Chế Lan Viên: Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước/ Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà/ Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc/ Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa (…) Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây/ Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?/ Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ/ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?
Gửi thư    Bản in

Hai cây bút tuổi hoa niên

Trần Quốc Toàn - 06-06-2011 08:55:39 AM

VanVN.Net - Trong 70 năm hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh báo Thiếu Niên Tiền Phong đã có 67 năm là cơ quan ngôn luận của tổ chức thiếu nhi này và trong những năm ấy, tờ báo trẻ em nhưng thuộc hàng lớn tuổi trong nền báo chí cách mạng VN đã phát hiện và góp phần đào tạo không ít tài năng văn học…

1. Nếu lấy số lượng các tác phẩm văn học đã công bố trên báo chí làm tiêu chuẩn để công nhận một nhà văn thì Đỗ Tú Cường đã là nhà văn từ khi em còn là học sinh trường THCS Cầu Kiệu, Q. Phú Nhuận TP. Hồ Chí Minh.

 

Đỗ Tú Cường và em gái

Khoảng 3 năm trước, tôi được nhà xuất Kim Đồng mờii họp cộng tác viên và gặp Đỗ Tú Cường, cũng là một khách mời đàng hoàng, (em đã có sách in ở nhà xuất bản này, tập truyện ngắn Quyền sợ ma) nhưng mới 14 tuổi. Thấy lạ, ngay tối hôm ấy tôi email tới Cường xin được đọc tác phẩm và ngay lập tức em chuyển tới tôi theo dạng file những truyện ngắn (và kịch bản truyện tranh) đã đăng báo Thiếu Niên, Nhi Đồng, Khăn Quàng Đỏ… với số lượng hàng vạn chữ. Ngày hôm sau, tôi đến tận nhà Cường để lật từng trang in của em và đếm số lượng tác phẩm, vào ngày ấy, Cường đã có hơn 200 truyện, truyện tranh và được lưu giữ đầy đủ. Nhân dịp này, tôi hỏi chuyện cha mẹ Cường và được biết em đã có truyện in báo Nhi Đồng TP. HCM từ hồi mới học lớp hai. Một gia đình làm nghề thợ may đã mấy đời, chẳng có bí quyết văn chương nào truyền cho con cháu, nhưng, họ có cách giúp con cháu phát triển năng khiếu. Thật đơn giản, vào năm Cường đang học lớp 4 nhà ấy thường may quần áo cho một kĩ sư vi tính, chính người kĩ sư khách quen này, trả ơn bằng cách chọn những linh kiện tốt nhất ráp máy cho Cường, nhờ vậy mà máy tốt, tiền chi cũng còn chịu được. Có máy vi tính, thành tích văn chương của Cường tăng tốc, gửi bài nhanh hơn, liên kết được với các báo ở xa hơn. Thêm nữa, viết văn đăng báo thì có tiền nhuận bút, chứ không “khô” như văn trong trường lớp, Cường càng ham viết. Nhà văn nhí của chúng ta, mỗi tháng cũng được trên dưới 1 triệu đồng.

Tôi đem chuyện “phát hiện” của mình đi khoe với đồng nghiệp, ai dè nhà văn Đoàn Thạch Biền đã làm việc với Đỗ Tú Cường từ năm trước rồi, anh cho tôi xem bài báo anh viết về Cường: “Đúng ra tôi không nên nhận xét truyện “Chùm lý kết bạn” (một tác phẩm của Cường). Bởi vì người viết truyện này có lối viết giống tôi mà lại viết hay hơn…nên tôi dễ sinh lòng “ghen tức”. Làm sao một người có nhận xét khách quan khi trong lòng nảy sinh ghen tức? Cũng may là người viết truyện này đang học lớp 7. Tôi đành tự an ủi là “lớp sóng sau đè sóng trước” là chuyện hợp quy luật thiên nhiên. Đỗ Tú Cường viết giống tôi ở điểm nào? Đó là lối viết văn tếu nhẹ nhàng, biết kiềm chế để không trở thành nhí nhố. Nhân vật nam trong truyện cũng tham ăn như tôi, nhân vật nữ cũng “ngang như cua” như nhân vật nữ của tôi, nhưng Cường dùng từ đắc địa hơn: “nhỏ cua bò”. Phải đến khi là sinh viên đại học văn khoa tôi mới viết được truyện như vậy. Còn Cường đã viết đựơc khi mới học lớp 7, đúng là “trò tài” (học trò có tài). Nếu tôi viết truyện này, tôi chỉ đổi tựa là “Chùm lý” có…lí sẽ gây tò mò cho bạn đọc hơn là “kết bạn”. Sau cùng tôi dự đoán (chắc đúng đến 200%): Nếu Cường tiếp tục duy trì niềm đam mê viết văn dài hơn “một phút ba mươi giây”, Cường sẽ thành công”.

Sau khi tìm hiểu Đỗ Tú Cường tới mức ấy, năm 2010 trong tham luận tại hội thảo “35 năm thành phố Hồ Chí Minh năng động, sáng tạo, nghĩa tình” tổ chức tại Đà Lạt, tôi chính thức đề nghị mời Đỗ Tú Cường tham dự đại hội Hội Nhà Văn TP. Hồ Chí Minh nhiệm kì V 2011, như một cách giữ người, rất tiếc đề nghị của tôi không được chấp nhận.

2. Nhưng tôi lại được gặp Cường khi em đã là học sinh lớp 11 chuyên toán lý trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, Q. Tân Bình TP. HCM trong một hoạt động văn chương mới đây của báo Đội. Đó là cuộc thi sáng tác truyện với chủ đề “Những cuộc phiêu lưu của dế mèn Tomi Happy” phát động trên báo Thiếu niên tiền phong từ tháng 8/2010 đến tháng 11/2010. Cuộc thi lấy cảm hứng từ tác phẩm văn học nổi tiếng “Dế mèn phiêu lưu ký”của nhà văn Tô Hoài. Trong số 2000 người dự thi, có những cây bút mới tập tành viết lách vì các bạn vẫn còn ở tuổi tiểu học, song nhiều cây viết đã chuyên nghiệp đến không ngờ, trong đó có Đỗ Tú Cường. Nhưng giỏi đến như Cường, lần này cũng chỉ được giải Ba, phải nhường giải nhất cho một đàn em lần đầu tham gia thi viết văn. Đó là cây viết nữ Lý Kim Phước, sinh năm 1997, học sinh lớp 8A1 trường THCS Đoàn Kết, Q.6 TP. HCM với tác phẩm dự thi dài tới 26 trang giấy A4. Được tham gia lễ trao giải, người viết bài này tranh thủ làm quen với nữ thủ khoa và được em cho biết.

Nhà báo Đỗ Thu Hương - Trưởng Ban Đại diện  báo TNTP tại TP HCM trao giải cho Lý Kim Phước

“Cháu mất khoảng 1 tháng đánh máy tính ở nhà để viết truyện. Cháu biết đến máy tính từ năm lớp 4. Cháu sẽ còn tham gia thêm nhiều cuộc thi nữa nếu có điều kiện. Trường cháu đang phát động cuộc thi viết thư UPU, cháu sẽ có thư. Cháu vừa thích vẽ, vừa thích viết, vậy nên cháu mơ ước trở thành một hoạ sĩ vẽ truyện tranh. Nếu phải lựa chọn giữa việc trở thành một nhà văn hay một hoạ sĩ, cháu sẽ không chọn được đâu. Gia đình cháu có 4 người: ba, mẹ, chị và cháu. Ba cháu làm nghề chạy xe ôm, mẹ cháu là công nhân trong siêu thị, chị cháu đang học năm đầu Đại học ngành quản trị kinh doanh. Trong truyện được giải, câu văn cháu thích nhất là: "Điều duy nhất có thể đoán trước ở cuộc đời là không thể đoán trước được". Khi Tomi đang trên đỉnh vinh quang, sẽ rất ít người nghĩ cậu ấy mất toàn bộ sự nghiệp của mình chỉ trong một ngày. Cháu thấy câu ấy rất ý nghĩa, khiến mọi người phải suy ngẫm, thế nên cháu đưa câu ấy trang 18, đầu đoạn thứ sáu”.

Được biết hè 2011 này, báo Thiếu Niên Tiền Phong lại tổ chức cuộc thi viết về “Những cuộc phiêu lưu của dế mèn Tomi Happy” lần thứ II - Tomi Happy và hành trình vạn dặm trên biển, như một cách tạo nguồn cho nền văn học nước nhà.

(Nguồn Thời nay)

Lên đầu trang

Tiêu đề

Hiện tại không có bình luận nào.

Viết bình luận của bạn


Nhân vật  

Nhà văn Sơn Tùng: một huyền thoại đời thường

VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...

Nhà văn đọc sách  

“Chiều muộn”- Sự gửi gắm, sẻ chia và tri kỷ...

VanVN. Net -  Trong tác phẩm “Nhà văn Việt Nam hiện đại” (NXB Hội nhà văn-2010), phần suy nghĩ về nghề văn, nhà văn Chu Thị Thơm đã viết:  “Văn chương là sự gửi gắm, chia sẻ hữu hiệu nhất. Ở ...