Chế Lan Viên: Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước/ Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà/ Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc/ Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa (…) Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây/ Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?/ Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ/ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?
Gửi thư    Bản in

Nghệ sỹ nơi đầu sóng

Đoàn Phúc Thịnh - 12-07-2011 03:10:56 PM

VanVN.Net - Tham gia Đoàn công tác của Tổng cục Chính trị ra thăm và làm việc tại quần đảo Trường Sa tháng 4 vừa qua, Đoàn Nghệ thuật Quân khu 2 cử 11 cán bộ, diễn viên biểu diễn phục vụ cán bộ, chiến sỹ. Xuất phát từ Cam Ranh, Khánh Hòa, sau nửa tháng, vượt qua gần 1.000 hải lý, các nghệ sỹ đã đến và biểu diễn tại 17 điểm đảo...

Đến với Trường Sa - Tổ quốc nơi đầu sóng, từ lâu luôn là mơ ước của nhiều người. Dù đã được chuẩn bị từ trước nhưng nhiều người, nhất là chị em vẫn bị say sóng, nằm bẹp trên giường, thậm chí có trường hợp phải truyền nước để bảo đảm sức khỏe. Việc lên đảo cũng không mấy dễ dàng. Chỉ ở đảo Trường Sa lớn và một vài đảo nổi là tàu HQ996 có thể cập vào tận cầu cảng, còn các đảo khác, nhất là các đảo chìm thì tàu phải neo ngoài thềm san hô cách đảo vài trăm đến hàng nghìn mét, thả 2 ca nô kéo xuồng có sức chở 25 người/xuồng/chuyến đưa người lên đảo. Nhiều khi sóng, gió, mưa lớn nên việc di chuyển rất khó khăn. Các đảo nổi có diện tích khá rộng nên tất cả diễn viên đều có thể lên biểu diễn, nhưng tại các đảo chìm thì phải chia nhỏ để đến từng điểm đảo.

Trước khi lên từng điểm, các nghệ sỹ phải chuẩn bị phục trang, đạo cụ, tăng âm, loa và những vật dụng cần thiết cho vào túi nylon hoặc gói kín lại để tránh bị ướt. Vì cùng lên nhiều điểm đảo nên một số diễn viên phải mang theo đạo cụ, vừa hát, đánh đàn, múa... Thời gian biểu diễn trên đảo ngắn, thường chỉ tranh thủ trong khi đoàn công tác làm việc với chỉ huy đảo và các bộ phận liên quan, vì thế anh chị em diễn viên phải khẩn trương chuẩn bị đạo cụ, phục trang, thiết bị và biểu diễn, sau đó ra canô về để tiếp tục chuyến đi, nếu không thủy triều xuống canô không kéo xuồng đưa người lại tàu lớn đang neo được. Nơi biểu diễn cũng rất đa dạng, có khi là hội trường hoặc khoảng sân nhỏ dưới bóng những cây bàng vuông, cây phong ba... đã được bộ đội trên đảo trang trí đơn giản từ trước trên đảo nổi, còn tại các đảo chìm thì chỉ có thể biểu diễn trong phòng giao ban nhỏ hay phòng ngủ của cán bộ, chiến sỹ hoặc khoảng trống nhỏ ngoài ban công, cạnh ụ súng, vườn rau xanh...

Ra đảo mới biết, ngoài những món quà bằng vật chất của các cơ quan, đơn vị và cá nhân từ đất liền gửi ra thì lời ca, tiếng hát của anh chị em nghệ sỹ luôn gây xúc động đặc biệt. Chính vì vậy, không phụ lòng lính đảo, anh chị em nghệ sỹ, diễn viên mặc dù điều kiện di chuyển dài vất vả, có lúc ướt cả quần áo, phục trang, nhòe cả son phấn nhưng vẫn nhiệt tình hát, múa hết bài này đến bài khác. Thật may, do thời tiết khá thuận nên lần này đoàn đã lên được tất cả điểm đảo, trong khi trước đó, nhiều đoàn không thể cập vào một số đảo vì sóng lớn, đành phải chuyển hàng qua dâyhát qua loa (tức là chuyển quà từ tàu lớn vào đảo bằng dây và bắc loa hát từ tàu vào cho bộ đội trên đảo nghe).

Chuyến đi đã để lại cho các thành viên đoàn nhiều hình ảnh rất cảm động, nhất là khi lên đảo An Bang, do sóng lớn có lúc bắn trùm qua cả xuồng nên canô chỉ kéo xuồng đến gần bờ phải tháo dây kéo để hàng chục cán bộ, chiến sỹ bơi, lội ra đón lấy dây kéo xuồng lên bãi cát, sau đó cõng từng người từ xuồng lên đảo. Đáp lại tinh thần hiếu khách, anh chị em nghệ sỹ thậm chí ra tận nơi các chiến sỹ đang làm nhiệm vụ để biểu diễn, không quản mưa, nắng. Nữ diễn viên múa trẻ nhất đoàn khi lên xuống nhà giàn DK120 phải nhắm mắt nhờ 2 người dìu đi và từ tầng thấp nhất cách mặt biển khoảng 20m còn phải chuyển theo dây tới xuồng, nhưng khi biểu diễn rất nhiệt tình. Hay hình ảnh ca sỹ Thắng Lợi vừa ôm đàn vừa hát say sưa cùng cán bộ, chiến sỹ. Nhiều anh chị em nghệ sỹ chủ động mời khán giả cùng hát, nhảy, xóa nhòa ranh giới giữa chủ và khách. Cảm động trước sự nhiệt tình của anh chị em, nhiều chiến sỹ đã mang tặng những kỷ vật riêng của Trường Sa như ốc biển, quả và hoa bàng vuông...

Trước khi đoàn cập cảng Cát Lái, TP Hồ Chí Minh, đêm văn nghệ được tổ chức ngay trên boong tàu neo tại Vũng Tàu. Thật cảm động khi các diễn viên của đoàn cùng anh em thủy thủ và bộ phận phục vụ trên tàu cùng hát vang bài 996 vươn tới biển khơi, do nhạc công Đoàn Nghệ thuật Quân khu 2 Khánh Dư sáng tác dựa theo lời thơ của một sỹ quan hải quân chỉ trong một đêm trên con tàu HQ996. Bài hát như tiếp thêm sức mạnh cho các anh bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Còn với các nghệ sỹ, chuyến đi đã để lại nhiều trải nghiệm quý giá, về tình người và sự sống nơi đầu sóng.

(Nguồn Daibieunhandan.vn)

Lên đầu trang

Tiêu đề

Hiện tại không có bình luận nào.

Viết bình luận của bạn


Nhân vật  

Vi Thuỳ Linh – Tôi hẳn nhiên thừa nữ tính!

VanVN.Net - Chúng tôi bắt đầu cuộc phỏng vấn với một thoả thuận nho nhỏ: sẽ chỉ nói chuyện về Linh - Đàn bà, còn nhà thơ Vi Thuỳ Linh - đừng "động" đến cô ấy! Nhưng khi vào chuyện, cuối ...

Nhà văn đọc sách  

Cảnh Trà – đôi dép vẹt mòn thời xuôi ngược

VanVN.Net - Bây giờ nhà thơ Cảnh Trà có lẽ không còn “xuôi ngược” được nữa, bởi tuổi cao (nhà thơ sinh năm 1937 tại làng Ngang, Khánh Sơn, Nam Đàn, Nghệ An) và căn bệnh thấp khớp làm tê liệt ...

Tư liệu  

Việt Nam với chiến lược biển (1)

VanVN.Net - (Trích phát biểu của ông Nguyễn Văn Đức, Thứ trưởng thường trực Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại Diễn đàn Kinh tế Biển Việt Nam 2011 - Nha Trang ngày 08 tháng 6 năm 2011)…