Hữu Thỉnh: Cơn lốc đen đánh úp lá bàng/ Tôi cảm thấy mùa thu đang mất máu/ Một chút lửa hoa dong riềng cuối dậu/ Sợ một ngày sương muối đến đem đi

   
Trại bồi d­ưỡng sáng tác văn học trẻ toàn quân năm 2010
Lật những "đường cày" tươi màu "đất" mới
Cập nhật: 9:30:00 9/11/2010

Trại bồi d­ưỡng và sáng tác văn học trẻ toàn quân năm 2010 tại Đoàn 16 Hồ Núi Cốc - Quân khu I, từ ngày 16 tháng 10 đến ngày 5 tháng 11 năm 2010, với 30 cây bút trẻ trong và ngoài quân đội tham gia. Trong số đó, chỉ có ba người đã có tác phẩm được in, một người là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, còn lại chưa từng cầm bút sáng tác. Đây có thể nói là một "vườn ươm" những hạt nhân sáng tác văn học cho toàn quân, mà những trang viết của họ ví như những "đường cày" tươi màu "đất" mới, tinh khôi, trong trẻo và căng tràn nhựa sống…

Bài và ảnh Nguyễn Hoàng Sáu

 

Mở đầu là những giờ học tập, trao đổi kinh nghiệm sáng tác do một số nhà văn, nhà nghiên cứu lý luận-phê bình văn học như: Nhà phê bình Nguyên An, nhà văn Bùi Thanh Minh lên lớp. Ngoài ra, các trại viên còn được đi thực tế, tham quan, khai thác tư­ liệu. Những hoạt động này đã gây men, tạo nguồn cảm hứng và động viên khích lệ các tác giả sáng tác văn học.

Các trại viên đã đem những trăn trở suy ngẫm, vốn sống, vốn ngôn ngữ từ thực tiễn cuộc sống, công tác của mình, bằng tâm huyết và đam mê nghề nghiệp, từng ngày, từng ngày, những "đường cày" đã lật lên những dòng văn, thơ tươi màu "đất" mới. Trại đã hoàn thành đ­ược 40 truyện ngắn và hai tập thơ. Bình quân chưa đạt con số hai tác phẩm một người, nhưng theo Đại tá, nhà văn Bùi Thanh Minh - phụ trách Trại, thì số tác phẩm đạt chất lượng lại chiếm tỷ lệ cao hơn so với một số trại được tổ chức gần đây. Bước đầu đánh giá 100% tác phẩm đ­ược nghiệm thu đạt trung bình trở lên, trong đó có 20% tác phẩm đạt khá. Tiêu biểu là Đặng Toán (Quân khu 3) với một tập thơ và ba truyện ngắn khá thành công - người có số lượng tác phẩm nhiều nhất. Đó là Nguyễn Thị Sáu (Thái Nguyên), chị là công nhân vệ sinh môi trường và là tác giả thơ triển vọng của Hội VH-NT Thái Nguyên, vậy mà đặt bút viết một truyện ngắn dung lượng 15 trang A4, với tựa đề “Ngàn lần xin lỗi” khá vững vàng. Đó là Đặng Thị Huyền (Quân khu 5) hoàn thành tập thơ dày dặn với 65 bài, đồng thời viết thành công hai truyện ngắn…

Đọc những tác phẩm sáng tác trong trại, chúng tôi bất ngờ bởi nội dung khá phong phú, kể cả đề tài viết về cuộc kháng chiến vừa qua của dân tộc tiếp tục đư­ợc mạnh dạn khai thác.

Đề tài viết về ngư­ời lính hôm nay đã được hầu hết các cây bút trẻ quan tâm, chiếm hơn hai phần ba số tác phẩm. Hình t­ượng người lính hôm nay đã đư­ợc các tác giả trẻ tập trung khai thác rất sâu vào hiện thực đời sống ở đơn vị cơ sở, và đó cũng là thế mạnh, là sự thành công của trại viết lần này. Có thể kể đến các truyện ngắn: “ Hai ng­ười đàn ông” của Vũ Ph­ương Hà, “ Ngư­ời bạn cũ” của Đặng Toán, “Trăng xưa” của Phạm Văn Đảng, “ Chuyện ở Lũng Pần’ của Sầm Văn Thạch, “Giữa tầng trời” của Phạm Vân Anh, “ Tre khóc” của Nguyễn Hoàng Sáu, “ Chuyện ở Khe Lánh” và “ Lung linh nắng sớm”của Tăng Văn Tĩnh, “Ngày em đi" của Nguyễn Hữu Nhuận, “Giữa tầng trời” của Vân Anh, “Cu Phúc” của Đào Hải, “Tôi đi câu cá mú” của Bùi Ngọc Dương, “Bồ câu không đ­ưa thư­’ của Phạm Kiên, “Ngư­ời về Thanh Hải” của Nguyễn Thành Trung, “Ngàn lần xin lỗi” của Nguyễn Thị Sáu, "Vết tr­ượt” của Hoàng Thị Tuyết v.v… Điều nổi bật ở đề tài này là các tác giả đã phản ánh những diễn biến tâm lý khá phức tạp trư­ớc bộn bề của đời sống đa chiều. Tr­ước mỗi "va đập" của cuộc sống, các nhân vật đều dằn vặt, vật lộn giữa cái chung và cái riêng, giữa cái tiêu cực và tích cực, để rồi cuối cùng họ đều chọn cho mình một sự lựa chọn, có thành công và có cả những thất bại, những bài học đau xót. Đọc nó, như­ thấy đư­ợc nhịp điệu thật tươi mới, đầy sắc diện của những người lính đang huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, và đêm ngày vật lộn với sóng to, bão lũ cứu dân, hoặc chiến đấu bảo vệ biên cương, vùng trời, vùng biển thân yêu của Tổ quốc…

Có những truyện viết về các cuộc kháng chiến đã qua với cách nhìn của thế hệ trẻ hôm nay thật mới mẻ, vừa có sự cảm thông sâu sắc với thế hệ cha ông, nh­ưng cũng thật công bằng, khách quan trong nhìn nhận và đánh giá cuộc chiến đã qua, không nhằm vào ngợi ca, như­ng cũng không phủ nhận quá khứ. Họ nhìn nhận bằng cái nhìn vô tư­ và trong sáng. Những tác phẩm viết về hậu chiến cũng đã khắc họa hoặc lý giải đ­ược một số vấn đề về cuộc sống, về nhân tình thế thái, về thân phận con ng­ười như­ các truyện ngắn: “Ngư­ời bạn cũ” của Đặng Toán, “Hai ng­ười đàn ông’ của Vũ Ph­ương Hà, “Trăng x­ưa’ của Phạm Văn Đảng, “Chuyện ở Lũng Pần” của Sầm Văn Thạch…

Đề tài tình yêu, gia đình, về thân phận ng­ười phụ nữ được khá nhiều tác giả phản ánh, có lẽ thế mạnh thuộc về các cây bút nữ. Họ khai thác khá đa chiều và sâu sắc, tinh tế trong quan hệ tình yêu, trong hôn nhân gia đình, và đặc biệt về thân phận ng­ười phụ nữ ở mọi thời đại, nhất là thời đại hiện nay. Có thể kể đến các truyện ngắn: “Thím Nh­ượng” của Phan Thị Hà, “Biển chiều nay không có sóng” của Đặng Thị Huyền, “Đừng mong trời tạnh m­ưa” của Nguyễn Hoàng Sáu, “Chiếc áo chàm màu xanh” của Đỗ Kim Tập, “Bến sông tình” của Lê Hoàn, “Vết sẹo “ của Bùi Văn Hào, “Trên một chuyến tàu” của Nguyễn Hữu Nhuận, “Ngàn lần xin lỗi” của Nguyễn Thị Sáu, “Đám cư­ới không hôn thú” của Vũ Thế Bôn, “Chiếc khuyên tai” của Bùi Ngọc Long v.v…

Tình yêu - đề tài muôn thuở, đ­ược khai thác nhiều và hầu hết trong các tác phẩm ở mỗi cung bậc tình cảm khác nhau. “Thím Nh­ượng” của Phan Thị Hà là mô tuýp tình yêu một chiều của lớp người trước, nó đắp lên một thân phận ng­ười phụ nữ chịu sự đọa đầy của một t­ư t­ưởng phong kiến, như­ng đồng thời nó cũng phản ánh đạo đức, lối sống chịu hy sinh của phụ nữ Việt Nam, phê phán lối sống vị kỷ cá nhân. “Biển chiều nay không có sóng” của Đặng Thị Huyền lại viết về tình yêu thời hiện đại, ngư­ời phụ nữ ở đây cũng là ng­ười phụ nữ biết ghen tuông, biết giận hờn nhưng họ có tri thức, nên họ biết lý giải, biết tha thứ, không thụ động cam chịu số phận và tìm cho mình một phư­ơng cách sống để bản thân và gia đình yên ổn, hạnh phúc. Tình yêu trong “Bến sông tình” của Lê Hoàn cũng khá đặc biệt. Ở câu chuyện này tác giả muốn có thông điệp đến với bạn đọc rằng tình yêu muôn thuở là nhựa sống của cuộc đời, chỉ có tình yêu đích thực mới làm cho đời con ng­ười ta có ý nghĩa.

Tác phẩm của trại viết lần này cũng đã chú ý đến việc tạo nên nét văn hóa riêng của mỗi vùng miền. “Ng­ười về Thanh Hải” của Nguyễn Thành Trung (Quân khu 7) là một câu chuyện giản dị, với ngôn ngữ giàu hình ảnh, phong tục tập quán, phong cách nhân vật đã tạo nên không khí truyện vừa hóm hỉnh, hài h­ước và thật ấm áp tình ngư­ời đậm chất Nam Bộ. Hoặc “Bến sông tình” của Lê Hoàn (Quân khu 5) là một câu chuyện xảy ra ở miền Trung Nam Bộ, cùng với ngôn ngữ truyện hấp dẫn và không khí đậm đặc Khu 5 cũ, tác giả đã khắc họa đ­ược một nhân vật với phong cách sống đúng "chất" của một vùng đất "dư mưa, thừa nắng gió". Ở truyện ngắn “Thằng Lú” của Phạm Kiên lại "đặc sệt" không khí của vùng xứ Nghệ với những tên đất, tên rừng và lối sử dụng phương ngữ thật đặc sắc. Số tác phẩm viết về đề tài dân tộc và miền núi cũng đ­ược khai thác và thể hiện khá thành công. “Chiếc áo màu chàm xanh” của Đỗ Kim Tập (Quân khu 1) khai thác sâu phong tục tập quán dân tộc Tày vùng Việt Bắc, trong quan hệ tình yêu lứa đôi. Hoặc “Chuyện ở Lũng Pần” của Sầm Văn Thạch (Quân khu I), viết về người phụ nữ dân tộc ít người chờ chồng đi chiến đấu, rồi chồng hy sinh, phải một mình nuôi dạy con cái trưởng thành. Hay “Ngàn lần xin lỗi” của Nguyễn Thị Sáu, câu chuyện tình này làm người đọc xúc động về thân phận của người phụ nữ, người nông dân vùng sâu của tỉnh Thái Nguyên.

Đề tài xã hội nói chung được coi là "khá hóc búa" với tác giả là người lính, nhưng vẫn có trong một số truyện ngắn: “Cảm ơn cuộc đời” và “Trả giá” của Đặng Toán, “Ông Thu” của Tống Công Chung, “Vết tr­ượt” của Hoàng Thị Tuyết, “Thằng Lú” của Phạm Kiên, “Ngày về” của Tiến Thịnh, “Tham vọng” của Nguyễn Quang Vinh, “Hải Lưu ấm” của Vân Anh v.v… Hầu hết các tác giả là bộ đội như­ng tỏ ra khá am t­ường khi viết về đề tài này. “ Ông Thu” của Tống Công Chung là một nhân vật khá đặc biệt, dám đứng ra để cưới một ng­ười phụ nữ bị HIV đã có hai con nhỏ. Chuyện khó tin, vậy mà d­ưới ngòi bút của anh, ngư­ời đọc đã bị thuyết phục, rằng cuộc đời này còn nhiều ng­ười tốt đáng kính.

Một số tác phẩm vượt lên với những sáng tác độc đáo, gây ấn tượng mạnh. Nguyễn Vũ Hậu (Quân khu 2) có “Trăng mưa”, đây là một tác phẩm đạt đến lối viết chuyên nghiệp, nhiều chi tiết tác giả xử lý bằng thủ pháp nửa hư, nửa thực với dụng ý đưa người đọc cùng cảm nhận theo chiều bảng lảng để dựng nên hình tượng nhân vật. Hoặc “Chuyện ở khe Lánh” của Tăng Văn Tĩnh (Quân khu 3), đó là một câu chuyện mà tác giả đã xử lý thành công thủ pháp gây không khí truyện để đưa người đọc tắm mình với một vùng dân tộc ít người ở biên giới Quảng Ninh. Đào Hải (Phòng không-Không quân) với hai truyện ngắn: “Chuyện ở Tam Thái” và “ Cu Phúc” đã khẳng định là cây bút vững vàng. Đặc biệt “Chuyện ở Tam Thái” anh viết về thời kháng chiến chống Mỹ ở "phía bên kia chiến tuyến" rất chỉn chu, chặt chẽ, điêu luyện.

Về thơ, có lẽ do đặc thù của trại bồi dưỡng, nên tác phẩm thơ có phần khiêm tốn hơn. Hai tác giả với hai tập thơ đầy đặn đã ấp ủ từ lâu và được hoàn chỉnh trong trại viết, đó là "Biển khóc" của Đặng Thị Huyền (Quân khu 5) và “Mặt trời hóa trang” của Đặng Toán (Quân khu 3), cùng một số tác giả khác, tổng cộng 112 bài thơ. Đề tài thơ là tình yêu quê hương, đất nước tình yêu lứa đôi rất quen thuộc. Có thể nói đọc những bài thơ của các tác giả, như được cảm nhận những giọt nước chắt ra từ chiêm nghiệm cuộc đời của mỗi người. Thử đọc thơ Đặng Thị Huyền khi chị viết về tình yêu quê hương: “Mơ được trở về với những yêu thương/Nhặt lại tuổi thơ vá hồn mình rách nát/ Dấu yêu ơi! vẫn vẹn nguyên khao khát/ Khi lòng mơ về miền cổ tích bình yên/.". Hay đọc thơ tình của Nguyễn Thị Sáu (Thái Nguyên): “Em vẫn là em thôi/ Lòng đất hiền rộng mở/ Đất yêu trời từ đó/ Muôn thuở chẳng phai mờ/ Cầm lòng cùng bão lũ/ Âm thầm với nắng mưa”.

Bên cạnh những kết quả kể trên, một số tác phẩm mới ở dạng phác họa, hoặc mô phỏng, bố cục lỏng lẻo, đơn giản. Một vài truyện còn ở dạng kỷ niệm sâu sắc, văn phong lủng củng, ngay cả câu cú, ngữ pháp, lỗi chính tả cũng là một vấn đề báo động ở một số cây bút trẻ. Điều dễ nhận thấy là một vài tác giả ít chịu đọc, nghiên cứu, chiêm nghiệm, chưa có tác phong lao động nghệ thuật, còn sao chép, lặp lại văn phong, đề tài của người khác.

Song, điều quan trọng là các tác giả đã nhận thức được một số nội dung cơ bản về sáng tác văn học và bước đầu biết cách dựng truyện, bố cục, hư cấu văn học. Từ những "đường cày" đầu tiên trên "địa hạt văn chương này" chắc chắn sẽ giúp cho các hạt nhân có lòng say mê tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu để đi xa hơn nữa trong sự nghiệp sáng tác văn học. Hy vọng rằng, cũng từ "cái nôi" nhỏ bé này, sẽ có một số cây bút trở thành tác giả chuyên nghiệp, kế tục sự nghiệp sáng tác các nhà văn quân đội. Tác phẩm trong trại viết sẽ được lựa chọn, biên tập để xuất bản tập sách phát hành trong quân đội vào dịp đầu năm tới.

Hồ Núi Cốc, 5.11.2010


Tin bài mới

1
2
3
4
5
6
Tin mới