VanVN.Net - Năm nay Tết đúng vào hai ngày cuối tuần, trời Paris nắng đẹp. Đó là dịp may cho cộng đồng châu Á hội tụ tại quận 13. Nhiều gia đình, bạn bè có dịp gặp nhau đón năm mới.
Múa lân
Người châu Á dù ở nơi xa xứ vẫn mang một tập tục kiêng ngày. Theo thông lệ, chủ nhật các cửa hàng khu chợ châu Á mở cửa, nhưng hôm mồng 2, nhiều siêu thị, quán ăn châu Á ở quận 13 đóng cửa. Tuy nhiên đường phố đầy người và xe cộ chen chúc vì ngày Tết châu Á.
Quận 13 của Paris còn gọi khu chợ Tàu hay khu châu Á. Đây là nơi tụ hội người châu Á sinh sống và kinh doanh lớn nhất nước Pháp và cả châu Âu. Trước kia khu này là một khu nghèo của Paris. Nhờ cộng đồng châu Á (Tàu, Việt, Thái Lan, Lào, Campuchia…) khu này trở nên sầm uất và đắt giá. Người Thái Lan, Lào, Campuchia đón xuân muộn hơn. Đón năm mới ở đây chủ yếu là người Việt và người Hoa.
Tác giả và ông quận trưởng quận 13 đứng xem múa lân
Mỗi khi Tết châu Á đến, tòa thị chính quận 13 dành tình cảm đặc biệt cho cộng đồng châu Á, luôn tạo điều kiện cho người châu Á đón năm mới theo truyền thống, tổ chức múa lân, diễu hành, văn nghệ. Mỗi hội đoàn đều cố gắng thể hiện sức mạnh của nước mình và của công đồng châu Á. Các hội đoàn tổ chức nhộn nhịp để đồng bào và con cháu nhớ về quê hương và hiểu được truyền thống châu Á như dạy cách pha trà, cách chào đón năm mới. Người Pháp cũng đến xem rất đông. Trước kia người Pháp hay nhầm gọi là “năm mới Trung Hoa”, gần đây nhờ sự góp ý của một số đại diện các nước châu Á cũng đón năm mới theo lịch âm, tòa thị chính đổi lại “chào năm mới châu Á”. Trung tâm văn hóa thuộc quận 13 đã tổ chức buổi văn nghệ do cộng đồng người Hoa và người Việt kết hợp. Ông Jacques Thái Sơn đại diện cho hiệp hội Interface Francophone Paris đã kịp thời đề nghị phải viết lại là chào năm mới châu Á nhằm khẳng định năm mới theo âm lịch là của cộng đồng châu Á trong đó có Việt Nam. Ông đã cố gắng mời một nhóm văn nghệ người Việt đến biểu diễn đàn tranh và đàn bầu Việt Nam. Buổi lễ diễn ra trong sự hòa hợp của cộng đồng châu Á. Ông tiến sỹ Michel Lu, Đại sứ Đài Loan tại Pháp cùng phu nhân cũng có mặt, ông làm hai con rối mặc quần áo dân tộc chào tất cả quý khách và mời mọi người có dịp hãy đến thăm Đài Loan.
Từ trái sang: Ông Michel Lu - đại sứ Đài Loan, ông Jérôme Coumet - quận trưởng quận 13 và ông J. Thái Sơn - Chủ tịch hiệp hội Interface Francophone, Paris
Điều bất ngờ nhất, trong buổi lễ, ông Jérôme Coumet quận trưởng quận 13, là quận trưởng trẻ nhất trong thành phố Paris đã đích thân đi bộ ghé thăm chúc mừng lễ mừng xuân của các hội đoàn châu Á trong khu vực. Ông đứng xem múa lân ngoài đường trước trung tâm giải trí quận cùng dân. Mọi người nhận ra ông khi máy ảnh, máy quay phim liên tục chụp về hướng ông cùng với tiếng trống rộn rã và con rồng nhào lộn đón chào mùa xuân.
Xem cách pha trà và mời trà
Buổi lễ rất đơn giản thậm chí sơ sài nhưng thể hiện sự cố gắng của những người châu Á ngày ngày phải bươn chải vì cuộc sống, vẫn tham gia tự nguyện đóng góp vui cho cộng đồng nhân dịp đón năm mới.
Giới thiệu đàn bầu và đàn tranh Việt Nam
Sự vui chung chào đón năm mới của cả cộng đồng châu Á ở quận 13 thể hiện khát vọng hòa bình hòa hợp mọi dân tộc dù bất kỳ ở đâu trên trái đất, và mong muốn mãi mãi giữ vững truyền thống dân tộc trong sự hòa nhập với nước sở tại và thế giới.
VanVN.Net - Năm nay Tết đúng vào hai ngày cuối tuần, trời Paris nắng đẹp. Đó là dịp may cho cộng đồng châu Á hội tụ tại quận 13. Nhiều gia đình, bạn bè có dịp gặp nhau đón năm mới.
Múa lân
Người châu Á dù ở nơi xa xứ vẫn mang một tập tục kiêng ngày. Theo thông lệ, chủ nhật các cửa hàng khu chợ châu Á mở cửa, nhưng hôm mồng 2, nhiều siêu thị, quán ăn châu Á ở quận 13 đóng cửa. Tuy nhiên đường phố đầy người và xe cộ chen chúc vì ngày Tết châu Á.
Quận 13 của Paris còn gọi khu chợ Tàu hay khu châu Á. Đây là nơi tụ hội người châu Á sinh sống và kinh doanh lớn nhất nước Pháp và cả châu Âu. Trước kia khu này là một khu nghèo của Paris. Nhờ cộng đồng châu Á (Tàu, Việt, Thái Lan, Lào, Campuchia…) khu này trở nên sầm uất và đắt giá. Người Thái Lan, Lào, Campuchia đón xuân muộn hơn. Đón năm mới ở đây chủ yếu là người Việt và người Hoa.
Tác giả và ông quận trưởng quận 13 đứng xem múa lân
Mỗi khi Tết châu Á đến, tòa thị chính quận 13 dành tình cảm đặc biệt cho cộng đồng châu Á, luôn tạo điều kiện cho người châu Á đón năm mới theo truyền thống, tổ chức múa lân, diễu hành, văn nghệ. Mỗi hội đoàn đều cố gắng thể hiện sức mạnh của nước mình và của công đồng châu Á. Các hội đoàn tổ chức nhộn nhịp để đồng bào và con cháu nhớ về quê hương và hiểu được truyền thống châu Á như dạy cách pha trà, cách chào đón năm mới. Người Pháp cũng đến xem rất đông. Trước kia người Pháp hay nhầm gọi là “năm mới Trung Hoa”, gần đây nhờ sự góp ý của một số đại diện các nước châu Á cũng đón năm mới theo lịch âm, tòa thị chính đổi lại “chào năm mới châu Á”. Trung tâm văn hóa thuộc quận 13 đã tổ chức buổi văn nghệ do cộng đồng người Hoa và người Việt kết hợp. Ông Jacques Thái Sơn đại diện cho hiệp hội Interface Francophone Paris đã kịp thời đề nghị phải viết lại là chào năm mới châu Á nhằm khẳng định năm mới theo âm lịch là của cộng đồng châu Á trong đó có Việt Nam. Ông đã cố gắng mời một nhóm văn nghệ người Việt đến biểu diễn đàn tranh và đàn bầu Việt Nam. Buổi lễ diễn ra trong sự hòa hợp của cộng đồng châu Á. Ông tiến sỹ Michel Lu, Đại sứ Đài Loan tại Pháp cùng phu nhân cũng có mặt, ông làm hai con rối mặc quần áo dân tộc chào tất cả quý khách và mời mọi người có dịp hãy đến thăm Đài Loan.
Từ trái sang: Ông Michel Lu - đại sứ Đài Loan, ông Jérôme Coumet - quận trưởng quận 13 và ông J. Thái Sơn - Chủ tịch hiệp hội Interface Francophone, Paris
Điều bất ngờ nhất, trong buổi lễ, ông Jérôme Coumet quận trưởng quận 13, là quận trưởng trẻ nhất trong thành phố Paris đã đích thân đi bộ ghé thăm chúc mừng lễ mừng xuân của các hội đoàn châu Á trong khu vực. Ông đứng xem múa lân ngoài đường trước trung tâm giải trí quận cùng dân. Mọi người nhận ra ông khi máy ảnh, máy quay phim liên tục chụp về hướng ông cùng với tiếng trống rộn rã và con rồng nhào lộn đón chào mùa xuân.
Xem cách pha trà và mời trà
Buổi lễ rất đơn giản thậm chí sơ sài nhưng thể hiện sự cố gắng của những người châu Á ngày ngày phải bươn chải vì cuộc sống, vẫn tham gia tự nguyện đóng góp vui cho cộng đồng nhân dịp đón năm mới.
Giới thiệu đàn bầu và đàn tranh Việt Nam
Sự vui chung chào đón năm mới của cả cộng đồng châu Á ở quận 13 thể hiện khát vọng hòa bình hòa hợp mọi dân tộc dù bất kỳ ở đâu trên trái đất, và mong muốn mãi mãi giữ vững truyền thống dân tộc trong sự hòa nhập với nước sở tại và thế giới.
VanVN.Net - Sáng ngày 7/12/2013, tại trung tâm văn hóa 3-2 tỉnh Nam Định đã diễn ra Lễ kỷ niệm 95 năm sinh nhà thơ Nguyễn Bính (1918-2013). Lễ kỷ niệm do UBND tỉnh Nam Định và gia đình nhà thơ ...
VanVN.Net - Nhà thơ Lò Ngân Sủn là một thi nhân Việt Nam xuất sắc, tác giả của 14 tập thơ, 2 tập truyện ký, 10 tiểu luận nổi tiếng và hàng loạt bài thơ được phổ nhạc rộng rãi. Mãi ...
VanVN.Net – Sáng 24/2/2014, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) hai đoàn nhà văn của hai nước Việt Nam - Myanmar đã có cuộc tọa đàm, trao đổi về tình hình ...
VanVN.Net - Nhà nghiên cứu, nhà giáo Lê Xuân Đức: Tôi vừa nhận được bốn bài thơ chưa từng công bố của Bác Hồ. Vốn là người nghiên cứu thơ Bác nhiều năm, tôi vô cùng vui mừng!
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn