VanVN.Net - Trên bàn làm việc của Tạ Hữu Yên có một đôi kính lão dày cộp và một chiếc kính lúp loại lớn. Khi đọc sách, tra cứu tài liệu thì bao giờ trên mắt ông cũng là đôi kính lão, trên tay là chiếc kính lúp. Chúng giúp ông nhìn rõ những con chữ hơn, giúp cho công việc của ông thuận tiện hơn
Nhà thơ Tạ Hữu Yên
Miệt mài tự phá kỷ lục
Mọi người vẫn biết đến Tạ Hữu Yên như một nhà thơ có thơ được phổ nhạc nhiều nhất Việt Nam. Con số chính thức được ông công bố đến nay là 160 bài, bỏ xa con số chừng 150 mà chúng tôi “nghe nói”. Đỉnh cao trong những ca khúc ấy vẫn là “Đất nước” (nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn). Bài thơ ấy xuất phát từ một câu chuyện có thật ở tỉnh Thái Bình về một bà mẹ liệt sĩ. Khi ông làm xong bài thơ, bạn bè góp ý rằng, đất nước Việt Nam mình có biết bao bà mẹ như thế, giờ biết in ở đâu, tốt nhất nên gửi về… Tạp chí Văn nghệ Đất Tổ, bởi Phú Thọ là nơi cội nguồn dân tộc, để các bà mẹ đất Tổ đọc, như vậy sẽ thấm đẫm biểu tượng về những Người mẹ - Tổ quốc. Tưởng nghe cho vui ai dè Tạ Hữu Yên làm theo thật. Bài thơ được in trên Tạp chí Văn nghệ Đất Tổ và… chìm vào yên lặng. Sau đó, khi vào TP HCM nhận cương vị “đại sứ” phía Nam của Cục xuất bản Quân đội, ông mới sửa lại và in ở Báo Sài Gòn GiảiPphóng. Nhờ đó nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn mới đọc được. Rung cảm trước bài thơ với hình tượng thiêng liêng về đất nước, Phạm Minh Tuấn đã phổ nhạc, đó là cơ duyên để ra đời ca khúc bất hủ mang tiếng lòng Việt Nam: Đất nước tôi, thon thả giọt đàn bầu / Nghe dịu nỗi đau của mẹ / Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ / Các anh không về, mình mẹ lặng im… Ngoài ra còn rất nhiều ca khúc quen thuộc với công chúng được phổ từ thơ Tạ Hữu Yên như “Đôi dép Bác Hồ”, “Cảm xúc tháng Mười”, “Đôi bàn tay mẹ”, “Quê hương anh bộ đội”...
Số lượng ca khúc có sự đóng góp phần lời của Tạ Hữu Yên đã cập con số 160. Đứng ở hàng 159 ấy là hợp xướng “Những trang vàng Hà Nội” do ông đảm nhiệm phần lời, nhạc sĩ Huy Thục phần nhạc. Tác phẩm bề thế này được ra mắt dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Tôi đang trầm trồ về sức làm việc của lão nhà thơ thì hơi chựng lại bởi con số 160 được lão nhà thơ công bố: “Khúc ca công an phường Tương Mai”. Nhưng ông không mảy may quan tâm đến điều đó, vẫn bình thản “bồi” thêm: số 158 là “Những người dạ ngọc lòng vàng”, đây là ca khúc viết về… ngành Tài chính Quân đội. Có lẽ cũng không thể đòi hỏi sự chọn lọc, và cũng không ai trách được Tạ Hữu Yên bởi đỉnh cao ông cũng đã có thì việc làm phong trào một chút cũng là lẽ thường, thế nên dường như cứ có lời đề nghị là thế nào Tạ Hữu Yên cũng cho ra ngay phần lời của một ca khúc. Đã qua rồi cái thời chinh phục những đỉnh cao, giờ đây ông vẫn lao động, vẫn miệt mài không phải để kiếm tìm điều gì cho sự nghiệp, nó đơn thuần chỉ là công việc. Và tôi đồ rằng ông cũng chẳng có thời gian để nghĩ ngợi nhiều về những chuyện như thế.
Không những lập kỷ lục về số bài thơ được phổ nhạc, Tạ Hữu Yên còn nắm kỷ lục cộng tác với nhiều cơ quan báo chí. Và cái con số 40 báo, tạp chí mà ông thường xuyên viết bài ấy có cả những tờ danh giá, bên cạnh đó cũng có rất nhiều những tờ báo ngành, phần nhiều của Quân đội, nơi mà ông đã cả đời gắn bó. Ở thời buổi bản thảo viết tay gần như đã bị triệt tiêu thì Tạ Hữu Yên vẫn miệt mài mực xanh Cửu Long viết bút máy trên giấy A4, viết nhầm ít thì xóa, nhầm nhiều thì gạch đi kéo ra lề viết lại, cần thay cả đoạn thì dán giấy trắng đè lên. Những bản thảo trăm phần trăm thủ công ấy cùng với cái tên Tạ Hữu Yên có lẽ cũng ít nhiều khiến biên tập viên các tòa báo phải mủi lòng. Hình như ở ông không có sự phân biệt sang – hèn, giàu – nghèo. Cứ cần mẫn làm những gì được yêu cầu và những gì có thể. Bài ông viết thường là “lương khô”, các vấn đề muôn thuở ở dạng tầm chương trích cú nhưng vẫn mang một phát hiện nào đó, sự độc đáo nào đó mà phải là người đọc nhiều, trí nhớ tốt mới có thể “thống kê, tổng hợp”. Trên một ngăn của giá sách trong cái tổ tò vò tí xíu của ông có sẵn cả một tập phong bì dày cộp dành cho việc gửi bài qua đường bưu điện.
Cả đời Tạ Hữu Yên gắn bó với nghiệp làm báo, làm sách. Và cho đến bây giờ, dù đã cầm sổ hưu và ăn lương đại tá được hai mươi năm có lẻ rồi thì sự nghiệp ấy của ông vẫn chưa một ngày dừng lại. Trên bàn của ông vẫn là một đống bản thảo cả đã hoàn thành và đang còn dang dở của các nhà xuất bản. Một thời gian tên tuổi của Tạ Hữu Yên gắn liền với các đầu sách về Bác Hồ. Bộ sách ấy có 6 cuốn vẫn được tái bản liên tục. Rồi sách về các tướng lĩnh. Nếu như tận mắt nhìn thấy những bản thảo của ông thì sự ngạc nhiên còn cao hơn khi tiếp xúc với những bản thảo báo chí. Là bởi chúng cũng được viết tay hoàn toàn trên giấy A4. Không phải là ông chưa làm quen với máy tính, ông đã từng dùng máy tính, thế nhưng sau đận ốm mấy năm trước, chân tay không còn chắc khỏe nên ông đã trở lại với thói quen viết bộ. “Võ Nguyên Giáp – Vị Đại tướng văn võ song toàn” là cuốn sách mới nhất ông đứng tên chủ biên được ấn bản tại Nhà xuất bản Thanh niên, còn lại, ngổn ngang trên bàn, nơi “góc nghiệp vụ” là các cuốn sách đang tra cứu, là các bản thảo, các dự án đang dang dở. Miệt mài như ong thợ, ông làm như thể chạy đua với thời gian, chạy đua với tuổi già, chạy đua với những vầng sáng nhợt nhạt ngoài ô cửa.
Sáu triệu rưỡi tiền lương, cộng thêm các khoản nhuận bút viết báo, làm sách, thu nhập của Tạ Hữu Yên mỗi tháng cũng trên dưới chục triệu. Có lẽ một người làm báo chân chính đang ở tuổi sung sức cũng chỉ dừng ở mức thu nhập của ông lão tám tư ấy mà thôi.
Bìa cuốn sách mới nhất của nhà thơ Tạ Hữu Yên.
Chắt chiu nuôi những tâm hồn
Chắt chiu gom góp vốn là bản tính của Tạ Hữu Yên từ khi còn trẻ chứ không phải khi đến tuổi xưa nay hiếm ông mới như vậy. Ngày còn công tác tại Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, anh em đã đùa gán cho ông cái tên “Tấn Hữu Khuân” thay vì Tạ Hữu Yên, biệt hiệu đó xuất phát từ lời đồn thổi những chuyến đi công tác, thứ nào tha lôi được về là ông mang tuốt, không nề hà nặng nhẹ, không ngại ngần giữ thể diện. Nó cũng không phải do thói quen của thời bao cấp, mà ông có lý do riêng của ông, và ông cũng chẳng cần giải thích, thanh minh với ai. Nếu như biết được hành trình của những thứ ông mang về thì có lẽ mọi người sẽ nhận thấy một Tạ Hữu Yên khác. Nhưng thường thì ít người nhận thấy, vì thế trong mắt nhiều người, hình ảnh Tạ Hữu Yên chẳng được thanh lịch cho lắm. Nhưng mặc, dường như ông không quan tâm đến việc người khác nghĩ gì mà chỉ lặng lẽ và bền bỉ sống theo cách của riêng mình.
Bản thân tôi cũng đã có lần chứng kiến một việc làm của Tạ Hữu Yên mà trong mắt một số người sẽ hơi khó hiểu. Có lần, trong một cuộc gặp mặt tại Hội Nhà văn, tôi để ý thấy ông cứ nhìn mấy lon bia không ai uống và cầm lấy bỏ vào chiếc túi vải. Lúc đó tôi chỉ nghĩ rằng đó là do thói quen của người già tiếc của. Mấy hôm sau tình cờ có việc đến nhà Tạ Hữu Yên tôi lại thấy ông mang mấy lon bia ấy ra cho một người khác. Sau này tôi mới biết, ông hay gom góp những thứ thừa hoặc không ai dùng đến ở những nơi mình đến, rồi lại đem cho người khác. Ông làm tất cả những điều đó một cách hồn nhiên, chẳng quan tâm đến việc người khác nghĩ gì. Phóng viên báo chí đến ông cũng hay cho những món quà nho nhỏ. Thế nhưng đừng vội mừng, đừng vội rưng rưng cảm động trước tấm tình của lão nhà thơ già. Mấy hôm sau có bài phỏng vấn hay viết về ông mà mang báo đến tặng thì thế nào cũng được Tạ Hữu Yên… hỏi nhuận bút (đúng ra là nhuận miệng) của ông đâu. Thế là nhiều phóng viên trẻ hoặc chưa biết trước thói quen “kỳ lạ” này của Tạ Hữu Yên cứ trố mắt mà ngạc nhiên!
Tạ Hữu Yên sống một đời sống đơn giản. Căn hộ tập thể khi xưa của ông bà giờ đây vợ chồng người con gái ở. Ông chỉ sử dụng một căn phòng trên gác hai bé xíu như chiếc tổ tò vò. Mọi thứ với ông đều giản dị ở mức tối thiểu. Vừa trò chuyện ông vừa lôi trong gầm chiếc bàn cũ ọp ẹp ra một bọc nilon, trong đó đựng… ủ ấm nước trà. Rót nước ra cốc, ông bình thản uống. Ông khoe rằng, riêng tiền nhuận bút làm sách năm trước được tất cả gần bốn chục triệu, cộng với nhuận bút viết báo được mười bảy triệu nữa. Tôi đang thắc mắc ông sẽ làm gì với số tiền ấy thì ông đã lại kể tiếp về việc xây tặng làng quê nơi ông sinh ra (làng Đông Hội, xã Ninh An, Hoa Lư, Ninh Bình) một thư viện nhỏ. Ông bảo đó cũng là thư viện cấp thôn hiếm có trong cả nước. Chính bằng số tiền ông ngày đêm miệt mài cạo giấy bên chiếc bàn cũ kỹ ấy đã làm nên một không gian đọc nơi quê hương của lão nhà thơ. Khi thư viện xây xong Tạ Hữu Yên mang về tất cả các loại sách mà ông có và có thể có với mong muốn bồi đắp văn hóa đọc cho làng quê. Các báo, tạp chí ông được biếu, thậm chí ông xin thêm cũng gom cả lại, hàng tháng có xe từ tỉnh lên lấy đưa về cái thư viện thôn mà ông xây tặng để những người dân quê đọc. Cứ như thế, miệt mài với trang sách, ông âm thầm nuôi dưỡng những tâm hồn bạn đọc, lặng lẽ làm những gì cảm thấy cần thiết trong khả năng có thể.
Khi tôi ra về, cô cháu ngoại của Tạ Hữu Yên ra mở cổng tiễn còn tranh thủ “tố”: ông em thường dậy sớm lắm, cụ quen từ thời bộ đội. Có lẽ nhờ cần mẫn làm việc mà Tạ Hữu Yên vẫn có một sức khoẻ khá tốt. Cũng bởi thế mà các toà soạn vẫn thường xuyên nhận được những bản thảo viết tay trang trọng gửi theo đường bưu điện của ông cùng với những cuốn sách đứng tên Tạ Hữu Yên vẫn đều đặn được xuất bản. Và trong nhiều cuộc gặp mặt báo chí, văn nghệ sĩ vẫn thấy sự hiện diện của ông lão làm thơ già cùng chiếc gậy mây và mái đầu bạc phơ dưới chiếc mũ da quen thuộc. Ngày tiếp ngày, cứ lọ mọ như thế, Tạ Hữu Yên đã tạo nên một hình ảnh ong thợ miệt mài trong cái tổ nhỏ bé mà chính ông cũng là… ong chúa.
(Nguồn Evan)
VanVN.Net - Trên bàn làm việc của Tạ Hữu Yên có một đôi kính lão dày cộp và một chiếc kính lúp loại lớn. Khi đọc sách, tra cứu tài liệu thì bao giờ trên mắt ông cũng là đôi kính lão, trên tay là chiếc kính lúp. Chúng giúp ông nhìn rõ những con chữ hơn, giúp cho công việc của ông thuận tiện hơn
Nhà thơ Tạ Hữu Yên
Miệt mài tự phá kỷ lục
Mọi người vẫn biết đến Tạ Hữu Yên như một nhà thơ có thơ được phổ nhạc nhiều nhất Việt Nam. Con số chính thức được ông công bố đến nay là 160 bài, bỏ xa con số chừng 150 mà chúng tôi “nghe nói”. Đỉnh cao trong những ca khúc ấy vẫn là “Đất nước” (nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn). Bài thơ ấy xuất phát từ một câu chuyện có thật ở tỉnh Thái Bình về một bà mẹ liệt sĩ. Khi ông làm xong bài thơ, bạn bè góp ý rằng, đất nước Việt Nam mình có biết bao bà mẹ như thế, giờ biết in ở đâu, tốt nhất nên gửi về… Tạp chí Văn nghệ Đất Tổ, bởi Phú Thọ là nơi cội nguồn dân tộc, để các bà mẹ đất Tổ đọc, như vậy sẽ thấm đẫm biểu tượng về những Người mẹ - Tổ quốc. Tưởng nghe cho vui ai dè Tạ Hữu Yên làm theo thật. Bài thơ được in trên Tạp chí Văn nghệ Đất Tổ và… chìm vào yên lặng. Sau đó, khi vào TP HCM nhận cương vị “đại sứ” phía Nam của Cục xuất bản Quân đội, ông mới sửa lại và in ở Báo Sài Gòn GiảiPphóng. Nhờ đó nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn mới đọc được. Rung cảm trước bài thơ với hình tượng thiêng liêng về đất nước, Phạm Minh Tuấn đã phổ nhạc, đó là cơ duyên để ra đời ca khúc bất hủ mang tiếng lòng Việt Nam: Đất nước tôi, thon thả giọt đàn bầu / Nghe dịu nỗi đau của mẹ / Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ / Các anh không về, mình mẹ lặng im… Ngoài ra còn rất nhiều ca khúc quen thuộc với công chúng được phổ từ thơ Tạ Hữu Yên như “Đôi dép Bác Hồ”, “Cảm xúc tháng Mười”, “Đôi bàn tay mẹ”, “Quê hương anh bộ đội”...
Số lượng ca khúc có sự đóng góp phần lời của Tạ Hữu Yên đã cập con số 160. Đứng ở hàng 159 ấy là hợp xướng “Những trang vàng Hà Nội” do ông đảm nhiệm phần lời, nhạc sĩ Huy Thục phần nhạc. Tác phẩm bề thế này được ra mắt dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Tôi đang trầm trồ về sức làm việc của lão nhà thơ thì hơi chựng lại bởi con số 160 được lão nhà thơ công bố: “Khúc ca công an phường Tương Mai”. Nhưng ông không mảy may quan tâm đến điều đó, vẫn bình thản “bồi” thêm: số 158 là “Những người dạ ngọc lòng vàng”, đây là ca khúc viết về… ngành Tài chính Quân đội. Có lẽ cũng không thể đòi hỏi sự chọn lọc, và cũng không ai trách được Tạ Hữu Yên bởi đỉnh cao ông cũng đã có thì việc làm phong trào một chút cũng là lẽ thường, thế nên dường như cứ có lời đề nghị là thế nào Tạ Hữu Yên cũng cho ra ngay phần lời của một ca khúc. Đã qua rồi cái thời chinh phục những đỉnh cao, giờ đây ông vẫn lao động, vẫn miệt mài không phải để kiếm tìm điều gì cho sự nghiệp, nó đơn thuần chỉ là công việc. Và tôi đồ rằng ông cũng chẳng có thời gian để nghĩ ngợi nhiều về những chuyện như thế.
Không những lập kỷ lục về số bài thơ được phổ nhạc, Tạ Hữu Yên còn nắm kỷ lục cộng tác với nhiều cơ quan báo chí. Và cái con số 40 báo, tạp chí mà ông thường xuyên viết bài ấy có cả những tờ danh giá, bên cạnh đó cũng có rất nhiều những tờ báo ngành, phần nhiều của Quân đội, nơi mà ông đã cả đời gắn bó. Ở thời buổi bản thảo viết tay gần như đã bị triệt tiêu thì Tạ Hữu Yên vẫn miệt mài mực xanh Cửu Long viết bút máy trên giấy A4, viết nhầm ít thì xóa, nhầm nhiều thì gạch đi kéo ra lề viết lại, cần thay cả đoạn thì dán giấy trắng đè lên. Những bản thảo trăm phần trăm thủ công ấy cùng với cái tên Tạ Hữu Yên có lẽ cũng ít nhiều khiến biên tập viên các tòa báo phải mủi lòng. Hình như ở ông không có sự phân biệt sang – hèn, giàu – nghèo. Cứ cần mẫn làm những gì được yêu cầu và những gì có thể. Bài ông viết thường là “lương khô”, các vấn đề muôn thuở ở dạng tầm chương trích cú nhưng vẫn mang một phát hiện nào đó, sự độc đáo nào đó mà phải là người đọc nhiều, trí nhớ tốt mới có thể “thống kê, tổng hợp”. Trên một ngăn của giá sách trong cái tổ tò vò tí xíu của ông có sẵn cả một tập phong bì dày cộp dành cho việc gửi bài qua đường bưu điện.
Cả đời Tạ Hữu Yên gắn bó với nghiệp làm báo, làm sách. Và cho đến bây giờ, dù đã cầm sổ hưu và ăn lương đại tá được hai mươi năm có lẻ rồi thì sự nghiệp ấy của ông vẫn chưa một ngày dừng lại. Trên bàn của ông vẫn là một đống bản thảo cả đã hoàn thành và đang còn dang dở của các nhà xuất bản. Một thời gian tên tuổi của Tạ Hữu Yên gắn liền với các đầu sách về Bác Hồ. Bộ sách ấy có 6 cuốn vẫn được tái bản liên tục. Rồi sách về các tướng lĩnh. Nếu như tận mắt nhìn thấy những bản thảo của ông thì sự ngạc nhiên còn cao hơn khi tiếp xúc với những bản thảo báo chí. Là bởi chúng cũng được viết tay hoàn toàn trên giấy A4. Không phải là ông chưa làm quen với máy tính, ông đã từng dùng máy tính, thế nhưng sau đận ốm mấy năm trước, chân tay không còn chắc khỏe nên ông đã trở lại với thói quen viết bộ. “Võ Nguyên Giáp – Vị Đại tướng văn võ song toàn” là cuốn sách mới nhất ông đứng tên chủ biên được ấn bản tại Nhà xuất bản Thanh niên, còn lại, ngổn ngang trên bàn, nơi “góc nghiệp vụ” là các cuốn sách đang tra cứu, là các bản thảo, các dự án đang dang dở. Miệt mài như ong thợ, ông làm như thể chạy đua với thời gian, chạy đua với tuổi già, chạy đua với những vầng sáng nhợt nhạt ngoài ô cửa.
Sáu triệu rưỡi tiền lương, cộng thêm các khoản nhuận bút viết báo, làm sách, thu nhập của Tạ Hữu Yên mỗi tháng cũng trên dưới chục triệu. Có lẽ một người làm báo chân chính đang ở tuổi sung sức cũng chỉ dừng ở mức thu nhập của ông lão tám tư ấy mà thôi.
Bìa cuốn sách mới nhất của nhà thơ Tạ Hữu Yên.
Chắt chiu nuôi những tâm hồn
Chắt chiu gom góp vốn là bản tính của Tạ Hữu Yên từ khi còn trẻ chứ không phải khi đến tuổi xưa nay hiếm ông mới như vậy. Ngày còn công tác tại Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, anh em đã đùa gán cho ông cái tên “Tấn Hữu Khuân” thay vì Tạ Hữu Yên, biệt hiệu đó xuất phát từ lời đồn thổi những chuyến đi công tác, thứ nào tha lôi được về là ông mang tuốt, không nề hà nặng nhẹ, không ngại ngần giữ thể diện. Nó cũng không phải do thói quen của thời bao cấp, mà ông có lý do riêng của ông, và ông cũng chẳng cần giải thích, thanh minh với ai. Nếu như biết được hành trình của những thứ ông mang về thì có lẽ mọi người sẽ nhận thấy một Tạ Hữu Yên khác. Nhưng thường thì ít người nhận thấy, vì thế trong mắt nhiều người, hình ảnh Tạ Hữu Yên chẳng được thanh lịch cho lắm. Nhưng mặc, dường như ông không quan tâm đến việc người khác nghĩ gì mà chỉ lặng lẽ và bền bỉ sống theo cách của riêng mình.
Bản thân tôi cũng đã có lần chứng kiến một việc làm của Tạ Hữu Yên mà trong mắt một số người sẽ hơi khó hiểu. Có lần, trong một cuộc gặp mặt tại Hội Nhà văn, tôi để ý thấy ông cứ nhìn mấy lon bia không ai uống và cầm lấy bỏ vào chiếc túi vải. Lúc đó tôi chỉ nghĩ rằng đó là do thói quen của người già tiếc của. Mấy hôm sau tình cờ có việc đến nhà Tạ Hữu Yên tôi lại thấy ông mang mấy lon bia ấy ra cho một người khác. Sau này tôi mới biết, ông hay gom góp những thứ thừa hoặc không ai dùng đến ở những nơi mình đến, rồi lại đem cho người khác. Ông làm tất cả những điều đó một cách hồn nhiên, chẳng quan tâm đến việc người khác nghĩ gì. Phóng viên báo chí đến ông cũng hay cho những món quà nho nhỏ. Thế nhưng đừng vội mừng, đừng vội rưng rưng cảm động trước tấm tình của lão nhà thơ già. Mấy hôm sau có bài phỏng vấn hay viết về ông mà mang báo đến tặng thì thế nào cũng được Tạ Hữu Yên… hỏi nhuận bút (đúng ra là nhuận miệng) của ông đâu. Thế là nhiều phóng viên trẻ hoặc chưa biết trước thói quen “kỳ lạ” này của Tạ Hữu Yên cứ trố mắt mà ngạc nhiên!
Tạ Hữu Yên sống một đời sống đơn giản. Căn hộ tập thể khi xưa của ông bà giờ đây vợ chồng người con gái ở. Ông chỉ sử dụng một căn phòng trên gác hai bé xíu như chiếc tổ tò vò. Mọi thứ với ông đều giản dị ở mức tối thiểu. Vừa trò chuyện ông vừa lôi trong gầm chiếc bàn cũ ọp ẹp ra một bọc nilon, trong đó đựng… ủ ấm nước trà. Rót nước ra cốc, ông bình thản uống. Ông khoe rằng, riêng tiền nhuận bút làm sách năm trước được tất cả gần bốn chục triệu, cộng với nhuận bút viết báo được mười bảy triệu nữa. Tôi đang thắc mắc ông sẽ làm gì với số tiền ấy thì ông đã lại kể tiếp về việc xây tặng làng quê nơi ông sinh ra (làng Đông Hội, xã Ninh An, Hoa Lư, Ninh Bình) một thư viện nhỏ. Ông bảo đó cũng là thư viện cấp thôn hiếm có trong cả nước. Chính bằng số tiền ông ngày đêm miệt mài cạo giấy bên chiếc bàn cũ kỹ ấy đã làm nên một không gian đọc nơi quê hương của lão nhà thơ. Khi thư viện xây xong Tạ Hữu Yên mang về tất cả các loại sách mà ông có và có thể có với mong muốn bồi đắp văn hóa đọc cho làng quê. Các báo, tạp chí ông được biếu, thậm chí ông xin thêm cũng gom cả lại, hàng tháng có xe từ tỉnh lên lấy đưa về cái thư viện thôn mà ông xây tặng để những người dân quê đọc. Cứ như thế, miệt mài với trang sách, ông âm thầm nuôi dưỡng những tâm hồn bạn đọc, lặng lẽ làm những gì cảm thấy cần thiết trong khả năng có thể.
Khi tôi ra về, cô cháu ngoại của Tạ Hữu Yên ra mở cổng tiễn còn tranh thủ “tố”: ông em thường dậy sớm lắm, cụ quen từ thời bộ đội. Có lẽ nhờ cần mẫn làm việc mà Tạ Hữu Yên vẫn có một sức khoẻ khá tốt. Cũng bởi thế mà các toà soạn vẫn thường xuyên nhận được những bản thảo viết tay trang trọng gửi theo đường bưu điện của ông cùng với những cuốn sách đứng tên Tạ Hữu Yên vẫn đều đặn được xuất bản. Và trong nhiều cuộc gặp mặt báo chí, văn nghệ sĩ vẫn thấy sự hiện diện của ông lão làm thơ già cùng chiếc gậy mây và mái đầu bạc phơ dưới chiếc mũ da quen thuộc. Ngày tiếp ngày, cứ lọ mọ như thế, Tạ Hữu Yên đã tạo nên một hình ảnh ong thợ miệt mài trong cái tổ nhỏ bé mà chính ông cũng là… ong chúa.
(Nguồn Evan)
VanVN.Net - Sáng nay, 10/8/2011 tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm nửa thế kỷ thảm họa da cam gieo rắc trên đất nước ta. Đúng ...
VanVN.Net - Nhà văn I. M. Poliakov, Tổng biên tập Văn báo, ủy viên ủy ban Văn hóa phủ Tổng thống, ủy viên Đoàn chủ tịch Hội nhà báo Matxcơva, tác giả nhiều tiểu thuyết chống quan liêu như Tình trạng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - Đỗ Kim Cuông vừa cho xuất bản “Sau rừng là biển” - cuốn tiểu thuyết thứ 12. Đọc những trang đầu, tưởng chỉ là một câu chuyện đơn giản và quen thuộc: ba người lính quê một tỉnh đồng ...
Tiếp tục chương trình hoạt động của kỳ họp thứ 4 (Khóa VIII), hôm nay, ngày 7/8/2011, BCH Hội Nhà văn VN đã có chuyến đi thực tế tại trại sản xuất giống tu hài của công ty TNHH Đỗ Tờ ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn