VanVN.Net - Tại Pari, trong kỳ họp thứ 37 ngày 25 tháng 10 năm 2013, UNESCO đã quyết định cùng với Việt Nam sẽ kỷ niệm 250 năm ngày sinh của Đại thi hào Nguyễn Du vào năm 2015. Như vậy, Đại thi hào Nguyễn Du của chúng ta đã trở thành “Danh nhân văn hóa thế giới” như Nguyễn Trãi (năm 1980) và Hồ Chí Minh (năm 1990). Đó không chỉ là tin vui, mà là niềm tự hào của mọi người dân Việt Nam, đặc biệt đối với những người say mê Truyện Kiều và các tác phẩm khác của Nguyễn Du.
Chúng ta biết rằng, những nhà thơ, nhà văn lớn thường làm giàu thêm ngôn ngữ của dân tộc mình. Có người nói rằng Gớt (Goethe) đã tạo ra một nửa thành ngữ của Đức, không biết đó là con số chính xác hay là lối nói thậm xưng để nêu vai trò của Gớt trong ngôn ngữ nước Đức. Còn đối với đại thi hào Nguyễn Du của chúng ta, không những Cụ đã sử dụng các thành ngữ, tục ngữ… một cách tài tình mà còn sáng tạo ra nhiều thành ngữ mới. Bên cạnh đó, nhiều từ trong tiếng Việt được mở rộng thêm nghĩa khi qua bàn tay Cụ. Không thể thống kê hết những từ như vậy, chúng ta chỉ đơn cử một vài ví dụ để minh chứng điều đó.
Theo “Từ điển Tiếng Việt”, chữ NỖI có hai ý. Thứ nhất là chỉ sự tình, sự thể không hay xẩy ra, nói về mặt tác động đến tình cảm của con người như “nỗi bất công”, “nỗi oan ức”. Thứ hai, là từ dùng để chỉ tâm trạng, tình cảm cụ thể (thường vào loại không được như ý muốn) mà con người phải trả qua, Ví dụ như “nỗi buồn, nỗi nhớ”…
Để xem Đại thi hào Nguyễn Du đã sử dụng chữ NỖI như thế nào, trước hết ta thống kê những câu thơ có chữ NỖI trong Truyện Kiều:
Câu 109: Nỗi niềm tưởng đến mà đau
Câu 178: Rộn đường gần với nỗi xa bời bời
Câu 221: Nỗi riêng lớp lớp sóng dồi
Câu 242: Nỗi riêng riêng chạnh tấc riêng một mình
Câu 246: Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây
Câu 535: Mảng tin xiết nỗi kinh hoàng
Câu 537: Gót đầu mọi nỗi đinh ninh
Câu 538: Nỗi nhà tang tóc, nỗi mình xa xôi
Câu 633 Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Câu 711: Nỗi riêng riêng những bàn hoàn
Câu 718: Nỗi riêng còn mắc mối tình chi đây
Câu 765: Nỗi nàng, Vân mới rỉ tai
Câu 777: Xiết bao kể nỗi thảm sầu
Câu 852: Phần căm nỗi khách, phần nhơ nỗi mình
Câu 863: Nỗi mình âu cũng giãn dần
Câu 987: Nỗi oan vỡ lở xa gần
Câu 1015: Kề tai mấy nỗi nằn nì
Câu1082: Nỗi nhà báo đáp, nỗi thân lạc loài
Câu 1208: Nỗi đêm khép mở, nỗi ngày riêng chung
Câu 1220: Nước đời lắm nỗi lạ lùng khắt khe
Câu 1250: Ngản ngơ trăm nỗi dùi mài một thân
Câu 1251: Nỗi lòng đòi đoạn xa gần
Câu 1318: Nỗi quê còn một hai điều ngang ngang
Câu 1444: Để nàng cho đến nỗi này vì tôi
Câu 1464: Thôi thì dẹp nỗi bất bình là xong
Câu 1527: Kể chi những nỗi dọc đường
Câu 1528: Buồng trong này nỗi chủ trương ở nhà
Câu 1635: Thân sao lắm nỗi bất bằng
Câu 1640: Nỗi lòng khấn chửa cạn lời vân vân
Câu 1760: Nỗi lòng luống những bàn hoàn niềm tây
Câu 1790: Nỗi gần nào biết đường xa thế nào
Câu 1853: Nỗi lòng kín chẳng ai hay
Câu 1870: Nỗi lòng càng nghĩ càng cay đắng lòng
Câu 1872: Nỗi lòng ai ở trong lòng mà ra
Câu 1888: Phải chi mình lại xót xa nỗi mình
Câu 1904: Hữu tài thương nỗi vô duyên lạ đời
Câu 1943: Sụt sùi giở nỗi đoạn trường
Câu 2000: Nỗi ông vật vã, nỗi nàng thở than
Câu 2006: Nghĩ mà thêm nỗi sởn gai rụng rời
Câu 2069: Nghĩ rằng khôn nỗi giấu mình
Câu 2246: Đường kia nỗi nọ ngổn ngang bời bời
Câu 2739: Nỗi nàng tai nạn đã đầy
Câu 2740: Nỗi chàng Kim Trọng bấy chầy càng thương
Câu 2754: Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai
Câu 2770: Càng ngao ngán nỗi, càng ngơ ngẩn dường
Câu 2776: Chàng ôi biết nỗi nước này cho chưa?
Câu 1782: Cực trăm ngàn nỗi, dặn ba bốn lần
Câu 2799: Thấy chàng đau nỗi biệt ly
Câu 2812: Để cho đến nỗi trôi hoa, giạt bèo
Câu 2819: Nỗi thương nói chẳng hết lời
Câu 2847: Nỗi nàng nhớ đến bao giờ
Câu 2868: Nỗi nàng càng nghĩ xa gần càng thương
Câu 2915: Nỗi nàng hỏi hết phân minh
Câu 3027: Nỗi mừng biết lấy gì cân
Câu 3102: Đã xong thân thế còn toan nỗi nào
Câu 3140: Bi hoan mấy nỗi đêm chầy trăng cao
Như vậy, chúng ta đã thống kê được 56 câu thơ trong Truyện Kiều có chữ “nỗi” tham gia. Trừ hai lần “nỗi” kết hợp với “niềm” để thành để thành danh từ “nỗi niềm”, còn ở 54 câu còn lại, ta xem Đại thi hào đã sử dụng chữ này như thế nào.
Như “Từ điển tiếng Việt” đã định nghĩa ở trên, cũng như theo thói quen thông thường của chúng ta, chữ “nỗi” thường được kết hợp với một tính từ để tạo thành danh từ như “nỗi đau”, “nỗi khổ”, “nỗi buồn”, “nỗi oan ức”, “nỗi bất công”… Trong Truyện Kiều, sự kết hợp này khá phổ biến, đó là “nỗi kinh hoàng” (câu 535), “nỗi thảm sầu” (câu 777), “nỗi oan” (987), “nỗi bất bình” (1464), “nỗi bất bằng” (1635), “nỗi biệt ly” (2799)… Bên cạnh đó, là sự kết hợp khá quen thuộc với chúng ta hôm nay như “nỗi lòng” (1640, 1760, 1853, 1872)… Còn phần lớn trong Truyện Kiều, Nguyễn Du sử dụng chữ nỗi thật mới mẻ, mới mẻ đến nỗi cho đến ngày nay, sau khi Truyện Kiều đã được sáng tác trên 200 năm, chúng ta vẫn chưa mấy ai dám sử dụng chữ này như Cụ.
Trước hết là chữ “nỗi” đứng độc lập, không kết hợp với một tính từ hay danh từ nào để có một ý nghĩa cụ thể, mà Cụ dành phần đó cho người đọc suy nghĩ mà hiểu lấy. Đó là “gót đầu mọi nỗi đinh ninh”, là khi chàng Kim nghe tin chú mất, tìm tới để than vãn với nàng Kiều. Tác giả không nói cụ thể Kim Trọng tâm sự những gì, mà chỉ dùng hai chữ “mọi nỗi”, chữ “nỗi” ở đây hàm ý những “chuyện” của nỗi lòng. Khi mụ Tú Bà khuyên giãi nàng Kiều sau khi nàng toan tự tử ở lầu xanh, Nguyễn Du viết: “Kề tai mấy nỗi nằn nì” thì không ai hiểu đây là “nỗi nằn nì”, mà tác giả muốn nói mụ Tú ra vẻ nói thật lòng, đưa ra bao nhiêu chuyện để nằn nì, khuyên giải Thúy Kiều. Rồi “nước đời lắm nỗi lạ lùng khắt khe”, và “Cực trăm ngàn nỗi dặn ba bốn lần”…thì chữ “nỗi” cũng theo nghĩa “tổng quát” này.
Không biết thời cụ Nguyễn Du về trước đã ai đem kết hợp chữ “nỗi” với một đại từ nhân xưng như trong Truyện Kiều hay chưa, điều mà ngày nay chúng ta ít thấy trên thi đàn. Đó là “nỗi nàng” (2006, 2739, 2847, 2868, 2915) , “nỗi chàng” (2740), “nỗi ông” (2606), “nỗi mình” (538, 633, 852…) …Cách dùng này hiệu quả và mới mẻ ngay cả thế kỷ 21 này.
Nguyễn Du mạnh dạn kết hợp chữ “nỗi” với một danh từ chỉ thời gian như “nỗi đêm”, “nỗi ngày” (1208) làm cho ý nghĩa chữ “nỗi” được mở rộng ra, gợi người đọc suy nghĩ, liên tưởng. Rồi “nỗi riêng”, nỗi “gần” và bao nhiêu “nỗi” khác nữa.
Trong Truyện Kiều có hai câu thơ tác giả dùng chữ “nỗi”, theo tôi, là “táo bạo” nhất:
Kể chi những nỗi dọc đường (1527)
Buồng trong này nỗi chủ trương ở nhà (1528)
Đây là hai câu thơ chuyển đoạn từ việc nói Thúy Kiều để bắt đầu nói về Hoạn Thư. “Nỗi chủ trương ở nhà” là nói Thúc Sinh đã có người vợ chính thức ở nhà thì ai cũng hiểu, còn “nỗi dọc đường” là gì? Trong một chuyến đi công tác, ngồi trên xe có nhiều nhà thơ, khi nhắc hai câu thơ này thì nhà thơ Bằng Việt và Trần Đăng Thao hiểu rằng “nỗi dọc đường” đây là nói chuyện đi đường của Thúc Sinh. Tôi lại không hiểu như thế. Nếu chỉ nói chuyện đi đường thôi, thì Nguyễn Du sẽ không dùng chữ “nỗi” mà dùng chữ “chuyện”: chuyện dọc đường. Trong Truyện Kiều, chữ “nỗi” thường ẩn chứa ý nghĩa sâu xa hơn là “chuyện”. Vậy “nỗi dọc đường” là gì? Theo tôi, “nỗi dọc đường” của Thúc sinh chính là Thúy Kiều, dù có hôn nhân nhưng khác xa sự hôn nhân với Hoạn Thư. Câu chuyển đoạn này nói theo ý nghĩ của Thúc Sinh, coi Hoạn Thư là quan trọng. Như thế thì mới có sự cân xứng giữa “nỗi dọc đường” và “nỗi chủ trương ở nhà”. Nếu vậy, chính Nguyễn Du đã sáng tạo ba chữ “nỗi dọc đường” để nói chuyện tình tang ngoài vợ của các đấng nam nhi. Hiện đại biết chừng nào!
Bên cạnh chữ “nỗi’ tôi đã trình bày, các bạn có thể khảo sát chữ ‘khuôn” và bao chữ khác trong Truyện Kiều để thấy Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc, một Danh nhân Văn hóa thế giới, đã làm cho ngôn ngữ chúng ta giàu thêm biết bao!
Tháng 12- 2013
VanVN.Net - Tại Pari, trong kỳ họp thứ 37 ngày 25 tháng 10 năm 2013, UNESCO đã quyết định cùng với Việt Nam sẽ kỷ niệm 250 năm ngày sinh của Đại thi hào Nguyễn Du vào năm 2015. Như vậy, Đại thi hào Nguyễn Du của chúng ta đã trở thành “Danh nhân văn hóa thế giới” như Nguyễn Trãi (năm 1980) và Hồ Chí Minh (năm 1990). Đó không chỉ là tin vui, mà là niềm tự hào của mọi người dân Việt Nam, đặc biệt đối với những người say mê Truyện Kiều và các tác phẩm khác của Nguyễn Du.
Chúng ta biết rằng, những nhà thơ, nhà văn lớn thường làm giàu thêm ngôn ngữ của dân tộc mình. Có người nói rằng Gớt (Goethe) đã tạo ra một nửa thành ngữ của Đức, không biết đó là con số chính xác hay là lối nói thậm xưng để nêu vai trò của Gớt trong ngôn ngữ nước Đức. Còn đối với đại thi hào Nguyễn Du của chúng ta, không những Cụ đã sử dụng các thành ngữ, tục ngữ… một cách tài tình mà còn sáng tạo ra nhiều thành ngữ mới. Bên cạnh đó, nhiều từ trong tiếng Việt được mở rộng thêm nghĩa khi qua bàn tay Cụ. Không thể thống kê hết những từ như vậy, chúng ta chỉ đơn cử một vài ví dụ để minh chứng điều đó.
Theo “Từ điển Tiếng Việt”, chữ NỖI có hai ý. Thứ nhất là chỉ sự tình, sự thể không hay xẩy ra, nói về mặt tác động đến tình cảm của con người như “nỗi bất công”, “nỗi oan ức”. Thứ hai, là từ dùng để chỉ tâm trạng, tình cảm cụ thể (thường vào loại không được như ý muốn) mà con người phải trả qua, Ví dụ như “nỗi buồn, nỗi nhớ”…
Để xem Đại thi hào Nguyễn Du đã sử dụng chữ NỖI như thế nào, trước hết ta thống kê những câu thơ có chữ NỖI trong Truyện Kiều:
Câu 109: Nỗi niềm tưởng đến mà đau
Câu 178: Rộn đường gần với nỗi xa bời bời
Câu 221: Nỗi riêng lớp lớp sóng dồi
Câu 242: Nỗi riêng riêng chạnh tấc riêng một mình
Câu 246: Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây
Câu 535: Mảng tin xiết nỗi kinh hoàng
Câu 537: Gót đầu mọi nỗi đinh ninh
Câu 538: Nỗi nhà tang tóc, nỗi mình xa xôi
Câu 633 Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Câu 711: Nỗi riêng riêng những bàn hoàn
Câu 718: Nỗi riêng còn mắc mối tình chi đây
Câu 765: Nỗi nàng, Vân mới rỉ tai
Câu 777: Xiết bao kể nỗi thảm sầu
Câu 852: Phần căm nỗi khách, phần nhơ nỗi mình
Câu 863: Nỗi mình âu cũng giãn dần
Câu 987: Nỗi oan vỡ lở xa gần
Câu 1015: Kề tai mấy nỗi nằn nì
Câu1082: Nỗi nhà báo đáp, nỗi thân lạc loài
Câu 1208: Nỗi đêm khép mở, nỗi ngày riêng chung
Câu 1220: Nước đời lắm nỗi lạ lùng khắt khe
Câu 1250: Ngản ngơ trăm nỗi dùi mài một thân
Câu 1251: Nỗi lòng đòi đoạn xa gần
Câu 1318: Nỗi quê còn một hai điều ngang ngang
Câu 1444: Để nàng cho đến nỗi này vì tôi
Câu 1464: Thôi thì dẹp nỗi bất bình là xong
Câu 1527: Kể chi những nỗi dọc đường
Câu 1528: Buồng trong này nỗi chủ trương ở nhà
Câu 1635: Thân sao lắm nỗi bất bằng
Câu 1640: Nỗi lòng khấn chửa cạn lời vân vân
Câu 1760: Nỗi lòng luống những bàn hoàn niềm tây
Câu 1790: Nỗi gần nào biết đường xa thế nào
Câu 1853: Nỗi lòng kín chẳng ai hay
Câu 1870: Nỗi lòng càng nghĩ càng cay đắng lòng
Câu 1872: Nỗi lòng ai ở trong lòng mà ra
Câu 1888: Phải chi mình lại xót xa nỗi mình
Câu 1904: Hữu tài thương nỗi vô duyên lạ đời
Câu 1943: Sụt sùi giở nỗi đoạn trường
Câu 2000: Nỗi ông vật vã, nỗi nàng thở than
Câu 2006: Nghĩ mà thêm nỗi sởn gai rụng rời
Câu 2069: Nghĩ rằng khôn nỗi giấu mình
Câu 2246: Đường kia nỗi nọ ngổn ngang bời bời
Câu 2739: Nỗi nàng tai nạn đã đầy
Câu 2740: Nỗi chàng Kim Trọng bấy chầy càng thương
Câu 2754: Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai
Câu 2770: Càng ngao ngán nỗi, càng ngơ ngẩn dường
Câu 2776: Chàng ôi biết nỗi nước này cho chưa?
Câu 1782: Cực trăm ngàn nỗi, dặn ba bốn lần
Câu 2799: Thấy chàng đau nỗi biệt ly
Câu 2812: Để cho đến nỗi trôi hoa, giạt bèo
Câu 2819: Nỗi thương nói chẳng hết lời
Câu 2847: Nỗi nàng nhớ đến bao giờ
Câu 2868: Nỗi nàng càng nghĩ xa gần càng thương
Câu 2915: Nỗi nàng hỏi hết phân minh
Câu 3027: Nỗi mừng biết lấy gì cân
Câu 3102: Đã xong thân thế còn toan nỗi nào
Câu 3140: Bi hoan mấy nỗi đêm chầy trăng cao
Như vậy, chúng ta đã thống kê được 56 câu thơ trong Truyện Kiều có chữ “nỗi” tham gia. Trừ hai lần “nỗi” kết hợp với “niềm” để thành để thành danh từ “nỗi niềm”, còn ở 54 câu còn lại, ta xem Đại thi hào đã sử dụng chữ này như thế nào.
Như “Từ điển tiếng Việt” đã định nghĩa ở trên, cũng như theo thói quen thông thường của chúng ta, chữ “nỗi” thường được kết hợp với một tính từ để tạo thành danh từ như “nỗi đau”, “nỗi khổ”, “nỗi buồn”, “nỗi oan ức”, “nỗi bất công”… Trong Truyện Kiều, sự kết hợp này khá phổ biến, đó là “nỗi kinh hoàng” (câu 535), “nỗi thảm sầu” (câu 777), “nỗi oan” (987), “nỗi bất bình” (1464), “nỗi bất bằng” (1635), “nỗi biệt ly” (2799)… Bên cạnh đó, là sự kết hợp khá quen thuộc với chúng ta hôm nay như “nỗi lòng” (1640, 1760, 1853, 1872)… Còn phần lớn trong Truyện Kiều, Nguyễn Du sử dụng chữ nỗi thật mới mẻ, mới mẻ đến nỗi cho đến ngày nay, sau khi Truyện Kiều đã được sáng tác trên 200 năm, chúng ta vẫn chưa mấy ai dám sử dụng chữ này như Cụ.
Trước hết là chữ “nỗi” đứng độc lập, không kết hợp với một tính từ hay danh từ nào để có một ý nghĩa cụ thể, mà Cụ dành phần đó cho người đọc suy nghĩ mà hiểu lấy. Đó là “gót đầu mọi nỗi đinh ninh”, là khi chàng Kim nghe tin chú mất, tìm tới để than vãn với nàng Kiều. Tác giả không nói cụ thể Kim Trọng tâm sự những gì, mà chỉ dùng hai chữ “mọi nỗi”, chữ “nỗi” ở đây hàm ý những “chuyện” của nỗi lòng. Khi mụ Tú Bà khuyên giãi nàng Kiều sau khi nàng toan tự tử ở lầu xanh, Nguyễn Du viết: “Kề tai mấy nỗi nằn nì” thì không ai hiểu đây là “nỗi nằn nì”, mà tác giả muốn nói mụ Tú ra vẻ nói thật lòng, đưa ra bao nhiêu chuyện để nằn nì, khuyên giải Thúy Kiều. Rồi “nước đời lắm nỗi lạ lùng khắt khe”, và “Cực trăm ngàn nỗi dặn ba bốn lần”…thì chữ “nỗi” cũng theo nghĩa “tổng quát” này.
Không biết thời cụ Nguyễn Du về trước đã ai đem kết hợp chữ “nỗi” với một đại từ nhân xưng như trong Truyện Kiều hay chưa, điều mà ngày nay chúng ta ít thấy trên thi đàn. Đó là “nỗi nàng” (2006, 2739, 2847, 2868, 2915) , “nỗi chàng” (2740), “nỗi ông” (2606), “nỗi mình” (538, 633, 852…) …Cách dùng này hiệu quả và mới mẻ ngay cả thế kỷ 21 này.
Nguyễn Du mạnh dạn kết hợp chữ “nỗi” với một danh từ chỉ thời gian như “nỗi đêm”, “nỗi ngày” (1208) làm cho ý nghĩa chữ “nỗi” được mở rộng ra, gợi người đọc suy nghĩ, liên tưởng. Rồi “nỗi riêng”, nỗi “gần” và bao nhiêu “nỗi” khác nữa.
Trong Truyện Kiều có hai câu thơ tác giả dùng chữ “nỗi”, theo tôi, là “táo bạo” nhất:
Kể chi những nỗi dọc đường (1527)
Buồng trong này nỗi chủ trương ở nhà (1528)
Đây là hai câu thơ chuyển đoạn từ việc nói Thúy Kiều để bắt đầu nói về Hoạn Thư. “Nỗi chủ trương ở nhà” là nói Thúc Sinh đã có người vợ chính thức ở nhà thì ai cũng hiểu, còn “nỗi dọc đường” là gì? Trong một chuyến đi công tác, ngồi trên xe có nhiều nhà thơ, khi nhắc hai câu thơ này thì nhà thơ Bằng Việt và Trần Đăng Thao hiểu rằng “nỗi dọc đường” đây là nói chuyện đi đường của Thúc Sinh. Tôi lại không hiểu như thế. Nếu chỉ nói chuyện đi đường thôi, thì Nguyễn Du sẽ không dùng chữ “nỗi” mà dùng chữ “chuyện”: chuyện dọc đường. Trong Truyện Kiều, chữ “nỗi” thường ẩn chứa ý nghĩa sâu xa hơn là “chuyện”. Vậy “nỗi dọc đường” là gì? Theo tôi, “nỗi dọc đường” của Thúc sinh chính là Thúy Kiều, dù có hôn nhân nhưng khác xa sự hôn nhân với Hoạn Thư. Câu chuyển đoạn này nói theo ý nghĩ của Thúc Sinh, coi Hoạn Thư là quan trọng. Như thế thì mới có sự cân xứng giữa “nỗi dọc đường” và “nỗi chủ trương ở nhà”. Nếu vậy, chính Nguyễn Du đã sáng tạo ba chữ “nỗi dọc đường” để nói chuyện tình tang ngoài vợ của các đấng nam nhi. Hiện đại biết chừng nào!
Bên cạnh chữ “nỗi’ tôi đã trình bày, các bạn có thể khảo sát chữ ‘khuôn” và bao chữ khác trong Truyện Kiều để thấy Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc, một Danh nhân Văn hóa thế giới, đã làm cho ngôn ngữ chúng ta giàu thêm biết bao!
Tháng 12- 2013
VanVN.Net - Sáng ngày 7/12/2013, tại trung tâm văn hóa 3-2 tỉnh Nam Định đã diễn ra Lễ kỷ niệm 95 năm sinh nhà thơ Nguyễn Bính (1918-2013). Lễ kỷ niệm do UBND tỉnh Nam Định và gia đình nhà thơ ...
VanVN.Net - Nhà thơ Lò Ngân Sủn là một thi nhân Việt Nam xuất sắc, tác giả của 14 tập thơ, 2 tập truyện ký, 10 tiểu luận nổi tiếng và hàng loạt bài thơ được phổ nhạc rộng rãi. Mãi ...
VanVN.Net – Sáng 24/2/2014, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) hai đoàn nhà văn của hai nước Việt Nam - Myanmar đã có cuộc tọa đàm, trao đổi về tình hình ...
VanVN.Net - Nhà nghiên cứu, nhà giáo Lê Xuân Đức: Tôi vừa nhận được bốn bài thơ chưa từng công bố của Bác Hồ. Vốn là người nghiên cứu thơ Bác nhiều năm, tôi vô cùng vui mừng!
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn