Chế Lan Viên: Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước/ Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà/ Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc/ Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa (…) Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây/ Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?/ Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ/ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?
Gửi thư    Bản in

Hội nghị chuẩn bị Hội thảo “Thơ Việt Nam hiện đại nhìn từ miền Trung”

PV - 24-08-2011 02:24:39 PM

VanVN.Net - Thực hiện sáng kiến của Thường vụ BCH Hội Nhà văn Việt Nam về tổ chức Hội thảo “Thơ Việt Nam hiện đại nhìn từ miền Trung”, sáng nay 24 - 8 - 2011 tại Trụ sở  HNV Việt Nam đã diễn ra  phiên họp trủ bị cho cuộc Hội thảo này…

Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội giải thích khái niệm hiện đại, có thể liên hệ về thời gian sâu hơn nhưng chủ yếu từ Thơ Mới đến nay (vào Ngày Thơ VN lần thứ X sẽ có triển lãm Thơ Mới tại Văn Miếu để tôn vinh 80 năm tồn tại của dòng thơ này) Nhìn từ miền Trung nhưng căn cứ vào vùng địa văn hóa, chúng ta tạm kể từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Đây sẽ là hội thảo nằm trên tiến trình hội thảo thơ toàn quốc, chúng ta phải làm sáng rõ những nét đặc trưng của miền thơ vạm vỡ này, nó đã góp phần tạo dựng thơ hiện đại của chúng ta như thế nào. Cũng cần giúp trả lời câu hỏi vì sao hiện nay công chúng lạnh nhạt với thơ (ngoài nguyên nhân văn hóa nghe nhìn lấy mất  thị phần của văn hóa đọc). Thời gian  cuộc hội thảo nên vào khoảng đầu tháng 10, các tham luận nên ngắn gọn, xúc tích,  chỉ nên từ 5 đến 7 trang.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Phó chủ tịch Hội nói thêm, cuộc hội thảo cần nêu bật được những yếu tố tiêu biểu làm nên giá trị thơ miền Trung yếu tố gì còn là cần thiết hỗ trợ cho thơ trẻ phát huy.

Nhà thơ Vũ Quần Phương có ý ngại tên gọi có cảm giác bị cát cứ thơ. Nhưng GS Phong Lê nói ta bàn chung về thơ hiện đại nhưng cái cần đến là thơ Việt, không phải cát cứ mà là cái đóng góp vào thơ Việt của thơ miền Trung, tôi ủng hộ và đó là lý do khiến tôi nhiệt liệt tán thành.

Nhà thơ Anh Chi nói thơ là tùy thời, thời nào thì thơ ấy, rất khó lấy cái đặc thù của thời thơ mới làm bài học cho thơ hôm nay.

Nhà phê bình Chu Văn Sơn: Có lẽ cần đặt tiêu chí rộng hơn

Nhà phê bình Nguyễn Đăng Điệp: Ý kiến anh Sơn cần lưu ý.

Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến: Tôi sẽ viết về thơ trẻ miền Trung

Nhà nghiên cứu phê bình Phạm Xuân Nguyên nói trước khi ngồi vào bàn hãy thống nhất khái niệm, nên xin hỏi sau nhiều năm thống nhất rồi, chúng ta có nên nói về thơ miền Trung trước 1975 không?

Nhà văn Văn Chinh: Tôi hưởng ứng chủ trương của Hội, hoan nghênh sáng kiến của Thường vụ và tự xung phong viết về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, đó là lý do tôi có mặt ở đây hôm nay. Tôi hiểu khát vọng tự do đã làm nên thơ mới (thơ ngôn chí), mà ở đâu động lực giải phóng cao nhất, đó là chính chỗ bị trói buộc nhất. Về ý anh Nguyên, tôi thấy chả có gì phải ngại, một câu thơ của anh lính ngụy Nguyễn Bắc Sơn: “Sớm mai đụng trận may còn sống. Về lại sông Quao phá phách chơi” đã có giá trị như là một phần hiện thực của thời ấy mà chúng ta không nên bỏ qua.

Nhà thơ Hữu Thỉnh hoan nghênh đóng góp ý kiến của các nhà phê bình mà ông cho rằng là đại biểu của công chúng thơ, để Thường vụ có được những chuẩn bị cụ thể hơn. Về ý kiến của  nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên ông nói, trước năm 1975, thơ Miền trung cũng có những tác giả đáng lưu ý, ví như thơ Bùi Giáng thì đáng viết, đáng bàn quá đi chứ, ông cũng có đóng góp cho thơ miền Trung và từ đó cho thơ Việt Nam hiện đại, vì lục bát của Bùi Giáng rất lạ.

Trên cơ sở thống nhất những chủ đề và tiêu chí chung, Thường vụ giao cho Ban công tác văn học Miền Trung và các ban chuyên ngành của cơ quan Hội bàn bạc thêm với các nhà nghiên cứu, phê bình văn học, để chuẩn bị thật kĩ lưỡng về mặt nội dung cho cuộc hội thảo này.

Lên đầu trang

Tiêu đề

Hiện tại không có bình luận nào.

Viết bình luận của bạn


Sự kiện  

Lễ kỷ niệm 50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam

VanVN.Net - Sáng nay, 10/8/2011 tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm nửa thế kỷ thảm họa da cam gieo rắc trên đất nước ta. Đúng ...

Thư giãn  

Thấy, nghĩ và viết: “Từ đâu đến đâu”

VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...

Nhà văn đọc sách  

Có một cánh buồm đang trở về bến thơ

VanVN.Net - Năm 1973, khi đang là sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I, chúng tôi đã nghe và ngưỡng mộ thơ của Trịnh Công Lộc. Lúc đó anh cùng khoa Văn, trước chúng tôi hai khóa, đã ...