Trên thế giới chắc chẳng có quân đội nào mà người lính lại gọi lãnh tụ của mình là Bác, là “người Cha thân yêu”; đồng thời gọi vị Đại tướng Tổng Tư lệnh của mình là “người anh Cả” như Quân đội Nhân dân Việt Nam. Thật gia đình, thật “một lòng phụ tử” và “huynh đệ chi binh”!
Sự xuất hiện các tổ chức vũ trang đầu tiên của cách mạng do những người Cộng sản lãnh đạo, đặc biệt là sự ra đời của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh (22-12-1944) có một ý nghĩa rất lớn. Nó chẳng những chứng tỏ sự lớn mạnh của Cách mạng Việt Nam, tạo tiền đề cho thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, giành chính quyền trong cả nước, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập, tự do, mà còn đánh dấu một thời đại mới của những người lính Việt Nam. Đó là thời kỳ nước Việt Nam có một quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu như lời bài hát “Vì nhân dân quên mình” (Doãn Quang Khải) với những câu mà bất kỳ người lính nào cũng thuộc khi còn “súng bắn chưa quen, quân sự mươi bài”: Vì nhân dân quên mình/ Vì nhân dân hy sinh/ Anh em ơi, vì nhân dân quên mình/ Đoàn Vệ quốc chúng ta ở nhân dân mà ra/ và: Thề noi gương Bác Hồ/ Vì nhân dân gian lao/ Trong bao năm Người tranh đấu không ngừng/ Người chỉ biết có dân, ngày ngày lo sao cho/ Toàn dân ấm, toàn dân no, được học hành/ Người chỉ vui khi nào/ Toàn dân hết đau thương/ Người tranh đấu đem tương lai về cho dân/ Đoàn Vệ quốc chúng ta là con yêu của Người/ Thề noi gương suốt đời vì nhân dân”.
Về xuất xứ của tên gọi “Bộ đội cụ Hồ”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong một hồi ức của mình, kể: “Tôi nhớ rằng từ trong Khu giải phóng Việt Bắc, đồng bào các dân tộc đã trìu mến gọi các đơn vị vũ trang ta là “Bộ đội ông Ké”, hay “Bộ đội ông Cụ” một cách thân thương, chân chất như tấm lòng của đồng bào đối với lãnh tụ của mình mà nhiều người lúc đó chưa biết tên Bác. Có lẽ về sau khi biết tên Người, đó là Bác Hồ, là Chủ tịch Hồ Chí Minh của nước Việt Nam mới, mọi người đã gọi “Bộ đội ông Ké” là “Bộ đội Cụ Hồ” và cũng từ chiến khu Việt Bắc, tên gọi yêu dấu ấy xuất hiện từ thời kỳ đầu của cuộc Kháng chiến chống thực dân Pháp”.
Nhân dân ta gọi “Bộ đội Cụ Hồ” vì “Cụ Hồ” - tên gọi trìu mến của nhân dân ta với Chủ tịch Hồ Chí Minh - là người tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân ta, là hiện thân của niềm tin và sức mạnh, là người tổ chức và dẫn dắt nhân dân ta đứng lên tự giải phóng, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Người là hình ảnh tiêu biểu cho tất cả những giá trị cao đẹp của dân tộc Việt Nam, của văn hóa Việt Nam. Những gì gắn bó với cuộc đời Bác, được Bác chăm lo, với nhân dân đều cao quí vô cùng. Nhân dân ta gọi quân đội của mình là Bộ đội Cụ Hồ vì cảm nhận một cách sâu sắc quan hệ đặc biệt hiếm có giữa Bác và quân đội, Bác và những người chiến sĩ. Bác chính là người Cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Người đã khai sinh ra quân đội ta với bản chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truỳền giải phóng quân lịch sử. Bác chăm lo từng bước đi lên của quân đội, giáo dục chiến sĩ, khuyên bảo cán bộ... Nét đặc sắc trong đạo đức và tình cảm của Bác là vô cùng gần gũi, yêu thương bộ đội, tin tưởng ở tinh thần dũng cảm và sáng tạo của bộ đội, hiểu thấu và thông cảm những gian khổ, khó khăn của người chiến sĩ. Bác đã “tư chiến sĩ” trong nhiều đêm “không ngủ”... Trước lúc đi xa Người còn để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn thể bộ đội và căn dặn cần chọn những chiến sĩ trẻ tuổi ưu tú trong quân đội và thanh niên xung phong để đào tạo thành những cán bộ, công nhân giỏi, coi đó là đội quân chủ lực trong công cuộc phục hưng và tái thiết đất nước sau này.
Mỗi bước trưởng thành, mỗi chiến công của quân đội đều gắn liền với sự giáo dục, rèn luyện của “người Cha thân yêu” nên nhân dân gọi Bộ đội Cụ Hồ. Gọi bộ đội là “Bộ đội Cụ Hồ” còn là vì bản thân các chiến sĩ quân đội trải qua hơn nửa thế kỷ chiến đấu đã luôn luôn xứng đáng với niềm tin của Người. Hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” đã trở thành một mẫu hình về con người mới có lý tưởng cao đẹp, có đạo đức trong sáng, thực hiện trọn vẹn, xuất sắc chỉ thị, những lời dặn và niềm tin sâu sắc của Bác.
“Bộ đội Cụ Hồ” có những nét đặc trưng cơ bản cô đúc trong lời khen của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22-12-1944 - 22-12-1964) là: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân/ Sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội/ Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
Lời biểu dương đó, đồng thời cũng là sự khái quát đầy đủ nhất bản chất cách mạng của quân đội ta.
“Bộ đội Cụ Hồ” là đỉnh cao về hình tượng của người chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam. Họ từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Ngay từ khi mới ra đời họ đã được nhân dân coi như con em. Biết bao bài ca, câu chuyện về “những người nông dân mặc áo lính” còn được lưu truyền đến bây giờ. Họ là “những người tứ xứ”, nhưng có chung lý tưởng chiến đấu, họ luôn luôn gắn bó với dân, được dân tin, dân phục, dân yêu vì chẳng những “không lấy cái kim sợi chỉ của nhân dân” mà còn “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, dám xả thân “vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh”. Quân đội ta là quân đội nhân dân vì lý do như vậy. Nói quân đội ta “hiếu với dân” cũng do là như vậy.
Sự xuất hiện của “Bộ đội Cụ Hồ” trong lịch sử đấu tranh vũ trang của dân tộc mới vẻn vẹn có 69 năm. Thời gian hơn nửa thế kỷ so với lịch sử dân tộc là không dài, nhưng chỉ bằng thời gian đó, hình tượng “Bộ đội Cụ Hồ” đã đi vào lịch sử một cách tự nhiên, nhuần nhuyễn và trở thành một trong những giá trị văn hóa tiêu biểu của thời đại mới.
“Bộ đội Cụ Hồ” là thế, quân đội ta là thế. Vậy mà gần đây, đi ngược với ý chí, tình cảm, nguyện vọng của tuyệt đại đa số người Việt Nam yêu nước nói chung và cán bộ chiến sĩ, công nhân viên chức quốc phòng nói riêng có những người thông qua một số trang mạng, blog cá nhân hay qua những “cái loa” của một số hãng thông tấn, báo chí nước ngoài, truyền bá những tư tưởng ngoại đạo lạc thời, ác ý nhằm âm mưu xuyên tạc bản chất của lực lượng vũ trang. Thậm chí, có những người còn nhân danh này nọ, đưa ra ý kiến đòi “phi chính trị hóa quân đội”... Thực ra những ý kiến đó không mới, vẫn là mượn danh “dân chủ”, “nhân quyền” để mưu đồ lợi ích cá nhân giai cấp, có khác chăng chỉ là lợi dụng việc lấy ý kiến nhân dân đóng góp vào Dự thảo Hiến pháp để kích động “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, gây khó khăn cho tiến trình đổi mới, hội nhập và phát triển của đất nước và làm phai nhạt hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” – một nét độc đáo và rất đáng tự hào của Quân đội Nhân dân Việt Nam, của văn hoá Việt Nam mà Bác Hồ cùng nhiều thế hệ cán bộ chiến sĩ ta đã dày công vun đắp, dựng xây.
Trên thế giới chắc chẳng có quân đội nào mà người lính lại gọi lãnh tụ của mình là Bác, là “người Cha thân yêu”; đồng thời gọi vị Đại tướng Tổng Tư lệnh của mình là “người anh Cả” như Quân đội Nhân dân Việt Nam. Thật gia đình, thật “một lòng phụ tử” và “huynh đệ chi binh”!
Sự xuất hiện các tổ chức vũ trang đầu tiên của cách mạng do những người Cộng sản lãnh đạo, đặc biệt là sự ra đời của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh (22-12-1944) có một ý nghĩa rất lớn. Nó chẳng những chứng tỏ sự lớn mạnh của Cách mạng Việt Nam, tạo tiền đề cho thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, giành chính quyền trong cả nước, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập, tự do, mà còn đánh dấu một thời đại mới của những người lính Việt Nam. Đó là thời kỳ nước Việt Nam có một quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu như lời bài hát “Vì nhân dân quên mình” (Doãn Quang Khải) với những câu mà bất kỳ người lính nào cũng thuộc khi còn “súng bắn chưa quen, quân sự mươi bài”: Vì nhân dân quên mình/ Vì nhân dân hy sinh/ Anh em ơi, vì nhân dân quên mình/ Đoàn Vệ quốc chúng ta ở nhân dân mà ra/ và: Thề noi gương Bác Hồ/ Vì nhân dân gian lao/ Trong bao năm Người tranh đấu không ngừng/ Người chỉ biết có dân, ngày ngày lo sao cho/ Toàn dân ấm, toàn dân no, được học hành/ Người chỉ vui khi nào/ Toàn dân hết đau thương/ Người tranh đấu đem tương lai về cho dân/ Đoàn Vệ quốc chúng ta là con yêu của Người/ Thề noi gương suốt đời vì nhân dân”.
Về xuất xứ của tên gọi “Bộ đội cụ Hồ”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong một hồi ức của mình, kể: “Tôi nhớ rằng từ trong Khu giải phóng Việt Bắc, đồng bào các dân tộc đã trìu mến gọi các đơn vị vũ trang ta là “Bộ đội ông Ké”, hay “Bộ đội ông Cụ” một cách thân thương, chân chất như tấm lòng của đồng bào đối với lãnh tụ của mình mà nhiều người lúc đó chưa biết tên Bác. Có lẽ về sau khi biết tên Người, đó là Bác Hồ, là Chủ tịch Hồ Chí Minh của nước Việt Nam mới, mọi người đã gọi “Bộ đội ông Ké” là “Bộ đội Cụ Hồ” và cũng từ chiến khu Việt Bắc, tên gọi yêu dấu ấy xuất hiện từ thời kỳ đầu của cuộc Kháng chiến chống thực dân Pháp”.
Nhân dân ta gọi “Bộ đội Cụ Hồ” vì “Cụ Hồ” - tên gọi trìu mến của nhân dân ta với Chủ tịch Hồ Chí Minh - là người tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân ta, là hiện thân của niềm tin và sức mạnh, là người tổ chức và dẫn dắt nhân dân ta đứng lên tự giải phóng, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Người là hình ảnh tiêu biểu cho tất cả những giá trị cao đẹp của dân tộc Việt Nam, của văn hóa Việt Nam. Những gì gắn bó với cuộc đời Bác, được Bác chăm lo, với nhân dân đều cao quí vô cùng. Nhân dân ta gọi quân đội của mình là Bộ đội Cụ Hồ vì cảm nhận một cách sâu sắc quan hệ đặc biệt hiếm có giữa Bác và quân đội, Bác và những người chiến sĩ. Bác chính là người Cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Người đã khai sinh ra quân đội ta với bản chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truỳền giải phóng quân lịch sử. Bác chăm lo từng bước đi lên của quân đội, giáo dục chiến sĩ, khuyên bảo cán bộ... Nét đặc sắc trong đạo đức và tình cảm của Bác là vô cùng gần gũi, yêu thương bộ đội, tin tưởng ở tinh thần dũng cảm và sáng tạo của bộ đội, hiểu thấu và thông cảm những gian khổ, khó khăn của người chiến sĩ. Bác đã “tư chiến sĩ” trong nhiều đêm “không ngủ”... Trước lúc đi xa Người còn để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn thể bộ đội và căn dặn cần chọn những chiến sĩ trẻ tuổi ưu tú trong quân đội và thanh niên xung phong để đào tạo thành những cán bộ, công nhân giỏi, coi đó là đội quân chủ lực trong công cuộc phục hưng và tái thiết đất nước sau này.
Mỗi bước trưởng thành, mỗi chiến công của quân đội đều gắn liền với sự giáo dục, rèn luyện của “người Cha thân yêu” nên nhân dân gọi Bộ đội Cụ Hồ. Gọi bộ đội là “Bộ đội Cụ Hồ” còn là vì bản thân các chiến sĩ quân đội trải qua hơn nửa thế kỷ chiến đấu đã luôn luôn xứng đáng với niềm tin của Người. Hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” đã trở thành một mẫu hình về con người mới có lý tưởng cao đẹp, có đạo đức trong sáng, thực hiện trọn vẹn, xuất sắc chỉ thị, những lời dặn và niềm tin sâu sắc của Bác.
“Bộ đội Cụ Hồ” có những nét đặc trưng cơ bản cô đúc trong lời khen của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22-12-1944 - 22-12-1964) là: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân/ Sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội/ Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
Lời biểu dương đó, đồng thời cũng là sự khái quát đầy đủ nhất bản chất cách mạng của quân đội ta.
“Bộ đội Cụ Hồ” là đỉnh cao về hình tượng của người chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam. Họ từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Ngay từ khi mới ra đời họ đã được nhân dân coi như con em. Biết bao bài ca, câu chuyện về “những người nông dân mặc áo lính” còn được lưu truyền đến bây giờ. Họ là “những người tứ xứ”, nhưng có chung lý tưởng chiến đấu, họ luôn luôn gắn bó với dân, được dân tin, dân phục, dân yêu vì chẳng những “không lấy cái kim sợi chỉ của nhân dân” mà còn “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, dám xả thân “vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh”. Quân đội ta là quân đội nhân dân vì lý do như vậy. Nói quân đội ta “hiếu với dân” cũng do là như vậy.
Sự xuất hiện của “Bộ đội Cụ Hồ” trong lịch sử đấu tranh vũ trang của dân tộc mới vẻn vẹn có 69 năm. Thời gian hơn nửa thế kỷ so với lịch sử dân tộc là không dài, nhưng chỉ bằng thời gian đó, hình tượng “Bộ đội Cụ Hồ” đã đi vào lịch sử một cách tự nhiên, nhuần nhuyễn và trở thành một trong những giá trị văn hóa tiêu biểu của thời đại mới.
“Bộ đội Cụ Hồ” là thế, quân đội ta là thế. Vậy mà gần đây, đi ngược với ý chí, tình cảm, nguyện vọng của tuyệt đại đa số người Việt Nam yêu nước nói chung và cán bộ chiến sĩ, công nhân viên chức quốc phòng nói riêng có những người thông qua một số trang mạng, blog cá nhân hay qua những “cái loa” của một số hãng thông tấn, báo chí nước ngoài, truyền bá những tư tưởng ngoại đạo lạc thời, ác ý nhằm âm mưu xuyên tạc bản chất của lực lượng vũ trang. Thậm chí, có những người còn nhân danh này nọ, đưa ra ý kiến đòi “phi chính trị hóa quân đội”... Thực ra những ý kiến đó không mới, vẫn là mượn danh “dân chủ”, “nhân quyền” để mưu đồ lợi ích cá nhân giai cấp, có khác chăng chỉ là lợi dụng việc lấy ý kiến nhân dân đóng góp vào Dự thảo Hiến pháp để kích động “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, gây khó khăn cho tiến trình đổi mới, hội nhập và phát triển của đất nước và làm phai nhạt hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” – một nét độc đáo và rất đáng tự hào của Quân đội Nhân dân Việt Nam, của văn hoá Việt Nam mà Bác Hồ cùng nhiều thế hệ cán bộ chiến sĩ ta đã dày công vun đắp, dựng xây.
VanVN.Net - Sáng ngày 7/12/2013, tại trung tâm văn hóa 3-2 tỉnh Nam Định đã diễn ra Lễ kỷ niệm 95 năm sinh nhà thơ Nguyễn Bính (1918-2013). Lễ kỷ niệm do UBND tỉnh Nam Định và gia đình nhà thơ ...
VanVN.Net - Nhà thơ Lò Ngân Sủn là một thi nhân Việt Nam xuất sắc, tác giả của 14 tập thơ, 2 tập truyện ký, 10 tiểu luận nổi tiếng và hàng loạt bài thơ được phổ nhạc rộng rãi. Mãi ...
VanVN.Net – Sáng 24/2/2014, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) hai đoàn nhà văn của hai nước Việt Nam - Myanmar đã có cuộc tọa đàm, trao đổi về tình hình ...
VanVN.Net - Nhà nghiên cứu, nhà giáo Lê Xuân Đức: Tôi vừa nhận được bốn bài thơ chưa từng công bố của Bác Hồ. Vốn là người nghiên cứu thơ Bác nhiều năm, tôi vô cùng vui mừng!
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn