Sen nở như không biết người âu sầu/ Hay sen cũng âu sầu mà người không biết/ Cùng sắc trắng trong, cùng đượm hương từ ngàn đời/ Chỉ khác em lên tiếng mà ta lặng im. (Liên bút từ sen - Nguyễn Lương Ngọc)
Gửi thư    Bản in

Văn học công nhân và người lao động - Những việc cần làm ngay

Nhà thơ Lê Tuấn Lộc - 09-05-2012 10:17:58 AM

VanVN.Net - Hình bóng người công nhân bây giờ ngày càng vắng trên văn đàn Việt Nam. Chúng ta có những người công nhân xây dựng những công trình thật lớn như Thủy điện Sơn La, có những người thợ đã kéo cả ngàn km điện 500KV, có những người thợ vẫn tiếp tục khai thác mỏ, lại có thêm những người thợ tiếp cận với những quy trình công nghệ tiên tiến, thêm cả những người thợ ngày đêm đội nắng đội gió ngoài khơi để khai thác dầu từ trong lòng đất v.v… Thế mà không thấy họ ở đâu trong nền văn học nước nhà. Có chăng, họ chỉ thấp thoáng đâu đó thôi.

Văn học công nhân và người lao động - Một thời để nhớ

Một thời đã qua, chúng ta có những người viết văn về công nhân và người lao động để lại những dấu ấn không bao giờ phai mờ trong lòng người đọc như: Võ Huy Tâm, Xuân Cang, Nguyễn Tùng Linh,...

Thời đó, đội ngũ giai cấp công nhân và người lao đông đâu có được đông như bây giờ.Trước 1960, đội ngũ công nhân so với hiện nay, năm 2010, chỉ bằng 1 phần 10. Các Tổng công ty lớn như Tổng công ty Vinaconex, khi đó làm gì có. Tổng công ty Sông Đà mới hình thành từ Công trình Sông Đà những năm 80 của thế kỷ trước. Tổng công ty Sông Hồng, Tổng công ty Viglacera, Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam-TKV, Tập đoàn dệt may... cũng chỉ mới thành lập sau đổi mới của đất nước nhưng đã lớn mạnh mang tầm cỡ quốc tế.

Tuy nhiên, hiện nay, những vấn đề xã hội mang tính văn học chứa đựng những mâu thuẫn không nhỏ với bao nhiêu vấn đề đặt ra cho người lao động: Công ăn việc làm, những bất công về thu nhập và cường độ lao động trong các Công ty liên doanh, trong các Công ty 100% vốn nước ngoài... văn học cần phải thể hiện.

Theo nhà văn Nguyễn Đức Thiện, hình bóng người công nhân bây giờ ngày càng vắng trên văn đàn Việt Nam. Chúng ta có những người công nhân xây dựng những công trình thật lớn như Thủy điện Sơn La, có những người thợ đã kéo cả ngàn km điện 500KV, có những người thợ vẫn tiếp tục khai thác mỏ, lại có thêm những người thợ tiếp cận với những quy trình công nghệ tiên tiến, thêm cả những người thợ ngày đêm đội nắng đội gió ngoài khơi để khai thác dầu từ trong lòng đất v.v… Thế mà không thấy họ ở đâu trong nền văn học nước nhà. Có chăng, họ chỉ thấp thoáng đâu đó thôi.

Những vấn đề về công nhân và người lao động hiện nay

Có phải trong thời đại công nghiệp hiện nay, vấn đề công nhân và người lao động đã trở thành xơ cứng như vận hành máy móc hay không. Hoàn toàn không phải.

Rất nhiều điển hình tiên tiến trong phong trào công nhân đã được Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam khen thưởng. Nhiều người từ tay trắng đã làm nên sự nghiệp và trở thành người anh hùng mà báo chí từng ca ngợi. Có người được phong anh hùng hôm nay, mai lại vào nhà đá, bao nhiêu là mâu thuẫn, văn học cần lên tiếng, phim ảnh cần lên tiếng ngợi ca, phản ứng...

Quan hệ chủ thợ theo kiểu mới vẫn còn đấy, rất nhiều cuộc định công xảy ra từ các Công ty 100% vốn nước ngoài như các doanh nghiệp Hàn Quốc, Đài Loan tại Việt Nam... những vụ tai nạn lao động thương tâm từ những khu nhà chọc trời đang xây của Keangnam tại Hà Nội, những vụ chủ Hàn Quốc đánh công nhân Việt Nam đầy thương tâm mà báo chí đã lên tiếng, văn học không hề lên tiếng. Giai cấp công nhân thời nay ra sao, văn học chưa có tiếng nói, trong khi đó báo chí đã lên tiếng nhiều lần rồi. Rất nhiều vấn đề bức xúc cần được tác tác phẩm văn học thể hiện chứ không phải là báo chí.

Văn học công nhân và người lao động - Tại sao không?

Vấn đề đi thực tế để viết và bức xúc từ thực tế

Nhiều nhà văn cho rằng không cần đi thực tế, cứ có cảm xúc là viết được. Điều đó chưa đúng.Vấn đề là phản ảnh những vấn đề bức xúc của xã hội hiện đại trong những môi trường xã hội và đời sống rất cụ thể.

Rất nhiều tác phẩm nổi tiếng đã ra đời trong các chuyến đi thực tế dài ngày: Vùng Mỏ của Võ Huy Tâm, Sông Đà của Nguyễn Tuân, tác phẩm Con trâu của Nguyễn Văn Bổng....

Đội ngũ công nhân viên chức tăng lên nhanh gấp bội, các Tổng công ty mới thành lập, các tập đoàn nước ngoài nhảy vào Việt Nam, mâu thuẫn chủ và thợ, các cuộc đình công xảy ra ở Trung Quốc & Việt Nam có nguyên nhân mâu thuẫn chủ và thợ trong các quan hệ mới, những điển hình tiên tiến rất mổi bật từ các đại hội thi đua toàn quốc, dòng lao động từ nông thôn ra thành phố dài dằng dặc và dở khóc dở cười... đó là những vấn đề bức xúc cần nói trong văn học Việt Nam hiện đại.

Thậm chí phim ảnh Việt Nam cũng không thấy thể hiện vai trò của họ và hình ảnh của người công nhân trong đời sống văn học hiện đại.

Trung Quốc đã thành công trong nhiều bộ phim về người lao động công nhân hiện đại. Mâu thuẫn xã hội được thể hiện rất rõ. “Bên sông Hoàng Phố” là bộ phim hay về lớp người mới từ nông thôn ra thành thị vào các Công ty liên doanh. Những chuyện cười ra nước mắt nghe cứ như là xảy ra ở Việt Nam. Ta kém hay là ta không có? Tại sao ta không làm được hay chưa làm được những tác phẩm hay về công nhân và người lao động

CNH và HĐH đã tạo nên lớp người mới với suy nghĩ và cách làm việc hoàn toàn khác trước, ta chưa thể hiện được trong văn học Việt Nam.

Tại sao ta có được những tác phẩm lớn về chiến tranh và về ngành công an, phim ảnh cũng đã phản ảnh được những vấn đề bức xúc đó. Ngành công an và quân đội đã đầu tư không ít tiền cho việc đầu tư cho các nhà văn viết cho ngành họ.

Nên làm gì từ bây giờ

Ai là bà đỡ cho văn học công nhân và người lao động? Không ai khác ngoài Hội nhà văn Việt Nam và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.

Ngoài ra, các Tổng công ty và các tập đoàn lớn: TKV, Vinaconex, Sông Đà, Viglacera... sẽ là những bà đỡ cho các nhà văn để chuẩn bị các tác phẩm về công nhân và người lao động. Hội nhà văn Việt Nam nên phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt nam mở trại viết riêng về công nhân và người lao động. Có được không ? hoàn toàn được. Nếu đặt vấn đề rõ ràng thành các chương trình kế hoạch, các Tập đoàn, các Tổng công ty sẽ ủng hộ nhiệt liệt.

Mở các chương trình viết riêng về các Tổng công ty

Văn học cao su, văn học xây dựng VINACONEX, Văn học  ngành dệt-may, Văn học nông thôn, Văn học dầu khí... nhiều lắm. Âm nhạc đã làm được, nhưng văn học lại chưa làm được, tại sao thế. Dân gian có câu: Con có khóc mẹ mới cho bú. Hội nhà văn phải khởi xướng, Tổng liên đoàn sẽ ủng hộ, và sẽ có tiền. Các trại viết chuyên ngành là một công đôi việc. Tuyên truyền cho Tổng công ty, nói hộ Tổng công ty họ và phản ảnh tâm tư tình cảm của người thợ trước hiện thực đầy nghiệt ngã và khó khăn cho dù xã hội đang ngày càng hiện đại và văn minh.

Tại sao trại viết lại chỉ đi Tam Đảo, Vũng Tàu, Đồ Sơn... Các khu đó chỉ để nghỉ và viết khi có đủ tư liệu. Để đi các Tổng công ty và các Tập đoàn kinh tế cần phải có thời gian hàng vài tháng và thậm chí nằm vùng.

Nên kích hoạt chương trình về văn học công nhân và người lao động ngay từ bây giờ. Nhiều việc cần làm.

Mở giải thưởng hàng năm: Hội nhà văn nên phối hợp với Ban tuyên huấn Tổng liên đoàn lao động Việt Nam mở giải thưởng hàng năm thì mới kích hoạt cho giải thưởng 5 năm. Theo tôi, cái phải làm hàng năm là quan trọng, nó mới tạo tiền đề cho năm năm tới.

Về đi thực tế: Nên đổi mới cách đi thực tế. Để có đề cương cho tác phẩm phải về cơ sở các Tổng công ty, các công ty, nhà máy nhiều tháng trời mới nắm được những vấn đề bức xúc của đời sống công nhân và người lao động để viết được những tác phẩm hay.

Đào tạo lực lượng viết trẻ từ cơ sở là vấn đề quan trọng để nắm được thực tế nóng hổi và đổi mới cách viết.

Thời buổi bây giờ không có đầu tư lớn và định hướng đầu tư thì không thể có tác phẩm lớn và hay. Tất nhiên, sự chủ động sáng tạo và tự thân vận động của nhà văn là điều quan trọng.

 

Hồ Linh Đàm, Hà Nội, năm 2012

Lên đầu trang

Tiêu đề

Hiện tại không có bình luận nào.

Viết bình luận của bạn


Các tin mới hơn

Nhà văn đọc sách  

Mai Văn Phấn “giấu mặt” trong “hoa”

VanVN.Net - Từ xưa đến nay, bài thơ viết ngắn nhất là bài thơ chỉ có một câu. Kỷ lục vẫn thuộc về R. Tagore (nhà thơ ấn Độ, người đã đoạt giải Nô-ben văn chương cách nay trên 30 năm). ...