Nhà thơ Trần Gia Thái
Khi anh tôi chết tôi nghĩ thế là hết
Tờ giấy báo tử kia ơi sao vô lý thế
Ngươi chỉ bằng bàn tay, mỏng tang như khói, nhẹ bẫng như bấc, nhạt nhòa như hơi sương mà sao sức công phá ghê thường.
Ngươi chính là những vòng trắng khổng lồ chụp xuống khiến cả gia đình tôi suy sụp
Cha tôi như cây bàng già bị bom Mỹ phạt cụt ngọn ở ga tầu, đứng im bất động trong giờ truy điệu
Mẹ tôi tóc xõa vật vã thảm thê gọi trời cao đất dầy, mười ngón tay mẹ cào bới đất nền nhà đến túa máu tươi, cứ như đồng đội đang chôn giấu anh tôi ở sâu dưới đó.
Chị em chúng tôi ôm nhau khóc như ri vỡ tổ, hết kéo tay mẹ lại ôm chân cha, bắt đền mẹ cha tìm trả anh về cho kì được.
Nỗi đau đớn đầu đời với đứa trẻ thơ hằn sâu trong kí ức đã cùng tôi thượt dài theo năm tháng.
Ngày ấy tôi thấy thế là tột cùng nỗi đau.
Có tiếng vẳng đâu đó từ trời cao của ông già tiên tri bảo tôi hãy lau nước mắt đứng lên đi còn bao việc phải làm, chưa phải tột cùng đâu, còn nỗi đau đớn lớn hơn đang chờ phía trước.
Năm tháng đắng cay, năm tháng nhọc nhằn, năm tháng tủi hờn nước mắt quánh đặc, nước mắt chảy vào trong khiến máu trong tôi càng thêm mặn chát.
32 năm sau
Dữ dằn hơn gấp bội
Không phải vòng trắng khổng lồ mà là bầu trời đen sụp xuống.
Cha tôi!
Cây đại thụ chẳng bão gió nào chuyển lay mà nay bỗng dưng bồng gốc.
Tôi thực sự kinh hoàng, vẫn biết sẽ có kết cục này mà sao vẫn lạc giọng thảng thốt thẫn thờ không nhận ra mình là ai nữa.
Tôi mặc áo sô chống gậy qua màn khói sương tỏa trắng như mây, tôi nhìn thấy gã thần chết ác độc toàn thân là một bộ xương, sềnh sệch kéo cha tôi đi, rõ ràng là hắn ta rồi, tôi còn nghe từ cái họng sâu lởm chởm răng cưa phát ra nụ cười sằng sặc.
Tay tôi cứng đờ không vung nổi gậy, khăn lau nước mắt trở thành búi giẻ bịt miệng không sao gọi cha được một câu ...
Mất cha, mất chỗ dựa, mất người dìu, tôi như bị phanh thây từng phần, từng mảng đau đớn tái tê, so với lúc mất anh tôi lại nghĩ đây mới là tận cùng nỗi đau thẳm sâu vĩnh viễn.
Ông già tiên tri lại hiện lên cười khẩy: Chưa hết, chưa hết ...
Nhờ có người thân và họ hàng chòm xóm nâng đỡ sẻ chia cùng với thời gian như liều thuốc tê đặc hiệu đã làm dịu nỗi đau và vết thương dần dần cũng liền da kín miệng.
Có ai bảo đó là quy luật, là triết học gì gì... tôi chẳng hiểu, nhưng tôi biết nếu nỗi đau đớn mà cứ sống hoài dai dẳng bám riết gậm nhấm đời ta thì cả trái đất này đã thành nghĩa địa, bởi nỗi đau không cũ không quên mà cứ đau đáu tươi nguyên thì chúng tàn phá con người còn khủng khiếp hơn dịch bệnh tai ương, hơn cả động đất núi lửa phun nham, hơn cả nạn hồng thủy ngập tràn...
Cuộc sống cứ cuốn đi, nỗi đau mất cha lại lặn dần vào vô lượng...
Tôi lại phải nói phải cười phải làm việc, phải nham nhở diễn trò cùng kế mưu sinh trước cạm bẫy hang hùm, ổ sói...
Nhưng nào định mệnh buông tha.
Tôi tưởng yên bình đợi hái quả chín sau bao mùa lam lũ dựng gây gieo trồng vun xới, nào ngờ ấy là lúc một nỗi đau mang phiên bản mới bất chợt ập về nhanh hơn lũ quét.
Người tôi rất mực yêu thương, tôi gửi trọn niềm tin... nơi góc khuất của bình yên bỗng dưng trở gió.
Ấy là lúc những giọng nói có mùi tanh phát ra từ cái mỏ con chim cắt có cái lưỡi nhọn tẩm dầm nọc rắn bay đến tai em rỉ rả thầm thào...
Giọng nói trút theo nước bọt mang bùa bả gì mà phút chốc trước em tôi thành quân thù, thành tội đồ, thành kẻ nhớp nhơ bệnh hoạn.
Tôi lịm dần, lịm dần trong đớn đau cùng cực
Không đau đớn làm sao khi anh bị hàm oan, bị người ta hắt một chậu mực lên mặt, dội một xô nước thối lên người.
Cơn đau quặn thắt thay vì thét lên: Không phải thế, tôi nuốt nước mắt vào trong miệng vẫn rì rầm như cầu nguyện: Không phải thế... Không... phải... thế, cho đến khi toàn thân dại tê vô cảm.
Ai bảo cây ngay không thể nào chết đứng
Trước mắt người đời tôi thành kẻ méo mó hình hài vẹo xiêu nhân cách.
Ai trả cho tôi sự trong sạch
Không-ai-cả
Tự mình đào huyệt trong lòng mình chôn vùi nỗi đau hết lớp này lớp khác, nghĩa địa trong tôi hàng hàng lớp lớp nấm mộ đớn đau không tên, không địa chỉ.
Chẳng biết tu có phải là cõi phúc hay không nhưng tình là dây oan và biển khổ là đời thì giờ tôi đã hiểu.
Đau mất cha mất anh không thể đem ra so sánh với nỗi đau này.
Nhưng ngần ấy nỗi đau thay nhau chất chồng thì thực chẳng dễ chịu gì.
Lại ông già tiên tri với cái giọng dửng dưng bỡn cợt: Này ngươi có phải là đàn ông không, đứng lên đi phía trước đang chờ.
Phía trước?
Phía trước?
Tôi đã ăn gửi nằm nhờ tá túc ở cõi người này được bao lâu rồi nhỉ?
Phía trước là gì?
Cái gì ở phía trước?
Con người trong tôi đã chết.
Chỉ còn cái thân xác bầm dập này của đất còn bận bịu gì mà đất chưa chịu lấy đi?
Diễn tiếp trò chơi định mệnh làm gì?
Nhà thơ Trần Gia Thái
Khi anh tôi chết tôi nghĩ thế là hết
Tờ giấy báo tử kia ơi sao vô lý thế
Ngươi chỉ bằng bàn tay, mỏng tang như khói, nhẹ bẫng như bấc, nhạt nhòa như hơi sương mà sao sức công phá ghê thường.
Ngươi chính là những vòng trắng khổng lồ chụp xuống khiến cả gia đình tôi suy sụp
Cha tôi như cây bàng già bị bom Mỹ phạt cụt ngọn ở ga tầu, đứng im bất động trong giờ truy điệu
Mẹ tôi tóc xõa vật vã thảm thê gọi trời cao đất dầy, mười ngón tay mẹ cào bới đất nền nhà đến túa máu tươi, cứ như đồng đội đang chôn giấu anh tôi ở sâu dưới đó.
Chị em chúng tôi ôm nhau khóc như ri vỡ tổ, hết kéo tay mẹ lại ôm chân cha, bắt đền mẹ cha tìm trả anh về cho kì được.
Nỗi đau đớn đầu đời với đứa trẻ thơ hằn sâu trong kí ức đã cùng tôi thượt dài theo năm tháng.
Ngày ấy tôi thấy thế là tột cùng nỗi đau.
Có tiếng vẳng đâu đó từ trời cao của ông già tiên tri bảo tôi hãy lau nước mắt đứng lên đi còn bao việc phải làm, chưa phải tột cùng đâu, còn nỗi đau đớn lớn hơn đang chờ phía trước.
Năm tháng đắng cay, năm tháng nhọc nhằn, năm tháng tủi hờn nước mắt quánh đặc, nước mắt chảy vào trong khiến máu trong tôi càng thêm mặn chát.
32 năm sau
Dữ dằn hơn gấp bội
Không phải vòng trắng khổng lồ mà là bầu trời đen sụp xuống.
Cha tôi!
Cây đại thụ chẳng bão gió nào chuyển lay mà nay bỗng dưng bồng gốc.
Tôi thực sự kinh hoàng, vẫn biết sẽ có kết cục này mà sao vẫn lạc giọng thảng thốt thẫn thờ không nhận ra mình là ai nữa.
Tôi mặc áo sô chống gậy qua màn khói sương tỏa trắng như mây, tôi nhìn thấy gã thần chết ác độc toàn thân là một bộ xương, sềnh sệch kéo cha tôi đi, rõ ràng là hắn ta rồi, tôi còn nghe từ cái họng sâu lởm chởm răng cưa phát ra nụ cười sằng sặc.
Tay tôi cứng đờ không vung nổi gậy, khăn lau nước mắt trở thành búi giẻ bịt miệng không sao gọi cha được một câu ...
Mất cha, mất chỗ dựa, mất người dìu, tôi như bị phanh thây từng phần, từng mảng đau đớn tái tê, so với lúc mất anh tôi lại nghĩ đây mới là tận cùng nỗi đau thẳm sâu vĩnh viễn.
Ông già tiên tri lại hiện lên cười khẩy: Chưa hết, chưa hết ...
Nhờ có người thân và họ hàng chòm xóm nâng đỡ sẻ chia cùng với thời gian như liều thuốc tê đặc hiệu đã làm dịu nỗi đau và vết thương dần dần cũng liền da kín miệng.
Có ai bảo đó là quy luật, là triết học gì gì... tôi chẳng hiểu, nhưng tôi biết nếu nỗi đau đớn mà cứ sống hoài dai dẳng bám riết gậm nhấm đời ta thì cả trái đất này đã thành nghĩa địa, bởi nỗi đau không cũ không quên mà cứ đau đáu tươi nguyên thì chúng tàn phá con người còn khủng khiếp hơn dịch bệnh tai ương, hơn cả động đất núi lửa phun nham, hơn cả nạn hồng thủy ngập tràn...
Cuộc sống cứ cuốn đi, nỗi đau mất cha lại lặn dần vào vô lượng...
Tôi lại phải nói phải cười phải làm việc, phải nham nhở diễn trò cùng kế mưu sinh trước cạm bẫy hang hùm, ổ sói...
Nhưng nào định mệnh buông tha.
Tôi tưởng yên bình đợi hái quả chín sau bao mùa lam lũ dựng gây gieo trồng vun xới, nào ngờ ấy là lúc một nỗi đau mang phiên bản mới bất chợt ập về nhanh hơn lũ quét.
Người tôi rất mực yêu thương, tôi gửi trọn niềm tin... nơi góc khuất của bình yên bỗng dưng trở gió.
Ấy là lúc những giọng nói có mùi tanh phát ra từ cái mỏ con chim cắt có cái lưỡi nhọn tẩm dầm nọc rắn bay đến tai em rỉ rả thầm thào...
Giọng nói trút theo nước bọt mang bùa bả gì mà phút chốc trước em tôi thành quân thù, thành tội đồ, thành kẻ nhớp nhơ bệnh hoạn.
Tôi lịm dần, lịm dần trong đớn đau cùng cực
Không đau đớn làm sao khi anh bị hàm oan, bị người ta hắt một chậu mực lên mặt, dội một xô nước thối lên người.
Cơn đau quặn thắt thay vì thét lên: Không phải thế, tôi nuốt nước mắt vào trong miệng vẫn rì rầm như cầu nguyện: Không phải thế... Không... phải... thế, cho đến khi toàn thân dại tê vô cảm.
Ai bảo cây ngay không thể nào chết đứng
Trước mắt người đời tôi thành kẻ méo mó hình hài vẹo xiêu nhân cách.
Ai trả cho tôi sự trong sạch
Không-ai-cả
Tự mình đào huyệt trong lòng mình chôn vùi nỗi đau hết lớp này lớp khác, nghĩa địa trong tôi hàng hàng lớp lớp nấm mộ đớn đau không tên, không địa chỉ.
Chẳng biết tu có phải là cõi phúc hay không nhưng tình là dây oan và biển khổ là đời thì giờ tôi đã hiểu.
Đau mất cha mất anh không thể đem ra so sánh với nỗi đau này.
Nhưng ngần ấy nỗi đau thay nhau chất chồng thì thực chẳng dễ chịu gì.
Lại ông già tiên tri với cái giọng dửng dưng bỡn cợt: Này ngươi có phải là đàn ông không, đứng lên đi phía trước đang chờ.
Phía trước?
Phía trước?
Tôi đã ăn gửi nằm nhờ tá túc ở cõi người này được bao lâu rồi nhỉ?
Phía trước là gì?
Cái gì ở phía trước?
Con người trong tôi đã chết.
Chỉ còn cái thân xác bầm dập này của đất còn bận bịu gì mà đất chưa chịu lấy đi?
Diễn tiếp trò chơi định mệnh làm gì?
VanVN.Net - Sáng nay, 10/8/2011 tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm nửa thế kỷ thảm họa da cam gieo rắc trên đất nước ta. Đúng ...
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - NXB Dân Trí vừa cho ra mắt tập truyện ngắn Hoa mẫu đơn của tác giả Lê Toán. Đây là tập truyện giả tưởng - cũng là món quà thứ tư, tác giả dành tặng cho thiếu nhi, sau ...
Tiếp tục chương trình hoạt động của kỳ họp thứ 4 (Khóa VIII), hôm nay, ngày 7/8/2011, BCH Hội Nhà văn VN đã có chuyến đi thực tế tại trại sản xuất giống tu hài của công ty TNHH Đỗ Tờ ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn