VanVN.Net - Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân – Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội nhạc sỹ Việt Nam là đại biểu duy nhất đại diện cho HLHVHNTVN ứng cử vào Đại biểu Quốc hội khoá XIII và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, ông là đại biểu Quốc hội khoá XI…
"Thành tâm sẽ thành công" - chia sẻ của nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội Nhạc sỹ Việt Nam, sau khi trở về từ đợt tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử ĐBQH Khóa XIII tại Cần Thơ.
Nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân
- Từng là Đại biểu Quốc hội Khóa XI, tâm trạng của ông thế nào trong lần ứng cử này?
Rất hào hứng và sẵn sàng, cả về trạng thái tinh thần và sức khỏe.
- Quê gốc Hải Dương, đang sống và làm việc tại Hà Nội, nhưng lại ứng cử ở Cần Thơ, ông có nghĩ đây là một thiệt thòi với mình?
Được Hội đồng Bầu cử T.Ư giới thiệu về ứng cử tại TP Cần Thơ, đối với tôi đây là một vinh dự lớn. Đã từ lâu tôi yêu vùng đất này, với truyền thống cách mạng, truyền thống văn hóa, đặc biệt là truyền thống âm nhạc, từ đờn ca tài tử cho đến ca nhạc cách mạng với các tên tuổi như: Lưu Hữu Phước, Quốc Hương, Trần Kiết Tường... Cần Thơ đối với tôi còn là những người bạn tốt và nguồn cảm hứng sáng tạo từ thiên nhiên và lịch sử.
- Kinh nghiệm từ khi làm ĐBQH Khóa XI có giúp ích nhiều cho ông trong lần ứng cử này không?
Qua một nhiệm kỳ Quốc hội cho tôi nhiều bài học bổ ích. Bài học sâu sắc nhất mà tôi rút ra là: luôn luôn giữ mối quan hệ chặt chẽ với nhân dân. Nói lên tiếng nói của người dân. Coi nguyện vọng của nhân dân như chính nguyện vọng của mình. Càng đi sâu đi sát nhân dân thì càng được dân tin, dân quý và ủng hộ.
- Một nghệ sỹ khi tiếp cận công việc nghị trường gặp những khó khăn gì, thưa ông?
Trước hết, nghệ sỹ cũng là một công dân. Vậy khi tham gia vào Quốc hội phải dành nhiều thời gian tâm sức cho công việc. Phải lao động thực sự, thậm chí lao tâm khổ tứ, cùng với các đại biểu trong Đoàn và của cả Quốc hội để tìm ra những giải pháp có lợi cho dân, xây dựng và củng cố hệ thống luật pháp của đất nước và có trách nhiệm cao trước những vấn đề quan trọng của quốc gia. Còn khó khăn với nghệ sỹ - nghị sỹ có lẽ là quỹ thời gian dành cho công việc chuyên môn sáng tạo sẽ bị hạn chế.
- Về kỹ năng giao tiếp, thuyết trình trước cử tri, đó có lẽ là lợi thế của các nghệ sỹ, nhưng việc tiếp cận các chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là kỹ năng lập pháp, không dễ với các nghệ sỹ - nghị sỹ, thưa ông?
Đúng là như vậy. Công việc lập pháp là một lĩnh vực chuyên môn sâu. Nhưng từ cuộc sống thực tế, nhất là trong lĩnh vực văn học - nghệ thuật, thì tiếng nói của văn nghệ sỹ vô cùng quan trọng. Tôi có thể truyền đạt những tâm nguyện, yêu cầu, kiến nghị của giới văn nghệ sỹ cả nước tới Quốc hội, nhằm hoàn thiện mô hình tổ chức của các hội văn học - nghệ thuật từ T.Ư tới các tỉnh, thành phố, xây dựng chiến lược phát triển văn học - nghệ thuật bền lâu, đưa Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học - nghệ thuật trong thời kỳ mới vào cuộc sống, nâng cao đời sống văn nghệ sỹ và tạo điều kiện tốt nhất cho tự do sáng tạo.
- Nhiều cử tri đã biết đến một Đỗ Hồng Quân - nghệ sỹ, nhưng thuyết phục họ về một Đỗ Hồng Quân - ĐBQH hẳn không dễ. Ông đã làm thế nào để vận động cử tri tin tưởng bỏ phiếu cho mình?
Trước khi tiếp xúc cử tri TP Cần Thơ tôi đã phải nghiên cứu nhiều tài liệu, tham khảo ý kiến các bậc lão thành, các tầng lớp nhân dân về những vấn đề then chốt mà người dân Cần Thơ quan tâm để suy nghĩ đưa ra được một chương trình hành động vừa thiết thực, cụ thể và có tính thuyết phục. Một điều nữa là phải thành tâm, chân thành, cởi mở, tôn trọng cử tri, có thái độ hòa nhã, thân thiện trong quá trình tiếp xúc với cử tri.
- Nhiệm kỳ đại biểu Quốc hội Khóa XI, ông còn điều gì tiếc nuối chưa hoàn thành lời hứa với cử tri không?
Điều tôi chưa làm được với cử tri Hà Tây (cũ) là chưa đưa được chương trình giáo dục âm nhạc đến các lớp mẫu giáo và bậc tiểu học như dự kiến, và cũng chưa tạo ra được những tác phẩm hay (cùng với các đồng nghiệp) về văn học nghệ thuật cho quê hương Hà Tây - quê ngoại của tôi. Tôi tiếc về điều đó.
- Vậy chương trình hành động của ông lần này tập trung vào những vấn đề gì và dành đất cho lĩnh vực âm nhạc nói riêng, văn hóa nghệ thuật nói chung như thế nào?
Có 4 vấn đề lớn mà tôi tập trung quan tâm. Thứ nhất, về an sinh xã hội: nâng cao mức sống của người dân, đặc biệt là nông dân và dân nghèo thành thị; tạo việc làm cho các đối tượng xã hội, sinh viên mới ra trường; quan tâm tới đời sống của giáo viên, các đối tượng có công với cách mạng, cán bộ hưu trí... Thứ hai, vấn đề bảo vệ môi trường trong xu thế công nghiệp hóa; giữ gìn môi trường Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp, chống ô nhiễm nguồn nước, đất đai, cây trồng và không khí. Thứ ba, kiên quyết chống tham nhũng, coi tham nhũng là quốc nạn, chống các hiện tượng tiêu cực trong xã hội như Lãng phí, quan liêu...; Thứ tư, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc trong văn hóa, văn học nghệ thuật đồng bằng sông Cửu Long nói chung và TP Cần Thơ nói riêng; phối hợp với văn nghệ sỹ cả nước đến với Cần Thơ để có nhiều tác phẩm hay ca ngợi vùng đất và con người nơi đây. Đặc biệt, tôi sẽ tích cực vận động để UNESCO đưa nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ vào danh sách các Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Xin cám ơn Nhạc sỹ!
Tóm tắt tiểu sử:
|
Họ và tên: |
Đỗ Hồng Quân |
||
Ngày sinh: |
01/08/1956 |
|||
Giới tính: |
Nam |
|||
Quê quán: |
Xã Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương |
|||
Nơi cư trú: |
Số 65 Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, TP Hà Nội |
|||
Dân tộc : |
Kinh |
|||
Tôn giáo : |
Không |
|||
|
|
|
||
Trình độ: |
Trên Đại học |
|
||
Chức vụ: |
Nhạc sĩ, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam |
|
||
Nơi làm việc: |
Hội Nghệ sĩ Việt Nam, 51 Trần Hưng Đạo, Hà Nội |
|
||
Ngày vào đảng CSVN: |
17/01/1996 |
|
||
Ngày chính thức: |
17/01/1997 |
|
||
Khen thưởng: |
Huân chương Lao động hạng Ba, và nhiều giải thưởng, kỷ niệm chương |
|
||
Kỷ luật: |
Không |
|
||
Là ĐBQH |
XI |
|
||
Là ĐB HĐND |
Không |
|
||
VanVN.Net - Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân – Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội nhạc sỹ Việt Nam là đại biểu duy nhất đại diện cho HLHVHNTVN ứng cử vào Đại biểu Quốc hội khoá XIII và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, ông là đại biểu Quốc hội khoá XI…
"Thành tâm sẽ thành công" - chia sẻ của nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội Nhạc sỹ Việt Nam, sau khi trở về từ đợt tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử ĐBQH Khóa XIII tại Cần Thơ.
Nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân
- Từng là Đại biểu Quốc hội Khóa XI, tâm trạng của ông thế nào trong lần ứng cử này?
Rất hào hứng và sẵn sàng, cả về trạng thái tinh thần và sức khỏe.
- Quê gốc Hải Dương, đang sống và làm việc tại Hà Nội, nhưng lại ứng cử ở Cần Thơ, ông có nghĩ đây là một thiệt thòi với mình?
Được Hội đồng Bầu cử T.Ư giới thiệu về ứng cử tại TP Cần Thơ, đối với tôi đây là một vinh dự lớn. Đã từ lâu tôi yêu vùng đất này, với truyền thống cách mạng, truyền thống văn hóa, đặc biệt là truyền thống âm nhạc, từ đờn ca tài tử cho đến ca nhạc cách mạng với các tên tuổi như: Lưu Hữu Phước, Quốc Hương, Trần Kiết Tường... Cần Thơ đối với tôi còn là những người bạn tốt và nguồn cảm hứng sáng tạo từ thiên nhiên và lịch sử.
- Kinh nghiệm từ khi làm ĐBQH Khóa XI có giúp ích nhiều cho ông trong lần ứng cử này không?
Qua một nhiệm kỳ Quốc hội cho tôi nhiều bài học bổ ích. Bài học sâu sắc nhất mà tôi rút ra là: luôn luôn giữ mối quan hệ chặt chẽ với nhân dân. Nói lên tiếng nói của người dân. Coi nguyện vọng của nhân dân như chính nguyện vọng của mình. Càng đi sâu đi sát nhân dân thì càng được dân tin, dân quý và ủng hộ.
- Một nghệ sỹ khi tiếp cận công việc nghị trường gặp những khó khăn gì, thưa ông?
Trước hết, nghệ sỹ cũng là một công dân. Vậy khi tham gia vào Quốc hội phải dành nhiều thời gian tâm sức cho công việc. Phải lao động thực sự, thậm chí lao tâm khổ tứ, cùng với các đại biểu trong Đoàn và của cả Quốc hội để tìm ra những giải pháp có lợi cho dân, xây dựng và củng cố hệ thống luật pháp của đất nước và có trách nhiệm cao trước những vấn đề quan trọng của quốc gia. Còn khó khăn với nghệ sỹ - nghị sỹ có lẽ là quỹ thời gian dành cho công việc chuyên môn sáng tạo sẽ bị hạn chế.
- Về kỹ năng giao tiếp, thuyết trình trước cử tri, đó có lẽ là lợi thế của các nghệ sỹ, nhưng việc tiếp cận các chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là kỹ năng lập pháp, không dễ với các nghệ sỹ - nghị sỹ, thưa ông?
Đúng là như vậy. Công việc lập pháp là một lĩnh vực chuyên môn sâu. Nhưng từ cuộc sống thực tế, nhất là trong lĩnh vực văn học - nghệ thuật, thì tiếng nói của văn nghệ sỹ vô cùng quan trọng. Tôi có thể truyền đạt những tâm nguyện, yêu cầu, kiến nghị của giới văn nghệ sỹ cả nước tới Quốc hội, nhằm hoàn thiện mô hình tổ chức của các hội văn học - nghệ thuật từ T.Ư tới các tỉnh, thành phố, xây dựng chiến lược phát triển văn học - nghệ thuật bền lâu, đưa Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học - nghệ thuật trong thời kỳ mới vào cuộc sống, nâng cao đời sống văn nghệ sỹ và tạo điều kiện tốt nhất cho tự do sáng tạo.
- Nhiều cử tri đã biết đến một Đỗ Hồng Quân - nghệ sỹ, nhưng thuyết phục họ về một Đỗ Hồng Quân - ĐBQH hẳn không dễ. Ông đã làm thế nào để vận động cử tri tin tưởng bỏ phiếu cho mình?
Trước khi tiếp xúc cử tri TP Cần Thơ tôi đã phải nghiên cứu nhiều tài liệu, tham khảo ý kiến các bậc lão thành, các tầng lớp nhân dân về những vấn đề then chốt mà người dân Cần Thơ quan tâm để suy nghĩ đưa ra được một chương trình hành động vừa thiết thực, cụ thể và có tính thuyết phục. Một điều nữa là phải thành tâm, chân thành, cởi mở, tôn trọng cử tri, có thái độ hòa nhã, thân thiện trong quá trình tiếp xúc với cử tri.
- Nhiệm kỳ đại biểu Quốc hội Khóa XI, ông còn điều gì tiếc nuối chưa hoàn thành lời hứa với cử tri không?
Điều tôi chưa làm được với cử tri Hà Tây (cũ) là chưa đưa được chương trình giáo dục âm nhạc đến các lớp mẫu giáo và bậc tiểu học như dự kiến, và cũng chưa tạo ra được những tác phẩm hay (cùng với các đồng nghiệp) về văn học nghệ thuật cho quê hương Hà Tây - quê ngoại của tôi. Tôi tiếc về điều đó.
- Vậy chương trình hành động của ông lần này tập trung vào những vấn đề gì và dành đất cho lĩnh vực âm nhạc nói riêng, văn hóa nghệ thuật nói chung như thế nào?
Có 4 vấn đề lớn mà tôi tập trung quan tâm. Thứ nhất, về an sinh xã hội: nâng cao mức sống của người dân, đặc biệt là nông dân và dân nghèo thành thị; tạo việc làm cho các đối tượng xã hội, sinh viên mới ra trường; quan tâm tới đời sống của giáo viên, các đối tượng có công với cách mạng, cán bộ hưu trí... Thứ hai, vấn đề bảo vệ môi trường trong xu thế công nghiệp hóa; giữ gìn môi trường Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp, chống ô nhiễm nguồn nước, đất đai, cây trồng và không khí. Thứ ba, kiên quyết chống tham nhũng, coi tham nhũng là quốc nạn, chống các hiện tượng tiêu cực trong xã hội như Lãng phí, quan liêu...; Thứ tư, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc trong văn hóa, văn học nghệ thuật đồng bằng sông Cửu Long nói chung và TP Cần Thơ nói riêng; phối hợp với văn nghệ sỹ cả nước đến với Cần Thơ để có nhiều tác phẩm hay ca ngợi vùng đất và con người nơi đây. Đặc biệt, tôi sẽ tích cực vận động để UNESCO đưa nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ vào danh sách các Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Xin cám ơn Nhạc sỹ!
Tóm tắt tiểu sử:
|
Họ và tên: |
Đỗ Hồng Quân |
||
Ngày sinh: |
01/08/1956 |
|||
Giới tính: |
Nam |
|||
Quê quán: |
Xã Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương |
|||
Nơi cư trú: |
Số 65 Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, TP Hà Nội |
|||
Dân tộc : |
Kinh |
|||
Tôn giáo : |
Không |
|||
|
|
|
||
Trình độ: |
Trên Đại học |
|
||
Chức vụ: |
Nhạc sĩ, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam |
|
||
Nơi làm việc: |
Hội Nghệ sĩ Việt Nam, 51 Trần Hưng Đạo, Hà Nội |
|
||
Ngày vào đảng CSVN: |
17/01/1996 |
|
||
Ngày chính thức: |
17/01/1997 |
|
||
Khen thưởng: |
Huân chương Lao động hạng Ba, và nhiều giải thưởng, kỷ niệm chương |
|
||
Kỷ luật: |
Không |
|
||
Là ĐBQH |
XI |
|
||
Là ĐB HĐND |
Không |
|
||
VanVN.Net - Hưởng ứng tinh thần “Trẻ em là hiền tài và nguyên khí của quốc gia” theo kế hoạch phát triển giáo dục đến năm 2020. Từ ngày 3-8/8/2011 tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ (148 Giảng Võ – ...
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Một nhà ba người. Chồng 72,25kg, vợ 65,45kg đều thuộc loại thể hình hơi béo. Thế là vợ nêu ra, nhà mình mua một máy chạy bộ nhé. Ai cũng giơ hai tay tán thành.
VanVN.Net - Chỉ bấm tính, như trồng cây, để có được tập trường ca này, phải cần nửa đời người. Các tác giả trường ca trước Đỗ Quyên (ĐQ), đều vậy, hoặc hơn. Chưa kể, những trường ca của các bộ ...
VanVN.Net - Nhận lời mời của Hội Nhà văn Trung Quốc, thực hiện chương trình hợp tác giữa Bộ Văn hóa hai nước Việt Nam và Trung Quốc; đoàn nhà văn Việt Nam do nhà văn Nguyễn Trí Huân - Phó chủ tịch ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn