VanVN.Net - Ngày 18/5/2011, tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, hội thảo “Dáng đứng Việt Nam” về nhà thơ, nhà giáo, liệt sỹ Lê Anh Xuân được tổ chức trọng thể…
Nhà thơ, nhà giáo, liệt sỹ Lê Anh Xuân
Đến dự hội thảo có PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế - chủ nhiệm khoa Lịch sử trường Đại học KHXH&NV HN; đại tá nhà văn Ngô Vĩnh Bình – Tổng biên tập tạp chí Văn nghệ Quân đội; nhà văn Từ Sơn; nghệ sĩ ưu tú Ca Lê Hồng, chị gái của cố nhà thơ Lê Anh Xuân cùng đông đảo các nghiên cứu sinh, sinh viên hai khoa Văn, Sử trường Đại học KHXH&NV HN.
Sau phát biểu khai mạc buổi hội thảo của GS.TS Nguyễn Văn Khánh, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lần lượt trình bày tham luận về nhà thơ Lê Anh Xuân. Các tham luận đã đi sâu vào nhiều khía cạnh trong đời và sự nghiệp của nhà thơ Lê Anh Xuân. Bài tham luận của PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế đưa người nghe ngược dòng lịch sử về quãng đời của nhà thơ Lê Anh Xuân khi còn là sinh viên khoa Sử. Bằng những tư liệu quý hiếm như khóa luận tốt nghiệp có lời phê của GS Đinh Xuân Lâm, những tấm bằng khen có thành tích xuất sắc trong học tập, những trang nghiên cứu viết tay… PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế đã thuyết phục người nghe về một Lê Anh Xuân toàn diện trong nghiên cứu. Tham luận của nhà văn Từ Sơn lại tập trung vào cuộc đời và sự hy sinh của nhà thơ trong thời gian ở miền Nam. Tham luận của nhà phê bình văn học Ngô Vĩnh Bình tập trung phân tích những thành tựu về văn học nghệ thuật của nhà thơ Lê Anh Xuân trong các giai đoạn trước và sau khi trở lại miền Nam tham gia chiến đấu. Tham luận của Thạc sĩ Diêu Lan Phương đã khái quát những đặc điểm cơ bản về thi pháp thơ Lê Anh Xuân…
Phát biểu kết thúc cuộc hội thảo, PGS.TS Nguyễn Kim Sơn, Phó hiệu trưởng trường Đại học KHXH&NV HN đánh giá cuộc hội thảo đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề, đã đưa thêm được nhiều luận điểm mới, nhiều di vật, tư liệu xác thực về cuộc đời và sự nghiệp lớn lao của nhà thơ Lê Anh Xuân. Thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu, tuyên truyền và quảng bá về nhà thơ nhiều hơn nữa, để mãi mãi giữ vững ngọn lửa cách mạng nhiệt huyết – tài sản vô giá mà nhà thơ đã để lại cho chúng ta hôm nay và thế hệ trẻ tương lai.
VanVN.Net - Ngày 18/5/2011, tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, hội thảo “Dáng đứng Việt Nam” về nhà thơ, nhà giáo, liệt sỹ Lê Anh Xuân được tổ chức trọng thể…
Nhà thơ, nhà giáo, liệt sỹ Lê Anh Xuân
Đến dự hội thảo có PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế - chủ nhiệm khoa Lịch sử trường Đại học KHXH&NV HN; đại tá nhà văn Ngô Vĩnh Bình – Tổng biên tập tạp chí Văn nghệ Quân đội; nhà văn Từ Sơn; nghệ sĩ ưu tú Ca Lê Hồng, chị gái của cố nhà thơ Lê Anh Xuân cùng đông đảo các nghiên cứu sinh, sinh viên hai khoa Văn, Sử trường Đại học KHXH&NV HN.
Sau phát biểu khai mạc buổi hội thảo của GS.TS Nguyễn Văn Khánh, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lần lượt trình bày tham luận về nhà thơ Lê Anh Xuân. Các tham luận đã đi sâu vào nhiều khía cạnh trong đời và sự nghiệp của nhà thơ Lê Anh Xuân. Bài tham luận của PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế đưa người nghe ngược dòng lịch sử về quãng đời của nhà thơ Lê Anh Xuân khi còn là sinh viên khoa Sử. Bằng những tư liệu quý hiếm như khóa luận tốt nghiệp có lời phê của GS Đinh Xuân Lâm, những tấm bằng khen có thành tích xuất sắc trong học tập, những trang nghiên cứu viết tay… PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế đã thuyết phục người nghe về một Lê Anh Xuân toàn diện trong nghiên cứu. Tham luận của nhà văn Từ Sơn lại tập trung vào cuộc đời và sự hy sinh của nhà thơ trong thời gian ở miền Nam. Tham luận của nhà phê bình văn học Ngô Vĩnh Bình tập trung phân tích những thành tựu về văn học nghệ thuật của nhà thơ Lê Anh Xuân trong các giai đoạn trước và sau khi trở lại miền Nam tham gia chiến đấu. Tham luận của Thạc sĩ Diêu Lan Phương đã khái quát những đặc điểm cơ bản về thi pháp thơ Lê Anh Xuân…
Phát biểu kết thúc cuộc hội thảo, PGS.TS Nguyễn Kim Sơn, Phó hiệu trưởng trường Đại học KHXH&NV HN đánh giá cuộc hội thảo đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề, đã đưa thêm được nhiều luận điểm mới, nhiều di vật, tư liệu xác thực về cuộc đời và sự nghiệp lớn lao của nhà thơ Lê Anh Xuân. Thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu, tuyên truyền và quảng bá về nhà thơ nhiều hơn nữa, để mãi mãi giữ vững ngọn lửa cách mạng nhiệt huyết – tài sản vô giá mà nhà thơ đã để lại cho chúng ta hôm nay và thế hệ trẻ tương lai.
VanVN.Net - Hưởng ứng tinh thần “Trẻ em là hiền tài và nguyên khí của quốc gia” theo kế hoạch phát triển giáo dục đến năm 2020. Từ ngày 3-8/8/2011 tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ (148 Giảng Võ – ...
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - NXB Dân Trí vừa cho ra mắt tập truyện ngắn Hoa mẫu đơn của tác giả Lê Toán. Đây là tập truyện giả tưởng - cũng là món quà thứ tư, tác giả dành tặng cho thiếu nhi, sau ...
Tiếp tục chương trình hoạt động của kỳ họp thứ 4 (Khóa VIII), hôm nay, ngày 7/8/2011, BCH Hội Nhà văn VN đã có chuyến đi thực tế tại trại sản xuất giống tu hài của công ty TNHH Đỗ Tờ ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn