VanVN.Net - Cách đây mười đến mười lăm năm, những cảnh báo về nạn ùn tắc giao thông đã được đưa ra, khi sự tăng trưởng và quá trình đô thị hóa không kết hợp hài hòa với sự phát triển của cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông. Nhưng những cảnh báo ấy đã không được coi trọng, dẫn tới việc diện tích dành cho giao thông động và tĩnh ở các thành phố lớn chỉ bằng 1/4 đến 1/6 so với nhu cầu và thua xa các đô thị lớn trên thế giới. Đã thế, nguyên tắc quy hoạch lòng chảo, có nghĩa là xây nhà thấp tầng ở trung tâm, các nhà cao tầng chỉ được xây dựng ở ngoại vi, để tránh ùn tắc, đã không được thực hiện nghiêm nhặt. Một số dự án dành cho bãi đỗ xe hiếm hoi cũng không được triển khai, nhiều địa điểm đã biến thành những khu nhà ở, văn phòng cao tầng.
Và ùn tắc giao thông đã diễn ra - ngày càng nghiêm trọng, là một hệ quả tất yếu. Lỗi này do ai? Do các nhà quy hoạch, các cơ quan chức năng và các nhà quản lý - đặc biệt là Bộ Giao thông Vận tải. Thế nhưng tất cả các cơ quan này và những người đứng đầu các cơ quan này chưa có ai đứng ra nhận trách nhiệm và tích cực tìm cách sửa chữa. Đã thế họ lại đổ trách nhiệm cho người dân - thói quen của không ít cơ quan công quyền hiện nay: Nào là ùn tắc do người tham gia giao thông vi phạm luật lệ, là không có văn hóa giao thông… Xin thưa, những hiện tượng này là đáng phê phán nhưng nó không phải là nguyên nhân chính gây nên nạn ùn tắc giao thông mà chỉ là tác nhân làm trầm trọng thêm hiện trạng này mà thôi. Bởi nguyên nhân chính ai cũng biết: đường ít, đường hẹp, đường xấu mà phương tiện nhiều thì chắc chắn là kẹt xe. Điều này lý giải tại sao vẫn những con đường ấy, những con người ấy mà vào dịp Tết khi lao động ngoại tỉnh về quê ăn tết thì đường thông thoáng và hầu như không có lỗi vi phạm luật lệ giao thông nào.
Đâu là giải pháp đúng và không bị... ngược ???
Những người không làm hết trách nhiệm với dân, với nước không chỉ đổ trách nhiệm lên đầu người dân, mà còn bắt họ phải chịu hậu quả, chịu thua thiệt. Thu nhập của những người dân nước ta còn thấp, mà ô tô, xe máy ở nước ta đắt gấp 2-3 lần so với thế giới và các nước trong khu vực, bởi phải chịu quá nhiều loại thuế và phí. Đã thế sắp tới đây, với sự sốt sắng của Bộ Giao thông - Vận tải, người tham gia giao thông còn phải chịu thêm các loại phí: phí bảo trì đường bộ, phí lưu hành và phí đi vào trung tâm trong giờ cao điểm… mà phí nào cũng cao, cũng nặng. Những người có sáng kiến đưa ra các loại phí này chẳng mất gì, bởi họ đã có xe công (mà xe công lại có đặc quyền là không phải chịu phí vào khu trung tâm!).
Rồi giải pháp thay đổi giờ học, giờ làm, cấm dừng đỗ xe tại 262 tuyến phố ở Hà Nội… Tất cả những biện pháp này hiệu quả rất thấp, nhưng gây xáo trộn lớn tới đời sống của hàng triệu người dân.
Đừng đánh tráo khái niệm, đừng đổ thừa trách nhiệm cho người dân, đừng tiếp tục ban hành những giải pháp ngược như vừa qua, mà cần năng động hơn nữa trong việc tìm cách cải thiện hạ tầng giao thông, làm thêm đường, thêm điểm đỗ xe, nâng cao năng lực quản lý… mới có thể khắc phục được nạn ùn tắc giao thông, một vấn nạn nhức nhối ở các đô thị lớn.
VanVN.Net - Cách đây mười đến mười lăm năm, những cảnh báo về nạn ùn tắc giao thông đã được đưa ra, khi sự tăng trưởng và quá trình đô thị hóa không kết hợp hài hòa với sự phát triển của cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông. Nhưng những cảnh báo ấy đã không được coi trọng, dẫn tới việc diện tích dành cho giao thông động và tĩnh ở các thành phố lớn chỉ bằng 1/4 đến 1/6 so với nhu cầu và thua xa các đô thị lớn trên thế giới. Đã thế, nguyên tắc quy hoạch lòng chảo, có nghĩa là xây nhà thấp tầng ở trung tâm, các nhà cao tầng chỉ được xây dựng ở ngoại vi, để tránh ùn tắc, đã không được thực hiện nghiêm nhặt. Một số dự án dành cho bãi đỗ xe hiếm hoi cũng không được triển khai, nhiều địa điểm đã biến thành những khu nhà ở, văn phòng cao tầng.
Và ùn tắc giao thông đã diễn ra - ngày càng nghiêm trọng, là một hệ quả tất yếu. Lỗi này do ai? Do các nhà quy hoạch, các cơ quan chức năng và các nhà quản lý - đặc biệt là Bộ Giao thông Vận tải. Thế nhưng tất cả các cơ quan này và những người đứng đầu các cơ quan này chưa có ai đứng ra nhận trách nhiệm và tích cực tìm cách sửa chữa. Đã thế họ lại đổ trách nhiệm cho người dân - thói quen của không ít cơ quan công quyền hiện nay: Nào là ùn tắc do người tham gia giao thông vi phạm luật lệ, là không có văn hóa giao thông… Xin thưa, những hiện tượng này là đáng phê phán nhưng nó không phải là nguyên nhân chính gây nên nạn ùn tắc giao thông mà chỉ là tác nhân làm trầm trọng thêm hiện trạng này mà thôi. Bởi nguyên nhân chính ai cũng biết: đường ít, đường hẹp, đường xấu mà phương tiện nhiều thì chắc chắn là kẹt xe. Điều này lý giải tại sao vẫn những con đường ấy, những con người ấy mà vào dịp Tết khi lao động ngoại tỉnh về quê ăn tết thì đường thông thoáng và hầu như không có lỗi vi phạm luật lệ giao thông nào.
Đâu là giải pháp đúng và không bị... ngược ???
Những người không làm hết trách nhiệm với dân, với nước không chỉ đổ trách nhiệm lên đầu người dân, mà còn bắt họ phải chịu hậu quả, chịu thua thiệt. Thu nhập của những người dân nước ta còn thấp, mà ô tô, xe máy ở nước ta đắt gấp 2-3 lần so với thế giới và các nước trong khu vực, bởi phải chịu quá nhiều loại thuế và phí. Đã thế sắp tới đây, với sự sốt sắng của Bộ Giao thông - Vận tải, người tham gia giao thông còn phải chịu thêm các loại phí: phí bảo trì đường bộ, phí lưu hành và phí đi vào trung tâm trong giờ cao điểm… mà phí nào cũng cao, cũng nặng. Những người có sáng kiến đưa ra các loại phí này chẳng mất gì, bởi họ đã có xe công (mà xe công lại có đặc quyền là không phải chịu phí vào khu trung tâm!).
Rồi giải pháp thay đổi giờ học, giờ làm, cấm dừng đỗ xe tại 262 tuyến phố ở Hà Nội… Tất cả những biện pháp này hiệu quả rất thấp, nhưng gây xáo trộn lớn tới đời sống của hàng triệu người dân.
Đừng đánh tráo khái niệm, đừng đổ thừa trách nhiệm cho người dân, đừng tiếp tục ban hành những giải pháp ngược như vừa qua, mà cần năng động hơn nữa trong việc tìm cách cải thiện hạ tầng giao thông, làm thêm đường, thêm điểm đỗ xe, nâng cao năng lực quản lý… mới có thể khắc phục được nạn ùn tắc giao thông, một vấn nạn nhức nhối ở các đô thị lớn.
VanVN.Net – Sáng 27/5/2012, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Lễ trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật và Danh hiệu Nghệ sỹ ưu tú đã được tổ chức trọng thể. Đến dự buổi Lễ có đồng chí ...
VanVN.Net - Mỗi nhà văn đều có một thế giới nhân vật riêng, với thói quen khai thác nhân vật theo một cách riêng. Theo đó, nhân vật có thể là thật hoặc hư cấu, nhưng thường đều dựa trên những ...
VanVN.Net - Từ xưa đến nay, bài thơ viết ngắn nhất là bài thơ chỉ có một câu. Kỷ lục vẫn thuộc về R. Tagore (nhà thơ ấn Độ, người đã đoạt giải Nô-ben văn chương cách nay trên 30 năm). ...
VanVN.Net – Sáng 5/6/2012, trong buổi làm việc đầu tiên tại Hội Nhà văn Việt Nam, những vấn đề của thơ ca đương đại Hoa Kỳ được các nhà văn, nhà thơ hai nước trao đổi, tranh luận rất sôi nổi ...
VanVN.Net - Từ một thí nghiệm vô nghĩa là gần đây người ta mong muốn gán cho văn hóa một sự quan trọng thái quá, nên chắc chắn thời nào văn hóa cũng được coi trọng.
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn