôn Tẫn Binh Pháp của mình: “Tôn tử nói biết mình biết người trăm trận trăm thắng, biết mình không biết người, một được một thua. Không biết mình không biết người trăm đánh trăm thua. Các ông không biết gì về chúng tôi nên từ thời Ngũ Đại Thập Quốc lần nào sang đánh Đại Việt cũng đều thất trận” và rồi như một “liên hoàn cước” cuối truyện lại là một trận địa chiến tất thằng thuộc về chính nghĩa “ Chưa đầy nửa khắc sau, từ trong rừng ầm ầm tiếng chân voi… con voi đực với cặp ngà chéo nhau và con voi cái với cái tái rách xuất hiện. Chúng vừa đi vừa múa cái côn sắt dài trên một sải tay. Bọn ngựa Mãn Thanh hí lên chạy trốn, quân lính  không làm thế nào cản trở nổi. Con ngựa hồng rất đep của Hứa Thế Hanh bị cột vào gốc mơ, cố giật dây cương vùng chạy. Nó vừa giơ hai vó trước thì lên thì gục xuông chết”. Đứt ruột chết vì sợ hãi!

       Quân Tây Sơn trong truyện của Ngọc Toàn đã là hùng binh, nhưng còn là ái binh nửa là đội quân của những người thân thiết, thân ái với đồng đội bên mình với nhân dân và thiên nhiên quanh mình. Ngọc Toàn it khi để Nguyện Huệ xuất hiện trong 5 truyện viết về thời Tây Sơn của mình, và trong những lần xuất hiên hiếm hoi này, Ngọc Toàn để ông xuất hiện nhằm kết thân, xe duyên cặp đôi Bùi Thị Xuân – Trần Quang Diệu, hơn thế tác giả còn để Nguyễn Huệ thể hiện tình thương với một tượng binh của mình. Nghe một quản tượng lên tiếng: “Anh Hai nện cho nó một vài búa vào đầu, để cho nó đói vài ngày xem nó còn bướng bỉnh nữa hay không” Nguyễn Huệ đưa tay cản và nói: “Giống vật cũng như con người. Lấy nhân nghĩa mà trị thì người ta quy phục. Đó là vương đạo. Lấy bạo quyền mà trấn áp thì người ta sợ nhưng giấu mầm phản kháng bên trong. Đó là bá đạo. Ngựa hay thường bất kham. Các người hãy yêu thương con voi này, hãy chăm sóc nó, biết đâu nó không phải con voi hay khi xung trận” (Hai vị tướng trẻ tr.116). Chính với dụng công vẽ cho ra chất ái binh trong đội hùng binh Tây Sơn. Ngọc Toàn đã kết thúc thiên truyện viết về chiến trang của mình – Hai vị tướng trẻ   bằng cảnh lồng ghép hài hòa việc nhà trong việc nước, để phu tướng gặp phu nhân! Người chồng chiến binh  khi ấy lên tiếng: “ Ta sợ phu nhân rút quân theo lệnh của hoàng thượng mà không phòng bị, nhỡ bị giặc Ánh đuổi theo  sau. Không ngờ phu nhân mưu trí song toàn, đánh cho giặc không còn mảnh giáp. Ta hành quân từ Phú Xuân vào đây tưởng được tiếp ứng, hóa ra được mừng chiến thắng của phu nhân”.

     Một cặp đôi chổng vợ tướng quân, một đạo binh thầy trò đồng ngũ, một đất nước nước con người rủ con vật, người sống và người chết, hiện tại với qua khứ, vật chất bên tinh thần …cùng  đánh giặc ngoại xâm. Đấy là thế trận nhân dân mà Ngọc Toàn  dựng được trong 5 truyện ngắn viết về thời Tây Sơn trong tập truyện Người quản tượng của vua Quang Trung. Trong truyện sức vóc Tây Sơn hiện ra lừng lững. Để có một ẩn dụ nghệ thuật về sức vóc này, trong mỗi truyện viết về thời Tây Sơn đều lừng lững một ông voi chiến, ông Ầm, ông Chéo Ngà và cả bà voi nữa bà Rách Tai…Hình tượng voi chiến trong truyện ngắn Ngọc Toàn như một biểu tượng, ám tượng, như một logo của thời “Công chúa Ngọc Hân mê Nguyễn Huệ / vì say sự nghiệp khách anh hùng…”. Riêng các tượng binh trong truyện cũng đủ lấp đầy một đề tài khoa học! Hẹn một dịp khác sẽ bàn về đề tài này!

                                                                                          7-6-2017

                                                                Trần Quốc Toàn

 

 

 

Từ khóa
Chia sẻ

Tin khác

0 bình luận

Bình luận

Email sẽ không được công khai trên trang.
Điền đầy đủ các thông tin có *