VanVN.Net - Khi viết về Nguyễn Xuân Khánh sau khi đọc Hồ Quý Ly, Trư cuồng và Mẫu thượng ngàn, tôi đã dại dột ví von nhà văn 75 tuổi mà sức viết sức nghĩ cứ như cội mai lão vẫn quyết liệt nở hoa nên bây giờ cầm cuốn tiểu thuyết Đội gạo lên chùa dày hơn 800 trang mà xấu hổ. Quả là cái hình ảnh cội mai lão có ngụ ý Mẫu thượng ngàn là những chùm hoa nở như trút nợ nhân duyên. Nhưng không. Và, dẫu sao thì câu thơ Hoàng Trần Cương đã đẩy tôi vào tình trạng ngớ ngẩn: Đón hụt cơn mưa thừa ra đàn mối. Bởi vì chưởng lực bút của Đội gạo lên chùa còn vẫn dư ba!
Xin trước hết nói về bút lực.
Người ta bảo nhà văn đã dùng chính bản thân mình làm thức ăn cho tác phẩm văn chương. Nhưng có nhà văn thì sách chồng gáy cao bằng đầu, còn rất nhiều Trình Giảo Kim lại chỉ đánh một búa, rồi…thôi. Viết rất hay một quyển rồi thôi trong khi các ngón nghề đã thạo, mà không sao viết được nữa, là do không rèn chưởng lực bút theo đúng cách. Họ đốt lửa tâm, rút gan ruột bầy thành tác phẩm, với tâm niệm, thực ra là được dạy thế, thà một phút huy hoàng rồi vụt tắt/ còn hơn buồn le lói suốt năm canh. Có lần, đã lâu, tôi thưa với Tô Hoài rằng kỹ thuật viết của ông là rất cao cường. Tô Hoài không thích, trên văn đàn người ta thi nhau khen nhau rằng tâm huyết, vâng tâm huyết chứ không phải tâm sen, thì thằng nhóc này lại có ý bảo mình viết kỹ thuật. Tôi vội nói, ý tôi không phải thế, Tô Hoài có hai gram cảm xúc, khi tác phẩm đến người đọc, vẫn còn nguyên hai gram ấy, cảm xúc không bị dính lại đâu đó trên dọc đường câu chữ. Vả lại, nhà văn vuốt ve câu chữ thì khác gì chứng thủ dâm. Nhiệm vụ của nhà văn là làm cho người đọc cảm động, không phải là làm các câu chữ cảm động.
Nhưng không thể nói như thế về Nguyễn Xuân Khánh, vì văn của ông đẹp, đặc biệt ở Mẫu thượng ngàn, ăm ắp và chan chứa. Ăm ắp và chan chứa thì không thể rèn được, nó là lực bút trời cho. Nói Đỗ Chu rèn luyện là chuyện khôi hài, nửa thế kỷ qua, Đỗ Chu vẫn viết thế, từ Hương cỏ mật đến Thăm thẳm bóng người văn ông cứ thong thả đẹp. Nhưng cái làm Nguyễn Xuân Khánh gần Tô Hoài hơn Đỗ Chu, là sự rèn luyện chưởng lực đến độ thượng thừa. Ông hay nói về nghiệp trong tác phẩm này, nghiệp của ta ta phải gánh, nhưng hãy gánh nó một cách điềm nhiên. Bí quyết làm nên chưởng lực của ông chính là chữ điềm nhiên. Nghe nói chính tù binh Champa đục đẽo làm nên Angko? Nếu đúng vậy thì chỉ có thể cắt nghĩa: Chỉ có sự điềm đạm trước mọi oan trái và ấm ức, như Phật tính được bừng tỏa suốt hai mươi năm, những nghệ nhân Chăm mới có thể để lại cho đời nụ cười Phật, nụ cười Bayon vừa hồn nhiên vừa kỳ bí đến thế. Những hình tượng nghệ thuật sư Vô Úy với đệ tử thứ nhất là Ông Hổ Khoan Hòa, sư Khoan Độ với chú tiểu An, Chính ủy – cựu sư thúc Vô Trần và cô Nấm lẳng lơ, địa chủ Long, phòng nhì Bernard, những bà vãi Thầm, cô bé Rêu và cái giếng thơm…là những hình tượng lớn. Chẳng tội gì gọi nó là đồ sộ, Đội gạo lên chùa là sản phẩm tiểu thủ công, Angko là đại công trường thủ công, nhưng trong tương ứng của chúng, ta có thể nói, đục đẽo một sư Vô Úy lớn đến thế mà ta không hề nghe thấy một tiếng hổn hển, một nhịp búa chểnh mảng nào vì mệt nhọc, như thế, ta sẽ hiểu được chưởng lực bút Nguyễn Xuân Khánh – mà lúc này đây, ta có thể yên tâm nói ông đang sung sức nhất giữa thế hệ mình ngồi ở chiếu trên trong ngôi chùa Văn chương Việt.
Tôi trộm nghĩ, ngay cả các nhà văn Pháp hôm nay cũng thèm viết một nhân vật kiểu đại úy Thalan, trí thức, trọng danh dự và công bằng bác ái. Thalan điển hình một tính cách Pháp bị thực dân lừa mị, biến thành kẻ bảo vệ công cuộc xâm lược trong khi y vẫn nghĩ mình đang khai hóa xứ sở này. Sau thế chiến II, nước Pháp sa sút trên trường quốc tế, Tổng thống Pháp mặc comble không cà vạt, hệt Mỹ; đến cách uống cà phê phin là đặc Pháp cũng dần dần theo lối Mỹ, cà phê tan. Người đầy tự tin trong sứ mệnh “cao cả” như Thalan đã hiếm hẳn trong văn chương Pháp, thương thay, nó chỉ còn trong ký ức một nhà văn Việt đã già. Thalan được đặt trong tương quan với Bernard để bật ra cái mặc cảm con lai, một mặc cảm đã đẩy cái ác trong con người y trỗi vượt; giết chết căn Phật tính từng được chăm sóc tưới tắm bởi bà mẹ - một me Tây nhưng với một đồng bạc sư thầy cho làm vốn xuất thân và bởi văn hóa Việt. Nét độc đáo của nhân vật này là y vừa có quyền lực do bọn thực dân trao cho cùng vũ khí, lại vừa có những mưu mô xảo trá vặt như một tính cách mặt trái của cư dân tiểu nông hình thành mà y tiêm nhiễm, đã biến y thành một kẻ ác nguy hiểm. Nhưng Bernard cũng còn tương quan với các nhân vật khác, họ là những người Việt thuần bị cái ngoại lai khích động mà thành ác. Chúng ta biết Macxit là một học thuyết cho đến nay vẫn còn đang điều chỉnh hành vi con người ở các nước phát triển. Nhưng vì là học thuyết hành động nên ở đây thì người ta đề cao tính phân phối nhằm triệt tiêu tranh đấu còn ở kia lại đề cao tranh đấu để triệt hạ nguồn phân phối; vâng, chính sự hành động chia ra có kẻ đúng người sai. Không biết hôm nay, sai lầm trong cải cách ruộng đất đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, tôi đã được phép nói rằng, nó là cái sai được nhập cảnh từ Liên Xô Trung Quốc? Vâng, xin lấy ngay mục đích để biện minh cho phương tiện, hầu hết nông dân Nam bộ được chia ruộng trong kháng chiến chống Pháp là do Đảng ta vận động địa chủ hiến ruộng cho cách mạng, về Sài Gòn làm công nghiệp; chúng ta có cách khác, Việt Nam hơn để thực hành người cày có ruộng.
Điều tôi kính trọng ở Nguyễn Xuân Khánh là ông nhìn sai lầm cải cách ruộng đất vừa đúng bản chất vừa rất biện chứng và bác ái. Nó, ngoại lai, chỉ là cơn “bão nổi can qua”; ông Đoàn ủy Khoát không biết từ đâu tới làng Sọ và làm nó xáo trộn. Biết bao con người lương thiện, giầu Phật tính từng được nhà chùa chăm sóc tưới tắm như mẹ con Trắm đã bị ông ta kích động lòng hận thù, lòng tham và cái ác nói chung. Nhưng ở đây có sự tráo trở của phương pháp. Gia đình Trắm là cố nông thật, nhưng sống bằng nghề mò cua bắt cá, có làm thuê cho ai mà bị bóc lột, nên Trắm ngày ta đêm “địch”; cái cách Trắm thả chìa khóa sắt cho mẹ con Huệ mở cùm trốn đi thật khôn ngoan, đúng Trắm. Còn vợ của Hạ thì do bị xui mà tố oan cho ông Trưởng bạ, liền bị gã cho cái bạt tai mà đuổi ra khỏi nhà – cái nhà do chính ông bà Trưởng bạ làm cho, khiến gã bị đi ngồi bóc mười cuốn lịch. Nhưng chỗ hay nhất của Đội gạo lên chùa là viết về hậu cải cách ruộng đất. Cô Thêu bị ép lấy làm năm lão chánh Long, được lão xây nhà, lập thổ đẹp nhất làng cho xứng với nét đẹp và nết hạnh của cô; khi biết sẽ bị xử, lão còn gửi sợi dây chuyền vàng cho con gái Rêu dù lão chưa biết chắc đó có là con mình. Về lý, Thêu thuộc giai cấp địa chủ, nhưng cô Thêu đẹp nức làng Sọ còn anh đội Khoát lại cũng như hết thảy mọi đàn ông mê gái. Thêu được đội phát động, trở thành cốt cán, lên đấu chồng, đưa chồng đến cái chết. Khổ thân Rêu, cả năm trời đi tìm bố, đến mấy ngày vừa tìm ra bố thì bố chết, mẹ đang hú hý với giai, Rêu đã trẫm mình dưới giếng thơm ngoài chùa, hóa thành con vàng anh hót trên giàn mướp, cất lên bài ca cháy lòng về thế thái nhân tình, vọng lên tiếng đàn ngân của người nhạc công hy hữu của làng quê – cha em. Nếu chưởng lực bút non, sau đó có thể bà Thêu ăn không ngon, ngủ không yên vì mặc cảm và vì sự đàm tiếu của người làng. Nhưng bà Thêu vẫn sống bình thường, làm chủ nhiệm hợp tác, khi lên cao hơn còn dành chức ấy cho cháu nội của chồng, đó là sự điềm nhiên mang tên Nguyễn Xuân Khánh. Tôi cho rằng, đặt vấn đề của sai lầm dĩ vãng thành một cơn “bão nổi can qua” vừa đúng nhất lại vừa nhân bản nhất, vì người làng quê có thiện căn nhưng có cả ác căn, bị khuyến thiện hay bị xui ác đều rất dễ; và vì rồi người cùng làng thì vẫn còn phải sống với nhau, đời này sang đời khác. Đây phải chăng cũng là tư tưởng nghệ thuật của tiểu thuyết?
Trong quá trình cải cách diễn ra có một tương quan đầy ẩn dụ và hay: Đoàn ủy Khoát và sư Vô Úy. Bị Khoát và các đệ tử tra vấn tung tích mẹ con bà Nấm và Chính ủy Vô Trần mà chúng nhất quyết gọi đó là bọn quốc dân đảng, Vô Úy đều chỉ dùng câu niệm Phật Nam mô a di đà để trả lời. Rất nhiều lần Nam mô a di đà nhưng mỗi lần là một ý nghĩa rất rõ, đôi khi khác hẳn nhau mà một nghiên cứu sinh thiền học có thể khảo cứu từ đây để làm nên một luận văn tiến sỹ độc đáo về vô ngôn thông. Không phải sư Vô Úy không ghét cái ác, thói trăng hoa của chánh Long. Nhưng sư vẫn coi ông ta là tri kỷ, trọng nết cư xử có văn hóa của người bạn già và từng có lúc vận dụng tình bằng hữu để cứu người thoát khỏi cai Phượng con ông. Là sư, nhưng sư Vô Úy vẫn tôn trọng sư đệ Vô Trần, bị cô Nấm lẳng lơ đội gạo lên chùa bỏ bùa mà hoàn tục, hơn thế nữa, sư Vô Trần lại trở thành Việt Minh đi giết giặc cứu độ sinh linh. Sư Vô Úy cũng xử sự như thế với chú tiểu An và chị Nguyệt. Nguyệt cảm ơn nhà chùa cứu độ, cứ nằng nặc đòi xuống tóc làm sư, Vô Úy không cho để gần hai chục năm sau mới gả chị cho cựu tù Hạ bị coi có tướng siêu đực – mầm ác, ấy là tùy duyên. An đã xuống tóc, sau rất nhiều thử thách để sư Vô Úy yên tâm chọn làm đệ tử sẽ trao y bát, nhưng sư lại bằng lòng cho An đi bộ đội trở thành nổi tiếng toàn quân cái giai thoại sư bộ đội bắn súng chỉ thiên. Sư An trải qua thật nhiều satna nữa, đẩy tình huống lên chín muồi là Huệ (con gái của cô Nấm đội gạo lên chùa ngày xưa) bị thương cụt chân, An không thể khác nếu Phật tính trong anh là thật, đã bỏ chùa mà hoàn tụcđể lĩnh đủ karma của mình; ấy lại là tùy duyên. Có thể nói chữ tùy duyên trong Phật giáo, qua sư Vô Úy, đã trở thành Việt Phật (dòng Phật hoàng Trần Nhân Tôn) và trở thành hạt nhân của tinh thần dân chủ: Tôn trọng thân hữu với những ứng xử và chính kiến khác ta, dù khác với chính tín điều mà ta khư khư cả đời thượng tôn hỷ xả.
Có một minh chứng thêm vào: Sư Khoan Độ ít học, từng là một lục lâm thảo khấu được sư Vô Úy giác ngộ và thu nạp, nhưng không thể nhồi nhét sắc không và mớ lý luận Phật giáo nói chung vào cái đầu óc không sinh ra để học ấy. Khoan Độ trở thành một thứ vô ngôn phái, hầu hạ bên sư phụ, khi thì là cánh tay trái, hộ pháp cho nhà chùa, khi lại là cánh tay phải chở che cho Nguyệt, rồi dạy bảo cho An; nói chung, ở một vài khía cạnh sư Khoan Độ chính là cánh tay nối dài của sư Vô Úy, là một hạnh của sư phụ. Nhưng ở khía cạnh con người, sư Khoan Độ thật giầu Phật tính. Lần đầu tiếp xúc chị em Nguyệt, ta thấy cái nhìn của sư như sắp ăn tươi nuốt sống chị Nguyệt, thì ông ta cũng là người như cụ Lý làng An, nhưng rồi sư đã cư xử như một người anh cả của chị em Nguyệt với trực cảm đã là người một nhà, cùng là con của sư Vô Úy và suốt đời sư đã xứng với vai người anh cả ấy. Đó là đặc trưng của nông dân Việt, không nhiều lời, có thể lỗ mãng nhưng cư xử có đạo lý rạch ròi. Tôi có kinh nghiệm sách vở rằng, chỉ với một sư ông, một ông từ giữ đình, một ông đồ ít chữ nhưng cả ngàn năm mù chữ, làng quê Việt vẫn đậm đặc văn hóa vào hàng đầu trong tất cả các làng quê trên thế gian; không như thời gần như cả làng biết chữ một cách dang dở. Là sư, nhưng khi cần diệt Bernard – Tây lùn để bảo vệ chùa và cư dân, Khoan Độ vẫn cùng đàn em đi vây bắt y và ở chỗ này, khó có thể nói tay sư không dính máu. Mặc dù nhà văn đã ý tứ nói sư chỉ bẻ ngoặt tay Tây lùn rồi giao nó cho Thuồng Luồng, nhưng nếu sư chỉ khẽ lắc đầu thì đám đàn em có dám cưa cổ Tây lùn không? Đằng khác, liệu sư Vô Úy có biết sẽ xẩy ra việc ấy không? Biết chứ, biết quá đi chứ, là người mẫn giác, lại tinh thông lẽ thiện ác ở đời, làm sao sư không biết. Nhưng sư vẫn lờ đi mặc cho “Bồ đề Đạt Ma” của mình diệt trừ ác căn – mầm họa cho con người. Ở chỗ này, duy nhất ở chỗ này, sư Vô Úy đúng là người, chứ không phải ông Phật. Ở chỗ này cũng cho thấy một triết lý khác, Phật giáo ở Việt Nam là nhập thế toàn triệt.
Nhân thể nói về hai kiểu giết người trong tiểu thuyết. Tôi không thích cái cách Thuồng Luồng cưa cổ Bernard, nó không Việt nếu không muốn nói rằng, nó được viết dưới ảnh hưởng của Đàn hương hình hay Chém treo ngành. Người Việt không triệt để như thế, hơn nữa, Thuồng Luồng không có thù hận trực tiếp với Bernard, anh ta hành xử theo nghĩa hiệp, lại hơn thế nữa, anh ta là lục lâm thảo khấu xuất thân. Đặc trưng của thảo khấu là giết người xong thì biến ngay. Nhưng cái chết của chánh Long thì viết hay. Lão đáng được chết kiểu châu chấu bay như thế, và chỉ như thế là “vừa” với tính cách Việt, một đám đông thích xem trò, một ông già thức giả biết mình đã đến lúc phải chết thì bay lên mà hứng đạn.
Tôi cũng tiếc nhân vật vãi Thầm và em Rêu, chúng còn dang dở khi đã hé lộ một bất tử. Thứ nhất, ở làng nào cũng có một vãi già như thế, có thể thông giao với ma thực, có thể không nhưng cũng nói phứa ra là thế trong khi nương nhờ nhà chùa. Vãi Thầm cứ trở đi trở lại với cô Thắm trẫm mình ngày xưa, với những con đom đóm ma, chứa trong linh hồn nửa ma nửa người còn là hình tượng nghệ thuật hiếm ở ta. Nhưng có khi vãi bị nhà văn bỏ quên, khi sực nhớ có bà ta thì lại vội vội vàng vàng đắp điếm nên nhân vật không sống tiếp mà là lặp lại. Tính nết và nhất là cái chết của Rêu thật đẹp, gần tám mươi xuân mà còn tả được đứa trẻ gái trong veo như thế, thì chỉ có thể có ở chưởng lực bút thượng thừa. Nhưng cái một năm tìm cha là sự cấy dặm ngờ nghệch, không chính xác về thời gian và về cả không gian. Lại vô lý nữa, sau một năm bụi trần, lại là bụi trần giữa sáo nhị trống chiêng thì trong làm sao, sạch làm sao được hở giời?
VanVN.Net - Khi viết về Nguyễn Xuân Khánh sau khi đọc Hồ Quý Ly, Trư cuồng và Mẫu thượng ngàn, tôi đã dại dột ví von nhà văn 75 tuổi mà sức viết sức nghĩ cứ như cội mai lão vẫn quyết liệt nở hoa nên bây giờ cầm cuốn tiểu thuyết Đội gạo lên chùa dày hơn 800 trang mà xấu hổ. Quả là cái hình ảnh cội mai lão có ngụ ý Mẫu thượng ngàn là những chùm hoa nở như trút nợ nhân duyên. Nhưng không. Và, dẫu sao thì câu thơ Hoàng Trần Cương đã đẩy tôi vào tình trạng ngớ ngẩn: Đón hụt cơn mưa thừa ra đàn mối. Bởi vì chưởng lực bút của Đội gạo lên chùa còn vẫn dư ba!
Xin trước hết nói về bút lực.
Người ta bảo nhà văn đã dùng chính bản thân mình làm thức ăn cho tác phẩm văn chương. Nhưng có nhà văn thì sách chồng gáy cao bằng đầu, còn rất nhiều Trình Giảo Kim lại chỉ đánh một búa, rồi…thôi. Viết rất hay một quyển rồi thôi trong khi các ngón nghề đã thạo, mà không sao viết được nữa, là do không rèn chưởng lực bút theo đúng cách. Họ đốt lửa tâm, rút gan ruột bầy thành tác phẩm, với tâm niệm, thực ra là được dạy thế, thà một phút huy hoàng rồi vụt tắt/ còn hơn buồn le lói suốt năm canh. Có lần, đã lâu, tôi thưa với Tô Hoài rằng kỹ thuật viết của ông là rất cao cường. Tô Hoài không thích, trên văn đàn người ta thi nhau khen nhau rằng tâm huyết, vâng tâm huyết chứ không phải tâm sen, thì thằng nhóc này lại có ý bảo mình viết kỹ thuật. Tôi vội nói, ý tôi không phải thế, Tô Hoài có hai gram cảm xúc, khi tác phẩm đến người đọc, vẫn còn nguyên hai gram ấy, cảm xúc không bị dính lại đâu đó trên dọc đường câu chữ. Vả lại, nhà văn vuốt ve câu chữ thì khác gì chứng thủ dâm. Nhiệm vụ của nhà văn là làm cho người đọc cảm động, không phải là làm các câu chữ cảm động.
Nhưng không thể nói như thế về Nguyễn Xuân Khánh, vì văn của ông đẹp, đặc biệt ở Mẫu thượng ngàn, ăm ắp và chan chứa. Ăm ắp và chan chứa thì không thể rèn được, nó là lực bút trời cho. Nói Đỗ Chu rèn luyện là chuyện khôi hài, nửa thế kỷ qua, Đỗ Chu vẫn viết thế, từ Hương cỏ mật đến Thăm thẳm bóng người văn ông cứ thong thả đẹp. Nhưng cái làm Nguyễn Xuân Khánh gần Tô Hoài hơn Đỗ Chu, là sự rèn luyện chưởng lực đến độ thượng thừa. Ông hay nói về nghiệp trong tác phẩm này, nghiệp của ta ta phải gánh, nhưng hãy gánh nó một cách điềm nhiên. Bí quyết làm nên chưởng lực của ông chính là chữ điềm nhiên. Nghe nói chính tù binh Champa đục đẽo làm nên Angko? Nếu đúng vậy thì chỉ có thể cắt nghĩa: Chỉ có sự điềm đạm trước mọi oan trái và ấm ức, như Phật tính được bừng tỏa suốt hai mươi năm, những nghệ nhân Chăm mới có thể để lại cho đời nụ cười Phật, nụ cười Bayon vừa hồn nhiên vừa kỳ bí đến thế. Những hình tượng nghệ thuật sư Vô Úy với đệ tử thứ nhất là Ông Hổ Khoan Hòa, sư Khoan Độ với chú tiểu An, Chính ủy – cựu sư thúc Vô Trần và cô Nấm lẳng lơ, địa chủ Long, phòng nhì Bernard, những bà vãi Thầm, cô bé Rêu và cái giếng thơm…là những hình tượng lớn. Chẳng tội gì gọi nó là đồ sộ, Đội gạo lên chùa là sản phẩm tiểu thủ công, Angko là đại công trường thủ công, nhưng trong tương ứng của chúng, ta có thể nói, đục đẽo một sư Vô Úy lớn đến thế mà ta không hề nghe thấy một tiếng hổn hển, một nhịp búa chểnh mảng nào vì mệt nhọc, như thế, ta sẽ hiểu được chưởng lực bút Nguyễn Xuân Khánh – mà lúc này đây, ta có thể yên tâm nói ông đang sung sức nhất giữa thế hệ mình ngồi ở chiếu trên trong ngôi chùa Văn chương Việt.
Tôi trộm nghĩ, ngay cả các nhà văn Pháp hôm nay cũng thèm viết một nhân vật kiểu đại úy Thalan, trí thức, trọng danh dự và công bằng bác ái. Thalan điển hình một tính cách Pháp bị thực dân lừa mị, biến thành kẻ bảo vệ công cuộc xâm lược trong khi y vẫn nghĩ mình đang khai hóa xứ sở này. Sau thế chiến II, nước Pháp sa sút trên trường quốc tế, Tổng thống Pháp mặc comble không cà vạt, hệt Mỹ; đến cách uống cà phê phin là đặc Pháp cũng dần dần theo lối Mỹ, cà phê tan. Người đầy tự tin trong sứ mệnh “cao cả” như Thalan đã hiếm hẳn trong văn chương Pháp, thương thay, nó chỉ còn trong ký ức một nhà văn Việt đã già. Thalan được đặt trong tương quan với Bernard để bật ra cái mặc cảm con lai, một mặc cảm đã đẩy cái ác trong con người y trỗi vượt; giết chết căn Phật tính từng được chăm sóc tưới tắm bởi bà mẹ - một me Tây nhưng với một đồng bạc sư thầy cho làm vốn xuất thân và bởi văn hóa Việt. Nét độc đáo của nhân vật này là y vừa có quyền lực do bọn thực dân trao cho cùng vũ khí, lại vừa có những mưu mô xảo trá vặt như một tính cách mặt trái của cư dân tiểu nông hình thành mà y tiêm nhiễm, đã biến y thành một kẻ ác nguy hiểm. Nhưng Bernard cũng còn tương quan với các nhân vật khác, họ là những người Việt thuần bị cái ngoại lai khích động mà thành ác. Chúng ta biết Macxit là một học thuyết cho đến nay vẫn còn đang điều chỉnh hành vi con người ở các nước phát triển. Nhưng vì là học thuyết hành động nên ở đây thì người ta đề cao tính phân phối nhằm triệt tiêu tranh đấu còn ở kia lại đề cao tranh đấu để triệt hạ nguồn phân phối; vâng, chính sự hành động chia ra có kẻ đúng người sai. Không biết hôm nay, sai lầm trong cải cách ruộng đất đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, tôi đã được phép nói rằng, nó là cái sai được nhập cảnh từ Liên Xô Trung Quốc? Vâng, xin lấy ngay mục đích để biện minh cho phương tiện, hầu hết nông dân Nam bộ được chia ruộng trong kháng chiến chống Pháp là do Đảng ta vận động địa chủ hiến ruộng cho cách mạng, về Sài Gòn làm công nghiệp; chúng ta có cách khác, Việt Nam hơn để thực hành người cày có ruộng.
Điều tôi kính trọng ở Nguyễn Xuân Khánh là ông nhìn sai lầm cải cách ruộng đất vừa đúng bản chất vừa rất biện chứng và bác ái. Nó, ngoại lai, chỉ là cơn “bão nổi can qua”; ông Đoàn ủy Khoát không biết từ đâu tới làng Sọ và làm nó xáo trộn. Biết bao con người lương thiện, giầu Phật tính từng được nhà chùa chăm sóc tưới tắm như mẹ con Trắm đã bị ông ta kích động lòng hận thù, lòng tham và cái ác nói chung. Nhưng ở đây có sự tráo trở của phương pháp. Gia đình Trắm là cố nông thật, nhưng sống bằng nghề mò cua bắt cá, có làm thuê cho ai mà bị bóc lột, nên Trắm ngày ta đêm “địch”; cái cách Trắm thả chìa khóa sắt cho mẹ con Huệ mở cùm trốn đi thật khôn ngoan, đúng Trắm. Còn vợ của Hạ thì do bị xui mà tố oan cho ông Trưởng bạ, liền bị gã cho cái bạt tai mà đuổi ra khỏi nhà – cái nhà do chính ông bà Trưởng bạ làm cho, khiến gã bị đi ngồi bóc mười cuốn lịch. Nhưng chỗ hay nhất của Đội gạo lên chùa là viết về hậu cải cách ruộng đất. Cô Thêu bị ép lấy làm năm lão chánh Long, được lão xây nhà, lập thổ đẹp nhất làng cho xứng với nét đẹp và nết hạnh của cô; khi biết sẽ bị xử, lão còn gửi sợi dây chuyền vàng cho con gái Rêu dù lão chưa biết chắc đó có là con mình. Về lý, Thêu thuộc giai cấp địa chủ, nhưng cô Thêu đẹp nức làng Sọ còn anh đội Khoát lại cũng như hết thảy mọi đàn ông mê gái. Thêu được đội phát động, trở thành cốt cán, lên đấu chồng, đưa chồng đến cái chết. Khổ thân Rêu, cả năm trời đi tìm bố, đến mấy ngày vừa tìm ra bố thì bố chết, mẹ đang hú hý với giai, Rêu đã trẫm mình dưới giếng thơm ngoài chùa, hóa thành con vàng anh hót trên giàn mướp, cất lên bài ca cháy lòng về thế thái nhân tình, vọng lên tiếng đàn ngân của người nhạc công hy hữu của làng quê – cha em. Nếu chưởng lực bút non, sau đó có thể bà Thêu ăn không ngon, ngủ không yên vì mặc cảm và vì sự đàm tiếu của người làng. Nhưng bà Thêu vẫn sống bình thường, làm chủ nhiệm hợp tác, khi lên cao hơn còn dành chức ấy cho cháu nội của chồng, đó là sự điềm nhiên mang tên Nguyễn Xuân Khánh. Tôi cho rằng, đặt vấn đề của sai lầm dĩ vãng thành một cơn “bão nổi can qua” vừa đúng nhất lại vừa nhân bản nhất, vì người làng quê có thiện căn nhưng có cả ác căn, bị khuyến thiện hay bị xui ác đều rất dễ; và vì rồi người cùng làng thì vẫn còn phải sống với nhau, đời này sang đời khác. Đây phải chăng cũng là tư tưởng nghệ thuật của tiểu thuyết?
Trong quá trình cải cách diễn ra có một tương quan đầy ẩn dụ và hay: Đoàn ủy Khoát và sư Vô Úy. Bị Khoát và các đệ tử tra vấn tung tích mẹ con bà Nấm và Chính ủy Vô Trần mà chúng nhất quyết gọi đó là bọn quốc dân đảng, Vô Úy đều chỉ dùng câu niệm Phật Nam mô a di đà để trả lời. Rất nhiều lần Nam mô a di đà nhưng mỗi lần là một ý nghĩa rất rõ, đôi khi khác hẳn nhau mà một nghiên cứu sinh thiền học có thể khảo cứu từ đây để làm nên một luận văn tiến sỹ độc đáo về vô ngôn thông. Không phải sư Vô Úy không ghét cái ác, thói trăng hoa của chánh Long. Nhưng sư vẫn coi ông ta là tri kỷ, trọng nết cư xử có văn hóa của người bạn già và từng có lúc vận dụng tình bằng hữu để cứu người thoát khỏi cai Phượng con ông. Là sư, nhưng sư Vô Úy vẫn tôn trọng sư đệ Vô Trần, bị cô Nấm lẳng lơ đội gạo lên chùa bỏ bùa mà hoàn tục, hơn thế nữa, sư Vô Trần lại trở thành Việt Minh đi giết giặc cứu độ sinh linh. Sư Vô Úy cũng xử sự như thế với chú tiểu An và chị Nguyệt. Nguyệt cảm ơn nhà chùa cứu độ, cứ nằng nặc đòi xuống tóc làm sư, Vô Úy không cho để gần hai chục năm sau mới gả chị cho cựu tù Hạ bị coi có tướng siêu đực – mầm ác, ấy là tùy duyên. An đã xuống tóc, sau rất nhiều thử thách để sư Vô Úy yên tâm chọn làm đệ tử sẽ trao y bát, nhưng sư lại bằng lòng cho An đi bộ đội trở thành nổi tiếng toàn quân cái giai thoại sư bộ đội bắn súng chỉ thiên. Sư An trải qua thật nhiều satna nữa, đẩy tình huống lên chín muồi là Huệ (con gái của cô Nấm đội gạo lên chùa ngày xưa) bị thương cụt chân, An không thể khác nếu Phật tính trong anh là thật, đã bỏ chùa mà hoàn tụcđể lĩnh đủ karma của mình; ấy lại là tùy duyên. Có thể nói chữ tùy duyên trong Phật giáo, qua sư Vô Úy, đã trở thành Việt Phật (dòng Phật hoàng Trần Nhân Tôn) và trở thành hạt nhân của tinh thần dân chủ: Tôn trọng thân hữu với những ứng xử và chính kiến khác ta, dù khác với chính tín điều mà ta khư khư cả đời thượng tôn hỷ xả.
Có một minh chứng thêm vào: Sư Khoan Độ ít học, từng là một lục lâm thảo khấu được sư Vô Úy giác ngộ và thu nạp, nhưng không thể nhồi nhét sắc không và mớ lý luận Phật giáo nói chung vào cái đầu óc không sinh ra để học ấy. Khoan Độ trở thành một thứ vô ngôn phái, hầu hạ bên sư phụ, khi thì là cánh tay trái, hộ pháp cho nhà chùa, khi lại là cánh tay phải chở che cho Nguyệt, rồi dạy bảo cho An; nói chung, ở một vài khía cạnh sư Khoan Độ chính là cánh tay nối dài của sư Vô Úy, là một hạnh của sư phụ. Nhưng ở khía cạnh con người, sư Khoan Độ thật giầu Phật tính. Lần đầu tiếp xúc chị em Nguyệt, ta thấy cái nhìn của sư như sắp ăn tươi nuốt sống chị Nguyệt, thì ông ta cũng là người như cụ Lý làng An, nhưng rồi sư đã cư xử như một người anh cả của chị em Nguyệt với trực cảm đã là người một nhà, cùng là con của sư Vô Úy và suốt đời sư đã xứng với vai người anh cả ấy. Đó là đặc trưng của nông dân Việt, không nhiều lời, có thể lỗ mãng nhưng cư xử có đạo lý rạch ròi. Tôi có kinh nghiệm sách vở rằng, chỉ với một sư ông, một ông từ giữ đình, một ông đồ ít chữ nhưng cả ngàn năm mù chữ, làng quê Việt vẫn đậm đặc văn hóa vào hàng đầu trong tất cả các làng quê trên thế gian; không như thời gần như cả làng biết chữ một cách dang dở. Là sư, nhưng khi cần diệt Bernard – Tây lùn để bảo vệ chùa và cư dân, Khoan Độ vẫn cùng đàn em đi vây bắt y và ở chỗ này, khó có thể nói tay sư không dính máu. Mặc dù nhà văn đã ý tứ nói sư chỉ bẻ ngoặt tay Tây lùn rồi giao nó cho Thuồng Luồng, nhưng nếu sư chỉ khẽ lắc đầu thì đám đàn em có dám cưa cổ Tây lùn không? Đằng khác, liệu sư Vô Úy có biết sẽ xẩy ra việc ấy không? Biết chứ, biết quá đi chứ, là người mẫn giác, lại tinh thông lẽ thiện ác ở đời, làm sao sư không biết. Nhưng sư vẫn lờ đi mặc cho “Bồ đề Đạt Ma” của mình diệt trừ ác căn – mầm họa cho con người. Ở chỗ này, duy nhất ở chỗ này, sư Vô Úy đúng là người, chứ không phải ông Phật. Ở chỗ này cũng cho thấy một triết lý khác, Phật giáo ở Việt Nam là nhập thế toàn triệt.
Nhân thể nói về hai kiểu giết người trong tiểu thuyết. Tôi không thích cái cách Thuồng Luồng cưa cổ Bernard, nó không Việt nếu không muốn nói rằng, nó được viết dưới ảnh hưởng của Đàn hương hình hay Chém treo ngành. Người Việt không triệt để như thế, hơn nữa, Thuồng Luồng không có thù hận trực tiếp với Bernard, anh ta hành xử theo nghĩa hiệp, lại hơn thế nữa, anh ta là lục lâm thảo khấu xuất thân. Đặc trưng của thảo khấu là giết người xong thì biến ngay. Nhưng cái chết của chánh Long thì viết hay. Lão đáng được chết kiểu châu chấu bay như thế, và chỉ như thế là “vừa” với tính cách Việt, một đám đông thích xem trò, một ông già thức giả biết mình đã đến lúc phải chết thì bay lên mà hứng đạn.
Tôi cũng tiếc nhân vật vãi Thầm và em Rêu, chúng còn dang dở khi đã hé lộ một bất tử. Thứ nhất, ở làng nào cũng có một vãi già như thế, có thể thông giao với ma thực, có thể không nhưng cũng nói phứa ra là thế trong khi nương nhờ nhà chùa. Vãi Thầm cứ trở đi trở lại với cô Thắm trẫm mình ngày xưa, với những con đom đóm ma, chứa trong linh hồn nửa ma nửa người còn là hình tượng nghệ thuật hiếm ở ta. Nhưng có khi vãi bị nhà văn bỏ quên, khi sực nhớ có bà ta thì lại vội vội vàng vàng đắp điếm nên nhân vật không sống tiếp mà là lặp lại. Tính nết và nhất là cái chết của Rêu thật đẹp, gần tám mươi xuân mà còn tả được đứa trẻ gái trong veo như thế, thì chỉ có thể có ở chưởng lực bút thượng thừa. Nhưng cái một năm tìm cha là sự cấy dặm ngờ nghệch, không chính xác về thời gian và về cả không gian. Lại vô lý nữa, sau một năm bụi trần, lại là bụi trần giữa sáo nhị trống chiêng thì trong làm sao, sạch làm sao được hở giời?
VanVN.Net - Lễ Kỷ niệm do Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nghệ sỹ sân khấu Việt Nam cùng gia đình nhà thơ đồng tổ chức sáng nay, 15 – 6 - 2011 tại Hà Nội với sự chủ trì ...
VanVN.Net - Cách đây chưa lâu, trong khi cả nước cồn cào lo toan và đau xót trước cảnh tan hoang bởi lũ lụt ở miền Trung, trên trang mạng Vanvn xuất hiện một thiên tiểu thuyết của nhà văn Lưu ...
Trong đội ngũ đông đảo các nhà thơ đương đại, Trương Minh Phố xuất hiện trong làng văn chương nói chung và Thơ nói riêng, khá muộn. Mãi đến năm 2005 anh mới có một số bài được đăng trên các ...
VanVN.Net - Ban Nhà văn Trẻ, dưới sự chỉ đạo của Ban Tổ chức Hội nghị những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 8 đang chuẩn bị giới thiệu nhân sự, thông qua các nguồn: từ các Hội Liên ...
VanVN.Net - (Trích phát biểu của ông Nguyễn Văn Đức, Thứ trưởng thường trực Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại Diễn đàn Kinh tế Biển Việt Nam 2011 - Nha Trang ngày 08 tháng 6 năm 2011)…
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn