Ai mà chẳng muốn nổi tiếng. Không có giọng hát mượt mà như cô ca sĩ, cặp chân khuỳnh khuỳnh của cầu thủ bóng đá thì cũng phải làm được việc gì khác người để người ta đưa lên đài, lên báo chứ. Được sự trợ giúp của công nghệ thông tin hiện đại, muốn nổi tiếng cũng chẳng có gì là khó.
Tôi bắt đầu ở lĩnh vực kinh tế. Góp nhóp được một ít vốn, tôi thuê trụ sở, mua xe con, sắm máy cưa, máy bào, máy tiện..., hợp đồng với dăm ông thợ thế là trở thành giám đốc trẻ của một xưởng mộc.
Vấn đề là làm sao để cả thế giới biết đến sản phẩm của mình. Cần một thương hiệu thật kêu. Tôi nhờ cậu bạn thân ở Đài phát thanh truyền hình thành phố.
Hắn nhăn trán nghĩ ngợi một lúc rồi vỗ đùi đánh đét:
- Dễ ợt! Công ty trách nhiệm có hạn một thành viên Đô mô đô chô Viha.
Tôi ngớ người ra.
- Tên gì mà nghe như ngô rang nổ thế!
- Thế người ta mới chú ý. Đồ mộc đời chót Việt Hàn, hiểu chưa. Ngôn ngữ quảng cáo phải rút gọn tối đa.
- Có gì dính dáng đến Hàn Quốc mà lôi vào.
- Thế mới có tính quốc tế. Chẳng phải cậu định sản xuất hàng theo mẫu Hàn Quốc là gì?
- Còn hai chữ có hạn?
- Cái gì mà chẳng có hạn. Đó là để mở đường cho cậu kinh doanh mặt hàng mới.
Thằng này nói như thánh bỏ vào oi. Ba tháng sau, xí nghiệp mộc phá sản, mặc dầu ngày nào thương hiệu cũng được kêu ra rả trên đài vào giờ vàng lại còn có cả một bài danh ca Đô mô đô chô Viha do một nhạc sĩ cũng nổi tiếng sáng tác phụ họa.
Đợi cho nỗi buồn lắng xuống, tôi chuyển sang lĩnh vực văn học để tìm sự nổi tiếng. Chẳng cần vốn liếng gì nhiều ngoài sự tưởng tượng của bộ óc. Mà óc tôi có kém cạnh gì các ông các bà nhà văn, nhà thơ quen biết. Sau một thời gian nghiên cứu văn đàn và thị hiếu bạn đọc, tôi đóng cửa hùng hục viết tiểu thuyết lịch sử. Như thế cũng có cái lợi. Không bị phụ thuộc vào sách giáo khoa và lời giảng của thầy cô, tôi tha hồ mà tưởng tượng. Hiện giờ, trường phái xem xét, đào bới lại lịch sử đang lên ngôi, lắm tiểu thuyết gia được giải thưởng với những cuốn sách dày cộp phê phán các thần tượng lịch sử với những chi tiết cụ thể không ai bắt bẻ được (hư cấu mà).
Khi cuốn tiểu thuyết đầu tay của tôi xuất bản, bố tôi là độc giả đầu tiên.
Mày viết quái quỷ gì thế này? – Ông quát như tôi mới lên ba không bằng. Mày có biết vị này (nhân vật tiểu thuyết) là ai không mà bôi bác thế. Tao đây là hậu duệ đời thứ 12 của ngài đấy.
Nói rồi ông xé toạc đứa con tinh thần của tôi. Ôi, bố tôi quả là bảo thủ. Sáng tạo là phải thế! Không viết thế sao nổi tiếng được.
(Nguồn Daibieunhandan)
Ai mà chẳng muốn nổi tiếng. Không có giọng hát mượt mà như cô ca sĩ, cặp chân khuỳnh khuỳnh của cầu thủ bóng đá thì cũng phải làm được việc gì khác người để người ta đưa lên đài, lên báo chứ. Được sự trợ giúp của công nghệ thông tin hiện đại, muốn nổi tiếng cũng chẳng có gì là khó.
Tôi bắt đầu ở lĩnh vực kinh tế. Góp nhóp được một ít vốn, tôi thuê trụ sở, mua xe con, sắm máy cưa, máy bào, máy tiện..., hợp đồng với dăm ông thợ thế là trở thành giám đốc trẻ của một xưởng mộc.
Vấn đề là làm sao để cả thế giới biết đến sản phẩm của mình. Cần một thương hiệu thật kêu. Tôi nhờ cậu bạn thân ở Đài phát thanh truyền hình thành phố.
Hắn nhăn trán nghĩ ngợi một lúc rồi vỗ đùi đánh đét:
- Dễ ợt! Công ty trách nhiệm có hạn một thành viên Đô mô đô chô Viha.
Tôi ngớ người ra.
- Tên gì mà nghe như ngô rang nổ thế!
- Thế người ta mới chú ý. Đồ mộc đời chót Việt Hàn, hiểu chưa. Ngôn ngữ quảng cáo phải rút gọn tối đa.
- Có gì dính dáng đến Hàn Quốc mà lôi vào.
- Thế mới có tính quốc tế. Chẳng phải cậu định sản xuất hàng theo mẫu Hàn Quốc là gì?
- Còn hai chữ có hạn?
- Cái gì mà chẳng có hạn. Đó là để mở đường cho cậu kinh doanh mặt hàng mới.
Thằng này nói như thánh bỏ vào oi. Ba tháng sau, xí nghiệp mộc phá sản, mặc dầu ngày nào thương hiệu cũng được kêu ra rả trên đài vào giờ vàng lại còn có cả một bài danh ca Đô mô đô chô Viha do một nhạc sĩ cũng nổi tiếng sáng tác phụ họa.
Đợi cho nỗi buồn lắng xuống, tôi chuyển sang lĩnh vực văn học để tìm sự nổi tiếng. Chẳng cần vốn liếng gì nhiều ngoài sự tưởng tượng của bộ óc. Mà óc tôi có kém cạnh gì các ông các bà nhà văn, nhà thơ quen biết. Sau một thời gian nghiên cứu văn đàn và thị hiếu bạn đọc, tôi đóng cửa hùng hục viết tiểu thuyết lịch sử. Như thế cũng có cái lợi. Không bị phụ thuộc vào sách giáo khoa và lời giảng của thầy cô, tôi tha hồ mà tưởng tượng. Hiện giờ, trường phái xem xét, đào bới lại lịch sử đang lên ngôi, lắm tiểu thuyết gia được giải thưởng với những cuốn sách dày cộp phê phán các thần tượng lịch sử với những chi tiết cụ thể không ai bắt bẻ được (hư cấu mà).
Khi cuốn tiểu thuyết đầu tay của tôi xuất bản, bố tôi là độc giả đầu tiên.
Mày viết quái quỷ gì thế này? – Ông quát như tôi mới lên ba không bằng. Mày có biết vị này (nhân vật tiểu thuyết) là ai không mà bôi bác thế. Tao đây là hậu duệ đời thứ 12 của ngài đấy.
Nói rồi ông xé toạc đứa con tinh thần của tôi. Ôi, bố tôi quả là bảo thủ. Sáng tạo là phải thế! Không viết thế sao nổi tiếng được.
(Nguồn Daibieunhandan)
VanVN.Net - Sáng nay, 13/6/2011, tại trụ sở tạp chí Văn nghệ quân đội, hội nghị những người viết văn trẻ toàn quân lần thứ nhất đã diễn ra trong bầu không khí trang trọng, ấm áp. Đến dự hội nghị, ...
VanVN.Net xin thông báo đến thân hữu gần xa, cùng các Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam tin buồn: Phó Giáo sư - Tiến sĩ Đào Thái Tôn, sinh ngày 14/9/1942, đã từ trần lúc 14g30 ngày 4/6/2011 tại Bệnh ...
VanVN.Net - Trong những ngày lịch sử với nhiều sự kiện này, với trách nhiệm nhà văn, lòng say mê và am hiểu vể thể loại truyện ngắn với những thành tựu được ghi nhận, nhà văn Phan Cung Việt vừa ...
VanVN.Net - Sau gần 5 năm mong đợi, vào lúc 14 giờ ngày 27.5 tại Bến Nhà Rồng (chi nhánh Bảo tàng Hồ Chí Minh ở Thành phố Hồ Chí Minh), đã chính thức khai mạc Hội nghị Những người viết văn trẻ lần thứ 3. Hơn 100 ...
VanVN.Net - Bích động thi xã là tên một hội thơ do Trần Quang Triều làm chủ soái. Đây là một trong những hội thơ sớm nhất của nền thi ca phong kiến Việt Nam, có từ thế kỷ XIV, trước ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn