Những ban đêm thành cột mốc tháng năm/ Đêm xanh vợi cũng trở thành đêm trắng/ Đêm thao thức đón chờ ánh sáng/ Đêm của chúng ta ấp ủ những mặt trời. (Đêm trắng - Nguyễn Văn Thạc)
Gửi thư    Bản in

Hoàng Ngọc Hiến – Bậc trí giả lương thiện

PV; Ảnh: Xuân Thủy - 06-07-2012 05:05:50 PM

VanVN.Net - “Hoàng Ngọc Hiến – Bậc trí giả lương thiện” là tên cuộc tọa đàm diễn ra tại Trung tâm văn hóa Pháp tối 4-7-2012 nhân kỷ niệm 1 năm ngày mất của GS. Buổi tọa đàm với sự tham gia của những đồng nghiệp lớp sau, các học trò, những người yêu mến GS Hoàng Ngọc Hiến với những tên tuổi lớn trong làng văn như nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, nhà thơ Nguyễn Thụy Kha, dịch giả Đoàn Tử Huyến, nhà phê bình Lại Nguyên Ân, nhà văn Văn Chinh. v.v… Ngồi bàn cử tọa là nhà phê bình Đỗ Lai Thúy, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, TS Trần Thu Dung, dưới sự dẫn dắt của nhà văn Đà Linh. Nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch UBTQ Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật VN, Chủ tịch Hội Nhà văn VN đã đến dự với tư cách là học trò của thầy Hiến.

Trong ba tiếng diễn ra tọa đàm, các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, lý luận phê bình đã phát biểu bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình về cuộc đời và sự nghiệp của GS Hoàng Ngọc Hiến cùng những kỷ niệm về ông.

 

Dưới đây là chùm ảnh buổi tọa đàm:

1. Dù trời mưa, lại diễn ra vào buổi tối nhưng buổi tọa đàm vẫn thu hút sự có mặt của đông đảo những người quan tâm. Các đại biểu tranh thủ đọc bài báo về GS Hoàng Ngọc Hiến khi tọa đàm chuẩn bị bắt đầu.

 

2. Nhà văn Đà Linh dẫn dắt buổi tọa đàm. Anh cũng là người biên soạn cuốn sách mang tên “Hoàng Ngọc HIến… viết” của GS Hoàng Ngọc Hiến được Công ty Bách Việt ấn hành trong dịp này.

 

3. GS Phạm Vĩnh Cư ấn tượng với GS Hoàng Ngọc Hiến từ những quan sát tinh tế của ông từ những ngày còn học tập tại Liên Xô. Ông cũng là người kế tục sự nghiệp tại Trường Viết văn Nguyễn Du (nay là Khoa Viết văn – Viết báo – ĐH Văn hóa Hà Nội) mà GS Hoàng Ngọc Hiến dành nhiều tâm huyết xây dựng buổi ban đầu.

 

4. Nhà nghiên cứu phê bình văn học Lại Nguyên Ân bày tỏ, ông biết đến cái tên Hoàng Ngọc Hiến từ khi còn là sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội sơ tán tại Thái Nguyên qua bài viết “Triết lý Truyện Kiều” in trên Tạp chí Văn học từ năm 1966.

 

5. Nhà văn Văn Chinh nhớ lại, thầy Hiến từng nói “Đại hoc là nơi người ta đến để gặp những người tài giỏi”, và ông còn có một định nghĩa nữa về Giáo sư: với thầy Hiến, Giáo sư là người học trò chuyên nghiệp, người học trò cả đời…

 

6. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đọc một bài phú về GS Hoàng Ngọc Hiến. “Bậc trí giả lương thiện” cũng là cụm từ được tác giả “Tướng về hưu” sử dụng trong bài phú.

 

7. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, một người học trò, người em của GS Hoàng Ngọc Hiến cho rằng Hoàng Ngọc Hiến là một người không biết dừng trên con đường khoa học, ngay cả khi trái tim đã ngừng thở rồi ông cũng còn mang đi nhiều ý tưởng, nhiều suy nghĩ. Nguyễn Trọng Tạo cho rằng, những lý luận của GS Hoàng Ngọc Hiến đã làm thay đổi diện mạo văn học Việt Nam cuối thế kỷ 20.

 

8. Trong phần phát biểu của mình, nhà thơ Hữu Thỉnh nói rằng, 3 năm ông học tại Khóa 1 Trường Viết văn Nguyễn Du, thầy Hiến chỉ giảng có một tiết học 45 phút thôi nhưng đã để lại trong ông những ấn tượng sâu sắc. “Trong cuộc đời của thầy Hoàng Ngọc Hiến có lúc thầy đi trên đại lộ, có lúc ngồi trên xe hơi, có lúc leo dây một mình trên những chặng đường khoa học…”, nhà thơ Hữu Thỉnh xúc động nói. Ông nói rằng, ông là người được biết những lúc thầy “leo dây” như thế và những kỷ niệm ấy ông muốn giữ lại cho riêng mình.

 

9. Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng bày tỏ lời cám ơn với phu nhân GS Hoàng Ngọc Hiến, một người luôn đứng đằng sau giúp GS dành tâm sức cho sự nghiệp nghiên cứu. Ông cho rằng, cần tiếp tục “vẽ chân dung” GS Hoàng Ngọc Hiến, bởi ông là người tiêu biểu về nhiều phương diện.

 

10. Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, người làm việc với GS Hoàng Ngọc Hiến những năm tháng cuối đời tại Trung tâm Minh triết Việt nói về cuốn sách cuối đời Hoàng Ngọc Hiến gửi cho ông có tên “Luận bàn về Minh triết Việt” trước khi GS đột ngột ra đi. Ông và anh em trong Trung tâm Minh triết Việt gọi đó là “lời lối linh của một nhà văn hóa”. Ông cũng gọi GS Hoàng Ngọc Hiến là con người của những câu hỏi, quan trọng hơn, đó là những câu hỏi đúng.

 

11. TS Trần Thu Dung về từ Pháp đã kể lại những kỷ niệm với GS Hoàng Ngọc Hiến trong những chuyến công tác tại Pháp của ông. Đọng lại trong chị đó là hình ảnh một con người giản dị, luôn trân trọng những đồng nghiệp lớp sau, những người bên dưới mình.

 

12. Phát biểu cuối cùng và được coi như ý kiến khép lại buổi tọa đàm, nhà phê bình Đỗ Lai Thúy cho rằng, Hoàng Ngọc Hiến là người chứa đựng nhiều nghịch lý, và đó là đặc điểm của những thiên tài. Đỗ Lai Thúy nêu lên 4 nghịch lý của Hoàng Ngọc Hiến mà theo ông đó cũng là 4 điều làm nên tầm cỡ của Giáo sư.

 

13. Tại buổi tọa đàm, bức họa được dùng làm hình nền sân khấu (công trình chung của họa sĩ Hữu Thanh và nhiếp ảnh gia Nguyễn Đình Toán) cũng được Công ty Bách Việt và Trung tâm Văn hóa Pháp tặng cho gia đình GS Hoàng Ngọc Hiến.

 

14. Con rể GS Hoàng Ngọc Hiến, nhà văn Nguyễn Bình Phương cùng mẹ vợ tại buổi tọa đàm.

Lên đầu trang

Tiêu đề

Hiện tại không có bình luận nào.

Viết bình luận của bạn


Nhân vật  

Nhà thơ Hữu Thỉnh: “Cỏ bao phen phải làm lại từ đầu”

VanVN.Net - Trong số các nhà thơ chống Mỹ, Hữu Thỉnh không phải là người gây được ấn tượng sớm. Hầu như phần lớn thành tựu trong sáng tác của ông đều xuất hiện sau năm 1975. Song, Hữu Thỉnh lại ...