VanVN.Net - Cuối năm 2010, Bộ Nông nghiệp – PTNT đã ký kết với Hội Nhà văn Việt Nam Chương trình vận động các nhà văn viết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn có trao thưởng vào năm 2015, 2020 nhưng tùy vào thực tế, nếu có tác phẩm xuất sắc sẽ tiến hành trao thưởng kịp thời như là giải thưởng hàng năm. Ngày 3 – 6 vừa qua, đã tiến hành trao thưởng (đồng hạng) đợt I cho 22 nhà văn có tác phẩm xuất sắc tính từ năm 1981 đến hết năm 2010. Nhân dịp này, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã cuộc trao đổi với vanvn.net…
Bộ trưởng Cao Đức Phát
Nhà văn Đỗ Tiến Thụy (NV ĐTT): Thưa Bộ trưởng, năm nay ngành nông nghiệp đã làm chúng tôi hai lần giật mình. Thứ nhất là lập giải thưởng dành cho văn học. Lần thứ hai lạ lùng hơn, đã cuối tháng 6 (tháng 5 âm lịch) mà VTV còn đưa tin Bộ vận động nông dân gặt sớm để tránh bão xa. Như chúng tôi nhớ, vụ chiêm xuân thường gặt vào đầu tháng 4 âm lịch, đầu tháng 5 coi như đã vãn?
Bộ trưởng Cao Đức Phát (BTCĐP): Nhà văn nhớ không sai nhưng hình như nông nghiệp đã ở ngoài vùng quan tâm của rất nhiều người. Ở đây có một so sánh: Vẫn còn khoảng già nửa dân số làm nông nghiệp, nhưng ngay những người làm công nghiệp ở nông thôn, về một mặt nào đó cũng “xa” nông nghiệp; mà đại đa số những cư dân phi nông nghiệp lại là “tai mắt” của xã hội. Đó là một thiệt thòi cho một nghề được cha ông đúc kết là “canh nông vi bản.” Vâng, vụ gặt lúa chiêm xuân ở miền Bắc đã dịch về cuối tháng Tư được hơn mười năm rồi. Đó là một dấu ấn của khoa học kỹ thuật nông nghiệp, khi phát hiện ra rằng, làm xuân muộn, tránh khi lúa trỗ gặp cái rét tháng Ba. Lúa trỗ gặp rét thì không vào mẩy, thiệt hại lớn về năng suất. Riêng năm nay lại có khác biệt. Vụ Đông Xuân 2010 – 11 ở phía Bắc gặp cái rét kỷ lục, ở ĐBSH 47 ngày dưới 15 độ (nhiều ngày dưới 8 độ) vượt xa năm 2008 có 38 ngày rét đậm; ở Bắc Trung bộ thường ít khi rét đậm, nhưng năm nay cũng có tới 37 ngày. Mặt khác, Đông Xuân vừa qua cũng ít nắng đến kỷ lục. Ba tháng đầu năm ở Bắc Trung bộ chỉ có 63 giờ nắng so với trung bình nhiều năm 205 giờ và năm 2010 là năm ấm có 246 giờ nắng; đồng thời lượng mưa lại cao hơn trung bình nhiều năm. Do rét đậm, ít nắng ở Bắc miền Trung khác thường, nên nhiều diện tích lúa bị chết rét, Quảng Trị mất 3.500 ha, Quảng Bình trên 10.000 ha, Hà Tĩnh trên 10.000 ha và Nghệ An 9.550 ha phải cấy lại. Chưa kể số lúa chết từ 30 đến 70% phải cấy dặm. ĐBSH có kinh nghiệm hơn với rét đậm, đã chủ động chuyển hầu hết sang xuân muộn nên diện tích lúa chết là không đáng kể.
Có thể nói, vụ Đông Xuân vừa qua là một thử thách chưa từng có đối với nông dân phía Bắc và ngành Nông nghiệp nói chung. Rất mừng là cuối cùng nông dân miền Bắc cũng có lúa để gặt. Chỉ có điều là gặt vào cuối tháng 5 âm lịch.
NV ĐTT: Nhưng nghe nói lại rất được mùa?
BT CĐP: ĐBSH đạt 65, 2 tạ / ha, tăng 2 tạ/ ha; Bắc miền Trung đạt 58, 5 tạ / ha, tăng 1 tạ / ha; trung du và miền núi đạt 54, 2 tạ/ ha tăng 0,3 tạ/ ha so với Đông Xuân 2010 được coi là cao nhất đến trước đó.
Nhà văn Văn Chinh (NV VC): Tôi từng có 20 năm làm báo Nông nghiệp Việt Nam, đi với nhiều cán bộ quản lý và KHKT nông nghiệp, thấy một điều đáng kể nhất là KHKT đã cùng nông dân lách qua “cửa”khắc nghiệt của thời tiết; đưa nông dân thoát khỏi cảnh đánh bạc với giời. Đề nghị Bộ trưởng trao đổi thông tin như một kinh nghiệm giúp nhà văn đi vào nông nghiệp đỡ bỡ ngỡ hơn?
BT CĐP: Thời tiết cũng có “cửa” thuận tiện, như năm nay rét và ít nắng thì sâu bệnh không sinh nở được, tiền dành cho thuốc trừ sâu đủ bù đắp cho mạ chết và có nhiều, rất nhiều nông sản sạch. Mưa nhiều thì đỡ điện tưới, lại thuận cho lúa làm đòng, sinh nhiều bông và bông mẩy đều. Kinh nghiệm nông nghiệp mà các cụ nói “lão nông tri điền” chính là chỗ biết tránh cái khắc nghiệt, lợi dụng cái thuận của thời tiết. Nhưng để tránh cái khắc nghiệt lại cần có bộ giống phù hợp. Đây là thành tựu suốt hơn 60 năm qua của cán bộ ngành nông nghiệp, giúp cho một kỹ sư 30 tuổi đã có thể coi là biết ruộng. Rất may là ngay trong thời kháng chiến chống Pháp, các kỹ sư canh nông đã đưa những tiến bộ canh tác của thế giới về với đồng ruộng Việt Nam. Công đầu phải kể là GS Bùi Huy Đáp, GS Đào Thế Tuấn, GS Lương Định Của, GS Võ Toàng Xuân…GS Bùi Huy Đáp đã đem cả tuổi trẻ, cả sự nghiệp đời mình để tuyên truyền vận động cho tập quán bỏ lúa chiêm có thời gian sinh trưởng 6 - 7 tháng, chuyển thành vụ chiêm xuân và rồi bỏ hẳn chiêm, chỉ còn là vụ xuân sinh trưởng có 4 tháng như hiện nay. GS Đào Thế Tuấn xây dựng hệ thống canh tác ĐBSH, trên cơ sở bộ giống ngắn ngày, chịu thâm canh cao, giúp xen vụ, tăng vụ; ông còn tổ hợp được mô hình canh tác trang trại, chỉ tiếc rằng, hạn điền của Luật Đất đai cũng như tập quán không rời bỏ ruộng đất của nông dân khiến nó chưa trở thành một hệ thống canh tác nữa mang tên giáo sư. GS Lương Định Của đã tạo ra những giống phù hợp với thời vụ mới ở miền Bắc, GS Nguyễn Văn Luật tạo và nhập nhiều giống mới cho miền Nam; nhưng cái quan trọng hơn là từ đó, các thế hệ học trò các giáo sư đã theo phương pháp của thầy mà chọn tạo được cả bộ giống hiện dùng. GS Võ Tòng Xuân có công trên lĩnh vực hợp tác KHKT Nông nghiệp thế giới, đưa khoa học nông nghiệp Việt Nam ra với bạn bè năm châu. Hay như Bộ trưởng Nguyễn Công Tạn mà đóp góp rõ nhất là đổi mới quản lý cũng lại có nhiều tâm huyết với chọn tạo giống, nhập giống lai và cả công nghệ lai. Thế hệ chúng tôi được thừa hưởng nhiều tiền đề, nhiều căn cơ từ các thế hệ đi trước; đặc biệt là trình độ canh tác của nông dân. Tôi nhớ ngày xưa, hồi còn làm tập thể mà kỹ thuật gieo sạ, làm mạ sân vận động rất nhiều năm nhưng không vào nổi. Bây giờ khác, chỉ cần lịch thời vụ do trung tâm khuyến nông tỉnh đưa xuống, bà con răm rắp tin theo. Kinh tế phát triển cũng giúp cho nông nghiệp rất nhiều. Chưa nói đến hệ thống thủy lợi vĩ đại với việc cứng hóa kênh mương chưa từng có trên đồng ruộng Việt Nam, nguyên việc nông dân có thể mua nilon che mạ tránh rét cũng là vô cùng quan trọng đối với nông nghiệp. Có một thành tựu nổi bật của Ngành, là ở mọi cấp, cán bộ quản lý nông nghiệp đều được đào tạo cơ bản. Điều này quan trọng lắm, bởi tuy ta nói đất nước có 7 vùng tiểu khí hậu, nhưng trong mỗi tiểu vùng lại có những tiểu vùng nữa: Tiểu vùng thổ nhưỡng, tiểu vùng gió, mưa, tiểu vùng thị trường…cán bộ cơ sở có thể chỉ đạo cấy nhanh hơn hoặc chậm đi so với lịch chung.
NV VC: Bộ trưởng vẫn chưa nói về thế hệ mình. Xin có mấy con số của mỗi thế hệ, mà trong sổ tay nhà báo của tôi ghi nhận được: Thời Bộ trưởng Nguyễn Công Tạn, chỉ với khoán X đã đưa nông nghiệp từ nhập khẩu nửa triệu tấn gạo lên xuất khẩu 1, 5 triệu tấn sau 18 tháng vào năm 1988, trong 8 năm còn lại xuất khẩu từ 3 đến 4 triệu tấn/ năm. Bộ trưởng Lê Huy Ngọ xuất khẩu từ 4 đến 4,5 triệu tấn nhưng đến khoảng năm 2.000 người ta còn tính một giá trị xuất khẩu thủy sản tương đương với gạo là tôm, cá ba sa. Những năm gần đây, con số xuất khẩu gạo đã thành 7 – 8 triệu tấn và thủy sản cũng không ngừng cao lên mỗi năm.
NV ĐTT: Nãy giờ câu chuyện của chúng ta mới chỉ xoay quanh vụ Đông Xuân ở miền Bắc vừa qua rồi mở rộng ra. Bây giờ, xin bộ trưởng nhận định lại các thành tựu của nông nghiệp sau hơn 20 năm đổi mới?
BT CĐP: Sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước đã có thành tựu về kinh tế, an ninh quốc phòng, nâng đời sống ở cả nông thôn lẫn đô thị lên cao hơn hẳn. Như các cụ nói, canh nông vi bản, trên cái nền của nông nghiệp phát triển đã tạo thành nền tảng để đất nước ổn định, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa. Ngành đã tập trung giải quyết vấn đề lương thực thực phẩm, phát triển nông sản hang hóa: Cà phê, chè, hạt tiêu, hạt điều, cao su, cây trái ở ĐBSCL; rất nhiều năm qua, đó là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của đất nước. Không chỉ cây trồng, ngành còn đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi; khẩu hiệu đưa chăn nuôi lên ngành sản xuất chính từ thời bao cấp, chỉ đến gần đây mới thành hiện thực, rất nhiều nông hộ thành tỷ phú do nuôi gà, lợn, cá ba sa, tôm sú, tôm thẻ chân trắng ở miền Nam, nuôi ngao, cua, nuôi sò huyết ở miền Bắc. Hơn 20 năm đổi mới cũng giúp phục hồi rừng kinh tế trên cái nền rừng nguyên sinh chúng ta đã khai thác gần như cơ bản, đưa lâm nghiệp tham gia vào thị trường, vào môi trường và phát triển kinh tế ở miền núi giúp an ninh quốc phòng ổn định.
Nông thôn mấy năm qua bị ít nhiều xáo trộn do phát triển công nghiệp nóng, nhưng về cơ bản là nông thôn phát triển: Các làng nghề, các dịch vụ được mở ra. Cơ sở hạ tầng ở nông thôn, trường, trạm xá, đường giao thông, bưu điện văn hóa xã tuy mạnh yếu khác nhau nhưng có phát triển.
Đảng thấy rõ độ chênh lệch giữa nông thôn và đô thị nên đã sớm đề ra chiến lược phát triển nhịp nhàng hơn, năm 2008 đã có Nghị quyết TW 7 (khóa X) tiến hành Chương trình Xây dựng nông thôn mới.
NV ĐTT: Anh em chúng tôi đều đã học qua Nghị quyết 7, nhưng xin hỏi, ở góc độ chuyên môn, Bộ trưởng cho biết thế nào là Nông thôn mới?
BT CĐP: Mới đến hòa đồng cùng đất nước phát triển thì chắc là khó, rất khó nhưng đó là lòng mong mỏi của mỗi chúng ta, là trách nhiệm và lương tâm của mỗi chúng ta. Đảng chỉ đặt ra tiêu chí và hướng dẫn để nông thôn phấn đấu bằng nội lực, cộng với Nhà nước hỗ trợ tùy khả năng (chắc là rất có hạn,) để kiến tạo những mô hình nông thôn mới, giữ gìn an ninh chính trị, quốc phòng và môi trường cho cả đất nước.
Đảng vận động xây dựng nông thôn mới không chỉ chú ý về hạ tầng, về sản xuất mà phải quan tâm đời sống tinh thần của cư dân (gồm cả công nhân nhưng sống ở nông thôn)
NV ĐTT: Vậy là có thể hiểu, Bộ Nông nghiệp – PTNT phối hợp với Hội Nhà văn và Hội Nhạc sỹ vận động sang tác và trao thưởng cho các tác phẩm văn học và ca khúc về nông thôn cũng nằm trong Chương trình nông thôn mới?
BT CĐP: Đúng thế. Hy vọng các nhà văn, các nhạc sỹ hãy cổ vũ đánh thức tiềm năng của nông thôn, đánh thức lòng tự tôn để nông dân tự mình làm mới đời sống của chính mình, thậm chí là quyết định đối với sự nghiệp xây dựng nông thôn mới.
NV ĐTT: Sự đóng góp của âm nhạc, cụ thể là ca khúc có tác động tinh thần rất rõ, nhưng tác phẩm văn học đến với nông thôn chắc là rất hạn chế. Nhưng trước hết cần xác định tiêu chí của cuộc vận động là các nhà văn viết cho nông dân hay vì nông dân?
BT CĐP: Nông thôn là cội nguồn của mỗi chúng ta. Tôi đi đến đâu cũng gặp người có gốc gác nông dân, điều đó giúp tự tin hơn nhưng nó cũng đòi hỏi trách nhiệm. Trong buổi làm việc với Bộ Nông nghiệp – PTNT, đồng chí Trương Tấn Sang có nói, đồng chí từng có bốn năm mấy làm nông lâm nghiệp, có dịp vào tận rừng sâu để chứng kiến cảnh con em lâm nghiệp sống heo hút và đồng chí thốt lên: “Cùng là con em công nhân, nhưng ở đô thị thì điện mắc đến tận đầu nhà, còn ở đây con em chui nhủi thật tội.” Trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, lịch sử đã chứng minh nông dân là quân chủ lực; đến bây giờ đất nước cần đất để công nghiệp hóa thì nông dân lại dành đất cho khu công nghiệp. Đó là một thách thức của lương tâm và trách nhiệm. Nhưng cũng cần nghĩ thêm, nếu đã là nguồn cội thì có tác phẩm lớn về nông thôn, làm cho mọi người yêu nông thôn hơn tức là đã khích lệ người Việt Nam chúng ta. Trong các buổi làm việc với nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn, chúng tôi rất tâm đắc với nhau: “nông thôn là đề tài của mọi đề tài.”
NV ĐTT: Nhưng làm thế nào để tác phẩm văn học về được với nông dân? Bán đi nửa tạ thóc để mua một cuốn sách là điều rất khó hình dung, thưa Bộ trưởng?
BT CĐP: Đúng là cư dân đô thị và CBCNV nói chung được hưởng đời sống cả vật chất lẫn tinh thần đều hơn nông dân. Đó là một sự chênh lệch có thật và không thể san lấp một sớm một chiều. Ở các nước phát triển, người ta quay về bù đắp cho nông thôn với tinh thần ăn năn sám hối, nhưng nói chung thì đã muộn.
Nhưng sự thực cũng lại là bà con nông dân có đọc sách văn học, đọc ít nhưng có đọc. Hồi tôi còn ở quê, sự chênh lệch vừa nói cũng đã có, nhưng vì ham đọc, chúng tôi vẫn có được sách để đọc. Nông dân, bằng cách này hay cách khác có tiếp cận, tiếp thu văn học được truyền tải qua phim, qua Đài Tiếng nói Việt Nam, qua báo và gần đây, qua các Bưu điện Văn hóa xã. Miễn là có tác phẩm hay, tác phẩm hay thì nó lan tỏa, cả ngoài thành phố lẫn nông thôn. Ở nông thôn, người ham đọc sách thì vẫn tìm được sách để đọc; vẫn có những thư viện nho nhỏ của các thầy giáo già.
NV VC: Không chỉ những thầy giáo già ở quê, gần đây các nhà văn đua nhau về xây nhà thờ họ, để một gian làm thư viện, giao việc thủ thư ngay cho người thủ từ. Nó, cùng với Thư viện huyện, Bưu điện văn hóa xã, thư viện nhà trường…quả có sách văn học cho những người ham đọc. Nhưng thật là muối bỏ bể và còn một điều đáng lo ngại nữa, là người ta chỉ chuyển về quê những sách cũ, đã lạc hậu trong khi nguyên lý của khai mở trí tuệ tâm hồn là phải cho trẻ tiếp thụ ngay với cái ưu tú nhất của thời đại để không bao giờ phải đào tạo hai lần, đào tạo lại. Tôi thấy, hiện Chính phủ đang có Chương trình xóa đói thông tin cho vùng sâu vùng xa bằng cách đặt mua báo và biếu không đồng bào. Hiển nhiên là có Chương trình ấy vì Chính phủ nhận thức rằng, thông tin sẽ khai mở trình độ nhận thức (chính trị và kinh tế) để giúp các xã vùng sâu vùng xa phát triển kinh tế, ổn định chính trị. Vậy những tác phẩm văn học với sứ mệnh khai mở trí tuệ tâm hồn, giúp xác lập cái gốc chân thiện mỹ cho con người mới, ở nông thôn mới hẳn cũng cần như thế, nếu chưa nói là cần hơn?
Vâng, tôi biết không thể dàn hang ngang mà tiến, không thể không ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế. Lịch sử đã cho thấy một kinh nghiệm cay đắng rằng, vào thời cả làng cùng đói khát thì người ta mang cái việc lấy đâu ra gà mà ăn vì thấy lông gà bay phấp phới nếu không là tham ô hay làm ăn phi pháp để hành hạ nhau. Nhưng cần một thứ tự ưu tiên, chứ nếu cứ dồn hết sức cho kinh tế (kể cả kinh tế nông thôn) còn để mặc tâm hồn người nông dân cho các dịch vụ giải trí rẻ tiền nó nhào nặn thì rồi nông thôn – nơi lưu giữ cội nguồn văn hóa dân tộc sẽ thành bãi chứa cái mặt trái của văn minh nhân loại thì nguy hiểm vô cùng?
BT CĐP: Tôi nghĩ Đảng và Nhà nước cũng đầu tư cho văn hóa, tinh thần nhiều đấy chứ? Nhưng có thể cần có điều chỉnh sao cho người nông dân được trực tiếp hưởng lợi. Chúng ta biết rằng, văn học là công nghiệp nặng của văn hóa, là thực phẩm trực tiếp của tâm hồn. Xin ghi nhận để cùng bàn bạc. Trong khi chờ đợi, chúng tôi mong các nhà văn hãy viết hay về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Vì như các nhà văn đã biết, tác phẩm hay thì lan tỏa, từ thành thị về nông thôn. Khi có sách hay thì tính tiếp. Khi đó, ngoài ngân sách hỗ trợ, cũng cần xã hội hóa, cần các nhà đầu tư đầu tư trở lại cội nguồn, lại cũng khích lệ chính các nhà tỷ phú từ chăn nuôi, từ nuôi trồng thủy sản…
NV VC: Một câu hỏi hơi riêng tư một chút, trong 22 tác phẩm mà Bộ và Hội Nhà văn vừa trao thưởng, Bộ trưởng đã đọc những tác phẩm nào, tác phẩm nào ông thích nhất?
BT CĐP: Tôi có đọc, nói thích nhất tác phẩm nào thì hơi khó, nhưng có thể nói tôi mừng vì Hội Nhà văn đã chọn lựa kỹ càng. Tôi không thấy tác phẩm nào tôi không thích mà được đề nghị trao thưởng.
NV ĐTT: Bộ sẽ “phát huy”giá trị của tặng thưởng như thế nào?
BT CĐP: Chúng tôi chưa bàn. Bộ sẽ giao cho Công đoàn ngành, một tổ chức rất năng động của chúng tôi. Có lẽ cũng cần huy động, cần các đơn vị về nguồn.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
VanVN.Net - Cuối năm 2010, Bộ Nông nghiệp – PTNT đã ký kết với Hội Nhà văn Việt Nam Chương trình vận động các nhà văn viết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn có trao thưởng vào năm 2015, 2020 nhưng tùy vào thực tế, nếu có tác phẩm xuất sắc sẽ tiến hành trao thưởng kịp thời như là giải thưởng hàng năm. Ngày 3 – 6 vừa qua, đã tiến hành trao thưởng (đồng hạng) đợt I cho 22 nhà văn có tác phẩm xuất sắc tính từ năm 1981 đến hết năm 2010. Nhân dịp này, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã cuộc trao đổi với vanvn.net…
Bộ trưởng Cao Đức Phát
Nhà văn Đỗ Tiến Thụy (NV ĐTT): Thưa Bộ trưởng, năm nay ngành nông nghiệp đã làm chúng tôi hai lần giật mình. Thứ nhất là lập giải thưởng dành cho văn học. Lần thứ hai lạ lùng hơn, đã cuối tháng 6 (tháng 5 âm lịch) mà VTV còn đưa tin Bộ vận động nông dân gặt sớm để tránh bão xa. Như chúng tôi nhớ, vụ chiêm xuân thường gặt vào đầu tháng 4 âm lịch, đầu tháng 5 coi như đã vãn?
Bộ trưởng Cao Đức Phát (BTCĐP): Nhà văn nhớ không sai nhưng hình như nông nghiệp đã ở ngoài vùng quan tâm của rất nhiều người. Ở đây có một so sánh: Vẫn còn khoảng già nửa dân số làm nông nghiệp, nhưng ngay những người làm công nghiệp ở nông thôn, về một mặt nào đó cũng “xa” nông nghiệp; mà đại đa số những cư dân phi nông nghiệp lại là “tai mắt” của xã hội. Đó là một thiệt thòi cho một nghề được cha ông đúc kết là “canh nông vi bản.” Vâng, vụ gặt lúa chiêm xuân ở miền Bắc đã dịch về cuối tháng Tư được hơn mười năm rồi. Đó là một dấu ấn của khoa học kỹ thuật nông nghiệp, khi phát hiện ra rằng, làm xuân muộn, tránh khi lúa trỗ gặp cái rét tháng Ba. Lúa trỗ gặp rét thì không vào mẩy, thiệt hại lớn về năng suất. Riêng năm nay lại có khác biệt. Vụ Đông Xuân 2010 – 11 ở phía Bắc gặp cái rét kỷ lục, ở ĐBSH 47 ngày dưới 15 độ (nhiều ngày dưới 8 độ) vượt xa năm 2008 có 38 ngày rét đậm; ở Bắc Trung bộ thường ít khi rét đậm, nhưng năm nay cũng có tới 37 ngày. Mặt khác, Đông Xuân vừa qua cũng ít nắng đến kỷ lục. Ba tháng đầu năm ở Bắc Trung bộ chỉ có 63 giờ nắng so với trung bình nhiều năm 205 giờ và năm 2010 là năm ấm có 246 giờ nắng; đồng thời lượng mưa lại cao hơn trung bình nhiều năm. Do rét đậm, ít nắng ở Bắc miền Trung khác thường, nên nhiều diện tích lúa bị chết rét, Quảng Trị mất 3.500 ha, Quảng Bình trên 10.000 ha, Hà Tĩnh trên 10.000 ha và Nghệ An 9.550 ha phải cấy lại. Chưa kể số lúa chết từ 30 đến 70% phải cấy dặm. ĐBSH có kinh nghiệm hơn với rét đậm, đã chủ động chuyển hầu hết sang xuân muộn nên diện tích lúa chết là không đáng kể.
Có thể nói, vụ Đông Xuân vừa qua là một thử thách chưa từng có đối với nông dân phía Bắc và ngành Nông nghiệp nói chung. Rất mừng là cuối cùng nông dân miền Bắc cũng có lúa để gặt. Chỉ có điều là gặt vào cuối tháng 5 âm lịch.
NV ĐTT: Nhưng nghe nói lại rất được mùa?
BT CĐP: ĐBSH đạt 65, 2 tạ / ha, tăng 2 tạ/ ha; Bắc miền Trung đạt 58, 5 tạ / ha, tăng 1 tạ / ha; trung du và miền núi đạt 54, 2 tạ/ ha tăng 0,3 tạ/ ha so với Đông Xuân 2010 được coi là cao nhất đến trước đó.
Nhà văn Văn Chinh (NV VC): Tôi từng có 20 năm làm báo Nông nghiệp Việt Nam, đi với nhiều cán bộ quản lý và KHKT nông nghiệp, thấy một điều đáng kể nhất là KHKT đã cùng nông dân lách qua “cửa”khắc nghiệt của thời tiết; đưa nông dân thoát khỏi cảnh đánh bạc với giời. Đề nghị Bộ trưởng trao đổi thông tin như một kinh nghiệm giúp nhà văn đi vào nông nghiệp đỡ bỡ ngỡ hơn?
BT CĐP: Thời tiết cũng có “cửa” thuận tiện, như năm nay rét và ít nắng thì sâu bệnh không sinh nở được, tiền dành cho thuốc trừ sâu đủ bù đắp cho mạ chết và có nhiều, rất nhiều nông sản sạch. Mưa nhiều thì đỡ điện tưới, lại thuận cho lúa làm đòng, sinh nhiều bông và bông mẩy đều. Kinh nghiệm nông nghiệp mà các cụ nói “lão nông tri điền” chính là chỗ biết tránh cái khắc nghiệt, lợi dụng cái thuận của thời tiết. Nhưng để tránh cái khắc nghiệt lại cần có bộ giống phù hợp. Đây là thành tựu suốt hơn 60 năm qua của cán bộ ngành nông nghiệp, giúp cho một kỹ sư 30 tuổi đã có thể coi là biết ruộng. Rất may là ngay trong thời kháng chiến chống Pháp, các kỹ sư canh nông đã đưa những tiến bộ canh tác của thế giới về với đồng ruộng Việt Nam. Công đầu phải kể là GS Bùi Huy Đáp, GS Đào Thế Tuấn, GS Lương Định Của, GS Võ Toàng Xuân…GS Bùi Huy Đáp đã đem cả tuổi trẻ, cả sự nghiệp đời mình để tuyên truyền vận động cho tập quán bỏ lúa chiêm có thời gian sinh trưởng 6 - 7 tháng, chuyển thành vụ chiêm xuân và rồi bỏ hẳn chiêm, chỉ còn là vụ xuân sinh trưởng có 4 tháng như hiện nay. GS Đào Thế Tuấn xây dựng hệ thống canh tác ĐBSH, trên cơ sở bộ giống ngắn ngày, chịu thâm canh cao, giúp xen vụ, tăng vụ; ông còn tổ hợp được mô hình canh tác trang trại, chỉ tiếc rằng, hạn điền của Luật Đất đai cũng như tập quán không rời bỏ ruộng đất của nông dân khiến nó chưa trở thành một hệ thống canh tác nữa mang tên giáo sư. GS Lương Định Của đã tạo ra những giống phù hợp với thời vụ mới ở miền Bắc, GS Nguyễn Văn Luật tạo và nhập nhiều giống mới cho miền Nam; nhưng cái quan trọng hơn là từ đó, các thế hệ học trò các giáo sư đã theo phương pháp của thầy mà chọn tạo được cả bộ giống hiện dùng. GS Võ Tòng Xuân có công trên lĩnh vực hợp tác KHKT Nông nghiệp thế giới, đưa khoa học nông nghiệp Việt Nam ra với bạn bè năm châu. Hay như Bộ trưởng Nguyễn Công Tạn mà đóp góp rõ nhất là đổi mới quản lý cũng lại có nhiều tâm huyết với chọn tạo giống, nhập giống lai và cả công nghệ lai. Thế hệ chúng tôi được thừa hưởng nhiều tiền đề, nhiều căn cơ từ các thế hệ đi trước; đặc biệt là trình độ canh tác của nông dân. Tôi nhớ ngày xưa, hồi còn làm tập thể mà kỹ thuật gieo sạ, làm mạ sân vận động rất nhiều năm nhưng không vào nổi. Bây giờ khác, chỉ cần lịch thời vụ do trung tâm khuyến nông tỉnh đưa xuống, bà con răm rắp tin theo. Kinh tế phát triển cũng giúp cho nông nghiệp rất nhiều. Chưa nói đến hệ thống thủy lợi vĩ đại với việc cứng hóa kênh mương chưa từng có trên đồng ruộng Việt Nam, nguyên việc nông dân có thể mua nilon che mạ tránh rét cũng là vô cùng quan trọng đối với nông nghiệp. Có một thành tựu nổi bật của Ngành, là ở mọi cấp, cán bộ quản lý nông nghiệp đều được đào tạo cơ bản. Điều này quan trọng lắm, bởi tuy ta nói đất nước có 7 vùng tiểu khí hậu, nhưng trong mỗi tiểu vùng lại có những tiểu vùng nữa: Tiểu vùng thổ nhưỡng, tiểu vùng gió, mưa, tiểu vùng thị trường…cán bộ cơ sở có thể chỉ đạo cấy nhanh hơn hoặc chậm đi so với lịch chung.
NV VC: Bộ trưởng vẫn chưa nói về thế hệ mình. Xin có mấy con số của mỗi thế hệ, mà trong sổ tay nhà báo của tôi ghi nhận được: Thời Bộ trưởng Nguyễn Công Tạn, chỉ với khoán X đã đưa nông nghiệp từ nhập khẩu nửa triệu tấn gạo lên xuất khẩu 1, 5 triệu tấn sau 18 tháng vào năm 1988, trong 8 năm còn lại xuất khẩu từ 3 đến 4 triệu tấn/ năm. Bộ trưởng Lê Huy Ngọ xuất khẩu từ 4 đến 4,5 triệu tấn nhưng đến khoảng năm 2.000 người ta còn tính một giá trị xuất khẩu thủy sản tương đương với gạo là tôm, cá ba sa. Những năm gần đây, con số xuất khẩu gạo đã thành 7 – 8 triệu tấn và thủy sản cũng không ngừng cao lên mỗi năm.
NV ĐTT: Nãy giờ câu chuyện của chúng ta mới chỉ xoay quanh vụ Đông Xuân ở miền Bắc vừa qua rồi mở rộng ra. Bây giờ, xin bộ trưởng nhận định lại các thành tựu của nông nghiệp sau hơn 20 năm đổi mới?
BT CĐP: Sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước đã có thành tựu về kinh tế, an ninh quốc phòng, nâng đời sống ở cả nông thôn lẫn đô thị lên cao hơn hẳn. Như các cụ nói, canh nông vi bản, trên cái nền của nông nghiệp phát triển đã tạo thành nền tảng để đất nước ổn định, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa. Ngành đã tập trung giải quyết vấn đề lương thực thực phẩm, phát triển nông sản hang hóa: Cà phê, chè, hạt tiêu, hạt điều, cao su, cây trái ở ĐBSCL; rất nhiều năm qua, đó là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của đất nước. Không chỉ cây trồng, ngành còn đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi; khẩu hiệu đưa chăn nuôi lên ngành sản xuất chính từ thời bao cấp, chỉ đến gần đây mới thành hiện thực, rất nhiều nông hộ thành tỷ phú do nuôi gà, lợn, cá ba sa, tôm sú, tôm thẻ chân trắng ở miền Nam, nuôi ngao, cua, nuôi sò huyết ở miền Bắc. Hơn 20 năm đổi mới cũng giúp phục hồi rừng kinh tế trên cái nền rừng nguyên sinh chúng ta đã khai thác gần như cơ bản, đưa lâm nghiệp tham gia vào thị trường, vào môi trường và phát triển kinh tế ở miền núi giúp an ninh quốc phòng ổn định.
Nông thôn mấy năm qua bị ít nhiều xáo trộn do phát triển công nghiệp nóng, nhưng về cơ bản là nông thôn phát triển: Các làng nghề, các dịch vụ được mở ra. Cơ sở hạ tầng ở nông thôn, trường, trạm xá, đường giao thông, bưu điện văn hóa xã tuy mạnh yếu khác nhau nhưng có phát triển.
Đảng thấy rõ độ chênh lệch giữa nông thôn và đô thị nên đã sớm đề ra chiến lược phát triển nhịp nhàng hơn, năm 2008 đã có Nghị quyết TW 7 (khóa X) tiến hành Chương trình Xây dựng nông thôn mới.
NV ĐTT: Anh em chúng tôi đều đã học qua Nghị quyết 7, nhưng xin hỏi, ở góc độ chuyên môn, Bộ trưởng cho biết thế nào là Nông thôn mới?
BT CĐP: Mới đến hòa đồng cùng đất nước phát triển thì chắc là khó, rất khó nhưng đó là lòng mong mỏi của mỗi chúng ta, là trách nhiệm và lương tâm của mỗi chúng ta. Đảng chỉ đặt ra tiêu chí và hướng dẫn để nông thôn phấn đấu bằng nội lực, cộng với Nhà nước hỗ trợ tùy khả năng (chắc là rất có hạn,) để kiến tạo những mô hình nông thôn mới, giữ gìn an ninh chính trị, quốc phòng và môi trường cho cả đất nước.
Đảng vận động xây dựng nông thôn mới không chỉ chú ý về hạ tầng, về sản xuất mà phải quan tâm đời sống tinh thần của cư dân (gồm cả công nhân nhưng sống ở nông thôn)
NV ĐTT: Vậy là có thể hiểu, Bộ Nông nghiệp – PTNT phối hợp với Hội Nhà văn và Hội Nhạc sỹ vận động sang tác và trao thưởng cho các tác phẩm văn học và ca khúc về nông thôn cũng nằm trong Chương trình nông thôn mới?
BT CĐP: Đúng thế. Hy vọng các nhà văn, các nhạc sỹ hãy cổ vũ đánh thức tiềm năng của nông thôn, đánh thức lòng tự tôn để nông dân tự mình làm mới đời sống của chính mình, thậm chí là quyết định đối với sự nghiệp xây dựng nông thôn mới.
NV ĐTT: Sự đóng góp của âm nhạc, cụ thể là ca khúc có tác động tinh thần rất rõ, nhưng tác phẩm văn học đến với nông thôn chắc là rất hạn chế. Nhưng trước hết cần xác định tiêu chí của cuộc vận động là các nhà văn viết cho nông dân hay vì nông dân?
BT CĐP: Nông thôn là cội nguồn của mỗi chúng ta. Tôi đi đến đâu cũng gặp người có gốc gác nông dân, điều đó giúp tự tin hơn nhưng nó cũng đòi hỏi trách nhiệm. Trong buổi làm việc với Bộ Nông nghiệp – PTNT, đồng chí Trương Tấn Sang có nói, đồng chí từng có bốn năm mấy làm nông lâm nghiệp, có dịp vào tận rừng sâu để chứng kiến cảnh con em lâm nghiệp sống heo hút và đồng chí thốt lên: “Cùng là con em công nhân, nhưng ở đô thị thì điện mắc đến tận đầu nhà, còn ở đây con em chui nhủi thật tội.” Trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, lịch sử đã chứng minh nông dân là quân chủ lực; đến bây giờ đất nước cần đất để công nghiệp hóa thì nông dân lại dành đất cho khu công nghiệp. Đó là một thách thức của lương tâm và trách nhiệm. Nhưng cũng cần nghĩ thêm, nếu đã là nguồn cội thì có tác phẩm lớn về nông thôn, làm cho mọi người yêu nông thôn hơn tức là đã khích lệ người Việt Nam chúng ta. Trong các buổi làm việc với nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn, chúng tôi rất tâm đắc với nhau: “nông thôn là đề tài của mọi đề tài.”
NV ĐTT: Nhưng làm thế nào để tác phẩm văn học về được với nông dân? Bán đi nửa tạ thóc để mua một cuốn sách là điều rất khó hình dung, thưa Bộ trưởng?
BT CĐP: Đúng là cư dân đô thị và CBCNV nói chung được hưởng đời sống cả vật chất lẫn tinh thần đều hơn nông dân. Đó là một sự chênh lệch có thật và không thể san lấp một sớm một chiều. Ở các nước phát triển, người ta quay về bù đắp cho nông thôn với tinh thần ăn năn sám hối, nhưng nói chung thì đã muộn.
Nhưng sự thực cũng lại là bà con nông dân có đọc sách văn học, đọc ít nhưng có đọc. Hồi tôi còn ở quê, sự chênh lệch vừa nói cũng đã có, nhưng vì ham đọc, chúng tôi vẫn có được sách để đọc. Nông dân, bằng cách này hay cách khác có tiếp cận, tiếp thu văn học được truyền tải qua phim, qua Đài Tiếng nói Việt Nam, qua báo và gần đây, qua các Bưu điện Văn hóa xã. Miễn là có tác phẩm hay, tác phẩm hay thì nó lan tỏa, cả ngoài thành phố lẫn nông thôn. Ở nông thôn, người ham đọc sách thì vẫn tìm được sách để đọc; vẫn có những thư viện nho nhỏ của các thầy giáo già.
NV VC: Không chỉ những thầy giáo già ở quê, gần đây các nhà văn đua nhau về xây nhà thờ họ, để một gian làm thư viện, giao việc thủ thư ngay cho người thủ từ. Nó, cùng với Thư viện huyện, Bưu điện văn hóa xã, thư viện nhà trường…quả có sách văn học cho những người ham đọc. Nhưng thật là muối bỏ bể và còn một điều đáng lo ngại nữa, là người ta chỉ chuyển về quê những sách cũ, đã lạc hậu trong khi nguyên lý của khai mở trí tuệ tâm hồn là phải cho trẻ tiếp thụ ngay với cái ưu tú nhất của thời đại để không bao giờ phải đào tạo hai lần, đào tạo lại. Tôi thấy, hiện Chính phủ đang có Chương trình xóa đói thông tin cho vùng sâu vùng xa bằng cách đặt mua báo và biếu không đồng bào. Hiển nhiên là có Chương trình ấy vì Chính phủ nhận thức rằng, thông tin sẽ khai mở trình độ nhận thức (chính trị và kinh tế) để giúp các xã vùng sâu vùng xa phát triển kinh tế, ổn định chính trị. Vậy những tác phẩm văn học với sứ mệnh khai mở trí tuệ tâm hồn, giúp xác lập cái gốc chân thiện mỹ cho con người mới, ở nông thôn mới hẳn cũng cần như thế, nếu chưa nói là cần hơn?
Vâng, tôi biết không thể dàn hang ngang mà tiến, không thể không ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế. Lịch sử đã cho thấy một kinh nghiệm cay đắng rằng, vào thời cả làng cùng đói khát thì người ta mang cái việc lấy đâu ra gà mà ăn vì thấy lông gà bay phấp phới nếu không là tham ô hay làm ăn phi pháp để hành hạ nhau. Nhưng cần một thứ tự ưu tiên, chứ nếu cứ dồn hết sức cho kinh tế (kể cả kinh tế nông thôn) còn để mặc tâm hồn người nông dân cho các dịch vụ giải trí rẻ tiền nó nhào nặn thì rồi nông thôn – nơi lưu giữ cội nguồn văn hóa dân tộc sẽ thành bãi chứa cái mặt trái của văn minh nhân loại thì nguy hiểm vô cùng?
BT CĐP: Tôi nghĩ Đảng và Nhà nước cũng đầu tư cho văn hóa, tinh thần nhiều đấy chứ? Nhưng có thể cần có điều chỉnh sao cho người nông dân được trực tiếp hưởng lợi. Chúng ta biết rằng, văn học là công nghiệp nặng của văn hóa, là thực phẩm trực tiếp của tâm hồn. Xin ghi nhận để cùng bàn bạc. Trong khi chờ đợi, chúng tôi mong các nhà văn hãy viết hay về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Vì như các nhà văn đã biết, tác phẩm hay thì lan tỏa, từ thành thị về nông thôn. Khi có sách hay thì tính tiếp. Khi đó, ngoài ngân sách hỗ trợ, cũng cần xã hội hóa, cần các nhà đầu tư đầu tư trở lại cội nguồn, lại cũng khích lệ chính các nhà tỷ phú từ chăn nuôi, từ nuôi trồng thủy sản…
NV VC: Một câu hỏi hơi riêng tư một chút, trong 22 tác phẩm mà Bộ và Hội Nhà văn vừa trao thưởng, Bộ trưởng đã đọc những tác phẩm nào, tác phẩm nào ông thích nhất?
BT CĐP: Tôi có đọc, nói thích nhất tác phẩm nào thì hơi khó, nhưng có thể nói tôi mừng vì Hội Nhà văn đã chọn lựa kỹ càng. Tôi không thấy tác phẩm nào tôi không thích mà được đề nghị trao thưởng.
NV ĐTT: Bộ sẽ “phát huy”giá trị của tặng thưởng như thế nào?
BT CĐP: Chúng tôi chưa bàn. Bộ sẽ giao cho Công đoàn ngành, một tổ chức rất năng động của chúng tôi. Có lẽ cũng cần huy động, cần các đơn vị về nguồn.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
VanVN.Net - Hưởng ứng tinh thần “Trẻ em là hiền tài và nguyên khí của quốc gia” theo kế hoạch phát triển giáo dục đến năm 2020. Từ ngày 3-8/8/2011 tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ (148 Giảng Võ – ...
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - Duyên phận luôn được định đoạt và nhiều khi tình yêu tới không chỉ đơn thuần là vô cớ. Ẩn chứa sau một chiếc nhẫn cổ là vô số bí mật đến bất ngờ…
Tiếp tục chương trình hoạt động của kỳ họp thứ 4 (Khóa VIII), hôm nay, ngày 7/8/2011, BCH Hội Nhà văn VN đã có chuyến đi thực tế tại trại sản xuất giống tu hài của công ty TNHH Đỗ Tờ ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn