Thu về trên tóc/ Đông đọng trong hồn/ Nhổ được tóc bạc/ Nhổ chăng nỗi buồn? (Hỏi mình - Phạm Đức)
Gửi thư    Bản in

Cần có bảo tàng đường Hồ Chí Minh trên biển

Nhà văn Đình Kính - 02-11-2011 10:08:56 AM

VanVN.Net - Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta, để trực tiếp chi viện vũ khí, trang bị và nhân lực cho cách mạng miền Nam, cùng với con đường vận tải dọc Trường Sơn, chúng ta còn có một con đường khác, mang tên chủ tịch Hồ Chí Minh, ấy là con đường vận chuyển chiến lược trên biển Đông. Cuối năm 1961 đến năm 1975, đã có hàng trăm “tàu không số” vượt biển, đưa được nhiều cán bộ, chiến sỹ, chở hàng chục ngàn tấn vũ khí cung cấp kịp thời và có hiệu quả cho quân dân ta ở Nam Bộ, khu 6, khu 5 và nhiều địa phương khác, những nơi mà vận chuyển bằng đường bộ khó lòng vươn tới, góp phần to lớn vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta, để trực tiếp chi viện vũ khí, trang bị và nhân lực cho cách mạng miền Nam, cùng với con đường vận tải dọc Trường Sơn, chúng ta còn có một con đường khác, mang tên chủ tịch Hồ Chí Minh, ấy là con đường vận chuyển chiến lược trên biển Đông. Cuối năm 1961 đến năm 1975, đã có hàng trăm “tàu không số” vượt biển, đưa được nhiều cán bộ, chiến sỹ, chở hàng chục ngàn tấn vũ khí cung cấp kịp thời và có hiệu quả cho quân dân ta ở Nam Bộ, khu 6, khu 5 và nhiều địa phương khác, những nơi mà vận chuyển bằng đường bộ khó lòng vươn tới, góp phần to lớn vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc.

 Vận chuyển vũ khí vào chiến trường bằng đường biển trong những năm chiến tranh khốc liệt và đưa được vũ khí đó đến tay người chiến sỹ đang chiến đấu là công việc hết sức khó khăn, vô cùng gian truân và nhiều hy sinh. Thiên nhiên khắc bạc, biển cả mênh mông, sóng to gió lớn; kẻ thù nham hiểm lắm mưu nhiều kế, trang bị hiện đại, phong tỏa, càn quyét nhiều thủ đoạn… Song với tinh thần quả cảm, táo bạo, mưu trí và sáng tạo, những người làm nên huyền thoại Đường Hồ Chí Minh trên biển đã lập nhiều chiến công đặc biệt suất sắc.

Đường Hồ Chí Minh trên biển

Con đường chiến lược vận tải vũ khí từ hậu phương vào tiền tuyến trong những năm chiến tranh trên biển Động là sự độc đáo của chiến tranh nhân dân, là kỳ tích có một không hai trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Con đương ấy là biểu tượng của lòng yêu nước, là biểu tượng của ý chí độc lập và thống nhất tổ quốc; là tượng đài của đức hy sinh, lòng quả cảm, là kỳ quan của sự mưu trí, sáng tạo… Không chỉ hệ thống đường Hồ Chí Minh trên biển là huyền thoại, mà mỗi chuyến đi, mỗi lần tiếp nhận vũ khí từ miền Bắc vào và đưa vũ khí đó đến tay người lính ở mặt trận là một huyền thoại…. Ra đi là quyết tử, ra đi là xác định không có ngày trở về… Trong lịch sử hàng hải quốc tế sẽ không bao giờ có chuyên rằng, những con tàu chỉ lựa  lúc sóng to gió lớn, lựa lúc bão về để ra khơi… Nhưng những con “tàu không số” đã thực hiện như vậy… Và điều cơ bản là những con người trên con tàu đó đã khôn khéo vượt qua bão tố để đưa được vũ khí tới nơi cần đến.

Kể sao hết những câu chuyện cảm động, sự mưu mẹo và gan dạ mang tính thần thoại, từ hai đâu bến đến các chiến sỹ đi trên “tàu không số”. Thời đó người ta giành cái chết, nhừơng đồng đội sự sống. Bây giờ kể lại, chắc gì người đời đã tin!

Con đường vận chuyển vũ khí trên biển trong những năm chống Mỹ hình thành từ kinh nghiệm của những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hồi ấy, đã từng có những con tàu chở vũ khí từ Thái Lan, Căn Pu chia về để Nam bộ kháng chiến. Và giữa cuộc kháng chiến đã có nhiều con tàu chở vũ khí từ Trung bộ vào cực Nam trung bộ, từ trung bộ vào khu 6…

 Do vậy để giữ lấy dấu tích, dấu ấn và như một tổng hợp nhiều mặt về con đường đó, nhằm ghi nhận một giai đoạn oanh liệt trong lich sử chiến tranh vệ quốc, đồng thời là địa chỉ giáo dục thế hệ sau này về truyền thống đánh giặc của thế hệ trước, rất cần một bảo tàng đường Hồ Chí Minh trên biển. Bảo tàng không nhất thiết phải lớn, mang tính phô trương hình thức, mà bảo tàng ấy cũng gọn nhẹ, nhưng hiệu suất cao, hiệu quả lớn như chính con đường vận chuyển vũ khí trên biển đông những năm chiến tranh.

Lên đầu trang

Tiêu đề

Hiện tại không có bình luận nào.

Viết bình luận của bạn


Các tin mới hơn