VanVN.Net - Hai hội thảo về lễ hội đền Trần mà tranh luận chủ yếu quanh chuyện "phát ấn" vẫn chưa ngã ngũ. Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam thì cho biết, sẽ tập hợp các ý kiến khoa học cùng các phiếu xin ý kiến tại hội thảo để xác lập phương án và trình UBND tỉnh và Bộ VH, TT&DL phê duyệt…
Ngày 18/7, UBND TP Nam Định, Viện Văn hóa nghệ thuật (VHNT) Việt Nam, Sở VH, TT&DL Nam Định đã tổ chức Hội thảo khoa học mô hình tổ chức, quản lý lễ hội Đền Trần Nam Định năm 2012 nhằm tìm ra mô hình quản lý thích hợp, trình Bộ VH, TT&DL quyết định. Hội thảo đã thu hút rất đông đại biểu các ngành đến dự. Dự hội thảo, còn có đại diện nhiều địa phương ở Nam Định và dòng họ Trần Việt Nam.
Lâu nay, việc quản lý tổ chức lễ hội Đền Trần Nam Định còn những ý kiến trái chiều. Điều này phản ánh thực trạng công tác tổ chức và quản lý lễ hội còn nhiều bất cập, đòi hỏi phải có một phương thức quản lý thích hợp hơn. Đó là lý do Hội thảo khoa học mô hình tổ chức, quản lý lễ hội Đền Trần Nam Định năm 2012 do UBND TP Nam Định, Viện Văn hóa nghệ thuật (VHNT) Việt Nam, Sở VH, TT&DL Nam Định tổ chức tại TP Nam Định vào ngày 18/7, nhằm tìm ra mô hình quản lý thích hợp, trình Bộ VH, TT&DL quyết định. Hội thảo đã thu hút rất đông đại biểu các ngành đến dự. Dự hội thảo, còn có đại diện nhiều địa phương ở Nam Định và dòng họ Trần Việt Nam.
Trước khi hội thảo, Viện VHNT đã tiến hành điều tra xã hội về lễ hội. Theo đó, có 2 luồng ý kiến của báo giới phản ánh về lễ hội Đền Trần năm 2011: một cho rằng lễ hội Đền Trần là sai lệch lịch sử. Ý kiến khác vẫn khẳng định những giá trị văn hóa của lễ hội, nhưng phê phán những hạn chế của công tác tổ chức như về ANTT, giá cả dịch vụ vv...
2 phương án được đưa ra với sự phân tích cụ thể: Phương án không tổ chức phát ấn có ưu điểm là khắc phục các khuyết điểm của mùa lễ hội cũ, tránh được lộn xộn và nặng tính thương mại, nên chi phí sẽ thấp. Tuy nhiên, phương án này thu hút ít công chúng hơn và sẽ gặp phải sự phản đối của cộng đồng địa phương. Phương án này cũng thể hiện sự “thất bại” của tỉnh và các cơ quan hữu quan trước các vấn đề của đời sống văn hóa tâm linh, không đem lại hiệu quả về mặt quản lý phát triển chính sách văn hóa. Việc không phát ấn sẽ làm lễ hội trở nên mất sức thu hút, cơ hội quảng bá hình ảnh ở địa phương.
Phương án 2 là không phát ấn vào giờ Tý ngày 14 như thường lệ, mà phát vào ngày hôm sau và không lấy tiền; kéo dài thời gian và mở rộng địa điểm phát ấn 2 - 3 ngày trên cơ sở thực hiện tốt các hoạt động bảo vệ ANTT, vệ sinh môi trường, mỗi người chỉ được nhận 1- 2 chiếc ấn. Cách làm này cho phép kiểm soát được ANTT, thu hút công chúng và khoản công đức và cân bằng các lợi ích, tuy nhiên, tính thiêng bị can thiệp.
Quang cảnh buổi hội thảo
2 phương án này tiếp tục tạo nên sự bàn luận sôi nổi, với 16 tham luận và ý kiến. Hầu hết ý kiến của các đại diện ở Nam Định và dòng họ Trần đều không đồng ý với việc thay đổi giờ phát ấn, vì theo các cụ cao niên thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng, thì tổ tiên đã chọn giờ khắc linh thiêng trong 1 ngày, một năm mới để làm những việc trọng đại, do đó không nên thay đổi giờ khai ấn. Nhưng để khắc phục những hạn chế của các mùa lễ hội trước, nghi lễ rước ấn và khai ấn sẽ do nhân dân địa phương thực hiện. Nhà đền sẽ tăng số ấn để phát cho đến người cuối cùng và bổ sung phương án, duy trì tốt hơn công tác đảm bảo ANTT từ khi phát ấn đến lúc phát xong.
TS. Trần Mạnh Quảng, Chủ tịch Hội đồng Trần tộc Việt Nam, bày tỏ: quan niệm việc khai ấn không chỉ là việc linh thiêng, mà còn mang ý nghĩa lịch sử dựng nước và giữ nước, nên đổi giờ phát ấn là duy ý chí. Một đại diện ở Nam Định - ông Trần Đắc Thọ cũng cho rằng: Ngày giờ khai ấn là cầu phúc cho nhân dân, dòng họ, mang ý nghĩa tâm linh, là di sản văn hóa của một triều đại để lại cần được bảo tồn, do đó, chọn giờ khác là không nên. Nhưng cần mở thêm điểm phát ấn và tăng cường công tác an ninh.
Nguyên Thứ trưởng Bộ VH, TT&DL Trần Chiến Thắng cho rằng, chúng ta quá chú trọng lễ khai ấn và phát ấn, khiến lễ hội Đền Trần chỉ còn là lễ khai ấn, không chú ý vào tiền lễ và hậu lễ, là thiếu sót trong công tác chỉ đạo. Việc tổ chức lễ hội Đền Trần nên duy trì và thực hiện trong 3 ngày với các sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống. Lễ khai ấn cũng từ dân gian, nên phải để dân gian làm, nhưng Nhà nước cần chấn chỉnh để tránh mê tín dị đoan. Nên mở rộng không gian hành lễ, để nhân dân được cùng chứng kiến và tham gia, đúng với ý nghĩa của lễ hội dân gian.
Ý kiến của TS. Nguyễn Hồng Kiên (Viện Khảo cổ học) và TS. Nguyễn Xuân Diện (Viện Hán Nôm) đã khiến không khí của hội thảo nóng lên khi “nói có sách” với 2 dẫn chứng từ Đại Việt sử ký toàn thư, để khẳng định: Lịch sử không có lễ khai ấn nào như hiện vẫn nói, càng không dính dáng đến chiến công đánh thắng quân Nguyên Mông của nhà Trần.
TS. Nguyễn Xuân Diện nêu quan điểm: Hội thảo khoa học là phải căn cứ vào cứ liệu khoa học, nhưng lại chưa có tài liệu gì mới. Lễ hội là của dân gian, nên hãy trả về cho cộng đồng. Hãy để các cụ bô lão ở làng Lộc Vượng chay tịnh làm lễ và đóng 9 cái ấn, ban cho những đền xung quanh để “trừ tà sát quỉ” (theo quan niệm xưa) chứ không phải để thăng quan tiến chức.
GS. Kiều Thu Hoạch và ông Trần Lâm Biền đều cho rằng: Trước một vấn đề thuộc về lịch sử, cần được nghiên cứu và quan tâm trên nhiều chiều, không thể chỉ trên tư liệu thành văn và đã có. Khai ấn của triều đình, nhưng văn hóa của triều đình đã đi vào trong dân.
Ông Nguyễn Chí Bền, Viện trưởng Viện VHNT Việt Nam kết luận: Xác định lễ hội đền Trần là di sản văn hóa phi vật thể gắn với vương triều Trần, một vương triều đặc biệt trong lịch sử Việt Nam, nên sự tiếp cận và tiếp nhận phải từ ngành văn hóa học. Cái nhìn từ chính sử là cần thiết nhưng đó không phải là tất cả diện mạo đời sống văn hóa mấy trăm năm qua, phải coi lễ khai ấn và phát ấn như một di sản văn hóa phi vật thể,
Chủ trương của Bộ VH, TT&DL là tiếp tục lễ hội theo truyền thống. Tuy nhiên, lễ khai và phát ấn vào đêm tháng Giêng hàng năm đã bộc lộ một số thiếu sót trong quá trình thực hiện. Mô hình hiện tại không đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân và không vi phạm pháp luật. Nhưng việc khôi phục chưa đáp ứng yêu cầu bảo vệ di sản phi vật thể, mà chỉ làm được việc khai ấn và phát ấn, chưa trọn vẹn di sản của cộng đồng.
Viện VHNT Việt Nam sẽ tập hợp các ý kiến khoa học cùng các phiếu xin ý kiến tại hội thảo để xác lập phương án và trình UBND tỉnh và Bộ VH, TT&DL phê duyệt. Tới đây, Viện VHNT Việt Nam sẽ xuất bản kỷ yếu của 2 hội thảo 2009 và 2011, nhằm cung cấp cho bạn đọc đầy đủ những tranh luận khoa học cần thiết về lễ hội này.
(Nguồn CAND)
VanVN.Net - Hai hội thảo về lễ hội đền Trần mà tranh luận chủ yếu quanh chuyện "phát ấn" vẫn chưa ngã ngũ. Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam thì cho biết, sẽ tập hợp các ý kiến khoa học cùng các phiếu xin ý kiến tại hội thảo để xác lập phương án và trình UBND tỉnh và Bộ VH, TT&DL phê duyệt…
Ngày 18/7, UBND TP Nam Định, Viện Văn hóa nghệ thuật (VHNT) Việt Nam, Sở VH, TT&DL Nam Định đã tổ chức Hội thảo khoa học mô hình tổ chức, quản lý lễ hội Đền Trần Nam Định năm 2012 nhằm tìm ra mô hình quản lý thích hợp, trình Bộ VH, TT&DL quyết định. Hội thảo đã thu hút rất đông đại biểu các ngành đến dự. Dự hội thảo, còn có đại diện nhiều địa phương ở Nam Định và dòng họ Trần Việt Nam.
Lâu nay, việc quản lý tổ chức lễ hội Đền Trần Nam Định còn những ý kiến trái chiều. Điều này phản ánh thực trạng công tác tổ chức và quản lý lễ hội còn nhiều bất cập, đòi hỏi phải có một phương thức quản lý thích hợp hơn. Đó là lý do Hội thảo khoa học mô hình tổ chức, quản lý lễ hội Đền Trần Nam Định năm 2012 do UBND TP Nam Định, Viện Văn hóa nghệ thuật (VHNT) Việt Nam, Sở VH, TT&DL Nam Định tổ chức tại TP Nam Định vào ngày 18/7, nhằm tìm ra mô hình quản lý thích hợp, trình Bộ VH, TT&DL quyết định. Hội thảo đã thu hút rất đông đại biểu các ngành đến dự. Dự hội thảo, còn có đại diện nhiều địa phương ở Nam Định và dòng họ Trần Việt Nam.
Trước khi hội thảo, Viện VHNT đã tiến hành điều tra xã hội về lễ hội. Theo đó, có 2 luồng ý kiến của báo giới phản ánh về lễ hội Đền Trần năm 2011: một cho rằng lễ hội Đền Trần là sai lệch lịch sử. Ý kiến khác vẫn khẳng định những giá trị văn hóa của lễ hội, nhưng phê phán những hạn chế của công tác tổ chức như về ANTT, giá cả dịch vụ vv...
2 phương án được đưa ra với sự phân tích cụ thể: Phương án không tổ chức phát ấn có ưu điểm là khắc phục các khuyết điểm của mùa lễ hội cũ, tránh được lộn xộn và nặng tính thương mại, nên chi phí sẽ thấp. Tuy nhiên, phương án này thu hút ít công chúng hơn và sẽ gặp phải sự phản đối của cộng đồng địa phương. Phương án này cũng thể hiện sự “thất bại” của tỉnh và các cơ quan hữu quan trước các vấn đề của đời sống văn hóa tâm linh, không đem lại hiệu quả về mặt quản lý phát triển chính sách văn hóa. Việc không phát ấn sẽ làm lễ hội trở nên mất sức thu hút, cơ hội quảng bá hình ảnh ở địa phương.
Phương án 2 là không phát ấn vào giờ Tý ngày 14 như thường lệ, mà phát vào ngày hôm sau và không lấy tiền; kéo dài thời gian và mở rộng địa điểm phát ấn 2 - 3 ngày trên cơ sở thực hiện tốt các hoạt động bảo vệ ANTT, vệ sinh môi trường, mỗi người chỉ được nhận 1- 2 chiếc ấn. Cách làm này cho phép kiểm soát được ANTT, thu hút công chúng và khoản công đức và cân bằng các lợi ích, tuy nhiên, tính thiêng bị can thiệp.
Quang cảnh buổi hội thảo
2 phương án này tiếp tục tạo nên sự bàn luận sôi nổi, với 16 tham luận và ý kiến. Hầu hết ý kiến của các đại diện ở Nam Định và dòng họ Trần đều không đồng ý với việc thay đổi giờ phát ấn, vì theo các cụ cao niên thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng, thì tổ tiên đã chọn giờ khắc linh thiêng trong 1 ngày, một năm mới để làm những việc trọng đại, do đó không nên thay đổi giờ khai ấn. Nhưng để khắc phục những hạn chế của các mùa lễ hội trước, nghi lễ rước ấn và khai ấn sẽ do nhân dân địa phương thực hiện. Nhà đền sẽ tăng số ấn để phát cho đến người cuối cùng và bổ sung phương án, duy trì tốt hơn công tác đảm bảo ANTT từ khi phát ấn đến lúc phát xong.
TS. Trần Mạnh Quảng, Chủ tịch Hội đồng Trần tộc Việt Nam, bày tỏ: quan niệm việc khai ấn không chỉ là việc linh thiêng, mà còn mang ý nghĩa lịch sử dựng nước và giữ nước, nên đổi giờ phát ấn là duy ý chí. Một đại diện ở Nam Định - ông Trần Đắc Thọ cũng cho rằng: Ngày giờ khai ấn là cầu phúc cho nhân dân, dòng họ, mang ý nghĩa tâm linh, là di sản văn hóa của một triều đại để lại cần được bảo tồn, do đó, chọn giờ khác là không nên. Nhưng cần mở thêm điểm phát ấn và tăng cường công tác an ninh.
Nguyên Thứ trưởng Bộ VH, TT&DL Trần Chiến Thắng cho rằng, chúng ta quá chú trọng lễ khai ấn và phát ấn, khiến lễ hội Đền Trần chỉ còn là lễ khai ấn, không chú ý vào tiền lễ và hậu lễ, là thiếu sót trong công tác chỉ đạo. Việc tổ chức lễ hội Đền Trần nên duy trì và thực hiện trong 3 ngày với các sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống. Lễ khai ấn cũng từ dân gian, nên phải để dân gian làm, nhưng Nhà nước cần chấn chỉnh để tránh mê tín dị đoan. Nên mở rộng không gian hành lễ, để nhân dân được cùng chứng kiến và tham gia, đúng với ý nghĩa của lễ hội dân gian.
Ý kiến của TS. Nguyễn Hồng Kiên (Viện Khảo cổ học) và TS. Nguyễn Xuân Diện (Viện Hán Nôm) đã khiến không khí của hội thảo nóng lên khi “nói có sách” với 2 dẫn chứng từ Đại Việt sử ký toàn thư, để khẳng định: Lịch sử không có lễ khai ấn nào như hiện vẫn nói, càng không dính dáng đến chiến công đánh thắng quân Nguyên Mông của nhà Trần.
TS. Nguyễn Xuân Diện nêu quan điểm: Hội thảo khoa học là phải căn cứ vào cứ liệu khoa học, nhưng lại chưa có tài liệu gì mới. Lễ hội là của dân gian, nên hãy trả về cho cộng đồng. Hãy để các cụ bô lão ở làng Lộc Vượng chay tịnh làm lễ và đóng 9 cái ấn, ban cho những đền xung quanh để “trừ tà sát quỉ” (theo quan niệm xưa) chứ không phải để thăng quan tiến chức.
GS. Kiều Thu Hoạch và ông Trần Lâm Biền đều cho rằng: Trước một vấn đề thuộc về lịch sử, cần được nghiên cứu và quan tâm trên nhiều chiều, không thể chỉ trên tư liệu thành văn và đã có. Khai ấn của triều đình, nhưng văn hóa của triều đình đã đi vào trong dân.
Ông Nguyễn Chí Bền, Viện trưởng Viện VHNT Việt Nam kết luận: Xác định lễ hội đền Trần là di sản văn hóa phi vật thể gắn với vương triều Trần, một vương triều đặc biệt trong lịch sử Việt Nam, nên sự tiếp cận và tiếp nhận phải từ ngành văn hóa học. Cái nhìn từ chính sử là cần thiết nhưng đó không phải là tất cả diện mạo đời sống văn hóa mấy trăm năm qua, phải coi lễ khai ấn và phát ấn như một di sản văn hóa phi vật thể,
Chủ trương của Bộ VH, TT&DL là tiếp tục lễ hội theo truyền thống. Tuy nhiên, lễ khai và phát ấn vào đêm tháng Giêng hàng năm đã bộc lộ một số thiếu sót trong quá trình thực hiện. Mô hình hiện tại không đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân và không vi phạm pháp luật. Nhưng việc khôi phục chưa đáp ứng yêu cầu bảo vệ di sản phi vật thể, mà chỉ làm được việc khai ấn và phát ấn, chưa trọn vẹn di sản của cộng đồng.
Viện VHNT Việt Nam sẽ tập hợp các ý kiến khoa học cùng các phiếu xin ý kiến tại hội thảo để xác lập phương án và trình UBND tỉnh và Bộ VH, TT&DL phê duyệt. Tới đây, Viện VHNT Việt Nam sẽ xuất bản kỷ yếu của 2 hội thảo 2009 và 2011, nhằm cung cấp cho bạn đọc đầy đủ những tranh luận khoa học cần thiết về lễ hội này.
(Nguồn CAND)
VanVN.Net - Chiều nay, 22 – 7 – 2011, Hội Nhà văn Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động cho nhà văn Sơn Tùng do Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Nhà thơ, nhà báo, đạo diễn, nhà biên kịch Nguyễn Xuân Hồng sinh ra, lớn lên và gắn bó cả một đời lao động sáng tạo với quê hương Bắc Giang. Nhưng những tác phẩm thơ, sân khấu, điện ...
VanVN.Net - Nhận lời mời của Hội Nhà văn Trung Quốc, thực hiện chương trình hợp tác giữa Bộ Văn hóa hai nước Việt Nam và Trung Quốc; đoàn nhà văn Việt Nam do nhà văn Nguyễn Trí Huân - Phó chủ tịch ...
VanVN.Net - (Trích phát biểu của ông Nguyễn Văn Đức, Thứ trưởng thường trực Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại Diễn đàn Kinh tế Biển Việt Nam 2011 - Nha Trang ngày 08 tháng 6 năm 2011)…
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn