VanVN.Net - Ở nước ta, thấy xuất hiện đây đó cặp nhân vật văn học bất hủ của Nam Cao: Chí Phèo cùng Thị Nở - dạng tượng sứ, cỡ nhỏ, thường đặt tại những góc khuôn viên biệt thự, nhà vườn… Nhiều quốc gia trên thế giới đã có nhiều tượng đài khá độc đáo, lấy cảm hứng từ nhân vật văn học.
1. NÀNG TIÊN CÁ
Hơn 100 năm về trước, ngày 23.8.1913, pho tượng Nàng tiên Cá từ truyện thần tiên cùng tên của C. H. Andersen (1805-1875) đã được dựng lên tại Copenhagen. Tượng được Carl Jacobsen - con trai người sáng lập hãng đồ uống Carlsberg - đặt làm năm 1909 bởi ông rất mê vở Nàng tiên cá và muốn nữ diễn viên chính của Nhà hát ballet Hoàng gia Đan Mạch làm nguyên mẫu. Do nữ nghệ sĩ không chấp nhận khỏa thân, nhà điêu khắc Edward Eriksen chỉ lấy mẫu được phần đầu, còn nguyên mẫu phần thân – lấy từ vợ mình.
Hình như mọi kiếp nạn trong số phận nhân vật của văn học này đều lần lượt chuyển cho nhân vật của điêu khắc: bức tượng đã bị phá hoại nhiều lần. Ngày 24.4.1964, đầu tượng bị nhóm khác chính kiến cưa đứt và lấy đi, ngày 22.7.1984, cánh tay của tượng bị cưa, nhưng hai ngày sau đó, hai kẻ phá hoại trẻ tuổi đã trả lại sau cơn bối rối. Sau những sự cố, lần nào tượng Nàng tiên Cá cũng được phục chế, giữ nguyên vai trò biểu tượng chính thức của kinh đô Đan Mạch.
2. CẬU BÉ NILS
Nhân vật chính trong Chuyến phiêu lưu kỳ thú của Nils Holgerssons - cuốn truyện nổi tiếng nhất của nữ văn sĩ Thụy Điển Selma Lagerlof (1858-1940, giải Nobel 1909) được dựng tượng tại khu phố cổ Gamla Stan của thủ đô Stockholm. Dẫu tên chính thức của bức tượng là Cậu bé bằng thép ngắm trăng, nhưng tất cả du khách đều tin rằng đó chính là Nils, cậu bé từng cãi nhau với người khổng lồ và tiêu diệt đội quân chuột. Thương tráng sĩ tí hon bằng thép, hễ vào mùa đông lạnh, người ta lại đội mũ, quấn khăn cho cậu. Mà cậu đang giữ kỷ lục tượng đài nhỏ nhất thế giới đấy nhé, bởi kích thước của cậu rất… búp bê: chỉ cao 15cm.
3. SIÊU CUỘI OSTAP BENDER
Ostap Bender - nhân vật chính trong hai kiệt tác trào phúng 12 chiếc ghế và Con bê vàng của cặp tác giả Xô Viết Ilya Ilfa (1897-1937) và Evgeny Petrov (1902-1942). Là con trai một nữ công tước thời trước, kết quả tằng tịu giữa bà ta với một gã đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ, Ostap thông minh, đầy sức sống, nhưng toàn bộ phẩm chất đó chỉ hướng vào hoạt động lừa đảo, bịp bợm. Tượng được đặt ngày 25.7.2000, ngay lối vào nhà hàng Ostap Vàng, cách ga metro đại lộ Nevsky ở Saint Petersburg không xa mấy. Nhà tạc tượng Albert Charkin đã tạo nên một chân dung kỳ lạ: có những nét quen quen của hai nghệ sĩ nổi tiếng từng đưa Ostap lên màn ảnh – Andrei Mironov và Sergei Yursky, đồng thời lại hao hao thám tử Osip Schor, bạn thân của hai nhà văn. Tượng đã có tiếng là “ứng nghiệm”: trước một thương vụ nào đó, đến ngồi vào chiếc ghế và khấn Ostap một hồi, ắt sẽ trúng quả.
4. ANH LÍNH CỪ KHÔI SVEJK
Tượng nhân vật nổi tiếng nhất của nhà văn hài hước người Czech Jaroslav Hasek (1883-1923) mãi đến năm 2005 mới được dựng tại cố quốc, nhưng trước đó đã ngự tại thành phố Sanok, Ba Lan. Chính đây mới là nơi anh lính cừ khôi Svejk theo đội quân của đế quốc Hung - Áo tiến sang mặt trận Nga và lôi ra ánh sáng kẻ thù độc địa nhất – tên Dub – từ một… nhà thổ. Tượng anh lính Svejk có duyên lắm đấy: cứ sờ tay vào mũi pho tượng này sẽ thành công trong đường tình.
5. NÀNG JULIET
Casa di Julietta – nhà của Juliet ở Verona (Italy) là một lâu đài được xây dựng từ thế kỷ XIII, nay trở thành điểm du lịch nổi tiếng vì được coi là xuất xứ thiên tình sử Romeo và Juliet của văn hào Anh Shakespeare (1564-1616). Năm 1972, tại sân trong của khu lâu đài, bức tượng đồng toàn thân nàng Juliet đã được dựng lên – đó là tác phẩm của nhà điêu khắc sở tại Nereo Costantini.
Nếu như ai dám sờ tay vào ngực một cô gái, chí ít sẽ phải lĩnh một… cái tát, thậm chí còn bị luật lệ kết vào tội sàm sỡ. Với pho tượng nàng Juliet thì khác: hàng trăm nghìn du khách đã đến chiêm ngưỡng và xoa xoa vào… trái đào tiên bên phải của pho tượng, và họ đinh ninh rằng, nhờ cử chỉ đó sẽ giữ được đức thủy chung trong mọi mối quan hệ.
6. CÔNG CHÚA ẾCH
Câu chuyện cổ tích được nghe từ tấm bé, rằng có một công chúa nết na xinh đẹp nhưng phải sống trong lốt của loài ếch một thời gian, chỉ được trút bỏ bề ngoài xấu xí khi một hoàng tử nước nọ kén vợ bằng cách giương cung thả mũi tên trúng vào mình. Nhà điêu khắc Oleg Melekhov nung nấu ý tưởng suốt 20 năm trời và cuối cùng, năm 2006 đã đặt được tại công viên trước nhà ga đường sắt của thành phố Svetlogorsk (Nga) tác phẩm tâm huyết của mình - pho tượng nàng Công chúa Ếch. Tác phẩm nghệ thuât này hàm chứa thông điệp: không phân biệt giàu nghèo, xấu đẹp, sang hèn, ai giữ được thiện tâm ắt sẽ toại nguyện. Người ta tin: nếu chạm vào tượng Công chúa Ếch, nhất thiết sẽ phải quay lại đây lần nữa, nếu “hôn gió” (đặt bàn tay lên môi mình trước rồi đặt lên môi nàng sau) thì mọi mơ ước sẽ thành hiện thực. Các cặp tân hôn quanh vùng đều đến vuốt ve tượng Công chúa Ếch cho cuộc sống vợ chồng son sắt - chú rể chỉ được vuốt ve chiếc vương miện nhỏ xíu trên đầu nàng, còn cô dâu thì được vuốt chiếc mũi ngộ nghĩnh...
7. NGỰ LÂM QUÂN D’ARTAGNAN
Nhân vật chính trong tiểu thuyết Ba chàng lính ngự lâm của nhà văn Pháp Alexandre Dumas cha (1802-1870) là hậu duệ một dòng dõi quý tộc đã sa sút ở xứ Gascony nước Pháp, nhưng lại được dựng tượng ở công viên thành phố Maastricht, Hà Lan, nơi ông hy sinh năm 1673. Pho tượng nhân vật văn học này đồng thời vinh danh nguyên mẫu của nó, một lính ngự lâm trong lịch sử là Charles de Batz de Castelmore d’Artagnan (1611-1673). Từ một chàng trai 18 tuổi chỉ có con ngựa còm lên đường tìm tương lai, d’Artagnan được chọn vào ngự lâm quân, thăng tiến thành một tướng quân. Vậy nên tượng đài d’Artagnan cũng có tiếng là thiêng: ai sờ tay vào chuôi kiếm sẽ được hanh thông trên đường danh vọng.
8. NAM TƯỚC MUNCHAUSEN
Karl Friedrich Hieronymus Freiherr von Munchhausen (1720-1797) là nam tước có thật trong nước Đức phong kiến và trở thành nhân vật văn học của tác giả Rudolf Raspe (1736-1794). Đây được coi là “con người trung thực nhất thế giới, là chuẩn mực của chức năng con người”, hàm ý hài hước về tính khoác lác của nam tước. Pho tượng tại khuôn viên Bảo tàng Munchhausen ở thành phố Bodenwerder nước Đức minh họa một trong những giai thoại bất tận về nhân vật “ông trạng” này: khi bị sa chân vào vùng đầm lầy, Munchhausen đã thoát hiểm: vẫn ngồi trên yên, túm tóc mình, nhấc bổng cả người lẫn ngựa…
Nếu dùng tay vuốt vào tai ngựa, du khách có thể tiếp thụ được tinh anh của nam tước và dễ dàng tìm ra lối thoát trong những tình huống ngặt nghèo.
(Nguồn: daibieunhandan.vn)
VanVN.Net - Ở nước ta, thấy xuất hiện đây đó cặp nhân vật văn học bất hủ của Nam Cao: Chí Phèo cùng Thị Nở - dạng tượng sứ, cỡ nhỏ, thường đặt tại những góc khuôn viên biệt thự, nhà vườn… Nhiều quốc gia trên thế giới đã có nhiều tượng đài khá độc đáo, lấy cảm hứng từ nhân vật văn học.
1. NÀNG TIÊN CÁ
Hơn 100 năm về trước, ngày 23.8.1913, pho tượng Nàng tiên Cá từ truyện thần tiên cùng tên của C. H. Andersen (1805-1875) đã được dựng lên tại Copenhagen. Tượng được Carl Jacobsen - con trai người sáng lập hãng đồ uống Carlsberg - đặt làm năm 1909 bởi ông rất mê vở Nàng tiên cá và muốn nữ diễn viên chính của Nhà hát ballet Hoàng gia Đan Mạch làm nguyên mẫu. Do nữ nghệ sĩ không chấp nhận khỏa thân, nhà điêu khắc Edward Eriksen chỉ lấy mẫu được phần đầu, còn nguyên mẫu phần thân – lấy từ vợ mình.
Hình như mọi kiếp nạn trong số phận nhân vật của văn học này đều lần lượt chuyển cho nhân vật của điêu khắc: bức tượng đã bị phá hoại nhiều lần. Ngày 24.4.1964, đầu tượng bị nhóm khác chính kiến cưa đứt và lấy đi, ngày 22.7.1984, cánh tay của tượng bị cưa, nhưng hai ngày sau đó, hai kẻ phá hoại trẻ tuổi đã trả lại sau cơn bối rối. Sau những sự cố, lần nào tượng Nàng tiên Cá cũng được phục chế, giữ nguyên vai trò biểu tượng chính thức của kinh đô Đan Mạch.
2. CẬU BÉ NILS
Nhân vật chính trong Chuyến phiêu lưu kỳ thú của Nils Holgerssons - cuốn truyện nổi tiếng nhất của nữ văn sĩ Thụy Điển Selma Lagerlof (1858-1940, giải Nobel 1909) được dựng tượng tại khu phố cổ Gamla Stan của thủ đô Stockholm. Dẫu tên chính thức của bức tượng là Cậu bé bằng thép ngắm trăng, nhưng tất cả du khách đều tin rằng đó chính là Nils, cậu bé từng cãi nhau với người khổng lồ và tiêu diệt đội quân chuột. Thương tráng sĩ tí hon bằng thép, hễ vào mùa đông lạnh, người ta lại đội mũ, quấn khăn cho cậu. Mà cậu đang giữ kỷ lục tượng đài nhỏ nhất thế giới đấy nhé, bởi kích thước của cậu rất… búp bê: chỉ cao 15cm.
3. SIÊU CUỘI OSTAP BENDER
Ostap Bender - nhân vật chính trong hai kiệt tác trào phúng 12 chiếc ghế và Con bê vàng của cặp tác giả Xô Viết Ilya Ilfa (1897-1937) và Evgeny Petrov (1902-1942). Là con trai một nữ công tước thời trước, kết quả tằng tịu giữa bà ta với một gã đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ, Ostap thông minh, đầy sức sống, nhưng toàn bộ phẩm chất đó chỉ hướng vào hoạt động lừa đảo, bịp bợm. Tượng được đặt ngày 25.7.2000, ngay lối vào nhà hàng Ostap Vàng, cách ga metro đại lộ Nevsky ở Saint Petersburg không xa mấy. Nhà tạc tượng Albert Charkin đã tạo nên một chân dung kỳ lạ: có những nét quen quen của hai nghệ sĩ nổi tiếng từng đưa Ostap lên màn ảnh – Andrei Mironov và Sergei Yursky, đồng thời lại hao hao thám tử Osip Schor, bạn thân của hai nhà văn. Tượng đã có tiếng là “ứng nghiệm”: trước một thương vụ nào đó, đến ngồi vào chiếc ghế và khấn Ostap một hồi, ắt sẽ trúng quả.
4. ANH LÍNH CỪ KHÔI SVEJK
Tượng nhân vật nổi tiếng nhất của nhà văn hài hước người Czech Jaroslav Hasek (1883-1923) mãi đến năm 2005 mới được dựng tại cố quốc, nhưng trước đó đã ngự tại thành phố Sanok, Ba Lan. Chính đây mới là nơi anh lính cừ khôi Svejk theo đội quân của đế quốc Hung - Áo tiến sang mặt trận Nga và lôi ra ánh sáng kẻ thù độc địa nhất – tên Dub – từ một… nhà thổ. Tượng anh lính Svejk có duyên lắm đấy: cứ sờ tay vào mũi pho tượng này sẽ thành công trong đường tình.
5. NÀNG JULIET
Casa di Julietta – nhà của Juliet ở Verona (Italy) là một lâu đài được xây dựng từ thế kỷ XIII, nay trở thành điểm du lịch nổi tiếng vì được coi là xuất xứ thiên tình sử Romeo và Juliet của văn hào Anh Shakespeare (1564-1616). Năm 1972, tại sân trong của khu lâu đài, bức tượng đồng toàn thân nàng Juliet đã được dựng lên – đó là tác phẩm của nhà điêu khắc sở tại Nereo Costantini.
Nếu như ai dám sờ tay vào ngực một cô gái, chí ít sẽ phải lĩnh một… cái tát, thậm chí còn bị luật lệ kết vào tội sàm sỡ. Với pho tượng nàng Juliet thì khác: hàng trăm nghìn du khách đã đến chiêm ngưỡng và xoa xoa vào… trái đào tiên bên phải của pho tượng, và họ đinh ninh rằng, nhờ cử chỉ đó sẽ giữ được đức thủy chung trong mọi mối quan hệ.
6. CÔNG CHÚA ẾCH
Câu chuyện cổ tích được nghe từ tấm bé, rằng có một công chúa nết na xinh đẹp nhưng phải sống trong lốt của loài ếch một thời gian, chỉ được trút bỏ bề ngoài xấu xí khi một hoàng tử nước nọ kén vợ bằng cách giương cung thả mũi tên trúng vào mình. Nhà điêu khắc Oleg Melekhov nung nấu ý tưởng suốt 20 năm trời và cuối cùng, năm 2006 đã đặt được tại công viên trước nhà ga đường sắt của thành phố Svetlogorsk (Nga) tác phẩm tâm huyết của mình - pho tượng nàng Công chúa Ếch. Tác phẩm nghệ thuât này hàm chứa thông điệp: không phân biệt giàu nghèo, xấu đẹp, sang hèn, ai giữ được thiện tâm ắt sẽ toại nguyện. Người ta tin: nếu chạm vào tượng Công chúa Ếch, nhất thiết sẽ phải quay lại đây lần nữa, nếu “hôn gió” (đặt bàn tay lên môi mình trước rồi đặt lên môi nàng sau) thì mọi mơ ước sẽ thành hiện thực. Các cặp tân hôn quanh vùng đều đến vuốt ve tượng Công chúa Ếch cho cuộc sống vợ chồng son sắt - chú rể chỉ được vuốt ve chiếc vương miện nhỏ xíu trên đầu nàng, còn cô dâu thì được vuốt chiếc mũi ngộ nghĩnh...
7. NGỰ LÂM QUÂN D’ARTAGNAN
Nhân vật chính trong tiểu thuyết Ba chàng lính ngự lâm của nhà văn Pháp Alexandre Dumas cha (1802-1870) là hậu duệ một dòng dõi quý tộc đã sa sút ở xứ Gascony nước Pháp, nhưng lại được dựng tượng ở công viên thành phố Maastricht, Hà Lan, nơi ông hy sinh năm 1673. Pho tượng nhân vật văn học này đồng thời vinh danh nguyên mẫu của nó, một lính ngự lâm trong lịch sử là Charles de Batz de Castelmore d’Artagnan (1611-1673). Từ một chàng trai 18 tuổi chỉ có con ngựa còm lên đường tìm tương lai, d’Artagnan được chọn vào ngự lâm quân, thăng tiến thành một tướng quân. Vậy nên tượng đài d’Artagnan cũng có tiếng là thiêng: ai sờ tay vào chuôi kiếm sẽ được hanh thông trên đường danh vọng.
8. NAM TƯỚC MUNCHAUSEN
Karl Friedrich Hieronymus Freiherr von Munchhausen (1720-1797) là nam tước có thật trong nước Đức phong kiến và trở thành nhân vật văn học của tác giả Rudolf Raspe (1736-1794). Đây được coi là “con người trung thực nhất thế giới, là chuẩn mực của chức năng con người”, hàm ý hài hước về tính khoác lác của nam tước. Pho tượng tại khuôn viên Bảo tàng Munchhausen ở thành phố Bodenwerder nước Đức minh họa một trong những giai thoại bất tận về nhân vật “ông trạng” này: khi bị sa chân vào vùng đầm lầy, Munchhausen đã thoát hiểm: vẫn ngồi trên yên, túm tóc mình, nhấc bổng cả người lẫn ngựa…
Nếu dùng tay vuốt vào tai ngựa, du khách có thể tiếp thụ được tinh anh của nam tước và dễ dàng tìm ra lối thoát trong những tình huống ngặt nghèo.
(Nguồn: daibieunhandan.vn)
VanVN.Net - Sáng ngày 7/12/2013, tại trung tâm văn hóa 3-2 tỉnh Nam Định đã diễn ra Lễ kỷ niệm 95 năm sinh nhà thơ Nguyễn Bính (1918-2013). Lễ kỷ niệm do UBND tỉnh Nam Định và gia đình nhà thơ ...
VanVN.Net - Nhà thơ Lò Ngân Sủn là một thi nhân Việt Nam xuất sắc, tác giả của 14 tập thơ, 2 tập truyện ký, 10 tiểu luận nổi tiếng và hàng loạt bài thơ được phổ nhạc rộng rãi. Mãi ...
VanVN.Net – Sáng 24/2/2014, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) hai đoàn nhà văn của hai nước Việt Nam - Myanmar đã có cuộc tọa đàm, trao đổi về tình hình ...
VanVN.Net - Nhà nghiên cứu, nhà giáo Lê Xuân Đức: Tôi vừa nhận được bốn bài thơ chưa từng công bố của Bác Hồ. Vốn là người nghiên cứu thơ Bác nhiều năm, tôi vô cùng vui mừng!
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn