VanVN.Net - Thư từ là một công cụ quen thuộc để trao đổi thông tin, tình cảm. Nhưng với những người như Rabindranath Tagore, chúng được coi là một phần của di sản văn học. Dưới đây là câu chuyện về những bức thư nhà thơ gửi cho hai người phụ nữ gắn bó với cuộc đời ông...
Nhà thơ Rabindranath Tagore
Người thứ nhất là Victoria Ocampo - một quý bà người Argentina, còn người thứ hai là Mrinalini Devi - vợ nhà thơ. Tagore gắn bó sâu sắc với hai người phụ nữ này, dù trong thơ ông luôn thường trực nỗi cô đơn, lúc bảng lảng, lúc thê thiết.
Victoria, người phụ nữ ngoại quốc, xuất hiện trong đời Tagore một cách rất bất ngờ. Năm 1924, Rabindranath Tagore bất ngờ bị ốm trong chuyến hành trình đến Nam Mỹ và phải nghỉ lại ở Argentina. Ông làm khách trong hai tháng tại tư gia của Victoria Ocampo - một quý bà giàu có và là người hâm mộ cuồng nhiệt Tagore. Ocampo chuẩn bị cho nhà thơ cả một villa để ông nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Mối quan hệ của họ khá khác thường, vừa lãng mạn, thuần khiết, lại vừa như rất thực tế. Lúc bấy giờ Tagore 63 tuổi, góa vợ đã lâu. Còn Victoria Ocampo mới 34 tuổi, đã bỏ chồng.
Rabindranath và Victoria viết vô số thư cho nhau, bắt đầu từ năm 1924 khi họ đều đang ở thành phố Buenos Aires. Họ vẫn thỉnh thoảng thư từ cho đến tận khi nhà thơ qua đời vào năm 1941. Những bức thư vừa thể hiện sự ngại ngùng lại vừa bộc lộ sự mong mỏi giữa họ với nhau. Rabindranath gọi Victoria là ‘Vijaya' (tiếng Bengali, nghĩa là “chiến thắng”, Victoria trong tiếng Anh cũng có nghĩa là “chiến thắng”). Ông chỉ dạy cô từ tiếng Bengali duy nhất và quan trọng nhất, đó là “Bhalobasha”, nghĩa là “yêu”.
Trong những bức thư đầy ẩn ý, họ thể hiện sự cần có nhau dù họ không bao giờ gọi được đúng tên mối quan hệ của mình. Victoria thường xuyên viết thư vào quãng từ 3 đến 6h sáng, sau cả một đêm thao thức, còn Tagore cũng luôn bày tỏ nỗi cô đơn mà ông đang phải gánh chịu.
Dưới đây là một vài dòng trích trong những bức thư họ gửi cho nhau:
Victoria: “Ông có thể quên đi bầu trời Ấn Độ không, cả khi ông sẽ không có cơ hội nhìn thấy nó lần nào nữa… Hãy để em uống cạn nỗi đau của ông. Em không có gì để dâng hiến cả. Em chỉ biết mong mỏi làm chỗ nương tựa cho 'sự nghèo khó' của ông bằng cách chia sẻ nỗi đau với ông (ngày 20 - 21/11/1924).
Victoria: “Em đã trải qua cả cảm giác hạnh phúc lẫn đau khổ trong những ngày qua. Hạnh phúc bởi em thấy rất gần với ông; đau khổ bởi ông không quan tâm đến sự gần gũi của em” (khoảng tháng 12/1924).
Vậy còn cảm giác của Tagore thì sao?
Trong bức thư đầu tiên gửi Ocampo, nhà thơ viết: “Thật khó cho em để tưởng tượng được sự cô đơn khủng khiếp tôi đang phải gánh chịu” (14/11/1924).
Khi rời khỏi Argentina, Tagore viết thư giải thích lý do với Victoria và hứa sẽ tiếp tục giữ liên lạc với cô. Bức thư nào Tagore viết cho Victoria Ocampo cũng có giọng rất nhẹ nhàng, tình cảm.
Vậy còn những lá thư Tagore gửi cho vợ? Nhà thơ kết hôn năm 22 tuổi, khi vợ ông mới 10 tuổi. Mrinalini Devi (tên thời con gái là Bhabatarini) là con gái của một người làm công trong điền sản của gia đình Tagore. Sau khi thành hôn, Bhabatarini đã được đổi tên thành Mrinalini, được thuê gia sư dạy để nói tiếng Bengali chứ không phải giọng địa phương. Bà còn được học nữ công gia chánh và cách quản lý gia đình. Mrinalini còn được gửi đến trường để học tiếng Anh.
Nhưng trong tất cả những gì được học, Mrinalini giỏi nhất với vai trò làm mẹ của 5 đứa con. Bà cũng rất quan tâm đến người ăn kẻ ở. Mrinalini đặc biệt giỏi nấu nướng, kể cả những món ngoại quốc mà Rabindranath mang công thức về cho bà. Bản thân nhà thơ cũng thường xuyên vào bếp giúp vợ. Mrinalini yêu cầu phụ nữ phục vụ trong nhà mình phải biết ăn mặc đẹp, nhưng bà lại không để ý nhiều đến bề ngoài của mình. Một tối, khi được mọi người khuyến khích nên cởi khăn để hở tai, Mrinalini đã ngay lập tức che tai lại khi Tagore đột ngột xuất hiện.
Rabindranath viết một vài lá thư cho vợ trong khoảng từ năm 1890 đến lúc bà qua đời (1902). Nhưng ông viết gì cho bà? Phần lớn là hỏi han về công việc trong nhà: Hai đứa con Beli và Khoka ra sao; việc ở điền trang thế nào, tiền nong đủ trang trải cho các khoản chưa; 15 lít sữa vừa mua hôm qua có bị hỏng không… Nếu cá nhân hơn một chút, thì ông hỏi vợ xem bà có chịu đi bộ hay có thường xuyên đọc sách hay không. Thỉnh thoảng, ông tỏ ra cáu gắt khi vợ chậm trả lời thư của mình. Thỉnh thoảng, ông thể hiện nỗi nhớ nhà nhưng tình yêu dành cho các con thường làm lu mờ tình yêu dành cho vợ. Có một bức thư, Tagore kể lại một giấc mơ trong đó khá nồng nàn tình cảm với vợ: “Ta nhớ em và tự bảo với mình rằng, liệu ta có thể rời bỏ cơ thể mình để về bên em” (29/8/1890).
Mrinalini qua đời năm 1902. Bà luôn là người vợ chịu khó, người mẹ nhẫn nại và là bạn đồng hành biết hy sinh của Tagore, nhưng bà chưa bao giờ được coi là nàng thơ của ông.
VanVN.Net - Thư từ là một công cụ quen thuộc để trao đổi thông tin, tình cảm. Nhưng với những người như Rabindranath Tagore, chúng được coi là một phần của di sản văn học. Dưới đây là câu chuyện về những bức thư nhà thơ gửi cho hai người phụ nữ gắn bó với cuộc đời ông...
Nhà thơ Rabindranath Tagore
Người thứ nhất là Victoria Ocampo - một quý bà người Argentina, còn người thứ hai là Mrinalini Devi - vợ nhà thơ. Tagore gắn bó sâu sắc với hai người phụ nữ này, dù trong thơ ông luôn thường trực nỗi cô đơn, lúc bảng lảng, lúc thê thiết.
Victoria, người phụ nữ ngoại quốc, xuất hiện trong đời Tagore một cách rất bất ngờ. Năm 1924, Rabindranath Tagore bất ngờ bị ốm trong chuyến hành trình đến Nam Mỹ và phải nghỉ lại ở Argentina. Ông làm khách trong hai tháng tại tư gia của Victoria Ocampo - một quý bà giàu có và là người hâm mộ cuồng nhiệt Tagore. Ocampo chuẩn bị cho nhà thơ cả một villa để ông nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Mối quan hệ của họ khá khác thường, vừa lãng mạn, thuần khiết, lại vừa như rất thực tế. Lúc bấy giờ Tagore 63 tuổi, góa vợ đã lâu. Còn Victoria Ocampo mới 34 tuổi, đã bỏ chồng.
Rabindranath và Victoria viết vô số thư cho nhau, bắt đầu từ năm 1924 khi họ đều đang ở thành phố Buenos Aires. Họ vẫn thỉnh thoảng thư từ cho đến tận khi nhà thơ qua đời vào năm 1941. Những bức thư vừa thể hiện sự ngại ngùng lại vừa bộc lộ sự mong mỏi giữa họ với nhau. Rabindranath gọi Victoria là ‘Vijaya' (tiếng Bengali, nghĩa là “chiến thắng”, Victoria trong tiếng Anh cũng có nghĩa là “chiến thắng”). Ông chỉ dạy cô từ tiếng Bengali duy nhất và quan trọng nhất, đó là “Bhalobasha”, nghĩa là “yêu”.
Trong những bức thư đầy ẩn ý, họ thể hiện sự cần có nhau dù họ không bao giờ gọi được đúng tên mối quan hệ của mình. Victoria thường xuyên viết thư vào quãng từ 3 đến 6h sáng, sau cả một đêm thao thức, còn Tagore cũng luôn bày tỏ nỗi cô đơn mà ông đang phải gánh chịu.
Dưới đây là một vài dòng trích trong những bức thư họ gửi cho nhau:
Victoria: “Ông có thể quên đi bầu trời Ấn Độ không, cả khi ông sẽ không có cơ hội nhìn thấy nó lần nào nữa… Hãy để em uống cạn nỗi đau của ông. Em không có gì để dâng hiến cả. Em chỉ biết mong mỏi làm chỗ nương tựa cho 'sự nghèo khó' của ông bằng cách chia sẻ nỗi đau với ông (ngày 20 - 21/11/1924).
Victoria: “Em đã trải qua cả cảm giác hạnh phúc lẫn đau khổ trong những ngày qua. Hạnh phúc bởi em thấy rất gần với ông; đau khổ bởi ông không quan tâm đến sự gần gũi của em” (khoảng tháng 12/1924).
Vậy còn cảm giác của Tagore thì sao?
Trong bức thư đầu tiên gửi Ocampo, nhà thơ viết: “Thật khó cho em để tưởng tượng được sự cô đơn khủng khiếp tôi đang phải gánh chịu” (14/11/1924).
Khi rời khỏi Argentina, Tagore viết thư giải thích lý do với Victoria và hứa sẽ tiếp tục giữ liên lạc với cô. Bức thư nào Tagore viết cho Victoria Ocampo cũng có giọng rất nhẹ nhàng, tình cảm.
Vậy còn những lá thư Tagore gửi cho vợ? Nhà thơ kết hôn năm 22 tuổi, khi vợ ông mới 10 tuổi. Mrinalini Devi (tên thời con gái là Bhabatarini) là con gái của một người làm công trong điền sản của gia đình Tagore. Sau khi thành hôn, Bhabatarini đã được đổi tên thành Mrinalini, được thuê gia sư dạy để nói tiếng Bengali chứ không phải giọng địa phương. Bà còn được học nữ công gia chánh và cách quản lý gia đình. Mrinalini còn được gửi đến trường để học tiếng Anh.
Nhưng trong tất cả những gì được học, Mrinalini giỏi nhất với vai trò làm mẹ của 5 đứa con. Bà cũng rất quan tâm đến người ăn kẻ ở. Mrinalini đặc biệt giỏi nấu nướng, kể cả những món ngoại quốc mà Rabindranath mang công thức về cho bà. Bản thân nhà thơ cũng thường xuyên vào bếp giúp vợ. Mrinalini yêu cầu phụ nữ phục vụ trong nhà mình phải biết ăn mặc đẹp, nhưng bà lại không để ý nhiều đến bề ngoài của mình. Một tối, khi được mọi người khuyến khích nên cởi khăn để hở tai, Mrinalini đã ngay lập tức che tai lại khi Tagore đột ngột xuất hiện.
Rabindranath viết một vài lá thư cho vợ trong khoảng từ năm 1890 đến lúc bà qua đời (1902). Nhưng ông viết gì cho bà? Phần lớn là hỏi han về công việc trong nhà: Hai đứa con Beli và Khoka ra sao; việc ở điền trang thế nào, tiền nong đủ trang trải cho các khoản chưa; 15 lít sữa vừa mua hôm qua có bị hỏng không… Nếu cá nhân hơn một chút, thì ông hỏi vợ xem bà có chịu đi bộ hay có thường xuyên đọc sách hay không. Thỉnh thoảng, ông tỏ ra cáu gắt khi vợ chậm trả lời thư của mình. Thỉnh thoảng, ông thể hiện nỗi nhớ nhà nhưng tình yêu dành cho các con thường làm lu mờ tình yêu dành cho vợ. Có một bức thư, Tagore kể lại một giấc mơ trong đó khá nồng nàn tình cảm với vợ: “Ta nhớ em và tự bảo với mình rằng, liệu ta có thể rời bỏ cơ thể mình để về bên em” (29/8/1890).
Mrinalini qua đời năm 1902. Bà luôn là người vợ chịu khó, người mẹ nhẫn nại và là bạn đồng hành biết hy sinh của Tagore, nhưng bà chưa bao giờ được coi là nàng thơ của ông.
VanVN.Net - Sáng nay, 10/8/2011 tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm nửa thế kỷ thảm họa da cam gieo rắc trên đất nước ta. Đúng ...
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - NXB Dân Trí vừa cho ra mắt tập truyện ngắn Hoa mẫu đơn của tác giả Lê Toán. Đây là tập truyện giả tưởng - cũng là món quà thứ tư, tác giả dành tặng cho thiếu nhi, sau ...
Tiếp tục chương trình hoạt động của kỳ họp thứ 4 (Khóa VIII), hôm nay, ngày 7/8/2011, BCH Hội Nhà văn VN đã có chuyến đi thực tế tại trại sản xuất giống tu hài của công ty TNHH Đỗ Tờ ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn