VanVN.Net - Cuốn “Tiếng vĩ cầm” (Nxb Hội Nhà văn, 2011) gồm các tạp bút, bút ký chân dung, phản ánh, đàm luận về nhiều lĩnh vực của đời sống văn hoá, văn học nghệ thuật, lịch sử…
Thể loại bút ký chân dung viết về các nhân vật lịch sử, những tác giả, nhà trí thức hay những con người rất bình dị ở các thời đại mà Lê Hoài Nam cảm thấy yêu thích, trân trọng, có nhiều hiểu biết và tâm đắc với cuộc đời và sự nghiệp của họ như: Thiền sư Dương Không Lộ, một số nhân vật trong tiểu thuyết “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô Gia Văn Phái; các tác giả: á Nam Trần Tuấn Khải, Trần Tế Xương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Bính, Nam Cao, Vũ Bằng, Chu Văn, Tô Hoài, Phạm Tiến Duật, Lâm Thị Mĩ Dạ, Trần Đăng Khoa… nghệ sĩ nhân dân, kịch tác gia Tào Mạt, kịch tác gia Đào Hồng Cẩm; kịch tác gia Xuân Trình; Giáo sư- Tiến sĩ Trần Đăng Suyền, thầy giáo Trương Văn Khiêm; những con người bình dị với những việc làm có ý nghĩa lớn lao như: Ông Lê Xuân Quang - “người lặng lẽ đi tìm hồn dân tộc”, ông Vũ Ngọc Bao - “người gom nhặt, chôn cất hài nhi”…
Nhà văn Lê Hoài Nam
Nhân vật nào, dù sống ở một thời đại cách đây hàng ngàn năm (triều Lý) hay những nhân vật đương đại, nhà văn Lê Hoài Nam cũng thể hiện bằng một giọng văn tươi ròng, nhiệt huyết, soi rọi bằng cái nhìn phát hiện mới mẻ, mang hơi thở của xã hội đương đại, cảm quan nhạy bén và tinh tế. Cuốn sách đa dạng về nội dung, đa chiều về cách thức thể hiện, với nguồn chất liệu hiện thực dồi dào, thấm đẫm giá trị tư tưởng và thẩm mĩ. Mỗi bài viết đều thể hiện sự tìm tòi sáng tạo trong việc lựa chọn thể loại để phù hợp với đề tài, ý đồ tư tưởng của nhà văn.
Tản văn “Sơn ca, bụi cỏ và bầu trời” tươi ròng chất liệu hiện thực cuộc sống trong văn, như có dòng nhạc: “Càng lên cao, tiếng hót của sơn ca càng thanh tao, luyến láy, du dương. Khi bóng sơn ca mất hút trong tầng mây rồi, nó vẫn ban tặng tiếng hót loang khắp vùng trời, thánh thót, khoan nhặt rơi xuống mặt đất.”. Đọc những câu văn như thế, người ta không thể không yêu thiên nhiên đồng quê Việt Nam.
Tản văn “Đêm giáng sinh phố huyện” với một giọng văn trữ tình, giàu chất tạo hình, những tình tiết lãng mạn, bay bổng vẽ lên khung cảnh lễ Giáng sinh của đạo Thiên Chúa với hình ảnh dòng người đến nơi giáo đường: “Màu quần sắc áo sặc sỡ dưới ánh đèn đường trông như những dòng sông hoa”, đã ghi vào lòng những giáo dân giờ khắc thiêng liêng, xúc động nhất: Chúa Giê su chào đời. Sự cảm nhận tinh tế của nhà văn khi nghe bài hát Mừng Giáng sinh thật diệu huyền: “Với lời đẹp như thơ, giai điệu và tiết tấu bay bổng, sang trọng nâng giấc tâm hồn ta hướng cái nhìn về cõi thiên đàng dù nơi ấy cách ta rất xa và rất xa.”.
Thể bút kí chính luận và nhàn đàm có một số bài đặc sắc.
“Tư bản hoang dại” phác ra một thực trạng xã hội, đồng tiền có sức mạnh vạn năng làm đổi trắng thay đen, băng hoại nhân tính con người. Giọng văn hài hước, châm biếm, mỉa mai, kịch tính, tác giả đã so sánh những nhân vật trong các tác phẩm của những nhà văn hiện thực cổ điển trên thế giới với một bộ phận người Việt Nam đã bị tha hoá, biến chất trước ma lực của đồng tiền. Bài viết như một hồi chuông báo động rung lên cảnh tỉnh chúng ta về nạn tham nhũng đang là vấn đề nhức nhối, bức xúc, đe doạ sự an nguy và tồn sinh của toàn xã hội, khích lệ chúng ta phải có thái độ tích cực đấu tranh chống lại nạn tiêu cực đó.
Trong “Mĩ nhân nhàn đàm”, nhà văn đưa ra rất nhiều loài hoa đẹp, nhưng ông lại quan niệm, bông hoa đẹp nhất chính là Hoa Người. Ông luận về vẻ đẹp con người đông tây kim cổ để chứng minh cho quan niệm của mình. Ông viết: “Sắc đẹp của con người mới là vẻ đẹp cao quý nhất, nó là sắc đẹp đứng trên mọi sắc đẹp bởi trong sắc đẹp ấy còn hàm chứa cả những giá trị về trí tuệ, tâm hồn, ngôn ngữ. Sắc đẹp ấy khiến ta săn tìm và chiêm ngưỡng suốt đời”.
Trong “Hiền tài nhàn đàm” nhà văn đã đưa ra khái niệm “Người tài” là người như thế nào, chỉ ra các loại người tài (chân tài, thực tài, hư tài, bất tài) với những vế câu đối lập về ý, so sánh những phẩm chất tốt đẹp của người tài với bản chất xấu xa của những kẻ bất tài. Từ đó chỉ rõ vấn đề sử dụng người tài một cách hữu ích cho xã hội theo quan điểm: “Dung nạp người tài làm cho người tài thăng hoa, toả sáng, dâng hiến hết mình phải là những minh chủ: “Minh quân chuộng hiền tài”, tiền nhân đúc kết đã là một chân lí”.
Bìa cuốn "Tiếng vĩ cầm"
Mở đầu cuốn sách, nhà văn trang trọng khắc họa nên bức chân dung người thầy giáo Trương Văn Khiêm từng dạy ông thời phổ thông là một con người tâm huyết, say mê âm nhạc, hết lòng yêu thương học sinh dù đã phải trải qua bao bước thăng trầm của cuộc đời, vẫn giữ được phẩm cách thanh cao, trong sáng, biết trân trọng những gì bình dị mà nhân văn nhất đã để lại trong lòng người đọc những tình cảm và ấn tượng rất khó quên. Tiếng đàn của thầy - “Tiếng vĩ cầm” hẳn sẽ là những thanh âm tuyệt diệu nhất ngân vang mãi trong tâm hồn nhà văn. Chính vì thế, tác giả đã chọn bút kí này đặt tên cho đứa con tinh thần của mình.
Bút kí “ái nữ Lan Hinh nói về cha mình: Thi sĩ á Nam Trần Tuấn Khải” đã giúp người đọc hiểu hơn về cuộc đời và sự nghiệp văn thơ của một thi sĩ quê hương Nam Định: á Nam Trần Tuấn Khải. Nếu như chương trình địa phương (Phần Văn) bài giảng ở trường THCS còn những sơ khoáng, thì qua bài này nhà văn giúp người đọc hiểu đầy đủ hơn chân dung một nhà thơ có nhiều phẩm chất rất đáng trân trọng, một tấm gương hiếu học ngời sáng, một tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc.
Bút kí “Không mới nhưng còn hữu ích” viết về chân dung Giáo sư Tiến sĩ Trần Đăng Suyền; bút ký 2 phần “Căn phòng có ma” - “Người đẹp băng giá và lời tiên đoán của Trần thi sĩ” viết về nhà thơ Trần Đăng Khoa là những tác phẩm ký xen lẫn tiểu luận phê bình. Trần Đăng Khoa và Trần Đăng Suyền đều là bạn thân của Lê Hoài Nam nên nhà văn viết về họ khá kĩ lưỡng. Đó là những kỉ niệm của tác giả những năm tháng sống với nhà thơ Trần Đăng Khoa ở cơ quan Bộ Tư lệnh Hải quân thời mặc áo lính màu xanh nước biển. Người đọc đều biết đến nhà thơ Trần Đăng Khoa ngay từ khi anh còn ở tuổi thiếu niên, “một thần đồng văn học” với tấm lòng yêu mến, ngưỡng mộ. Trong cuốn sách này, chúng ta lại được gặp nhà thơ Trần Đăng Khoa trong thời gian viết những tác phẩm quan trọng nhất đánh dấu một giai đoạn sáng tác mới của anh với vai trò của một nhà thơ - chiến sĩ.
Dù ở thể loại tạp bút hay bút kí chân dung, mỗi bài viết, Lê Hoài Nam đều khám phá ra một điều gì đó mới mẻ, quan thiết, khái quát lên những vấn đề hệ trọng của nhân sinh, có ý nghĩa xã hội và tầm triết lí sâu xa. Chẳng hạn “Hoàng Lê nhất thống chí” là tác phẩm đã rất quen thuộc với những người yêu văn và học sinh phổ thông. Nhưng khi đọc bài viết “Hoàng Lê nhất thống chí và Ngô gia Văn phái” của Lê Hoài Nam, với một bút lực phân tích sắc sảo, thuyết phục, ta bỗng giật mình muốn tìm tác phẩm đọc lại, ta sẽ nhận ra những quan niệm xơ cứng, ấu trĩ và đầy thiên kiến bấy nay, nhất là với loại nhân vật vừa là tội nhân vừa là nạn nhân, như vua Lê Chiêu Thống, như Nguyễn Hữu Chỉnh... Với vua Lê Chiêu Thống, nhà văn đã đi sâu khai thác, khám phá về nhân vật lịch sử này ở một góc độ khác, đưa ra những dẫn chứng xác thực: “Trên đường sang Trung Quốc, đã có lần thấm thía tận cùng nỗi nhục vong quốc, vua Lê Chiêu Thống quyết định dừng lại ở Kinh Bắc để chiêu tập quân sĩ ngõ hầu, đánh một trận một mất một còn với “giặc” Tây Sơn” và chi tiết “Mười năm sau sang tiểu cho nhà vua, thân xác ông đã tan chảy, chỉ còn trái tim là vẫn còn nguyên đỏ tươi màu máu” và đưa ra lời bình luận: “Hình tượng ấy không hề hư cấu nên nó càng ám ảnh. Người chết mà con tim không chết nghĩa là ông vua này không phải không có chút tinh thần ái quốc nào!?”. Đặc biệt, câu chuyện bà Hoàng phi Nguyễn Thị Kim, vợ vua Lê Chiêu Thống: “Ngày 12 tháng 10 năm 1804, khi hài cốt vua Lê Chiêu Thống được đưa về nước, lúc thay tiểu, thấy trái tim vua vẫn còn nguyên thì bà Nguyễn Thị Kim đã trăng trối lại với bề tôi rồi bà uống thuốc độc chết theo chồng” đã làm cho người đọc hết sức bất ngờ, cảm động. Nhất là khi biết được nghĩa cử thật đẹp của người đàn bà có tình yêu chồng tha thiết, lòng quả cảm, hi sinh tính mạng vì chồng đã được nhà văn minh chứng bằng một tư liệu lịch sử: khi vua Gia Long lên ngôi, ông đã sai lập đền thờ Hoàng phi ở xã Tì Bà, huyện Lang Tài để thờ cúng, lại sai dựng bia khắc chữ để nêu gương tiết hạnh.
Tản văn “Biến tấu hoạ mi” với giọng điệu bình thản, nhà văn kể về chim hoạ mi nhưng thực chất để nói về con người giống như một câu chuyện ngụ ngôn đã nêu lên một thực trạng phũ phàng của cuộc sống: Khi con người khá giả hơn thì mối quan hệ giữa con người với con người nghiêng về lợi ích hơn là tình nghĩa, rơi vào tâm thế bơ vơ giữa cõi đời đông đúc, đơn độc ngay trong ngôi nhà của mình nên thèm khát thiên nhiên, muốn cộng hưởng cùng thiên nhiên, tìm đến chim muông, cây cảnh. Và nhà văn đã đưa ra một câu hỏi khép lại bài viết: “Trời sinh ra chim họa mi để hót chứ đâu phải để đá nhau?”. Đó chính là những điều ông trăn trở, xót xa trước nỗi đau của đồng loại khi ai đó không còn giữ được lẽ sống cao đẹp của con người.
Những bút ký chân dung viết về Tào Mạt, Nguyễn Khải, Đào Hồng Cẩm Xuân Trình, Phạm Tiến Duật, Lâm Thị Mĩ Dạ cũng là những bài rất hấp dẫn.
Lê Hoài Nam có một phong cách rất riêng. Ông viết về con người với tấm lòng trân trọng, yêu mến, tập trung khắc họa những nét đặc sắc về mặt phẩm cách, tài năng hay cả cá tính của họ, hầu như ông rất ít viết về mặt xấu, nhưng không vì thế mà chân dung nhân vật bị khuất lấp. Bản lĩnh ngòi bút ở ông còn thể hiện ở chỗ, những vấn đề mà người khác đã viết, như cuộc đời và tác phẩm Tú Xương, Nguyễn Khuyến, Nam Cao, Nguyễn Bính… ông không lặp lại, dẫm chân lên vết mòn của ai mà luôn có sự phát hiện những điều mới mẻ, bằng một cách viết độc đáo, vừa hiện thực, vừa lãng mạn.
Các bài viết còn hay ở mặt ngôn từ, có sự sáng tạo trong sáng tác, sử dụng những điển tích, điển cố, thể hiện một vốn kiến thức sâu rộng, đan xen, là những lời nói dân dã trong cuộc sống, rất gần gũi với tiếng nói của nhân dân và những lời bình vừa mang vẻ triết lí nhưng lại rất hồn nhiên làm rung động, say đắm lòng người.
VanVN.Net - Cuốn “Tiếng vĩ cầm” (Nxb Hội Nhà văn, 2011) gồm các tạp bút, bút ký chân dung, phản ánh, đàm luận về nhiều lĩnh vực của đời sống văn hoá, văn học nghệ thuật, lịch sử…
Thể loại bút ký chân dung viết về các nhân vật lịch sử, những tác giả, nhà trí thức hay những con người rất bình dị ở các thời đại mà Lê Hoài Nam cảm thấy yêu thích, trân trọng, có nhiều hiểu biết và tâm đắc với cuộc đời và sự nghiệp của họ như: Thiền sư Dương Không Lộ, một số nhân vật trong tiểu thuyết “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô Gia Văn Phái; các tác giả: á Nam Trần Tuấn Khải, Trần Tế Xương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Bính, Nam Cao, Vũ Bằng, Chu Văn, Tô Hoài, Phạm Tiến Duật, Lâm Thị Mĩ Dạ, Trần Đăng Khoa… nghệ sĩ nhân dân, kịch tác gia Tào Mạt, kịch tác gia Đào Hồng Cẩm; kịch tác gia Xuân Trình; Giáo sư- Tiến sĩ Trần Đăng Suyền, thầy giáo Trương Văn Khiêm; những con người bình dị với những việc làm có ý nghĩa lớn lao như: Ông Lê Xuân Quang - “người lặng lẽ đi tìm hồn dân tộc”, ông Vũ Ngọc Bao - “người gom nhặt, chôn cất hài nhi”…
Nhà văn Lê Hoài Nam
Nhân vật nào, dù sống ở một thời đại cách đây hàng ngàn năm (triều Lý) hay những nhân vật đương đại, nhà văn Lê Hoài Nam cũng thể hiện bằng một giọng văn tươi ròng, nhiệt huyết, soi rọi bằng cái nhìn phát hiện mới mẻ, mang hơi thở của xã hội đương đại, cảm quan nhạy bén và tinh tế. Cuốn sách đa dạng về nội dung, đa chiều về cách thức thể hiện, với nguồn chất liệu hiện thực dồi dào, thấm đẫm giá trị tư tưởng và thẩm mĩ. Mỗi bài viết đều thể hiện sự tìm tòi sáng tạo trong việc lựa chọn thể loại để phù hợp với đề tài, ý đồ tư tưởng của nhà văn.
Tản văn “Sơn ca, bụi cỏ và bầu trời” tươi ròng chất liệu hiện thực cuộc sống trong văn, như có dòng nhạc: “Càng lên cao, tiếng hót của sơn ca càng thanh tao, luyến láy, du dương. Khi bóng sơn ca mất hút trong tầng mây rồi, nó vẫn ban tặng tiếng hót loang khắp vùng trời, thánh thót, khoan nhặt rơi xuống mặt đất.”. Đọc những câu văn như thế, người ta không thể không yêu thiên nhiên đồng quê Việt Nam.
Tản văn “Đêm giáng sinh phố huyện” với một giọng văn trữ tình, giàu chất tạo hình, những tình tiết lãng mạn, bay bổng vẽ lên khung cảnh lễ Giáng sinh của đạo Thiên Chúa với hình ảnh dòng người đến nơi giáo đường: “Màu quần sắc áo sặc sỡ dưới ánh đèn đường trông như những dòng sông hoa”, đã ghi vào lòng những giáo dân giờ khắc thiêng liêng, xúc động nhất: Chúa Giê su chào đời. Sự cảm nhận tinh tế của nhà văn khi nghe bài hát Mừng Giáng sinh thật diệu huyền: “Với lời đẹp như thơ, giai điệu và tiết tấu bay bổng, sang trọng nâng giấc tâm hồn ta hướng cái nhìn về cõi thiên đàng dù nơi ấy cách ta rất xa và rất xa.”.
Thể bút kí chính luận và nhàn đàm có một số bài đặc sắc.
“Tư bản hoang dại” phác ra một thực trạng xã hội, đồng tiền có sức mạnh vạn năng làm đổi trắng thay đen, băng hoại nhân tính con người. Giọng văn hài hước, châm biếm, mỉa mai, kịch tính, tác giả đã so sánh những nhân vật trong các tác phẩm của những nhà văn hiện thực cổ điển trên thế giới với một bộ phận người Việt Nam đã bị tha hoá, biến chất trước ma lực của đồng tiền. Bài viết như một hồi chuông báo động rung lên cảnh tỉnh chúng ta về nạn tham nhũng đang là vấn đề nhức nhối, bức xúc, đe doạ sự an nguy và tồn sinh của toàn xã hội, khích lệ chúng ta phải có thái độ tích cực đấu tranh chống lại nạn tiêu cực đó.
Trong “Mĩ nhân nhàn đàm”, nhà văn đưa ra rất nhiều loài hoa đẹp, nhưng ông lại quan niệm, bông hoa đẹp nhất chính là Hoa Người. Ông luận về vẻ đẹp con người đông tây kim cổ để chứng minh cho quan niệm của mình. Ông viết: “Sắc đẹp của con người mới là vẻ đẹp cao quý nhất, nó là sắc đẹp đứng trên mọi sắc đẹp bởi trong sắc đẹp ấy còn hàm chứa cả những giá trị về trí tuệ, tâm hồn, ngôn ngữ. Sắc đẹp ấy khiến ta săn tìm và chiêm ngưỡng suốt đời”.
Trong “Hiền tài nhàn đàm” nhà văn đã đưa ra khái niệm “Người tài” là người như thế nào, chỉ ra các loại người tài (chân tài, thực tài, hư tài, bất tài) với những vế câu đối lập về ý, so sánh những phẩm chất tốt đẹp của người tài với bản chất xấu xa của những kẻ bất tài. Từ đó chỉ rõ vấn đề sử dụng người tài một cách hữu ích cho xã hội theo quan điểm: “Dung nạp người tài làm cho người tài thăng hoa, toả sáng, dâng hiến hết mình phải là những minh chủ: “Minh quân chuộng hiền tài”, tiền nhân đúc kết đã là một chân lí”.
Bìa cuốn "Tiếng vĩ cầm"
Mở đầu cuốn sách, nhà văn trang trọng khắc họa nên bức chân dung người thầy giáo Trương Văn Khiêm từng dạy ông thời phổ thông là một con người tâm huyết, say mê âm nhạc, hết lòng yêu thương học sinh dù đã phải trải qua bao bước thăng trầm của cuộc đời, vẫn giữ được phẩm cách thanh cao, trong sáng, biết trân trọng những gì bình dị mà nhân văn nhất đã để lại trong lòng người đọc những tình cảm và ấn tượng rất khó quên. Tiếng đàn của thầy - “Tiếng vĩ cầm” hẳn sẽ là những thanh âm tuyệt diệu nhất ngân vang mãi trong tâm hồn nhà văn. Chính vì thế, tác giả đã chọn bút kí này đặt tên cho đứa con tinh thần của mình.
Bút kí “ái nữ Lan Hinh nói về cha mình: Thi sĩ á Nam Trần Tuấn Khải” đã giúp người đọc hiểu hơn về cuộc đời và sự nghiệp văn thơ của một thi sĩ quê hương Nam Định: á Nam Trần Tuấn Khải. Nếu như chương trình địa phương (Phần Văn) bài giảng ở trường THCS còn những sơ khoáng, thì qua bài này nhà văn giúp người đọc hiểu đầy đủ hơn chân dung một nhà thơ có nhiều phẩm chất rất đáng trân trọng, một tấm gương hiếu học ngời sáng, một tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc.
Bút kí “Không mới nhưng còn hữu ích” viết về chân dung Giáo sư Tiến sĩ Trần Đăng Suyền; bút ký 2 phần “Căn phòng có ma” - “Người đẹp băng giá và lời tiên đoán của Trần thi sĩ” viết về nhà thơ Trần Đăng Khoa là những tác phẩm ký xen lẫn tiểu luận phê bình. Trần Đăng Khoa và Trần Đăng Suyền đều là bạn thân của Lê Hoài Nam nên nhà văn viết về họ khá kĩ lưỡng. Đó là những kỉ niệm của tác giả những năm tháng sống với nhà thơ Trần Đăng Khoa ở cơ quan Bộ Tư lệnh Hải quân thời mặc áo lính màu xanh nước biển. Người đọc đều biết đến nhà thơ Trần Đăng Khoa ngay từ khi anh còn ở tuổi thiếu niên, “một thần đồng văn học” với tấm lòng yêu mến, ngưỡng mộ. Trong cuốn sách này, chúng ta lại được gặp nhà thơ Trần Đăng Khoa trong thời gian viết những tác phẩm quan trọng nhất đánh dấu một giai đoạn sáng tác mới của anh với vai trò của một nhà thơ - chiến sĩ.
Dù ở thể loại tạp bút hay bút kí chân dung, mỗi bài viết, Lê Hoài Nam đều khám phá ra một điều gì đó mới mẻ, quan thiết, khái quát lên những vấn đề hệ trọng của nhân sinh, có ý nghĩa xã hội và tầm triết lí sâu xa. Chẳng hạn “Hoàng Lê nhất thống chí” là tác phẩm đã rất quen thuộc với những người yêu văn và học sinh phổ thông. Nhưng khi đọc bài viết “Hoàng Lê nhất thống chí và Ngô gia Văn phái” của Lê Hoài Nam, với một bút lực phân tích sắc sảo, thuyết phục, ta bỗng giật mình muốn tìm tác phẩm đọc lại, ta sẽ nhận ra những quan niệm xơ cứng, ấu trĩ và đầy thiên kiến bấy nay, nhất là với loại nhân vật vừa là tội nhân vừa là nạn nhân, như vua Lê Chiêu Thống, như Nguyễn Hữu Chỉnh... Với vua Lê Chiêu Thống, nhà văn đã đi sâu khai thác, khám phá về nhân vật lịch sử này ở một góc độ khác, đưa ra những dẫn chứng xác thực: “Trên đường sang Trung Quốc, đã có lần thấm thía tận cùng nỗi nhục vong quốc, vua Lê Chiêu Thống quyết định dừng lại ở Kinh Bắc để chiêu tập quân sĩ ngõ hầu, đánh một trận một mất một còn với “giặc” Tây Sơn” và chi tiết “Mười năm sau sang tiểu cho nhà vua, thân xác ông đã tan chảy, chỉ còn trái tim là vẫn còn nguyên đỏ tươi màu máu” và đưa ra lời bình luận: “Hình tượng ấy không hề hư cấu nên nó càng ám ảnh. Người chết mà con tim không chết nghĩa là ông vua này không phải không có chút tinh thần ái quốc nào!?”. Đặc biệt, câu chuyện bà Hoàng phi Nguyễn Thị Kim, vợ vua Lê Chiêu Thống: “Ngày 12 tháng 10 năm 1804, khi hài cốt vua Lê Chiêu Thống được đưa về nước, lúc thay tiểu, thấy trái tim vua vẫn còn nguyên thì bà Nguyễn Thị Kim đã trăng trối lại với bề tôi rồi bà uống thuốc độc chết theo chồng” đã làm cho người đọc hết sức bất ngờ, cảm động. Nhất là khi biết được nghĩa cử thật đẹp của người đàn bà có tình yêu chồng tha thiết, lòng quả cảm, hi sinh tính mạng vì chồng đã được nhà văn minh chứng bằng một tư liệu lịch sử: khi vua Gia Long lên ngôi, ông đã sai lập đền thờ Hoàng phi ở xã Tì Bà, huyện Lang Tài để thờ cúng, lại sai dựng bia khắc chữ để nêu gương tiết hạnh.
Tản văn “Biến tấu hoạ mi” với giọng điệu bình thản, nhà văn kể về chim hoạ mi nhưng thực chất để nói về con người giống như một câu chuyện ngụ ngôn đã nêu lên một thực trạng phũ phàng của cuộc sống: Khi con người khá giả hơn thì mối quan hệ giữa con người với con người nghiêng về lợi ích hơn là tình nghĩa, rơi vào tâm thế bơ vơ giữa cõi đời đông đúc, đơn độc ngay trong ngôi nhà của mình nên thèm khát thiên nhiên, muốn cộng hưởng cùng thiên nhiên, tìm đến chim muông, cây cảnh. Và nhà văn đã đưa ra một câu hỏi khép lại bài viết: “Trời sinh ra chim họa mi để hót chứ đâu phải để đá nhau?”. Đó chính là những điều ông trăn trở, xót xa trước nỗi đau của đồng loại khi ai đó không còn giữ được lẽ sống cao đẹp của con người.
Những bút ký chân dung viết về Tào Mạt, Nguyễn Khải, Đào Hồng Cẩm Xuân Trình, Phạm Tiến Duật, Lâm Thị Mĩ Dạ cũng là những bài rất hấp dẫn.
Lê Hoài Nam có một phong cách rất riêng. Ông viết về con người với tấm lòng trân trọng, yêu mến, tập trung khắc họa những nét đặc sắc về mặt phẩm cách, tài năng hay cả cá tính của họ, hầu như ông rất ít viết về mặt xấu, nhưng không vì thế mà chân dung nhân vật bị khuất lấp. Bản lĩnh ngòi bút ở ông còn thể hiện ở chỗ, những vấn đề mà người khác đã viết, như cuộc đời và tác phẩm Tú Xương, Nguyễn Khuyến, Nam Cao, Nguyễn Bính… ông không lặp lại, dẫm chân lên vết mòn của ai mà luôn có sự phát hiện những điều mới mẻ, bằng một cách viết độc đáo, vừa hiện thực, vừa lãng mạn.
Các bài viết còn hay ở mặt ngôn từ, có sự sáng tạo trong sáng tác, sử dụng những điển tích, điển cố, thể hiện một vốn kiến thức sâu rộng, đan xen, là những lời nói dân dã trong cuộc sống, rất gần gũi với tiếng nói của nhân dân và những lời bình vừa mang vẻ triết lí nhưng lại rất hồn nhiên làm rung động, say đắm lòng người.
VanVN.Net – Ngày 10/4/2012, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học” được tổ chức trong một ngày. Buổi sáng, hội thảo khai mạc với sự có mặt của hơn 100 đại ...
VanVN.Net - Cụ Nguyễn Khắc Niêm (1889 – 1954) đỗ Hoàng giáp năm Đinh Mùi (1907) khi tròn 18 tuổi; trẻ thứ nhì trong lịch sử khoa cử Việt Nam, sau Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Khi vua Thành Thái mời các ...
VanVN.Net – Sáng 05/4/2012, tại hội trường Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Ban Nhà văn trẻ đã có buổi chuẩn bị cho tiết mục trình diễn thơ và văn xuôi ...
VanVN.Net - Từ trước đến nay, nhiều người (trong đó có tôi) vẫn cho rằng, không kể cuốn gia phả lịch sử viết dưới dạng tiểu thuyết chương hồi Hoan châu ký (cuối thế kỷ XVII, không rõ tác giả), thì ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn