Chế Lan Viên: Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước/ Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà/ Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc/ Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa (…) Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây/ Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?/ Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ/ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?
Gửi thư    Bản in

Nhà văn Sơn Tùng được phong danh hiệu Anh hùng lao động

Thiên Sơn - 18-07-2011 08:36:47 AM

VanVN.Net - Ngày 14 tháng 7 năm 2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng: “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng tạo, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và bảo vệ Tổ quốc”...

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến thăm nhà văn Sơn Tùng

Nhà văn Sơn Tùng sinh ngày 8-8-1928 tại xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, trong một gia đình cách mạng. Thân sinh nhà văn là cụ Bùi Phú, Bí thư chi bộ đảng Cộng sản Đông Dương ở quê từ thời mới thành lập Đảng. Sơn Tùng mồ côi cha năm 9 tuổi. Lớn lên trong sự chăm sóc của người mẹ đầy tình yêu thương. Ông tham gia cách mạng từ năm 1944 khi mới 16 tuổi. Tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, trải qua nhiều cương vị công tác. Năm 1971, khi đang là chủ bút báo Thanh niên giải phóng, ở tuổi 43, ông bị thương nặng, 14 mảnh đạn găm khắp người, 3 mảnh còn găm trong sọ não, mắt còn thị lực 1/10, tay trái bị co quắp trước ngực, tay phải chỉ còn có 3 ngón cử động được, mất 81% sức khỏe. Ông được đưa ra Bắc điều trị, và bằng nghị lực phi thường, ông đã vượt qua thương tật, trở thành một nhà văn nổi tiếng chuyên viết về Bác Hồ và các danh nhân Cách mạng.

Sự nghiệp văn học của nhà văn Sơn Tùng có khoảng gần 30 tác phẩm gồm nhiều thể loại. Trong đó tiêu biểu nhất là tiểu thuyết Búp sen xanh đã tái bản trên 20 lần với số lượng khoảng 800.000 bản. Đề tài của nhà văn Sơn Tùng kéo dài từ thời Cần Vương đến nay với tầng tầng, lớp lớp những con người tìm đường cho cách mạng từ thuở đất nước ta còn chìm trong bóng tối áp bức, lầm than. Ông chú trọng mô tả con người với tư cách là sự kết tinh những truyền thống của dân tộc, của quê hương. Ông cho rằng: “Các bậc anh hùng không có sẵn, chính truyền thống gia đình, quê hương là khởi thủy tạo nên những tính cách đầu tiên của mỗi con người đi vào đời”. Riêng về mảng đề tài Bác Hồ ông được đánh giá là người viết nhiều, thành công và có sức lan tỏa nhất.

Sơn Tùng cũng là một trong những diễn giả được nhiều người nghe hâm mộ. Ông có trên 500 cuộc nói chuyện cho hàng vạn thính giả đủ mọi tầng lớp.

Quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động của nhà văn Sơn Tùng

Ông được đồng nghiệp và bạn đọc trên mọi miền đất nước yêu quý và kính trọng bởi lối sống giản dị, thanh cao và kiên cường. Sơn Tùng là nhà văn trung trực, không né tránh những vấn đề gai góc của hiện thực, dấn thân và hy sinh cho lý tưởng của mình.

Cuối năm 2010, nhà văn Sơn Tùng bị tai biến nặng. Hiện ông không đi lại được. Cuộc sống cực kỳ khó khăn. Hội Nhà văn Việt Nam đã tiến hành làm thủ tục phong tặng danh hiệu Anh Hùng Lao động cho ông. Qua nhiều lần bổ sung hồ sơ, nhiều lần bình xét, ông đã được Chủ tịch nước chính thức phong tặng danh hiệu cao quý này.

Lên đầu trang

Tiêu đề

Hiện tại không có bình luận nào.

Viết bình luận của bạn


Thư giãn  

Câu đối trúng tâm tư

VanVN.Net - Nhà văn Xuân Thiều ăn mừng tân gia. Sau bao nhiêu năm ăn ở chật chội trong khu tập thể, bây giờ khi tuổi đã cao nhà văn mới có được một ngôi nhà riêng. Nhà ba tầng. Đẹp ...

Nhà văn đọc sách  

Đất bỏng – bộ tiểu thuyết sử thi về vùng mỏ Cẩm Phả

VanVN.Net - "Đất bỏng" thực sự là một cuốn tiểu thuyết mang tính sử thi hấp dẫn người đọc. Cái bỏng rát của vùng đất đó không chỉ dừng lại ở sự bỏng rát của thời tiết vùng mỏ vỗn dĩ ...

Tư liệu  

Hoài Thanh với văn chương và hành động

VanVN.Net - Trong lịch sử văn học nước nhà chưa từng thấy một ai ngoài Hoài Thanh cùng một lúc phát hiện hơn 40 gương mặt thi ca và liền đó định hình họ trên thi đàn. Hơn 40 gương mặt ...