Chế Lan Viên: Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước/ Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà/ Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc/ Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa (…) Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây/ Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?/ Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ/ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?
Gửi thư    Bản in

Lễ trao thưởng những sáng tác văn học và ca khúc

(về nông nghiệp, nông dân, nông thôn)

PV - 07-07-2011 02:47:10 PM

VanVN.Net - 20h ngày 03/6/2011, lễ trao thưởng tác phẩm văn học, ca khúc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và chương trình biểu diễn ca khúc đạt giải được tổ chức trọng thể và ấm áp tại Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ. Đến dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; đồng chí Cao Đức Phát, Ủy viên TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; đồng chí Nguyễn Công Tạn, nguyên Phó thủ tướng - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT; nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân, Phó Chủ tịch Ủy ban toàn quốc các Hội văn học nghệ thuật VN, Chủ tịch Hội Âm Việt Nam... cùng các tác giả có tác phẩm đạt giải và các nhà văn nhạc sỹ, các bạn yêu văn học âm nhạc, các cơ quan báo chí…

Đồng chí Cao Đức Phát đọc diễn văn tuyên bố khai mạc

Mở đầu buổi lễ, đồng chí Cao Đức Phát đọc diễn văn tuyên bố khai mạc. Trong bài phát biểu, đồng chí nhấn mạnh ý nghĩa truyền thống và lịch sử cũng như tầm quan trọng của nên nông nghiệp Việt Nam, chính vì vậy, văn học nghệ thuật cần phải lấy đó làm chất liệu sáng tác, làm nguồn cảm hứng lâu dài.

Đồng chí Bạch Quốc Khang, Trưởng ban tổ chức cuộc vận động sáng tác về đề tài nông nghiệp, nông dân, nông thôn đọc bản tổng kết quá trình đánh giá, lựa chọn các tác phẩm đạt chất lượng qua các vòng tuyển chọn. Đồng chí đã công bố 22 nhà văn nhà thơ có tác phẩm văn học được Bộ Nông nghiệp – PTNT trao thưởng là:

 

Mười cuốn tiểu thuyết:

Ngô Ngọc Bội: Lá non

Ma Văn Kháng: Mưa mùa hạ

Lê Lựu: Thời xa vắng

Dương Duy Ngữ: Người giữ đình làng

Nguyễn Khắc Trường: Mảnh đất lắm người nhiều ma

Dương Hướng: Bến không chồng

Trịnh Thanh Phong: Ma làng

Hoàng Minh Tường: Thủy hỏa đạo tặc

Hữu Phương: Chân trời mùa hạ

Đào Thắng: Dòng sông mía

Bẩy tập và truyện ngắn chọn lọc:

Trần Kim Trắc: Tập Truyện ở đất chín rồng

Nguyễn Hữu Nhàn: Truyện ngắn chọn lọc về nông thôn đô thị hóa

Nguyễn Huy Thiệp: Truyện ngắn chọn lọc về nông thôn và miền núi

Đoàn Ngọc Hà: Truyện ngắn chọn lọc về nông dân đồng bằng Bắc bộ

Trần Văn Thước: Truyện ngắn chọn lọc về nông dân đồng bằng Bắc bộ

Nguyễn Lập Em: Tập Bến nước Kinh Cùng

Nguyễn Ngọc Tư: Tập Cánh đồng bất tận

Năm tập thơ, chùm thơ:

Hoàng Trần Cương: Trường ca Trầm tích

Đỗ Thị Tấc: Tập Sữa đá

Nguyễn Thị Phước: Tập Cho đồng thơm gió

Phạm Công Trứ: Tập Cỏ may thi tập

Trần Quang Quý, chùm thơ chọn từ Mắt Thẳm, Cánh đồng người

18 ca khúc đạt giải:

Ba giải Nhất:

“Đất và mẹ” - Nhạc Ngọc Khuê, thơ Hà Linh

“Màu xanh quê tôi” – Nhạc và lời Phạm Quế Nguyên

“Tình ca đồng bằng” – Nhạc và lời Nguyễn Đình Bảng

Bốn giải Nhì:

“Huyền thoại trên Cao Nguyên” – Nhạc và lời Lê Mây

“Huyền thoại sông” – Nhạc và lời Hà Linh

“Nông trường của chúng em” – Nhạc và lời Đỗ Kim Yến

“Hát trên vành đai xanh” – Nhạc và lời Viết Duy

Năm giải Ba:

“Cây Tràm cây lúa Hậu Giang” – Nhạc và lời Nguyễn Vĩnh Phúc

“Đường dây qua quê em” –  Nhạc và lời Thái Nghĩa

“Đến với rừng” – Nhạc và lời Lê Nghiệp

“Lễ hội Tây Nguyên” – Nhạc và lời Nguyễn Văn Thành

“Tứ giác trắng” – Nhạc: Hồ Hoàng, lời thơ: Bùi Văn Bồng

Sáu giải Khuyến khích:

“Dáng quê” – Nhạc: Cát Vận, theo thơ: Nguyễn Hoài

“Khúc ca trên đồng cói” – Nhạc và lời Khánh Vũ

“Bồng bềnh SaPa” – Nhạc: Lê Xuân Thọ, thơ Nguyễn Tiến Đoàn

“Khi anh về Tây Bắc đã sang xuân” – Nhạc: Ninh Đức Định, thơ: Hà Quang

“Mộc Châu – Mùa xuân về” - Nhạc: Nguyễn Kim Ánh, thơ: Nghiêm Thị Hằng

“Cầu mưa” – Nhạc và lời Mè Hoàng Thanh

Nhà thơ Hữu Thỉnh nói: Thành tựu nổi bật của nền văn học ta từ hơn 60 năm qua là những tác phẩm viết về chiến tranh và nông thôn. Nhưng xét đến cùng, viết về chiến tranh nhưng cũng lại là viết về những người nông dân mặc áo lính ra trận hay nông thôn chính là mặt trận. Vì vậy, có thể nói nông thôn là đề tài của mọi đề tài. Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Bộ Nông nghiệp – PTNT ký kết Chương trình lâu dài vận động sáng tác về đề tài nông nghiệp, nông dân, nông thôn với mục tiêu có được những tác phẩm xứng đáng hơn nữa với đề tài rộng lớn, nơi trầm tích những giá trị văn hóa ngàn năm của dân tộc và hiện đang thay đổi sâu sắc đến mức những kinh nghiệm đã không còn giúp được gì nhiều cho tương lai.  Chỉ mới hơn 5 tháng đánh giá toàn bộ quá trình tuyển chọn với rất nhiều nỗ lực,  khách quan và công bằng để chọn được những tác phẩm xứng đáng để tôn vinh.

Phần tiếp theo, lễ trao thưởng diễn ra rất xúc động. Hình ảnh nhà văn Lê Lựu lên nhận trao thưởng với sự giúp đỡ của nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân và bạn bè văn chương khiến nhiều người có mặt không khỏi ngậm ngùi. Tác giả trẻ nhất: nhà văn Nguyễn Ngọc Tư cũng đã có mặt tại Hà Nội từ sáng. Có một số tác giả vì lí do sức khỏe và công việc nên đã vắng mặt tại buổi lễ: Trần Kim Trắc, Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp, Trần Văn Thước, Hoàng Minh Tường.

Phần hai của chương trình là buổi công diễn 12 trong số 18 ca khúc đạt giải vừa cho thấy những giai điệu về đồng bằng, về miền núi, về tâm tình của đất và người nông dân đã ngân vang giữa lòng thủ đô trên cùng mặt bằng âm nhạc; vừa mở ra cảm tưởng Đất và Người nông thôn còn là vỉa quặng sâu rộng lắm để các nhạc sĩ chuyên và không chuyên khai thác làm hiển lộ vẻ đẹp của tâm hồn, của văn hóa nguồn cội.

Lên đầu trang

Tiêu đề

Hiện tại không có bình luận nào.

Viết bình luận của bạn


Sự kiện  

Lễ kỷ niệm 50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam

VanVN.Net - Sáng nay, 10/8/2011 tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm nửa thế kỷ thảm họa da cam gieo rắc trên đất nước ta. Đúng ...

Nhân vật  

Nhà văn Sơn Tùng: một huyền thoại đời thường

VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...

Thư giãn  

Thấy, nghĩ và viết: “Từ đâu đến đâu”

VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...